Số dư thuần là gì

Số dư khả dụng là gì? Cách kiểm tra số dư khả dụng như thế nào? Để có câu trả lời các bạn hãy theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Hiện nay, việc rút tiền tại quầy giao dịch hay hệ thống cây ATM của ngân hàng là điều đã quá đỗi quen thuộc với nhiều khách hàng. Trước khi rút tiền hay thực hiện giao dịch, bạn cần kiểm tra số dư trong thẻ của mình. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn bị nhầm lẫn giữa số dư thực tế trong tài khoản với số dư khả dụng. Việc hiểu sai bản chất của các khái niệm sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong các giao dịch.

Nếu bạn vẫn còn mơ hồ không biết số dư khả dụng là gì? Cách kiểm tra số dư khả dụng ra sao thì hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

Số dư khả dụng là gì?

Số dư khả dụng tiếng anh có tên tiếng anh là Available balance. Số dư khả dụng được hiểu là số tiền gửi còn lại trong tài khoản mà khách hàng được phép rút ra và sử dụng. Còn số dư thực tế là số tiền hiện đang có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Thông thường, số dư khả dụng sẽ nhỏ hơn số dư thực tế trong tài khoản.

Số dư thuần là gì
Số dư khả dụng là gì?

Ví dụ, số dư trong tài khoản của bạn là 20 triệu thì số dư khả dụng sẽ thấp hơn 20 triệu, tùy vào cách tính của từng ngân hàng. Và số tiền 20 triệu hiện lên trong số dư tài khoản là số dư thực tế, nó luôn lớn hơn số dư khả dụng. Đây được xem là quy định chung của hầu hết các ngân hàng có mặt trên thị trường hiện nay.

Công thức tính số dư khả dụng

Nếu khách hàng được cấp hạn mức thấu chi thì số dư khả dụng sẽ tính theo công thức sau:

Số dư khả dụng = Số dư thực tế + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số tiền phong toả (nếu có) – Số dư tối thiểu phải duy trì theo quy định của mỗi ngân hàng.

Trong đó:

  • Số dư tối thiểu là số tiền cần duy trì trong tài khoản của khách hàng.
  • Số tiền phong tỏa là số tiền bị phong tỏa bởi ngân hàng và không thể sử dụng.
  • Hạn mức thấu chi là số tiền được ngân hàng cho phép tiếp tục sử dụng cho tới khi tài khoản thanh toán của chủ thẻ còn 0 đồng.

Hướng dẫn cách kiểm tra số dư khả dụng đơn giản nhất

Không chỉ quan tâm đến số dư khả dụng là gì, cách kiểm tra số dư khả dụng như thế nào cũng là điều mà nhiều người băn khoăn. Dưới đây là một số cách kiểm tra số dư khả năng đơn giản, nhanh chóng nhất bạn có thể áp dụng.

Kiểm tra qua Internet Banking

Đây được xem là cách truy vấn số dư khả dụng đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện thao tác. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc điện thoại di động thông minh được kết nối mạng, bạn hoàn toàn có thể biết số dư khả dụng của mình là bao nhiêu.

Số dư thuần là gì
Kiểm tra số dư khả dụng qua Internet Banking

Ưu điểm của việc kiểm tra số dư khả năng qua Internet Banking là bạn hoàn toàn chủ động được thời gian và không gian mà vẫn có thể biết được một cách chính xác của các giao dịch trước đó. Cách tra cứu này giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian và công sức.

Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, việc trực tiếp đến ngân hàng để kiểm tra số dư khả dụng là hình thức cũ, ít được người sử dụng. Thế nhưng, trong một số trường hợp, việc kiểm tra số dư khả năng của thẻ tại các chi nhánh, phòng giao dịch vẫn được nhiều người sử dụng. 

  • Trước tiên, bạn chọn địa điểm chi nhánh, văn phòng giao dịch gần nhất.
  • Xếp hàng lấy số, xuất trình giấy tờ cá nhân. 
  • Yêu cầu nhân viên ngân hàng kiểm tra số dư khả dụng.

Kiểm tra trên biên lai rút tiền

Ngoài những cách kiểm tra số dư khả dụng nêu trên, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra qua biên lai rút tiền. Khi bạn thực hiện giao dịch rút tiền tại các cây ATM, nếu lựa chọn in biên lai, bạn sẽ nhận được một tờ biên lai ngay sau khi nhận được tiền.

Số dư thuần là gì
Kiểm tra trên biên lai rút tiền

Trên biên lai rút tiền sẽ ghi đầy đủ các thông tin bao gồm số dư khả năng thẻ một cách chính xác. Thông qua tờ biên lai rút tiền này, bạn có thể nắm bắt được các thông tin liên quan tới tài khoản hiện tại của mình. 

