Samsung Bắc Ninh có báo nhiều công nhân

Samsung Bắc Ninh có báo nhiều công nhân

Nhà máy SEV tại Bắc Ninh được thành lập năm 2008

Từ chỗ thuần nông, Bắc Ninh đã vươn lên mạnh mẽ khi tiếp nhận dòng vốn tỉ USD, trở thành một hình mẫu trong thu hút đầu tư nước ngoài, còn Thái Nguyên cũng có sự chuyển mình ngoạn mục.

Những thay đổi mạnh mẽ tại Bắc Ninh

Năm 2008, nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) chính thức được thành lập tại Bắc Ninh. Đây là một quyết định lịch sử đặt nền móng cho quá trình đại đầu tư của Samsung Việt Nam. Sau 14 năm, trong tổng số gần 19 tỉ USD vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam, số vốn đầu tư tại Bắc Ninh chiếm gần một nửa, đạt hơn 9,3 tỉ USD.

"Quay lại thời điểm 14 năm về trước khi Samsung lựa chọn Bắc Ninh để xây dựng nhà máy đầu tiên, khi đó chúng tôi đánh giá các yếu tố thuận lợi về chính trị, kinh tế, con người, vị trí địa lý và Bắc Ninh đã đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu đó", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết về quyết định lịch sử của Samsung khi chọn Bắc Ninh để đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại đầu tiên vào năm 2008.

"Thành công của Samsung Việt Nam ngày hôm nay luôn có sự quan tâm và hỗ trợ hết mình của ban lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi đánh giá cao sự sẵn sàng của ban lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh trong việc giúp đỡ các nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh và đặc biệt là sự đồng hành để cùng nhau vượt qua khủng hoảng trong COVID-19", ông Choi Joo Ho cho biết thêm.

Đáp lại những hỗ trợ đó, trong suốt 14 năm qua, Samsung cũng góp phần mang lại sự thay đổi ngoạn mục tại Bắc Ninh. Nếu như năm 2005, quy mô GRDP của Bắc Ninh là 1.504 tỉ đồng, năm 2010, con số này tăng lên 16.685 tỉ đồng thì đến năm 2021, quy mô GRDP đã tăng lên hơn 227.000 tỉ đồng, xếp thứ 8 về quy mô trong số 63 tỉnh. Trong khi diện tích Bắc Ninh là nhỏ nhất, dân số chỉ khoảng 1,4 triệu người. Thu nhập bình quân của người Bắc Ninh đã vượt 6.700 USD, đứng thứ 4 cả nước.

Bất chấp dịch COVID-19, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt gần 1,5 triệu tỉ đồng, vươn lên vị trí thứ nhất cả nước, vượt TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử đã tăng lên 79,3%.

Bước tiến nhanh của Thái Nguyên

Năm 2013, sau 5 năm tập trung đầu tư tại Bắc Ninh và đã gặt hái được rất nhiều thành công, Samsung chính thức quyết định tiếp tục đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên.

Sau một năm triển khai dự án, vào năm 2014, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), là nhà máy sản xuất thiết bị di động có quy mô lớn nhất của Samsung trên toàn cầu đã chính thức hoàn thành đi vào sản xuất để xuất khẩu ra thị trường thế giới những dòng điện thoại chiến lược cao cấp nhất của Tập đoàn.

Liên tục các năm sau đó, Samsung giữ lời hứa thực hiện cam kết tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất. Gần đây nhất, việc tăng vốn 920 triệu USD của Samsung tại nhà máy SEMV đã khiến tổng vốn đầu tư của Samsung tại Thái Nguyên đạt gần 7,3 tỉ USD.

Ở vị trí là nhà đầu tư lớn nhất tại Thái Nguyên, hành trình 9 năm của Samsung tại Thái Nguyên đã ghi dấu những tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Sự hiện diện của Samsung tại Thái Nguyên đã kéo theo nhiều nhà đầu tư nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo nên một dòng vốn FDI lớn chưa từng có tại đây.

Sự tăng trưởng vượt bậc của Thái Nguyên trong hai năm 2014 và 2015 đã minh chứng cho "cú hích" hiệu quả của "người khổng lồ" Samsung cùng các đơn vị vệ tinh tại Thái Nguyên. Cụ thể, năm 2014 tạo ra mức tăng trưởng GRDP 29,6%, năm 2015 tăng 33,2%, góp phần hoàn thành vượt mức mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015, bình quân 5 năm đạt 15,9%.

