Sinh mổ kiêng nếp bao lâu

Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp? Đợi đến khi vết mổ lành hẳn, từ 2 – 6 tháng là mẹ có thể ăn đồ nếp, xôi được rồi.

Nội dung bài viết:

  • Đồ nếp có công dụng nào cho mẹ sau sinh không?
  • Nên kiêng đồ nếp sau sinh mổ trong bao lâu?
  • Mẹ sau sinh nên kiêng gì để nhanh lành sẹo?

Mẹ sau sinh ăn đồ nếp có lợi ích gì?

Đồ nếp (xôi, bánh nếp, chè gạo nếp…) là các món ăn làm từ thành phần chính là gạo nếp, được nhiều chị em yêu thích. Theo dân gian, gạo nếp có vị ngọt và tính ấm, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồ nếp chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú. Trong 100g gạo nếp có chứa:

  • Đạm: 8,2g
  • Tinh bột: 74,9g
  • Canxi: 32mg
  • Kali: 282mg
  • Sắt: 1,2mg
  • Nước: 13,6g
  • Chất béo: 1,5g
  • Chất xơ: 600mg
  • Phospho: 98mg
  • Vitamin A, B1, B2, C… 

Theo Đông y, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, dùng để chữa các bệnh như đái tháo đường, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, nôn mửa ở phụ nữ mang thai…

Bạn có thể chưa biết:

Sinh mổ ăn trứng vịt lộn được không?

Bà đẻ có ăn được thịt bò không?

Bà đẻ ăn đồ nếp được không? Đối với mẹ sau sinh, đồ nếp được đánh giá là món ăn giúp tăng cường tiết sữa, giúp mẹ hồi máu và sữa về nhanh, về nhiều. Chính vì vậy, nhiều chị em thường bổ sung thêm đồ nếp vào thực đơn sau sinh.

Bên cạnh đó, gạo nếp cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan nên có thể giúp mẹ ngăn ngừa được một số bệnh như ung thư trực tràng. Tuy nhiên, mới sinh mổ xong bác sĩ thường dặn mẹ kiêng đồ nếp, rau muống, thịt bò… Vậy mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sinh mổ kiêng nếp bao lâu

Đồ nếp giàu chất sắt rất phù hợp với những người thiếu máu như mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?

Không thể phủ nhận công dụng tuyệt vời của đồ nếp đối với mẹ sau sinh. Nhiều thai phụ cũng có sở thích ăn đồ nếp. Do đó, câu hỏi sau sinh mổ bao lâu được ăn đồ nếp đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các mẹ.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp? Theo giải thích của các bác sĩ, thai phụ sinh mổ vừa trải qua phẫu thuật, người đang viêm sưng nên cần tránh đồ nếp ngăn ngừa hiện tượng mưng mủ. Nhất là khi vết mổ chưa lành thì mẹ sau sinh không nên vội vàng ăn đồ nếp mà rước họa vào thân. Nó có thể làm cho vết thương khó lành hơn rất nhiều.

Vì vậy, các mẹ nên đợi cho vết mổ lành hẳn hãy ăn đồ nếp. Thông thường, sau 2 tháng vết mổ bên ngoài lành lại và phải mất 6 tháng để lành vết mổ bên trong.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ nên chờ vết mổ lành hẳn hãy ăn đồ nếp

Nên ăn gì để vết mổ mau lành tránh để lại sẹo và mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe?

Mẹ nên uống nước thường xuyên

Mỗi ngày mẹ sau sinh cần uống đủ 2 lít nước để đảm bảo kích lượng sữa ra cho con. Bên cạnh đó, còn ngăn ngừa được tình trạng viêm đường tiết niệu mà phụ nữ sau sinh hay gặp.

Uống nước thường xuyên để kích đủ sữa cho con mỗi ngày

Bổ sung thịt đỏ giàu đạm và sắt

Sau sinh mổ cơ thể mẹ mất một lượng máu khá lớn nên rất mệt mỏi. Do đó, mẹ cần phải bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt, đạm vào khẩu phần ăn hằng ngày. Những thực phẩm này sẽ giúp mẹ sau sinh hồi phục năng lượng qua đó thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết mổ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Mới sinh mổ ăn gì để vết mổ mau lành, nhiều sữa cho con?

