Sách bài tập lý thuyết tài chính tiền tệ PDF

Giải sách bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ

(Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

PHẦN 1: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH      

Tiền tệ là bất cứ thứ gì được xã hội chấp nhận chung, để làm phương tiện thanh toán với hàng hoá, dịch vụ hoặc các khoản phải trả khác.

Tài chính là sự vận động tương đối của các dòng tiền trong nội bộ một chủ thể hoặc giữa các chủ thể với nhau (gồm có Chính phủ, các trung gian tài chính, doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức quốc tế) nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách tối ưu nhất.

Tóm lại: tiền tệ là một vật cụ thể, còn tài chính là sự vận động của tiền, nên hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau.

Tính thanh khoản/Tính lỏng của một tài sản là khả năng chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt (được xét trên hai tiêu chí cơ bản là chi phí về tài chính và chi phí về thời gian).

Do tính thanh khoản là khả năng quy đổi về tiền mặt nên đây cũng là tài sản có tính lỏng cao nhất.

Lượng tiền cung ứng/Cung tiền (Money Supply – MS):

M1 = Tiền mặt (tiền giấy + tiền xu) lưu thông ngoài hệ thống NH (1) + Tiền gửi thanh toán/không kì hạn/có thể viết séc trong NH (2)

M2 = M1 + Tiền gửi tiết kiệm (của cá nhân) + Tiền gửi có kì hạn (của DN) tại các NH

M3 = M2 + Tất cả các loại tiền gửi ở tổ chức tài chính phi NH

L = M3 + Các loại giấy tờ có giá được chấp nhận trong thanh toán.

Xét về tính thanh khoản thì M1 > M2 > M3 > L. Chứng minh:

+) Tiền gửi không kì hạn tại các NHTM có thể được rút ra bất cứ lúc nào-nhanh chóng chuyển thành tiền mặt, với một lượng tuỳ ý (miễn nằm trong giới hạn số dư), chi phí thực hiện dịch vụ rất thấp. Trong khi đó với tiền gửi có kì hạn, bạn không thể rút trước hạn (chi phí thời gian) hoặc nếu muốn thì phải chịu lãi phạt (chi phí tài chính), do vậy tính thanh khoản kém hơn tiền gửi không kì hạn. Suy ra M1 > M2.

+) Tiền gửi trong hệ thống ngân hàng an toàn hơn tiền gửi tại các trung gian tài chính khác do NHTM có lượng vốn lớn, danh mục đầu tư đa dạng, hầu như luôn được Nhà nước quan tâm đặc biệt, khó để cho phá sản. Suy ra M2 > M3.

+) Khi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cuối kì ta luôn nhận được đầy đủ vốn gốc cộng thêm một khoản tiền lãi (trừ khi tổ chức đó phá sản). Nhưng khi nắm giữ chứng khoán, giá trị tài sản của ta có sinh lời, thậm chí có bảo tồn được giá trị hay không là điều không biết trước. Chi phí bán chứng khoán hiện nay rất thấp do sự cạnh tranh giữa các công ty môi giới, thanh khoản của chứng khoán thấp hơn tiền gửi chủ yếu bởi khoản lỗ có thể gặp phải khi kinh doanh, mà đây lại là điều rất dễ xảy ra. Suy ra M3 > M4.        

Lưu ý: Lượng tiền cung ứng chỉ tăng lên trong 2 trường hợp:

  • Ngân hàng trung ương in thêm tiền và đưa vào lưu thông
  • NHTM cho vay ra nền kinh tế

Với tình huống trong bài ta có 2 trường hợp:

  • Trái phiếu được các cá nhân, tổ chức hoặc DN khác mua lại: Tiền chỉ vận động giữa các đối tượng trong thành tố (1), không ảnh hưởng gì đến (2), suy ra MS không đổi.
  • Trái phiếu được NHTM mua lại (ít gặp trong thực tế), đồng nghĩa với việc ngân hàng cho DN vay. Từ khoản cấp vốn này, DN có thể đem tiền gửi tại một ngân hàng khác, làm tăng lượng tiền gửi toàn hệ thống, tức tăng (2) => MS tăng.

