Sau khi tiêm vaccine covid có nên tập thể dục

Chủ đề Covid-19 hiện nay vẫn còn rất nóng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cũng thời điểm này, tổng đài tư vấn của bệnh viện MEDLATEC nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến tiêm vắc xin Covid. Một trong số đó là thắc mắc “sau tiêm vắc xin bao lâu thì được tập thể dục?”. Hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

1. Một số phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin

Hầu hết như các loại vắc xin khác thì vắc xin Covid-19 cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người được tiêm. Trong những nghiên cứu lâm sàng cho thấy đa số các tác dụng phụ do vắc xin này gây ra điều ở mức độ từ nhẹ đến vừa, sẽ biến mất sau vài ngày.

Bạn cũng đừng quá lo lắng về những tác dụng phụ này, vì vắc xin khi được tạo ra và đưa vào sử dụng một cách rộng rãi trong cộng đồng thì nó đã trải qua một quá trình kiểm định nghiêm ngặt về mức độ an toàn và hiệu lực. Các dấu hiệu phản ứng sau khi tiêm vắc xin cho thấy cơ thể bạn đang đáp ứng tạo ra kháng thể, cũng có thể nói đây là một quá trình huấn luyện giúp cho hệ miễn dịch của bạn chống lại được virus SARS-CoV-2 khi vô tình nhiễm bệnh.

Dưới đây là một số các phản ứng phụ mà bạn có thể sẽ gặp qua sau khi tiêm vắc xin, lưu ý rằng những phản ứng này có thể gặp tùy theo cơ địa của mỗi cá thể:

  • Tác dụng phụ tại vị trí tiêm: cảm giác đau nhức khó chịu, đỏ, tăng cảm giác đau, sưng, ngứa, sưng tấy.

  • Tác dụng toàn thân: mệt mỏi, đau nhức cơ, sốt (từ 38℃ trở lên và là phản ứng thường gặp nhất), đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi,… sốt có thể được xem là phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm vắc xin.

Sau khi tiêm xong nên ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút, nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các loại vắc xin chứ không riêng gì Covid-19. Vì đây là khoảng thời gian biến chứng sau khi tiêm có thể xuất hiện như sốc phản vệ. Các trường hợp bị sốc phản vệ cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất sau khi tiêm phòng

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu sau đây bạn cũng cần hết sức lưu ý, khi xuất hiện những dấu hiệu này thì hãy lập tức liên hệ với các cơ quan y tế gần nhất để được chăm sóc và hỗ trợ kịp thời:

  • Da mẩn đỏ, tím tái hay phát ban, có thể xuất huyết dưới da.

  • Có cảm giác tê quanh môi hay lưỡi.

  • Đau đầu dữ dội kéo dài, giảm trí nhớ, co giật, ngủ gật hay có thể thậm chí là hôn mê.

  • Đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực như mới hoạt động thể thao xong, hiện tượng có thể kéo dài, ngất.

  • Họng ngứa, nghẹn họng, khó nói.

  • Thở khò khè, rít từng cơn, khó thở dẫn đến tím tái.

  • Buồn nôn, quặn bụng và có thể tiêu chảy.

  • Sốt cao liên tục trên 39℃ ngay cả khi đã dùng thuốc hạ sốt.

2. Sau tiêm vắc xin bao lâu thì được tập thể dục?

Các chuyên gia khẳng định, sau khi tiêm vắc xin bạn có thể tập thể dục trở lại. Ngay cả khi xuất hiện một số các phản ứng phụ gây khó chịu mà chúng tôi đã nêu trên. Tuy nhiên những tác dụng phụ này có thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả tập luyện của bạn. Ngoài ra, cũng không có bằng chứng nào cho thấy tập thể dục trước và sau khi tiêm vắc xin sẽ làm giảm hiệu quả của vắc xin, điều này cho đến nay vẫn chưa có kết quả chính xác.

Bạn không cần phải ép buộc bản thân mình tập thể dục sau khi tiêm vắc xin. Nếu sau khi tiêm chủng về, không đủ sức khỏe để rèn luyện thể thao thì hãy dành một ngày để nghỉ ngơi. Tùy vào tác dụng phụ mà bạn có thể tự mình chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng hiện tại. Giả sử, tại vị trí tiêm gây đau ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tay thì thay vì chọn bài tập thể lực toàn thân bạn có thể đổi sang các bài tập chân hay thân dưới. Nhưng nếu bạn vẫn muốn vận động dù cơ thể mệt mỏi thì bạn có thể đi bộ thay vì tập các bài HIIT.

