Quân và dân tỉnh Quảng Yên chống chiến dịch càn quét Bô- lê-rô diễn ra trong thời gian nào

Các đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập tiến sâu vào vùng Pháp chiếm đóng, cùng cán bộ và nhân dân địa phương xây dựng cơ sở kháng chiến. Lực lượng vũ trang (LLVT) ba thứ quân đã được xây dựng hoàn chỉnh, gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong các vùngtạm bị địchchiếm, phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố, thị xã.

Về phía thực dân Pháp, sau một thời gian đối phó với các cuộc tiến công của ta ở trung du, Đường số 18 và Hà-Nam-Ninh, chúng tăng cường chiến tranh tổng lực, đánh phá dữ dội cơ sở kháng chiến trong vùng tạm chiếm, cướp đoạt tài sản, giành giật nhân lực, vật lực, chống lại chiến tranh du kích, gây cho ta nhiều khó khăn mới. Các căn cứ du kích và khu du kích của ta ở đồng bằng bị đánh phá nặng nề; nhiều vùng bị chúng chiếm đóng trở lại. Hàng nghìn vị trí, tháp canh của địch được dựng khắp nơi. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong vùngtạm bị địchchiếm gặp rất nhiều khó khăn.

Quân và dân tỉnh Quảng Yên chống chiến dịch càn quét Bô- lê-rô diễn ra trong thời gian nào
Quân và dân tỉnh Quảng Yên chống chiến dịch càn quét Bô- lê-rô diễn ra trong thời gian nào
Quân và dân tỉnh Quảng Yên chống chiến dịch càn quét Bô- lê-rô diễn ra trong thời gian nào
Quân và dân tỉnh Quảng Yên chống chiến dịch càn quét Bô- lê-rô diễn ra trong thời gian nào
Quân và dân tỉnh Quảng Yên chống chiến dịch càn quét Bô- lê-rô diễn ra trong thời gian nào
Bộ đội chủ lực Chiến khu 2 huấn luyện quân sự cho du kích tỉnh Phú Thọ. Ảnh tư liệu

Trước tình hình trên, Hội nghị Trung ương II (khóa II) của Đảng (họp từ ngày 27-9 đến 5-10-1951) tập trung bàn về "nhiệm vụ và phương châm công tác trong vùng tạm bị chiếm và vùng du kích". Hội nghị chia vùng sau lưng địch thành vùng tạm chiếm và vùng du kích, hoạt động theo hai phương châm: Vùng tạm bị địch chiếm lấy xây dựng cơ sở, đấu tranh chính trị và kinh tế làm chính; vùng du kích lấy đấu tranh vũ trang làm chính, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và kinh tế. Có 3 công tác chính: Dân vận, vận động ngụy binh và đẩy mạnh chiến tranh du kích, trong đó dân vận là gốc của mọi công tác.

Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương II, quân và dân trong cả nước đẩy mạnh hoạt động, chuyển hướng mạnh mẽ công tác tác chiến trong vùng sau lưng địch, phối hợp chặt chẽ chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, giành thắng lợi mới.

Để đối phó với ta, quân Pháp muốn có một thắng lợi quân sự để xoa dịu dư luận, trấn an tinh thần binh sĩ, vừa để tranh thủ viện trợ của Mỹ, nên đã vạch ra kế hoạch quân sự, mở cuộc hành quân Lotus đánh chiếm Hòa Bình-Đường 6-Sông Đà-Ba Vì.

Ngày 24-11-1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22 về "Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch". Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch đánh địch trên cả hai mặt trận: Chính diện (Hòa Bình) và sau lưng địch (trung du và Đồng bằng Bắc Bộ). Lực lượng tham gia đánh địch ở mặt trận Hòa Bình có 3 đại đoàn (308, 312 và 304); ở mặt trận sau lưng địch có 2 đại đoàn (316 và 320). Ngoài ra, lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích cũng được điều động phối hợp.