Trong giai đoạn tiếp theo, Samsung cùng các doanh ngiệp FDI vệ tinh tiếp tục có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội tại Thái Nguyên. Đặc biệt về xuất khẩu, kể từ khi Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu của Thái Nguyên đã tăng mạnh từ vài trăm triệu USD/năm lên hàng chục tỉ USD giúp Thái Nguyên đã ngoạn mục liên tục lọt top các địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Năm 2021, Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch COVID-19 nhưng tổng giá trị xuất khẩu của Thái Nguyên đạt gần 29 tỉ USD, đứng thứ tư cả nước.

Bày tỏ ấn tượng với sự phát triển mạnh mẽ của Công ty, kể cả trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cho rằng việc Samsung đầu tư cơ sở sản xuất tại Thái Nguyên đã đóng góp lớn vào sự phát triển chung của tỉnh. Ông tin tưởng với chiến lược đúng đắn và sự nỗ lực, SEVT sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới; tiếp tục đồng hành với chính quyền, đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội.

Tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho hồi tháng 1/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ Việt Nam coi Samsung là một hình mẫu đầu tư thành công tại Việt Nam. Thủ tướng đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Tập đoàn tại Việt Nam trong bối cảnh khó khăn vừa qua do dịch bệnh, đặc biệt tổng doanh thu trong năm 2021 từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu tăng khoảng 14% so với cùng thời điểm năm 2020, đạt hơn 74 tỉ USD.

Samsung Bắc Ninh có báo nhiều công nhân

Nhà máy SEVT tại Thái Nguyên được thành lập năm 2013

Vượt qua vai trò cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu

Hiện tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đạt gần 19 tỉ USD, với 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng.

Hiện tại Samsung Việt Nam đang vượt qua vai trò cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu tại Việt Nam, chúng tôi đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển của riêng Samsung tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn, ông Choi Joo Ho nói. Trung tâm này dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2022.

Theo ông Choi Joo Ho, "với tư cách là một doanh nghiệp công dân toàn cầu, chúng tôi sẽ ứng dụng thành quả của khoa học công nghệ, mang đến nhiều chương trình giáo dục phù hợp, hỗ trợ cho các bạn trẻ tiếp cận với các kiến thức mới, thỏa sức sáng tạo để đóng góp cho cộng động xã hội những ý tưởng và giải pháp thiết thực và ý nghĩa".

Trong suốt những năm vừa qua, Samsung Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa nhằm hỗ trợ và tạo nền tảng phát triển cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Tiêu biểu có thể kể tới là cuộc thi "Samsung Solve for Tomomorrow" nhằm khuyến khích các em học sinh ứng dụng kiến thức của phương pháp giáo dục STEM để đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cho những vấn đề xã hội và cộng đồng địa phương. Sau 3 năm được tổ chức tại Việt Nam, cuộc thi năm 2021 đã thu hút được sự tham gia của hơn 25.000 học sinh, giáo viên, với gần 1.500 bài dự thi của 300 trường học tại 52 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tính đến nay, Samsung đã triển khai ký kết và xây dựng "Ngôi trường Hy vọng Samsung" tại 5 địa phương bao gồm: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và Đồng Nai, nhằm mang đến cơ hội tiếp cận với các chương trình giáo dục toàn diện cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, Samsung còn thực hiện nhiều hoạt động khác như: Trao tặng thư viện thông minh; chương trình sữa học đường; trao học bổng khuyến học cho học sinh nghèo vượt khó, tặng xe lăn cho người khuyết tật; trao tặng hệ thống lọc nước cho các trường mầm non; hỗ trợ sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng cho một số trường học...

Nguyễn Đức


Samsung Bắc Ninh có báo nhiều công nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi tình hình sản xuất, lao động và công tác phòng chống dịch tại nhà máy của Samsung - Ảnh: VGP

Chiều 3-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên. Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải.

Thăm Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên tại Khu công nghiệp Yên Bình, phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, Thủ tướng nghe lãnh đạo công ty báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và những đề xuất, kiến nghị đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.

Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Choi Joo Ho cho biết, tại Việt Nam, Samsung có 6 nhà máy, đang xây dựng 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển. Samsung đã đầu tư hơn 17,7 tỉ USD vào Việt Nam và hiện có 110.000 cán bộ, nhân viên; kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 56 tỉ USD năm 2020.