Với 2 TH trên thì không thể kết luận một chiều như khẳng định trong sách. Do đó câu này sai.

Khi NHTM tăng cường cho vay ra nền kinh tế, tiền được quay vòng nhanh hơn (ra công chúng rồi lại gửi vào hệ thống ngân hàng), lượng tiền gửi không kì hạn được tạo ra nhiều hơn nên MS tăng.

Khi người dân mua cổ phiếu của các công ty chứng khoán, tức đem tiền đầu tư vào các công ty đó. Tiền chỉ dịch chuyển từ phía các cá nhân, hộ gia đình sang DN, bản chất chỉ luẩn quẩn trong thành tố (1), không mất đi đâu nên MS không đổi.

Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia (USD, VND,…), một khu vực (EUR) hay một tổ chức quốc tế (SDR), được quy định rõ trong luật.

Có 3 yếu tố cơ bản hình thành lên chế độ tiền tệ:

  • Bản vị tiền tệ: là cơ sở để đảm bảo giá trị và định giá một đồng đồng tiền.
  • Đơn vị tiền tệ: là đơn vị hạch toán giá trị bằng đồng tiền của một quốc gia.

Hình thức trao đổi: là các hình thức cụ thể của tiền được lưu hành tại một quốc gia như tiền giấy, tiền xu, séc,… Trước kia cho phép lưu hành tiền vàng, bạc nhưng hiện

Download bài tập tài chính tiền tệ có lời giải PDF ✓ Bài tập môn tài chính tiền tệ có lời giải ✓ Bài tập tài chính tiền tệ có đáp án ✓ Bài tập lý thuyết tài chính tiền tệ ✓ File Word, PDF ✓ Tải xuống miễn phí các dạng bài tập tài chính tiền tệ link Google Drive

Sách bài tập lý thuyết tài chính tiền tệ PDF

Sau đây là tài liệu tổng hợp các dạng bài tập môn Tài chính Tiền tệ gồm các bài tập phần lãi suất, cổ phiếu, vốn cổ phần, trái phiếu, chứng khoán, tiền tín dụng,... bài tập có đáp án, lời giải chi tiết. Đây là tài liệu để sinh viên học cao đẳng, đại học học tập, ôn thi môn Tài chính Tiền tệ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kỳ thi kết thúc học phần, thi cuối kỳ môn Tài chính Tiền tệ sắp đến. 

XEM TRƯỚC TÀI LIỆU

TẢI FULL TÀI LIỆU

>> Tham khảo thêm các tài liệu Tài chính Tiền tệ

Download giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ PDF ✓ Nhập môn tài chính tiền tệ ✓ Sách lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ✓ Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐH Kinh tế TP.HCM, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) ✓ File PDF ✓ Tải xuống miễn phí link Google Drive

Sách bài tập lý thuyết tài chính tiền tệ PDF

XEM TRƯỚC 10 TRANG

TẢI FULL EBOOK

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

Nhan đề: Giáo trình lý thuyết Tài chính - Tiền tệ
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài 
Năm xuất bản: 2007
Nhà xuất bản:  Nhà Xuất Bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 
Tóm tắt:

Cuốn giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ do khoa Ngân hàng - Tài chính trường đại Học Kinh Tế Quốc Dân biên soạn không chỉ là tài liệu dành cho sinh viên các ngành kinh tế mà nó dành cho mọi người trước khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Cuốn sách này đề cập những nguyên lý đại cương mang tính nhập môn trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, nội dung sách gồm có tất cả 11 chương và cuối chương sẽ có phần câu hỏi ôn tập

Mục lục: 

