Sáng kiến kinh nghiệm bỏ rác đúng nơi quy định

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc.

Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
  Văn Thị Hằng 27/10/1976 Trường mầm non Đại An PHT ĐHMN 100%

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non

1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Trường mầm non Đại An

2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ phận chăm sóc nuôi dưỡng

3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (bắt buộc phải ghi để làm cơ sở đánh giá tính khả thi, hiêu quả của sáng kiến):  01/10/2019

4- Mô tả bản chất của sáng kiến (đề nghị ghi rõ để làm cơ sở xét sáng kiến, nếu bỏ qua các bước này thì sáng kiến có thể không đề nghị công nhận)

Như chúng ta đã biết bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa là vấn đề rất quan trọng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững đất nước, là vấn đề mang tính toàn cầu. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, các nhà chức trách, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa, bảo vệ nguồn nước, nhưng tất cả là chưa đủ để cải thiện, tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non để giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Việc chỉ đạo bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa trong trường mầm non được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, cụ thể để là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do sự gia tăng dân số; khí thải của công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều, nhất là rác thải từ nhựa và bao ni lông do không xử lý tốt; ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp và khu đô thị hóa; hệ thống giao thông quá tải gây khói bụi, tiếng ồn …cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Trước thực trạng đó BVMT đã trở thành vấn đề cấp bách mang tính chiến lược toàn cầu vì vậy chính phủ đưa nội dung GD bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với phương châm “ lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính ”.

Đồng hành với những vấn nạn ấy, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên làm gì để góp phẩn vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đang được toàn xã hội quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Với tình hình thực tế tại đơn vị, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với nhà trường, trẻ và Phụ huynh đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non.

4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (phân tích ưu điểm, nhược điểm của nó)”:

* Ưu điểm:

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ UBND, phòng GDĐT huyện Đại Lộc, cũng như UBND xã Đại An, đầu tư xây dựng Trường có khung cảnh sư phạm khang trang, đẹp mắt. Nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất với đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non. Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát việc bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong nhà trường

Đa số phụ huynh đều quan tâm chăm sóc giáo dục con nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.

Đội ngũ giáo viên, nhân viên ổn định, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện nghiêm việc phân loại rác tại nguồn theo yêu cầu của nhà trường

* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì còn gặp phải  những khó khăn:

Ý thức tham gia giữ gìn môi trường của một số trẻ còn hạn chế.

Nhận thức của một số phụ huynh trong việc bảo vệ môi trường chưa cao, Sự hợp tác giữa cha mẹ và cô giáo có những khó khăn như: nhiều phụ huynh chưa quan tâm việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó một số phụ huynh mải mê công việc của mình không quan tâm đến con mà giao cho ông bà đưa đón con hàng ngày, nên trẻ thích làm gì đều đáp ứng ngay không cần biết điều đó có hại cho môi trường xung quanh.

4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:

Từ tình hình thực tế tại đơn vị, bản thân tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số nội dung cải tiến để khắc phục những nhược điểm như sau:

– Bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, thực hành về giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống rác tải nhựa đến tòan thể CB,GV,NV trong nhà trường

– chỉ đạo giáo viên chú trọng công tác giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm hình thành thói quen cho trẻ về ý thức bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa trong nhà trường

+ Thực hiện bỏ rác đúng nơi qui định, phân loại rác tại nguồn đúng theo yêu cầu, giáo dục trẻ không mang quà vặt đến lớp nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông, rác thải nhựa khi đến trường.

– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc phân loại rác theo yêu cầu của từng bộ phận, chú trọng kiểm tra vệ sinh môi trường lớp học.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các ban ngành và công tác phối hợp với phụ huynh và giáo viên, nhân viên.

4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:

Tài liệu tập huấn công tác bảo vệ môi trường phòng chống rác thải nhựa của chương trình WWF

Một số hình ảnh minh họa cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà trường.

Tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.

4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp (nhằm để giải quyết các vấn đề đã nêu trên):

Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch Chỉ đạo thực hiện bảo vệ môi trường phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non:

Ngay từ đầu năm học căn cứ theo nhiệm vụ năm học phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc. của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trong đó chú trọng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể thời gian, nội dung công việc, biện pháp thực hiện và người thực hiện cụ thể theo từng tháng.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng khối và từng lớp, phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế của lớp và của trẻ.

