Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu

Mục lục

  • 1 Nguyên thủy
  • 2 Hình ảnh
  • 3 Quảng trường Độc Lập
  • 4 Những sự kiện liên quan
  • 5 Nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ
  • 6 Xem thêm
  • 7 Chú thích

Nguyên thủySửa đổi

Trước đây, nơi đây là một khu vực nằm trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long. Thời Gia Long, năm 1808, Hoàng Thành bị phá dỡ để xây lại một ngôi thành mới nhỏ hơn nhiều để làm trụ sở cho Bắc Thành. Khu vực Quảng trường Ba Đình ngày nay tương ứng với khu cửa Tây của ngôi thành mới, được Minh Mạng đổi tên thành thành Hà Nội vào năm 1831. Khu vực này bấy giờ có một gò đất cao được gọi là núi Khán, hay Khán Sơn.

Giữa thế kỷ XIX, do đề nghị của Bố chính Hà Nội Lê Hữu Thanh, Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Thu đã cùng một số quan lại bỏ tiền xây một ngôi nhà ngói trên núi Khán, gọi là Khán Sơn đình làm chỗ hội họp các văn nhân. Vì vậy, có thời kỳ nơi đây thường xuyên có sinh hoạt văn hóa của nhân sĩ Bắc Hà.

Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm 1894, quân Pháp cho phá dỡ toàn bộ thành, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm chứng tích. Khu vực này được các kiến trúc sư Pháp quy hoạch để xây dựng trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương. Núi Khán bị san bằng. Một vườn hoa nhỏ được xây dựng tại khu vực này, tạo thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Puginier (Le parc Puginier). Vườn hoa được giới hạn bởi các con đường Avenue de la République,[2] Avenue Brière de l'Isle,[3] Rue Elie Groleau[4] và Avenue Puginier.[5]

Một vòng xoay nhỏ được xây dựng gần đó cũng được đặt tên là Vòng xoay Puginier (Rond-point Puginier). Do hình dáng đặc biệt của vòng xoay mà người dân Hà Nội xưa còn gọi vườn hoa Puginier là Quảng trường Tròn.

Tại khu vực gần Quảng trường Tròn, Phủ Toàn quyền được khởi công xây dựng vào năm 1901. Năm 1914, trường sở của Lycée Paul Bert được xây dựng tại vị trí núi Khán trước kia, ngay cạnh Vườn hoa Puginier.

Để độc chiếm quyền kiểm soát Đông Dương, ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Nhằm lôi kéo sự ủng hộ của người Việt, quân đội Nhật tuyên bố công nhận độc lập cho Việt Nam. Một chính phủ của người Việt do quân đội Nhật hậu thuẫn được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1945, do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng đại diện Đế quốc Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm Đốc lý Hà Nội (Thị trưởng). Vốn là một trí thức có tinh thần dân tộc, ngay sau khi nhận chức, ông đã quyết định đổi một loạt tên đường phố từ tiếng Pháp sang tiếng Việt lấy theo tên của các vị anh hùng Việt Nam như: Phố Garnier thành phố Đinh Tiên Hoàng, phố Boulevard Carnot thành phố Phan Đình Phùng... Vườn hoa Pugininer trước Phủ Toàn quyền được ông đổi tên thành Vườn hoa Ba Đình để kỷ niệm vùng Ba Đình ở huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887.

Quảng Trường Ba Đình - Hà Nội nằm ở đâu? Thông tin địa chỉ chi tiết nhất 2021

  • Wed, 03/02/2021
  • 0 nhận xét
  • Quảng Trường Ba Đình - Hà Nội nằm ở đâu? Thông tin địa chỉ chi tiết nhất 2021
    4.2/5 sao 36 lượt

Trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử, Quảng trường Ba Đình đã trở thành trở thành niềm tự hào của nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước. Đặc biệt, nơi đây còn chứa đựng những giá trị thiêng liêng của dân tộc mà mỗi người dân Việt Nam đều muốn một lần đến thăm trong chuyến du lịch Hà Nội. Vậy địa chỉ Quảng Trường Ba Đình Hà Nội nằm ở đâu?