7 mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh mổ ăn ngon, mau lành vết thương

Rau củ và trái cây tươi

Sau sinh mổ, chị em thường ít vận động lại ăn nhiều thực phẩm chứa dưỡng chất. Theo đó, chị em dễ bị táo bón, trĩ là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thực đơn của bà đẻ mổ cần có thêm rau xanh với tính mát như mồng tơi, rau ngót… Mẹ cũng cần ăn thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như bưởi, táo, chuối, đu đủ…

Mẹ sau sinh mổ nên ăn nhiều rau củ và trái cây tươi để phòng ngừa bệnh táo bón, trĩ

Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của mẹ còn rất non yếu sau thời gian sinh mổ 1-2 ngày. Do đó, chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ phải là những thực phẩm dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ. Sau sinh mổ 3-4 ngày thì mẹ bắt đầu có thể ăn nhẹ nhàng từng bữa và tránh ăn quá nhiều một lúc.

Mẹ sau sinh mổ khoảng 1 tuần thì có thể ăn uống trở lại bình thường. Lúc này, nhiều thai phụ cũng đã lấy lại được cảm giác ăn uống. Nên bắt đầu có thể bổ sung món ăn chứa nhiều dưỡng chất giúp cơ thể nhanh hồi phục.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Không nên thực phẩm tanh vì có thể khiến vết mổ lâu liền

Trong khoảng thời gian từ 1- 3 tháng sau sinh mổ, thai phụ nên tránh các loại thức ăn có vị tanh như cá, ốc… Đây là nguyên nhân gây nên sự ức chế đông máu sau phẫu thuật làm vết thương lâu liền da.

Mẹ cũng cần chú ý đến một số thực phẩm như lòng trắng trứng, rau muống cũng có thể làm vết mổ viêm nhiễm hay gây sẹo lồi.

Bên cạnh lựa chọn thực phẩm thì các mẹ sau sinh cũng nên lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sau khi mua về phải rửa nhiều lần với nước sạch rồi mới đem chế biến
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn tái sống, chưa được nấu chín kỹ để tránh mắc các bệnh đường ruột
  • Không ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm để qua đêm nhất là rau và hải sản, hạn chế đồ chiên rán dầu mỡ, rượu bia chất kích thích…
  • Nên uống nước ấm nóng để kích thích tạo sữa cho con bú, hạn chế uống nước đá, nước lạnh…

Vậy mẹ đẻ mổ kiêng đồ nếp bao lâu? Câu trả lời là đợi khi vết mổ lành hoàn toàn nhé các mẹ! Đừng vội vàng ăn mà có thể hại cả mình và ảnh hưởng đến cả con.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Chị em thường rất lo lắng không biết sau sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà và sinh mổ bao lâu được ăn nếp. Cũng như các giá trị dinh dưỡng và công dụng của hai loại thực phẩm trên đối với sức khỏe của các mẹ sau sinh, đặc biệt là các mẹ sinh mổ. Với những gợi ý trên đây, hi vọng các mẹ sẽ có thể yên tâm mà ăn xôi và gà, nhưng hãy đợi các vết thương lành hẳn, không phải đợi quá lâu đâu nhé. Chúc các mẹ có thật nhiều sức khỏe để chăm sóc gia đình nhỏ bé của mình!

Mổ ruột thừa bảo lâu thì được ăn cơm nếp?

Cách tốt nhất để bảo vệ vùng vết thương sau phẫu thuật là kiêng ăn đồ nếp, thường thì sẽ mất khoảng khoảng 2 tháng để vết thương bên ngoài có thể lành hoàn toàn.

Sau sinh bảo lâu thì được ăn xôi?

Trường hợp mẹ sinh thường và vết khâu sớm lành, sau sinh từ 5 - 7 ngày là có thể ăn xôi mà không lo ảnh hưởng vết thương.

Sinh mổ kiêng bảo lâu thì ăn uống bình thường?

Do đó, sau phẫu thuật trong khoảng 6 giờ đầu bà mẹ không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Sau khi sinh mổ khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh mổ 3-4 ngày không nên ăn một lượng quá nhiều các món canh.

Sau sinh mổ bảo lâu thì được ăn bánh chưng?

Đến khi vết khâu đã liền khô và lành hoàn toàn thì chị em có thể sử dụng đồ nếp, bánh chưng, tuy nhiên cũng cần sử dụng hợp lý để tránh rối loạn tiêu hóa và đầy bụng.