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường cần được cụ thể, tích hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế của lớp là rất quan trọng, vì qua đây giáo viên lựa chọn và lồng ghép các hoạt động trong ngày dễ dàng với lứa tuổi để kết quả giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao.

Phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, thường xuyên phát động phong trào hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, bao ni lông khó phân hủy. Xây dựng các mô hình thu gom và phân loại rác thải trong nhà trường,

Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phòng chống rác thải nhựa:

Công tác bảo vệ môi trường cần phải huy động được sức mạnh của cả cộng đồng nói chung và tập thể trường mầm non Đại An nói riêng, vì vậy để chỉ đạo cho đội ngũ CB,GV,NV và học sinh thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa là rất quan trọng, nó mang tính chất bao quát các hoạt động nhằm tạo ra sự chính xác trong nhìn nhận về môi trường, hiểu biết hơn về môi trường, Từ đó biến hoạt động bảo vệ môi trường thành hoạt động mang tính chất tự giác, thường xuyên của mỗi CB,GV,NV và học sinh trong nhà trường.

Bồi dưỡng nội dung, phương pháp giáo dục, thái độ bảo vệ môi trường trong giáo dục mầm non cho giáo viên, nhân viên thông qua lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn hè…

Tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức về  nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho 100% CB,GV,NV trong nhà trường. Trong thực tế việc nhận thức và trách nhiệm giáo viên, nhân viên trong nhà trường về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa chưa cao, mỗi người có cách nhận thức khác nhau, vị thế tôi đã tham mưu với nhà trường tổ chức tập huấn cho giáo viên nhân viên về kiến thức bảo vệ môi trường, để mỗi giáo viên, nhân viên cần hiểu rõ và đúng hơn về trách nhiệm việc bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa trong nhà trường là việc làm cần thiết nhất và cũng là thực hiện trách nhiệm của một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời gian hiện nay, cũng như ươm trồng những lớp mầm non cho đất nước sau này.

Việc bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, vì khi giáo viên nhận thức đúng đắn về mục tiêu, ý nghĩa và có được một số kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa từ đó sẽ quan tâm đi sâu hơn về giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cũng như công tác phòng chống rác thải nhựa trong nhà trường.

Bên cạnh việc bồi dưỡng lý thuyết tôi còn tổ chức cho giáo viên, nhân viên thực hành việc phân loại rác tại nguồn theo 3 loại rác mà tổ chức WWF yêu cầu để giáo viên, nhân viên nhận biết tác dụng về từng lọai rác mà thực hiện tốt hơn.

Biện pháp 3: Tăng cường công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng cho hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong nhà trường:

Trong những năm qua nhà trường đã tích cực trong công tác tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương và phối hơp chặt chẽ với cha mẹ trẻ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo sân chơi đảm bảo theo tiêu chí trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Bên cạch đó nhà trường làm tranh, pano, biểu bảng có nội dung về bảo vệ môi trường, và luôn quan tâm đến môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn nhằm tạo điều kiện để trẻ có cơ hội được vui chơi học tập với môi trường an toàn thân thiện.

Ngoài ra đề thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong nhà trường, tôi đã tham mưu nhà trường mua sắm đầy đủ thùng đựng rác từ bên ngoài cho đến từng lớp học cũng như bộ phận bếp ăn bán trú để thực hiện đảm bảo việc phân rác tại nguồn theo qui định của nhà trường. Bố trí các thùng rác ở vị trí thuận tiện để phụ huỳnh cùng thực hiện một cách đồng bộ hơn, mỗi thùng rác đều được dán nhãn tên của từng loại rác để tiện việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh thu gom, phân loại rác tại nguồn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm để kịp thời chấn chỉnh.

Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, từ đó cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng và giáo dục trẻ có thái độ tích cực đối với môi trường thiên nhiên trong nhà trường.

Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, huy hoạch mở rộng thêm các khu vui chơi cho trẻ, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý trẻ.

Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa vào các hoạt động trong ngày của trẻ.