Tham khảo: hình ảnh Quảng Trường Ba Đình ở Hà Nội

Giới Thiệu Quảng Trường Ba Đình, Hà Nội

Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu
Nguồn ảnh: vietnamplus
Quảng trường Ba Đình được đánh giá là quan trọng và lớn nhất Việt Nam, với công trình nổi bật nhất là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.
Quảng trường Ba Đình ngày nay là một khuôn viên lớn có sức chứa khoảng 20 vạn người. Khuôn viên quảng trường được tô điểm bởi hàng trăm ô cỏ vuông vức, xen giữa là lối đi rộng. Những ô cỏ này không chỉ để tăng không gian xanh cho quảng trường, mà còn có tác dụng giải nhiệt mặt sân bê tông. Loại cỏ được trồng tại quảng trường là cỏ gừng, vừa xanh tốt quanh năm mà nếu lỡ có bị giẫm đạp thì vẫn chịu được. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m, và nằm sau cột cờ chính là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lịch Sử Quảng Trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu
Nguồn ảnh: bqllang.gov.vn
Năm 1808, dưới thời vua Gia Long, Hoàng Thành được cho phá dỡ để xây lại một ngôi thành mới, nhỏ hơn, để làm trụ sở cho Bắc Thành. Khu vực Quảng trường Ba Đình ngày nay chính là cửa Tây của ngôi thành mới. Năm 1831, vua Minh Mạng đặt tên ngôi thành mới là thành Hà Nội.
Đến đầu thế kỷ XX, khu vực này là bãi đất hoang, cùng hồ ao mới được san lấp. Người Pháp đã cho xây dựng vườn hoa, đặt tên là Rond Point Puginier, hay còn gọi là Quảng trường Tròn. Xung quanh Vườn hoa Pugininer này một số công trình công sở, biệt thự như: Phủ Toàn quyền (1902), nay là Phủ Chủ tịch, trường Albert Sarraut (1919), nay là Cơ quan Trung ương Đảng và Sở Tài chính (1925), nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao.
Tên Quảng trường Ba Đình là do thị trưởng - bác sĩ Trần Văn Lai đặt. Ông chọn tên Ba Đình vì cảm phục nghĩa quân Đinh Công Tráng đã kiên cường chống Pháp ở căn cứ Ba Đình, Thanh Hóa vào những năm cuối thế kỷ XIX.
Tháng 8/1945, sự kiện Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa nhân dân Việt Nam trở thành những người chủ thật sự của đất nước. Có nhiều địa điểm được đưa ra lựa chọn để làm nơi diễn ra Lễ Độc lập, và cuối cùng Quảng trường Ba Đình đã được chọn.
Và vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, đã bước lên lễ đài để đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kết thúc hàng nghìn năm phong kiến, phát xít và thực dân.

Đến thăm Quảng trường Ba Đình Hà Nội – Nơi hồn thiêng của Thủ đô

By
Tuyết Nhi
-
Tháng Một 9, 2020
2719
Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu
Quảng trường Ba Đình Hà nội - nơi hồn thiêng của Thủ đô

Hẳn ai trong chúng ta đều không thể không biết đến Quảng trường Ba Đình Hà Nội – nơi ghi dấu nhiều cột mốc quan trọng của dân tộc và cũng là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Hơn 74 mùa xuân trôi qua nhưng những ký ức về nó vẫn mãi trường tồn, trở thành niềm tự hào đối với người dân Việt Nam mà ai cũng muốn ghé thăm một lần trong chuyến du lịch Hà Nội. Hãy cùng dulichkhampha24.com tìm hiểu rõ hơn về địa danh này nhé!

MỤC LỤC

  • 1 Giới thiệu về Quảng trường Ba Đình Hà Nội
    • 1.1 Quảng trường Ba Đình Hà Nội nằm ở đâu?
    • 1.2 Lịch sử Quảng trường Ba Đình Hà Nội
  • 2 Trải nghiệm gì tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội?
  • 3 Khám phá các công trình quanh Quảng trường Ba Đình Hà Nội
    • 3.1 Lăng Chủ tịch – sau lưng Quảng trường Ba Đình Hà Nội
    • 3.2 Phủ Toàn quyền trong khuôn viên Quảng trường Ba Đình
    • 3.3 Bảo tàng Hồ Chí Minh ở phía Nam Quảng trường Ba Đình Hà Nội
    • 3.4 Chùa Một Cột – công trình kiến trúc cổ cạnh Quảng trường Ba Đình
  • 4 Một số thông tin cần biết khi khám phá Quảng trường Ba Đình Hà Nội
    • 4.1 Cách di chuyển đến Quảng trường Ba Đình Hà Nội
    • 4.2 Lưu ý khi tham quan Quảng trường Ba Đình Hà Nội

Quảng trường Ba Đình và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

10/03/2018 17:48

Quảng trường Ba đình và lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở đâu?

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương thuộc khu vực cửa Tây của thành cổ Hà Nội. Phía tây Quảng trường Ba Đình giáp Lăng Hồ Chủ tịch, phía bắc giáp Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phía đông giáp Hội trường Ba Đình, phía đông nam giáp trụ sở Bộ Ngoại giao.

Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu

Bản đồ chỉ dẫn từ Golden Cyclo Hotel đến Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đìnhlà nơi ghi dấu nhiều cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt vào ngày 2/9/1945 nơi đây đã được Bác Hồ chọn đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong suốt những năm qua, Quảng trường Ba Đình cũng là nơi thường xuyên được chọn để tổ chức các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm mang dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nước như cuộc mít tinh chào mừng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trở về Hà Nội sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, lễ mừng đất nước thống nhất ngày 2/9/1975, lễ kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội…

Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu

Quảng trường BaĐìnhvà lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những công trình kiến trúc đặc sắc bên trong khu vực Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình Hà Nộikhông chỉ là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước mà còn nơi tập trung nhiều công trình lịch sử, kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều du khách đến tham quan trongtour du lịch Hà Nộinhư Lăng Chủ tịch, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh…

Lăng Chủ tịch

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2/9/1973 trên nền cũ củatòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình.