Đi bộ là bài tập vận động phù hợp cho thể trạng của bạn sau khi tiêm phòng

Theo CDC, có thể giảm bớt phản ứng phụ do vắc xin gây ra bằng cách sử dụng acetaminophen, ibuprofen, aspirin hay một số loại thuốc chống dị ứng. Nhưng khi sử dụng các loại thuốc này bạn cần trao đổi với bác sĩ để có được hướng dẫn cụ thể nhất. Sau khi sử dụng các loại thuốc trên, cơ thể không còn khó chịu thì bạn có thể tập những bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng. Ngoài ra, nếu không cần sử dụng thuốc hay không gặp bất kì tác dụng phụ nào thì bạn có thể thoải mái rèn luyện bình thường nhưng đừng quá sức.

Mặc khác, nếu sốt quá cao, mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ hay gặp những dấu hiệu mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên thì hãy liên hệ ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và chăm sóc y tế kịp thời.

3. Lập kế hoạch tập luyện hợp lý

Không thể biết rõ vắc xin sẽ phản ứng như thế nào đối với cơ thể sau khi tiêm, do đó tốt nhất bạn lập kế hoạch rèn luyện cụ thể sau khoảng 2 - 3 tuần sau khi tiêm. Mặc khác, bạn cũng cần nhớ rằng phải mất khoảng 2 tuần kể từ khi hoàn thành mũi thứ 2, bạn mới được xem như là tiêm phòng đầy đủ. Vì thế, trong khoảng thời gian 2 tuần này bạn nên lập kế hoạch luyện tập ngay tại nhà, hạn chế ra ngoài tập luyện vì bạn vẫn có khả năng mắc Covid-19 do vắc xin vẫn chưa có hiệu lực trong khoảng thời gian này.

Ngoài chú ý đến việc tập thể thao, bạn cũng cần cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho nhu cầu hoạt động của cơ thể. Nếu muốn tăng cường sức đề kháng thì trong chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất vi lượng có nguồn gốc từ thực vật và động vật.

Bên cạnh tìm hiểu sau tiêm vắc xin bao lâu thì được tập thể dục và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thì việc uống nước cũng hết sức quan trọng. Bởi sau khi tiêm phòng thường có dấu hiệu sốt, hiện tượng này khiến cơ thể tỏa nhiệt dẫn đến mất nhiều nước và điện giải. Vì thế cần đáp ứng đủ lượng nước cho cơ thể, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Sử dụng thêm Oresol để bổ sung thêm chất điện giải và năng lượng cho cơ thể, tránh suy nhược, mệt mỏi.

Uống nước đầy đủ để tránh hiện tượng mất nước khi bị sốt

Vậy để trả lời cho câu hỏi: “sau tiêm vắc xin bao lâu thì được tập thể dục”, tùy vào thể trạng sức khỏe của bạn khi hoàn thành 2 mũi tiêm, thì việc tập luyện thể thao có thể giúp bạn giảm bớt được các tác dụng phụ của thuốc, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên hãy lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, không nên tập bài nặng và quá sức vì nó sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn.

Sau nhiễm COVID-19, người bệnh cần có chế độ tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện. Nếu vẫn giữ nguyên cường độ tập như trước khi mắc bệnh sẽ khiến cơ thể không có thời gian phục hồi tổn thương.

Câu hỏi: Sau khi khỏi COVID-19 được 2 ngày, tôi duy trì thói quen tập thể dục trở lại bình thường. Liệu điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?

Trả lời: Bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai:

Sau nhiễm COVID-19, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện như các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng máu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực, giúp tăng cường chức năng phổi.

Chúng ta nên thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,... với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn.

Một số trường hợp sau khi khỏi bệnh chỉ đạt được 50% năng suất và sức lực so với trước. Điều đó khiến họ stress và mất ngủ. Đừng quá lo lắng khi cơ thể bạn không hồi phục lại ngay khi khỏi bệnh. Ngay cả F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, tự khỏi, sau 7 ngày thì chỉ nên tập luyện lại 50% khả năng cũng như cường độ so với lúc khỏe...

Để cải thiện sức khỏe dần dần, người bệnh nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, nên tập yoga. Thực tế đã chứng minh rằng tập luyện yoga và thiền giúp cải thiện sức khỏe phổi, hồi phục cơ thể sau nhiễm COVID-19.

Nếu người mới khỏi COVID-19 chủ quan, vẫn giữ nguyên cường độ tập như trước khi mắc bệnh sẽ khiến cơ thể không có thời gian phục hồi tổn thương (tổn thương cơ/rối loạn chuyển hóa/dinh dưỡng).

Ngoài ra việc vội vàng luyện tập trở lại và luyện tập không đúng phương pháp sẽ dẫn tới kéo dài thời gian hồi phục, thậm chí là tái phát bệnh và có thêm tổn thương (extra layer of complexity) như: hụt hơi, đau ngực, giảm khả năng vận động, co cứng cơ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và các vấn đề về tim mạch cũng như hô hấp khác.