Nhằm thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng các vật dụng nhựa một lần và túi nilon khi mua thực phẩm góp phần bảo vệ môi trường tại trường học, toàn thể CBGVNV cần chung tay góp sức trong công tác bảo vệ môi trường, coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa, từ đó tôi chỉ đạo giáo viên, nhân viên thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền với các ban ngành và phụ huynh về việc bảo vệ môi trường, phòng, chống rác thải nhựa thông qua những hình thức như: Tuyên truyền qua phát thanh măng non của trường, các buổi họp phụ huynh, các hội thi, qua góc tuyên truyền giáo dục ở các lớp và nhà trường. Phối hợp với các ban ngành và phụ huynh để triển khai các công văn của phòng giáo dục, địa phương về việc bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa. Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng trong đó có sự đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh của nhà trường. vì thế thông qua các buổi họp phụ huynh để tổ chức tập huấn cho phụ huynh nắm bắt về việc bảo vệ môi trường, chống rác thỉ nhữa theo chương trình của tổ chức WWF để phụ huynh thấy rõ tầm quan trong về môi trường và tác hại của rác thải nhựa đối với đời sống và sức khỏe của con người..

Tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, nhất là các công việc thu gom, phân loại rác thải tại trường, tổ chức lao động làm vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ chơi của trẻ tại các khu vui chơi, phát quang bụi rậm, trồng cây xanh, hoa trong sân trường tạo môi trường xanh sạch đẹp; Tổ chức viết, đăng tin, bài tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng chiến dịch trên trang điện tử của Nhà trường… Thông qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh đối với công tác bảo vệ môi trường, vì một môi trường học tập, sinh hoạt xanh – sạch – đẹp.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác động nguy hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.

Lồng ghép nội dung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm nhựa. Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường “Chống rác thải nhựa” vào các hoạt động của trẻ…

Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ có thói quen bảo vệ môi trường trong ngoài lớp học, nơi công cộng

Ngoài ra tôi chỉ đạo cho giáo viên thường xuyên tổ chức truyên truyền qua góc phụ huynh ở lớp nhằm giúp những phụ huynh chưa có điều kiện tham gia tập huấn của lớp nắm bắt kịp thời những thông tin, kiến thức và mục tiêu của bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa trong nhà trường. Vận động cán bộ, viên chức, phụ huynh học sinh và người thân tham gia hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như giấy bìa, giấy báo, chai nước thủy tinh… thay thế cho bao ni lông, chai nhựa, Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong đơn vị về nguy cơ ô nhiễm nhựa và túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy; tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông…Để thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác này tại Trường tôi chỉ đạo cho giáo viên thường xuyên, liên tục tuyên truyền với phụ huynh về tác hại của chất thải nhựa, với sự ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người, các hành động giảm thiểu chất thải nhựa… theo các hình thức, nội dung phù hợp; truyên truyền trực quan hình ảnh, qua góc tuyên hay trao đổi trực tiếp vào những giờ đón trả trẻ nhằm nhắc nhở mọi người cùng hành động bảo vệ môi trường.

Tuyên truyền với phụ huynh về việc phân loại rác thải đúng yêu cầu còn nhằm giúp cho phụ huynh biết tác dụng của việc bảo vệ môi trường.

Thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh dọn dẹp rác thải trong nhà trường. Chỉ đạo các lớp thường xuyên lao động vệ sinh, phân loại rác thải theo yêu cầu, vận động giáo viên, nhân viên tuyệt đối không sử dụng nước đóng chai hằng ngày cũng như trong các hội nghị của nhà trường.

Tôi thường xuyên chỉ đạo giáo viên tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Giáo viên có thể sáng tác trò chơi có nôi dung phù hợp với chr đề hay từng hoạt động như: đưa trò chơi phân loại rác, hành động đúng, sai về ý thức bảo vệ môi trường.

Biện pháp 5: Kết hợp với cha mẹ trẻ giáo dục bảo vệ môi trường và Thực hiện phân rác tại nguồn:

Trong nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, bởi cha mẹ trẻ và những người thân trong gia đình là những người gần gũi và hiểu trẻ nhất. Họ là người có trách nhiệm theo suốt cuộc đời đối với sự phát triển và sự tiến bộ của trẻ. Đây là việc làm nhà trường xác định có tầm quan trọng rất lớn để đem đến kết quả trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ sau này.

