Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Trong quý 2, bốn nhà máy lớn của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam đạt tổng doanh thu xấp xỉ 13 tỷ USD. Trong đó, Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) đem về 5 tỷ USD, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) 3,4 tỷ USD, Samsung Display Việt Nam (SDV) 3 tỷ USD doanh thu, và Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) 1,5 tỷ USD.

Doanh thu của 4 nhà máy Samsung tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng tăng 1,6 tỷ USD. Đồng thời, tất cả các nhà máy đều chứng kiến sự tăng trưởng về doanh thu. Trong đó tăng với tỷ lệ nhiều nhất là SDV, tăng 25%, tương ứng 0,6 tỷ USD.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu các nhà máy Samsung đạt 29,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ.

Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Về lợi nhuận, tổng lợi nhuận trong quý 2 đạt 0,99 tỷ USD, tăng 80%. Nửa đầu năm các nhà máy lãi ròng 2,19 tỷ USD, tăng 23,7%.

Quý 2 thường là thấp điểm trong kết quả kinh doanh của các nhà máy Samsung Việt Nam, trong khi cao điểm là quý 3.

Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Xét trên toàn cầu, trong quý 2, Samsung Electronics đạt doanh thu kỷ lục 63,67 nghìn tỷ KRW, tăng 20%; lợi nhuận hoạt động 12,57 nghìn tỷ KRW, tăng 34%.

Mảng bán dẫn chưa được Samsung triển khai tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2020, trong chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae Yong, Thủ tướng Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn công ty Hàn Quốc đầu tư thêm mảng bán dẫn để khép kín chuỗi sản xuất trong lĩnh vực điện, điện tử.

Bộ phận kinh doanh truyền thông di động sụt giảm so với quý trước do thiếu hụt nguồn cung linh kiện và gián đoạn sản xuất do ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đã đạt được lợi nhuận vững chắc khi Samsung tận dụng được khả năng quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả, cải thiện cấu trúc chi phí, đồng thời đóng góp từ sản phẩm máy tính bảng và thiết bị đeo tay tiếp tục được cải thiện.

Trong nửa cuối năm, Samsung cho rằng điều kiện thị trường sẽ thuận lợi cho mảng kinh doanh linh kiện. Trong lĩnh vực điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng, công ty đặt mục tiêu duy trì lợi nhuận ổn định bằng cách củng cố vị trí dẫn đầu ngành hàng cao cấp. Tuy nhiên Samsung cũng lưu ý, sự gián đoạn trong nguồn cung cấp linh kiện và những bất ổn liên quan đến COVID-19 có thể vẫn tồn tại.

Việt Nam phải đối mặt với làn sóng đại dịch lần thứ tư hết sức nghiêm trọng, trong đó khu vực phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề.

Cuối tháng 8/2021, tờ Korea JoongAng Daily cho biết nhà máy SEHC đặt tại TP HCM sử dụng khoảng 7.000 lao động có thời điểm hoạt động với số lượng công nhân chỉ đáp ứng 30% năng lực sản xuất.

Một lãnh đạo của Samsung Electronics cho biết: "Tốc độ hoạt động chậm lại do các biện pháp hạn chế, nhưng điều này không có nghĩa chúng tôi đang tạm dừng sản xuất. Các dịch vụ hậu cần tối thiểu vẫn tiếp tục được duy trì tại TP HCM".

Trong tháng 9, Samsung ra thông báo tìm kiếm 1.000 công nhân sản xuất cho nhà máy tại Bắc Ninh. Trước đó một tháng, Samsung muốn tuyển dụng 3.000 nhân viên cho nhà máy Thái Nguyên.

Trên thực tế, Samsung có kế hoạch mở rộng sản xuất nhằm tăng sản lượng điện thoại Z Fold và Z Flip lên 25 triệu chiếc mỗi năm.

Cùng với đó, Samsung cũng đang có kế hoạch tuyển dụng hàng nghìn nhân viên làm việc trong bộ phận R&D. Tập đoàn Hàn Quốc đang xây dựng một trung tâm R&D với tổng mức đầu tư 220 triệu USD, quy mô từ 2.200 – 3.000 nhân sự dự kiến hoạt động vào năm 2022.

Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại - linh kiện của Việt Nam đạt 35,7 tỷ USD, xuất khẩu điện tử - máy tính - linh kiện đạt 31,3 tỷ USD, đều tăng trưởng 13% so với cùng kỳ.

Tập đoàn Samsung Electronics mới đây đã công bố kết quả kinh doanh cho cả năm 2018 với kết quả tăng trưởng khả quan. Cụ thể, doanh thu của “gã khổng lồ” Hàn Quốc đạt 221,57 tỷ USD, tăng trưởng nhẹ 1,54% so với năm 2017. Do giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng, Samsung thu về khoản lợi nhuận gộp 101,23 tỷ USD.

Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Doanh thu và lợi nhuận của Samsung đều tăng trưởng nhẹ trong năm 2018

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Samsung trong cả năm 2018 là 47,7 tỷ USD. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty đạt 53,52 tỷ USD, tăng trưởng 9,7% so với cùng kì 2017.

Do các khoản thu nhập khác, chi phí khác không biến động nhiều, Samsung thu về khoản lợi nhuận trước thuế 55,59 tỷ USD và lãi ròng 40,3 tỷ USD, tăng trưởng 5,1%.

Tính đến 31/12/2018, tổng tài sản của Samsung đạt 308,45 tỷ USD, tiền mặt và các khoản đương tiền là 27,57 tỷ USD.

Đáng chú ý, các con số tài chính của chi nhánh Samsung tại Việt Nam cũng được công bố cụ thể trong báo cáo tài chính.

Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Số liệu kinh doanh năm 2018 của các chi nhánh lớn của Samsung được thống kê trong BCTC

Theo đó, trong cả năm 2018, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) đem về cho Samsung khoản doanh thu là 21,43 ngàn tỷ Won và lợi nhuận là 1,78 ngàn tỷ Won. Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) đạt doanh thu là 28,34 ngàn tỷ Won và lợi nhuận là 2,05 ngàn tỷ Won. Samsung Display Việt Nam (SDV) đạt doanh thu 19,86 ngàn tỷ Won và hơn 1 ngàn tỷ Won lợi nhuận. Và Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) tại TP HCM đem lại khoản doanh thu 4,23 ngàn tỷ Won và lợi nhuận là 334 tỷ Won.

Như vậy, tổng cộng 4 nhà máy của Samsung tại Việt Nam đóng góp tổng doanh thu khoảng 73,86 ngàn tỷ Won (67,15 tỷ USD, khoảng 1,554 triệu tỷ đồng) và lợi nhuận khoảng 5.164 tỷ Won (4,7 tỷ USD, khoảng 109 ngàn tỷ đồng) cho Samsung Electronics trong năm 2018 vừa qua.

Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Doanh thu và lợi nhuận của từng chi nhánh của Samsung tại Việt Nam trong năm 2018. Đơn vị: ngàn tỷ Won

Còn trong năm 2017, doanh thu và lợi nhuận của SEV là 19,34 ngàn tỷ Won và 2 ngàn tỷ Won; SEVT là 28,32 ngàn tỷ Won và 3,04 ngàn tỷ Won; SDV là 18,2 ngàn tỷ Won và 1,26 ngàn tỷ Won; SEHC là 3,94 ngàn tỷ Won và 302 tỷ Won.

Có thể thấy, so với 2017, tất cả các chi nhánh của Samsung tại Việt Nam đều đạt được sự tăng trưởng về doanh thu trong năm 2018, nhưng chỉ có SEV và SEHC tăng về lợi nhuận, còn SEVT và SDV lại sụt giảm khá.

Các nhà máy Samsung nói trên hiện là một trong những nguồn thu hút vốn FDI lớn đối với Việt Nam. Các khoản đầu tư vào hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên của Samsung đã giúp hai tỉnh thành này liên tục dẫn đầu về thu hút FDI trong cả nước.

Theo Quang Sơn (Dân Việt)

Là nơi tọa lạc của hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, Bắc Ninh và Thái Nguyên trong những năm qua đã có những bước chuyển mình ngoạn mục trong bức tranh kinh tế - xã hội.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công Thương tại Báo cáo Xuất nhập khẩu 2021, hiện nay, Việt Nam đã trở thành nơi sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, chiếm tới 60% tổng lượng điện thoại bán ra của Tập đoàn này trên toàn cầu.