Sau hơn hai tháng chiến đấu (từ ngày 10-12-1951 đến 25-2-1952), trên cả hai mặt trận, quân và dân ta đã giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình-sông Đà. Chiến thắng này giúp ta mở rộng các căn cứ du kích và nối liền thành một thế liên hoàn từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông, hình thành các vùng căn cứ du kích, khu du kích liên hoàn giữa các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường Bình-Trị-Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, liên tục tiến công, phát triển lực lượng kháng chiến, mở rộng thêm nhiều vùng căn cứ, làm thay đổi cục diện chiến trường theo chiều hướng ngày càng có lợi cho ta.

Sau khi thất bại trong Chiến dịch Hòa Bình, thực dân Pháp huy động lực lượng chủ lực mở các cuộc càn quét ở vùng chúng tạm chiếm trong suốt 5 tháng liền với hy vọng cứu vãn nguy cơ ở đồng bằng. Quy mô các cuộc càn quét lần này rất lớn. Riêng trong chiến dịch Mercure (Thủy ngân), từ ngày 25-3 đến ngày 26-4-1952, đánh vào vùng Tây Nam tỉnh Thái Bình, thực dân Pháp sử dụng tới 5 binh đoàn (tương đương 20 tiểu đoàn bộ binh), 2 tiểu đoàn cơ giới cùng với hỏa lực pháo, tàu chiến, ca nô và một số quân dù bao vây càn quét khu vực 4 huyện: Thái Ninh, Kiến Xương, Tiền Hải và một phần huyện Vũ Tiên, nơi đặt cơ quan của Bộ tư lệnh Đại đoàn 320 và Tỉnh ủy Thái Bình. Nắm chắc tình hình, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống bắt thanh niên vào lính, mở rộng cơ sở kháng chiến.

Tác chiến trong vùng địch hậu là một trong những sáng tạo nghệ thuật tác chiến hết sức tài tình của Đảng ta, nhờ đó đã từng bước đẩy lùi, tiến tới đánh bại hoàn toàn đội quân xâm lược nhà nghề, có vũ khí trang bị hiện đại của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Nghệ thuật tác chiến này vẫn giữ nguyên giá trị cho công cuộc bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

PGS, TSHOÀNG MINH THẢO

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đến với xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang hôm nay, có thể thấy một tấm bia mới được dựng đặt ở vị trí trang trọng để khắc ghi những kỷ niệm về căn cứ kháng chiến Quảng Hồng. Tấm bia được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh phối hợp với tỉnh Bắc Giang xây dựng nhằm kỷ niệm một thời kháng chiến oanh liệt của quân và dân hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh, góp phần giáo dục truyền thống, làm cho giá trị tinh thần của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tồn tại mãi mãi với thời gian…  

…Trở lại thời gian cách đây 66 năm, khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra vô cùng ác liệt, đặt ra yêu cầu phải xây dựng căn cứ địa để tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ. Đảng và nhà nước ta đã thành lập Liên tỉnh Quảng Hồng vào tháng 3 năm 1947 gồm các thị xã từ Cửa Ông, Cẩm Phả, Hồng Gai, Hà Lầm, các huyện Vân Đồn, Hoành Bồ, Cát Bà, Cát Hải, Yên Hưng, Thủy Nguyên, Kinh Môn, Nam Sách, Đông Triều, Chí Linh và Lục Sơn Hải (Lục Nam, Sơn Động, Hải Chi). Căn cứ kháng chiến liên tỉnh Quảng Hồng được hình thành trên một vùng rừng núi rộng lớn từ Hoành Bồ (Sơn Dương, Bằng Cả) đến Yên Hưng (Nam Mẫu, Yên Tử, Bàng Tân), Đông Triều (vùng An Sinh, Khe Chè, Đèo Voi), Chí Linh (từ vùng Chùa Hun Côn Sơn đến Bắc Nội, Bến Tắm, Trại Gạo, Đá Súng), vùng Lục Sơn Hải sau gọi là huyện Sơn Động và huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang từ Đồng Vành, Mần Thấu, Khe Quang đến Mai Sưu, Tân Mộc, Suối Lở… diện tích ước chừng 4.800km2 với dân số chừng 50.000 người gồm các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ và Hoa. Các cơ quan quân, dân chính đảng đóng quân ở 65 địa điểm suốt từ Đèo Mòi, Thanh Mai, Hố Sếu, Trại Gạo, Đá Súng, Hố Gồm, Hố Cua, Hố Dầu, Trại Quan, Đá Bàn, Đa Cóc, Khe Chè, Đèo Voi, Chân Hồ, Cổ Rồng, Yếm Bò, Vua Bà, Khe Lá, Đời Sống Mới, đến vùng Khe Chía, Mần Thấu, Khe Quang, Đồng Vành, Tân Mộc, Mai Sưu, Bãi Đá, Văn Non, Suối Tanh, Vĩnh Linh, Đỉa Đô, Đá Cửa, Đám Trì, Suối Lở… Trung tâm căn cứ kháng chiến mà Liên Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính ở là Trại Gạo, Đá Súng (Chí Linh) và Khe Chía, Mần Thấu, Khe Quang, Đồng Vành thuộc huyện Lục Nam và huyện Sơn Động. Nhờ sự đùm bọc, bảo vệ giữ bí mật của nhân dân mà suốt 8-9 năm kháng chiến kẻ thù mất nhiều công sức tìm kiếm cũng không phát hiện được cơ quan đầu não của tỉnh.