Do vậy, tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên trao đổi tình hình trẻ ở tại trường với cha mẹ trẻ trong giờ đón trả trẻ, kết hợp tuyên truyền giáo dục cùng nhau bảo vệ môi trường.

Qua giờ đón, trả trẻ nhắc nhở phụ huynh không mang quà vặt cho trẻ khi đến trường, vì những thức ăn vặt của trẻ như bánh, kẹo, hộp C.. được sử dụng toàn bằng những hộp nhựa, bao nilong, nếu phụ huynh thường xuyên cho trẻ mang quà vặt đến lớp thì lượng rác thải từ những sản phẩm nhựa sẽ tăng lên thì sẽ gây khó khăn cho việc xử lý rác của nhà trường, nhắc trẻ bỏ rác đúng nơi qui định, khi nhìn thấy rác nơi công cộng, ngoài sân trường phải nhặt bỏ vào thùng rác, đó cũng là một việc để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ và hình thành một thói quen nhất định cho trẻ trong việc ý thức bảo vệ môi trường

Giáo viên thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ những tiến bộ, trẻ có ý thức bảo vệ môi trường lớp và trường học, từ đó gia đình cùng động viên và làm gương cho trẻ về ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng rác thải nhựa trong sinh hoạt hằng ngày. Việc phối  kết hợp với cha mẹ học sinh về giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là rất cần thiết: Vì qua trao đổi thông tin hai chiều giáo viên và gia đình trẻ cùng ý thức bảo vệ môi trường và là những tấm gương cho trẻ noi theo.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh tham gia lao động vệ sinh trường, lớp tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp; rà soát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu gom và phân loại rác thải, có giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày đảm bảo theo quy định không để úng ứ gây ô nhiễm môi trường

4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế –  kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức khác):

Qua một năm chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong nhà trường, với sự kết hợp đồng bộ các biện pháp trên, nhà trường đã được đánh giá cao trong công tác thực hiện vệ sinh môi trường của các đội ngũ GV,NV và trẻ trong nhà trường, được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ và phối hợp chặt chẻ trong việc giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân để thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong nhà trường.

5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không

6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Với những biện pháp như đã nêu trên đã nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường việc bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non.

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là hạn chế việc sử dụng rác thải nhựa sự dụng 1 lần và phân loại rác theo qui định nhằm giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường trong nhà trường.

 Giáo viên thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào từng hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh và giáo dục hàng ngày, thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi…đạt hiệu quả cao.

Thực hiện có hiệu quả việc phân loại rác tại nguồn cũng là một trong những biện pháp thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong nhà trường

7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó ; hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi):

Theo dự kiến của những cá nhân cũng như nhà trường khi áp dụng sáng kiến đặc biệt là khi áp dụng những giải pháp về bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ. Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống rác thải nhựa hay phân loại rác tại nguồn… Tập thể sư phạm đã có một nhận thức nhất định trong công tác bảo vệ môi trường và phòng chống rác thải nhựa và đã tạo được uy tín của nhà trường đến các bậc phụ huynh và cộng đồng.

Nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa ở nhà trường cần được chỉ đạo chặt chẽ với việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

* So với lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi chưa áp dụng các biện pháp trên thì nhà trường đã tốn kém về tài chính cũng như về thời gian.

8- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ
  Lê Thị Thanh Hài 15/02/1978 Trường mầm non Đại An GV + TTCM ĐHMN Tổ chức chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ
  Trương Thị Lai 02/08/1985 Trường mầm non Đại An GV+ TTCM ĐHMN Tổ chức chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ
  Nguyễn Thị Thùy Trâm 20/05/1989 Trường mầm non Đại An NVYT TCĐD Tuyên truyền phụ huynh thực hiện chăm sóc sức khỏe trẻ, vệ sinh môi trường, phòng chống rác thải nhựa
  Ngô Thị Thu Hương 07/02/1983 Trường mầm non Đại An CD   Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  Lê Phương Duy An 10/02/1990 Trường mầm non Đại An CD   Tiếp phẩm, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Xác nhận và đề nghị của

cơ quan, đơn vị tác giả công tác

Đại An, ngày 15  tháng 02 năm 2020                                                                           Người nộp đơn

Văn Thị Hằng