Mặc dù trong năm qua, nền kinh tế Việt Nam chịu đòn giáng mạnh từ làn sóng COVID-19 lần thứ 4 cùng các đợt giãn cách xã hội kéo dài, song theo công bố kết quả kinh doanh năm 2021 của Samsung, doanh thu của Tập đoàn này vẫn đại 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ 2020. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2020.

Những con số này phần nào cho thấy "gã khổng lồ công nghệ" Hàn Quốc đang làm ăn rất tốt tại Việt Nam. Dòng vốn đầu tư của Samsung còn góp phần không nhỏ giúp hai địa phương  - Thái Nguyên, Bắc Ninh, vốn có xuất phát điểm thuần nông, trở thành một hình mẫu trong thu hút đầu tư nước ngoài 

Dòng vốn đầu tư của Samsung tăng gấp 29 lần sau 14 năm

Ngày 25/3/2008 là cột mốc đặc biệt đối với Samsung cũng như tỉnh Bắc Ninh, bởi đây là ngày mà dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên tại Việt Nam của Tập đoàn này - nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tới tháng 4/2008, nhà máy chính thức được khởi công xây dựng.

Tiếp theo SEV tại Bắc Ninh, vào thời điểm ngày 25/3/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) đã chính thức khởi công, bắt đầu hình thành khu tổ hợp công nghệ Samsung thứ hai ở Việt Nam. Đồng thời, điều này cũng khẳng định cam kết biến Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về điện thoại di đông của tập đoàn. 

Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị di động với 65.000 nhân viên đặt tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên. (Ảnh: Samsung).

Tính đến nay, sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam bao gồm 6 nhà máy, một trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D) và một đơn vị bán lẻ. Trong đó SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (TP HCM) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á, và SVMC (TP Hà Nội) là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á.

Khởi đầu với tổng mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV tại Bắc Ninh, sau 14 năm, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã tăng gấp 29 lần, lên tới gần 19 tỷ USD. Đáng chú ý, số vốn đầu tư tại Bắc Ninh chiếm gần một nửa, đạt hơn 9,3 tỷ USD. 

Trong khi đó, tại Thái Nguyên, Samsung cũng liên tục tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất. Gần đây nhất, việc tăng vốn 920 triệu USD của Samsung tại nhà máy SEMV đã khiến tổng vốn đầu tư của Samsung tại Thái Nguyên đạt gần 7,3 tỷ USD.

Ngoài ra, năm 2008, số lượng nhân lực chỉ gần 600 người, nhưng nay, con số này đã là 110.000 người cho riêng hai nhà máy ở Bắc Ninh và Thái Nguyên. Tính tổng cộng tất cả các nhà máy của Samsung tại Việt Nam, con số lên đến 160.000 người. 

Quy mô GRDP Bắc Ninh tăng nhanh nhờ sự đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng

Từ địa phương thuần nông có diện tích nhỏ nhất cả nước, bắt đầu từ năm 2006, địa phương này đã bắt đầu cuộc cách mạng trong thu hút đầu tư nước ngoài với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới như Canon, Foxconn,... Song bước ngoặt lớn nhất chính là sự đầu tư, rót vốn của Tập đoàn Samsung.

Theo Số liệu thống kê chủ yếu thời kỳ 1997 - 2021 của Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, nếu như thời điểm năm 1997 tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành của tỉnh đạt hơn 2.000 tỷ đồng, năm 2005 đạt mức 8.331 tỷ đồng thì tới năm 2010 - tức sau hai năm năm Samsung rót vốn, con số này đã tăng lên 38.703 tỷ đồng.

Tính tới thời điểm năm 2021, quy mô GRDP của Bắc Ninh đã tăng lên hơn 227.000 tỷ đồng, gấp 113 lần năm 1997, với đóng góp phần lớn nhờ vào ngành công nghiệp - xây dựng (hơn 176.000 tỷ đồng), xếp thứ 8 về quy mô trong số 63 tỉnh, thành.

Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Bên cạnh đó, bất chấp dịch COVID-19, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 của tỉnh đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, gấp hơn 1.000 lần năm 1997 và vươn lên vị trí thứ nhất cả nước, vượt TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử đã tăng lên 79,3%. 