Căn cứ kháng chiến của liên tỉnh Quảng Hồng là một vùng tự do ngay trong lòng địch, bị địch bao vây tứ phía bởi hai gọng kìm lớn là các đồn bốt, các cứ điểm của địch đóng giữ trên đường 18 và đường 13. Địch thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công liên tục vào khu căn cứ này. Quân dân liên tỉnh cùng đồng bào địa phương đã anh dũng bẻ gãy tất cả các cuộc càn quét của địch, không chỉ giữ vững căn cứ mà còn phát triển mở rộng căn cứ kháng chiến suốt cuộc kháng chiến 9 năm. Vai trò của căn cứ kháng chiến đã được thể hiện từ ngày đầu của cuộc kháng chiến đến khi kết thúc chiến tranh. Từ trong căn cứ địa kháng chiến này mà mọi Chỉ thị, Nghị quyết và mệnh lệnh chiến đấu đã được tung ra để chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến ở khắp các vùng miền trong tỉnh. Cũng chính từ căn cứ địa kháng chiến của Liên tỉnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, đồng chí Hoàng Văn Thái đã tập trung các binh đoàn chủ lực để tung ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch đường 18). Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1951 tiêu diệt 2.000 tên địch từ Lán Tháp ra đường 18 tạo điều kiện cho chiến tranh nhân dân ở Quảng Hồng phát triển.Những trận đánh lớn như trận tiêu diệt đồn giặc ở Hà Lầm, trận chống địch càn quét ở căn cứ Sơn Dương Hoành Bồ, diệt địch ở Đồng Đăng, ở Điền Xá, Trại Thán, Pháp Cổ, Phi Liệt, Làng Bang. Trận tập kích địch ở thị xã Quảng Yên, chiến dịch Lê Hồng Phong đánh địch ở vùng Đông Bắc, chiến dịch chống càn Bôlêrô và các cuộc đồng khởi tổng phá tề ở vùng địch tạm chiếm, bao vây tiêu diệt đồn bốt địch trong toàn tỉnh để phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ đều được chuẩn bị chu đáo và xuất phát từ căn cứ kháng chiến của liên tỉnh Quảng Hồng.

Thực tế cách mạng và kháng chiến đã khẳng định: Không có căn cứ kháng chiến thì không thể tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài, không thể bảo vệ và xây dựng lực lượng ta, kiềm chế và tiêu hao lực lượng địch, không thể tiến hành chuẩn bị các trận đánh lớn, các chiến dịch lớn, không thể chuẩn bị tốt cho công cuộc tiếp quản vùng mới giải phóng sau này. Với ý nghĩa và những giá trị lưu niệm sâu sắc đó, bia kỷ niệm căn cứ kháng chiến Quảng Hồng là một tượng đài chiến thắng đời đời ghi nhớ chiến công kháng chiến và gắn kết nhân dân hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

An Châu