Với kiến trúc độc đáo cùng ý nghĩa lịch sử thiêng liêng, mỗi ngày, lăng Chủ tịch đón hàng nghìn lượt khách vào thăm viếng, đặc biệt lượng người càng đông hơn trong dịp Quốc khánh 2/9, 30/4.

Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Giá vé vào lăng Bác?

Lăng Bác không thu phí tham quan, nhân dân trong và ngoài nước đều có thể đến thăm vào những ngày mở cửa.

Lăng bác mở cửa vào những ngày nào trong tuần?

Lăng Bác mở cửa vào các ngày Thứ 3, Thứ 4, Thứ 5, Thứ 7 và Chủ Nhật trong tuần.

Thứ 7, Chủ Nhật lăng Bác có mở cửa không?

Để tạo điều kiện cho khách tham quan, đặc biệt là khách du lịch, người dân thập phương, lăng Bác mở cửa cả 2 ngày cuối tuần là Thứ 7 và Chủ Nhật.

2 ngày cuối tuần thời gian viếng dài hơn ngày thường 30 phút.

Thời gian viếng lăng Bác

Thời gian vào viếngLăng Bácđược quy định theo mùa:

- Mùa nóng (từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 31 tháng 10):

+ Thời gian từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút.

+ Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ.

- Mùa lạnh từ ngày 01 tháng 11 đến ngày 31 tháng 3 năm sau):

+ Thời gian từ 8 giờ đến 11 giờ.

Lăng Bác vào buổi tối

Lăng Bác đóng cửa ngày nào trong tuần?

Lăng Chủ tịch đóng cửa vào Thứ 2 và Thứ 6.

Lưu ý: Ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổchức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lăng Bác dừng đón khách vào thời gian nào?

Hoạt động bảo dưỡng, tu bổLăng Chủ tịchvà Đài tưởng niệm diễn ra hàng năm, thường sau dịp Quốc khánh, kéo dài hai đến ba tháng.

Theo lịch thông thường, sau ngày 5/9 đến 5/12, lăng Bác sẽ tạm dừng đón khách tham quan để tu bổ. Năm 2017 cũng không ngoại lệ.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ sẽ dừng tổ chức lễ viếng, lễ tưởng niệm để bảo dưỡng, tu bổ từ ngày 4/9 đến 4/12. Các hoạt động sẽ được tiếp tục tổ chức từ ngày 5/12.

Thời gian này, các điểm tham quan trong khu di tích Phủ Chủ tịch như nhà sàn, ao cá, đường Xoài hay bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn mở cửa đón khách.

Phủ Toàn quyền

Phủ Toàn quyền hay còn gọi là Phủ Chủ tịch nằm trong trongkhuôn viên quảng trường Ba Đìnhlà nơi diễn ra lễ đón các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ đến thăm chính thức Việt Nam.

Phủ Toàn quyền một trong những dinh thự lớn nhất được Pháp xây ở Đông Dương mang phong cách Pháp đặc trưng với với quy tắc đối xứng nghiêm ngặt và nhiều chi tiết trang trí cổ điển.

Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu

Phủ Toàn Quyền Đông Dương

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Nằm ở phía namquảng trường Ba Đình, bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đidu lịch Hà Nội 1 ngày. Công trình này mang phong cách hiện đại với những mảng lớn, hình khối, đường nét mạnh mẽ.

Không chỉ là nơi trưng bày, lưu giữ những tài liệu, hiện vật, hình ảnh phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo tàng còn có tầng triển lãm các chuyên đề về về hình ảnh của đất nước Việt Nam và các chuyên đề văn hóa, lịch sử thú vị khác.

Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu

Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột – công trình kiến trúc cổ độc đáo nằm ở khu vực quảng trường Ba Đình là một trongnhững địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Nội.Được xây dựng từ năm 1049 (thời Lý), trải qua nhiều lần được sửa chữa và trùng tu đến năm 1955, chùa được phục dựng lại kiến trúc gần nguyên như thuở ban đầu.

Điểm ấn tượng nhất của chùa Một Cột là chùa nổi trên mặt nước, trông giống như một bông hoa sen mọc thẳng lên từ hồ, tỏa sáng rực rỡ trong ánh nắng sớm mai. Bên trong chùa có tượng Phật Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất.


Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu

Chùa Một Cột

Tags:
Hotel Cyclo golden khách sạn nhà nghỉ bốn sao Quảng trường Ba Đình và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Là quảng trường lớn nhất Việt Nam, quảng trường Ba Đình không chỉ là một vùng đất linh thiêng, có giá trị lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam, mà còn là điểm du lịch văn hóa nổi tiếng.

Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, bạn không nên bỏ lỡ chuyến tham quan, khám phá quảng trường Ba Đình lịch sử để có thể cảm nhận không khí thiêng liêng, hào hùng của dân tộc.

Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu
Ảnh: VNE