Sự xuất hiện của Samsung trong 14 năm qua đã giúp Bắc Ninh thu hút loạt doanh nghiệp vệ tinh cùng đến đầu tư, qua đó tạo hiệu ứng lan tỏa và đưa địa phương này trở thành điểm sáng thu hút FDI cũng như là cứ điểm ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam.  

Theo số liệu Niên giám Thống kê, nếu như giai đoạn 2000 - 2007 toàn tỉnh Bắc Ninh chỉ thu hút được 66 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn thực hiện hơn 231,4 triệu USD, thì trong giai đoạn 2008 - 2020, tức giai đoạn sau khi Samsung rót vốn, con số này đã tăng lên lần lượt là gần 1.600 dự án và hơn 17.300 tỷ USD vốn FDI thực hiện.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 4/2022, tỉnh Bắc Ninh có 1.780 dự án FDI còn hiệu lực, đứng thứ 7 cả nước về tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới 22,7 tỷ USD.

Bên cạnh đó, mặc dù là tỉnh có diện tích nhỏ nhất và dân số chỉ khoảng 1,4 triệu người song thu nhập bình quân đầu người của Bắc Ninh đã vượt 6.700 USD, đứng thứ 4 cả nước. Thu ngân sách nhà nước tăng từ mốc 198 tỷ đồng năm 1997 lên 32.422 tỷ đồng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 20 triệu USD năm 1997 lên mức 45.200 triệu USD...

Thái Nguyên tiến nhanh hơn nhờ dòng vốn đầu tư 7,3 tỷ USD của Samsung

Với vị trí là nhà đầu tư lớn nhất tại Thái Nguyên, hành trình 9 năm của Samsung tại địa phương này đã ghi nhận những dấu ấn nhất định, tác động tích cực tới tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự tăng trưởng vượt bậc trong hai năm 2014 và 2015 đã chứng minh cho "cú hích" từ dòng vốn đầu tư của Samsung cùng các vendor của tập đoàn này tại Thái Nguyên. 

Cụ thể, năm 2014 tạo ra mức tăng trưởng GRDP 29,6%, năm 2015 tăng 33,2%, góp phần hoàn thành vượt mức mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015, bình quân 5 năm đạt 15,9%. Nhìn chung, GRDP bình quân của Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 - 2021 đạt 14,2%/năm; tăng gấp gần 7 lần so với mức 2,14%/năm trong giai đoạn 2000 - 2012.

Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành năm 2010 của Thái Nguyên đạt gần 23,8 tỷ đồng, tuy nhiên tính sơ bộ tới năm 2020, con số này đã tăng lên hơn 116 tỷ đồng.

Sự phát triển vượt bậc của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện rõ qua cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và bứt phá ở khu vực công nghiệp. Trong năm 2021, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 58,72%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,76%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,52%.  

Samsung có máy nhà máy tại Việt Nam

Ngoài ra, theo thống kê cho thấy giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 có tổng 92 doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là các vendor của Samsung đến với Thái Nguyên, tạo ra một dòng vốn FDI chưa từng có.

Theo số liệu Niên giám Thống kê, tính từ giai đoạn 2000 - 2012, toàn tỉnh Thái Nguyên chỉ có 36 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn thực hiện hơn 210 triệu USD. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2013 - 2020, con số này đã tăng lên lần lượt là 163 dự án và hơn 7,57 tỷ USD vốn FDI thực hiện.

Như vậy, có thể thấy rõ, kể từ năm 2013 - khi Thái Nguyên đón nhận dòng vốn đầu tư của Samsung, địa phương đã ghi nhận mức tăng hơn 4 lần về số lượng dự án FDI và gấp 36 lần về tổng vốn FDI thực hiện. Lũy kế đến tháng 4/2022, tỉnh Thái Nguyên có 194 dự án FDI còn hiệu lực, đứng thứ 11 cả nước về tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới 9,8 tỷ USD. 

Trong kế hoạch phát triển của Samsung, Việt Nam đang vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu và sẽ trở thành trung tâm chiến lược về R&D.

Hiện nay, Samsung đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn. Trung tâm R&D mới của Samsung dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2022 và sẽ tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới như AI, Big Data, IoT... đóng góp vào thành công chung của Việt Nam.

Phương Trang