Thời điểm tập luyện tối ưu và an toàn được khuyến cáo là sau 7-10 ngày hết triệu chứng COVID-19. Người bệnh không nên tập luyện lại khi vẫn còn triệu chứng COVID-19 mà nên đợi sau khi hết triệu chứng ít nhất 7-10 ngày.

Khi tập trở lại nên tập chậm và tăng dần cường độ. Đặc biệt những người có vấn đề về tim mạch, hô hấp, sốt, ho, khó thở hay đau ngực kéo dài thì càng cần phải lưu tâm.

Hãy lắng nghe cơ thể của bạn là lời khuyên luôn đúng trong mọi tình huống bởi sự hồi phục và thích ứng tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người.

Với những người thích tập fitness cường độ cao, nên trao đổi với bác sĩ/huấn luyện viên. Lộ trình được khuyến cáo là 4 tuần tập luyện để trở về trạng thái tập bình thường.

Người bệnh cũng không nên hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi và phát triển các bệnh về hô hấp khác. Đồng thời nghiêm túc thực hiện 5K để tránh tái nhiễm biến chủng khác của COVID-19.

Nguồn: PV/nhandan.vn

Sau khi tiêm vaccine covid có nên tập thể dục
Người dân tập thể dục tại khu vực Cầu Cảng ở thành phố Sydney, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Luyện tập thể dục với cường độ nhẹ đến vừa trong vòng 90 phút sau khi tiêm vaccine phòng cúm hay vaccine ngừa COVID-19 và sau đó duy trì cường độ và thời lượng luyện tập như trên có thể giúp tạo ra lượng kháng thể trong 4 tuần sau tiêm nhiều hơn so với những người ngồi một chỗ hoặc làm các công việc thường ngày.

Nghiên cứu tại Đại học bang Iowa (Mỹ) được đăng trên tạp chí "Não bộ, Hành vi và Miễn dịch" cho thấy kháng thể sinh ra nhiều hơn ở những người tập đạp xe tại chỗ hoặc đi bộ nhanh, cũng như những người chạy bộ bằng máy chạy trong 1,5 giờ sau khi tiêm.

Kháng thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể "tìm kiếm và phá hủy" các loại virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

Trong khi đó, vaccine giúp hệ miễn dịch học cách nhận dạng một số vật thể lạ và phản ứng bằng cách tăng sự bảo vệ của cơ thể, trong đó có tăng kháng thể.

[Nghiên cứu đầu tiên cho thấy miễn dịch giảm sau mũi vaccine tăng cường]

Giáo sư Marian Kohut, tác giả dẫn dắt nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên xác nhận về khoảng thời gian có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể có từ vaccine của Pfizer/BioNTech và hai loại vaccine phòng cúm."

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện trên có thể trực tiếp có lợi cho những người chăm luyện tập.

Một nửa người tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI ở mức nặng cân hoặc béo phì.

Trong 90 phút tập luyện, họ tập trung vào duy trì nhịp độ vận động để giữ tim ở mức 120-140 nhịp/phút, hơn là tăng khoảng cách.

Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm xem liệu người tham gia có thể tăng kháng thể tương tự nếu chỉ luyện tập 45 phút hay không và phát hiện rằng luyện tập trong thời gian ngắn hơn không giúp tăng lượng kháng thể.

Theo Giáo sư Kohut, nghiên cứu tiếp theo nhóm sẽ thử nghiệm xem liệu bài tập 60 phút có đủ để tạo kháng thể hay không.

Giải thích về cơ chế giúp tăng kháng thể nhờ luyện tập, giáo sư Kohut cho biết có nhiều lý do. Vận động giúp tăng lưu thông máu và bạch cầu, giúp tế bào miễn dịch được lưu thông. Khi các tế bào này di chuyển khắp cơ thể, chúng sẽ có nhiều khả năng phát hiện bất cứ "vật thể lạ" nào.

Dữ liệu thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy một loại protein (như interferon alpha) được sản sinh ra trong quá trình luyện tập giúp sinh tế bào T và kháng thể chống virus.

Tuy nhiên, giáo sư Kohut cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để tìm ra câu trả lời tại sao và như thế nào cho hiện tượng trên.

Ông cũng lưu ý rằng có nhiều thay đổi diễn ra khi chúng ta tập luyện-trao đổi chất, hóa sinh, nội tiết và hormon, tuần hoàn máu. Vì vậy cũng có thể có sự kết hợp của nhiều nhân tố góp phần vào việc sinh kháng thể trong nghiên cứu trên.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi phản ứng sinh kháng thể của những người tham gia trong 6 tháng sau khi tiêm và khởi động một nghiên cứu khác tập trung vào hiệu quả của việc luyện tập thể dục ở những người tiêm mũi tăng cường./.

Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)