  • Lời giới thiệu 
  • Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ 
  • Chương 2: Tổng quan về hệ thống tài chính 
  • Chương 3: Ngân sách nhà nước 
  • Chương 4: Tài chính doanh nghiệp 
  • Chương 5: Thị trường tài chính 
  • Chương 6: Các tổ chức tài chính trung gian 
  • Chương 7: Một số vấn đề cơ bản về lãi suất 
  • Chương 8: Ngân hàng thương mại
  • Chương 9: Quá trình cung ứng tiền tệ 
  • Chương 10: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia
  • Chương 11: Tài chính quốc tế
  • Chương 12: Lạm phát tiền tệ 

XEM TRƯỚC 10 TRANG

TẢI FULL EBOOK

>> Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH)

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

Nhan đề: Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
Tác giả: GS-TS. Dương Thị Bình Minh - TS. Sử Đình Thành (Đồng chủ biên)
Năm xuất bản:  
Nhà xuất bản:  Nhà Xuất Bản Thống Kê 
Tóm tắt:

Cuốn giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ được tập thể giảng viên Bộ môn Tài chính - Tiền tệ, Khoa Tài chính Nhà nước, trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) biên soạn. Cuốn sách giáo trình trình bày khái quát hóa có hệ thống cơ sở lý luận về phạm trù Tài chính - tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. 

Đây là tài liệu cần thiết cho các giảng viên, sinh viên thuộc khối Kinh tế - tài chính ở các trường đại học, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ làm công tác quản lý  Kinh tế - tài chính. 

Mục lục: 

  • Lời nói đầu 
  • Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính 
  • Chương II: Những lý luận cơ bản về tiền tệ 
  • Chương III: Tài chính công 
  • Chương IV: Tài chính doanh nghiệp 
  • Chương V: Các định chế tài chính trung gian 
  • Chương VI: Ngân hàng trung ương 
  • Chương VII: Tài chính quốc tế 
  • Chương VIII: Thị trường tài chính 
  • Tài liệu tham khảo

XEM TRƯỚC 10 TRANG

TẢI FULL EBOOK

>> Lý Thuyết tài chính tiền tệ - TS. Lê Thị Mận

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

Nhan đề: Lý Thuyết Tài chính - Tiền tệ
Tác giả: TS. Lê Thị Mận 
Năm xuất bản: 2010
Nhà xuất bản:  Nhà Xuất Bản Lao Động - Xã Hội 
Tóm tắt:

Cuốn sách Lý Thuyết Tài chính - Tiền tệ là tài liệu tham khảo dành cho các học viên thuộc khối các trường kinh tế nói chung và thuộc khối các trường chuyên về Tài chính - Ngân hàng. 

Cuốn sách này được biên soạn dựa trên cơ sở cuốn sách "Tiền tệ - Ngân hàng" và cuốn "Lý thuyết tài chính". Nội dung cuốn giáo trình gồm có 18 chương, cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, ngoại hối, thanh toán,..

Mục lục: 

Phần I. Lý thuyết tài chính 

  • Chương 1: Bản chất và chức năng của tài chính 
  • Chương 2: Ngân sách nhà nước
  • Chương 3: Tài chính doanh nghiệp 
  • Chương 4: Bảo hiểm
  • Chương 5: Kiểm tra tài chính 

Phần II. Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng 

  • Chương 6: Đại cương về tiền tệ và lưu thông tiền tệ 
  • Chương 7: Chế độ lưu thông tiền tệ 
  • Chương 8: Lạm phát, thiểu phát và các biện pháp ổn định tiền tệ 
  • Chương 9: Cung - cầu tiền tệ 
  • Chương 10: Tín dụng và lãi suất
  • Chương 11: Hệ thống ngân hàng 
  • Chương 12: Ngân hàng trung ương 
  • Chương 13: Ngân hàng thương mại 
  • Chương 14: Chính sách tiền tệ 
  • Chương 15: Thị trường tài chính 

Phần 3: Hệ thống tài chính quốc tế

  • Chương 16: Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối 
  • Chương 17: Quan hệ thanh toán quốc tế 
  • Chương 18: Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế

>> Tham khảo thêm các tài liệu Tài chính Tiền tệ