Trong đợt bùng phát dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo và các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả của Chính phủ và địa phương, Samsung đã vượt qua những khó khăn. Tại Thái Nguyên, Samsung vẫn vận hành nhà máy bình thường, trong nhà máy không có ca nhiễm nào.

Trong bối cảnh dịch bệnh, từ tháng 1 tới tháng 7 vừa qua, Samsung vẫn đạt mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ 2020. Nếu nhà máy tại TP.HCM trở lại hoạt động bình thường trong thời gian tới thì Samsung có thể vượt mục tiêu xuất khẩu của năm nay.

Samsung Bắc Ninh có báo nhiều công nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên - Ảnh VGP

Dự kiến cuối năm 2022, Samsung sẽ khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội, với mong muốn đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam. Sẽ có 3.000 kỹ sư người Việt Nam làm việc tại đây.

Phía Samsung cũng nêu một số đề nghị với Thủ tướng và các bộ, ngành của Việt Nam, như quan tâm tiêm vắc xin COVID-19 cho người lao động của tập đoàn. Về phần mình, Samsung đã ủng hộ hơn 86 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch tại Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng nêu rõ, việc ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang vừa qua là một bài học cho thấy các doanh nghiệp FDI, trong đó có Samsung, có thể tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và các cấp chính quyền của Việt Nam trong phòng chống dịch.

Đáp lời Thủ tướng, tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho biết ở thời điểm dịch bùng phát tại Bắc Ninh và Bắc Giang, ông lo lắng hơn thời điểm hiện nay. 

Sau khi dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh được kiềm chế, ông hoàn toàn tin tưởng vào các giải pháp phòng chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ông có niềm tin rằng, tình hình thời gian tới sẽ ổn định, dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số tỉnh miền Nam.

Samsung Bắc Ninh có báo nhiều công nhân

Thủ tướng nghe đại diện công ty báo cáo về tình hình hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp - Ảnh VGP

Cho biết công tác phòng chống dịch bệnh tại TP.HCM khó khăn hơn ở Bắc Ninh, Bắc Giang do nhiều lý do, Thủ tướng khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các doanh nghiệp FDI, trong đó có Samsung.

Trên nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro, Thủ tướng đề nghị Samsung tiếp tục có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân cả về vật chất và tinh thần. 

Về chống dịch, Thủ tướng đề nghị Samsung tiếp tục tuân thủ tốt các biện pháp phòng chống dịch, như tuân thủ 5K, test COVID-19 theo tình hình dịch tễ, tiêm chủng vắc xin, đáp ứng yêu cầu về y tế, thuốc kịp thời trong điều trị, thực phẩm, lương thực không thiếu, cách ly tại chỗ. 

Thủ tướng cho biết Việt Nam đang thực hiện chiến lược vắc xin, theo đó, sẽ tiêm miễn phí cho mọi người, trong đó có cán bộ, chuyên gia và công nhân của Samsung. Công nhân là một đối tượng ưu tiên về vắc xin, trong đó có công nhân của Samsung. 

Việt Nam cũng đang ưu tiên vắc xin cho những nơi tình hình dịch bệnh phức tạp như TP.HCM và các tỉnh phía Nam, trong đó có khu công nghiệp của Samsung.

Do tình hình khan hiếm vắc xin trên toàn cầu, Thủ tướng mong muốn Samsung có tiếng nói với Chính phủ Hàn Quốc và các đối tác để hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược vắc xin bằng nhiều hình thức. Về phần mình, Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin trong nước và đang có những tín hiệu rất tích cực.

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng bày tỏ mong muốn sớm có người Việt Nam tham gia đội ngũ lãnh đạo cao nhất của Tổ hợp Samsung cũng như tại các nhà máy, cơ sở của Samsung, và đề nghị Samsung có chiến lược đào tạo cho việc này. 

Thủ tướng đề nghị Samsung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội đi vào hoạt động sớm hơn nữa và có người Việt Nam là cán bộ quản lý cấp cao của trung tâm này.

Thủ tướng khẳng định cá nhân ông và các thành viên Chính phủ luôn lắng nghe các ý kiến, đề xuất của Samsung để hợp tác giữa hai bên thành công hơn nữa theo tinh thần cùng thắng.

Samsung Bắc Ninh có báo nhiều công nhân
Thủ tướng thăm Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

Theo VGP