Nhìn chung, cách kiểm tra số dư khả dụng tại các ngân hàng hiện nay như Vietcombank, VietinBank, VIB, BIDV, ACB, Agribank, TPBank, VPBank… đều được thực hiện theo những cách trên đây. Với việc kiểm tra số dư khả năng theo các cách nêu trên sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích, tiết kiệm thời gian và công sức. 

Kiểm tra số dư khả dụng tại trụ ATM

Hình thức kiểm tra số dư này thích hợp với những khách hàng không hiểu rõ về công nghệ như lại không muốn ra ngân hàng để kiểm tra. Bạn chỉ cần thực hiện một số thao tác đơn giản tại trụ cây ATM như sau:

  • Đưa thẻ vào khe đọc rồi nhập mật khẩu để vào màn hình chính
  • Lựa chọn vấn tin tài khoản.
  • Kiểm tra số dư khả dụng của thẻ.

Trên đây là những thông tin về số dư khả dụng là gì, cách kiểm tra số dư khả dụng đơn giản nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích giúp bạn quản lý tài khoản hiệu quả. 

TÌM HIỂU THÊM:

Dòng tiền thuần (Net cash flow) là khoản tiền thu được từ các khoản đầu tư sau khi trừ đi các chi phí trong doanh nghiệp,bao gồm: dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền là gì? Cách tính dòng tiền thuần? Có thể bạn chưa biết:” Sự khác nhau giữa dòng tiền thuần và lợi nhuận”. Hãy cùng CRMVIET tìm hiểu qua bài viết này!

Dòng tiền là gì?

Dòng tiền (cash flow) là sự vận động của tiền, các khoản tương đương tiền vào hoặc ra của một doanh nghiệp phát sinh trong một thời kỳ nhất định.

Dòng tiền thuần là gì?

Số dư thuần là gì

Dòng tiền thuần là gì

Dòng tiền thuần (Net cash flow) là khoản tiền thu được từ các khoản đầu tư sau khi trừ đi các chi phí trong doanh nghiệp,

Nó bao gồm:

  • Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Xem thêm:  Báo cáo tài chính – vật bất ly thân của các nhà quản trị. 

Cách tính dòng tiền thuần trong Doanh nghiệp

Dòng tiền thuần được tính dựa trên 3 loại đã kể trên. Như vậy, để tính được dòng tiền thuần, ta cần tìm ra giá trị của 3 loại đó.

1. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

  • Các dòng tiền đi vào của hoạt động kinh doanh:
    + Tiền thu từ bán hàng
    + Tiền thu từ cung cấp dịch vụ
    + Tiền bán chứng khoán vì mục đích thương mại
    + Tiền bản quyền, phí, hoa hồng,…
  • Các dòng tiền đi ra của hoạt động kinh doanh:
    + Tiền trả cho nhà cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ
    + Tiền trả lương, thanh toán thù lao cho người lao động;
    + Tiền trả lãi vay;
    + Tiền nộp thuế,…

Dòng tiền thuần (chênh lệch thu – chi) từ HĐKD = Tổng dòng tiền đi vào của HĐKD – Tổng dòng tiền đi ra của HĐKD

Xem thêm: Dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow – DCF) là gì?

2. Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư:

Phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền

  • Các dòng tiền đi vào của hoạt động đầu tư:
    + Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

    + Tiền thu hồi cho vay, bán lại chứng khoán nợ của những tổ chức khác
    + Tiền thu hồi đầu tư vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp khác
    + Tiền thu từ lãi vay, cổ tức và lợi nhuận được chia.
  • Các dòng tiền đi ra của hoạt động đầu tư:
    + Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.

    + Tiền chi cho vay và mua các chứng khoán nợ của những tổ chức khác.
    + Tiền chi đầu tư vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp khác

Dòng tiền thuần (chênh lệch thu – chi) từ hoạt động đầu tư = Tổng dòng tiền đi vào của hoạt động đầu tư – Tổng dòng tiền đi ra của hoạt động đầu tư.

Xem thêm: Đầu tư vào phần mềm CRM có lợi ích gì

3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính: 

Phát sinh từ các hoạt động tạo ra thay đổi về quy mô và kết cấu vốn của doanh nghiệp

  • Dòng tiền đi vào của hoạt động tài chính:
    + Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu.

    + Tiền vay nhận được (từ vay nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc phát hành chứng khoán nợ – trái phiếu).
  • Dòng tiền đi ra của hoạt động tài chính:
    + Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu.

    + Tiền chi trả nợ vay (gốc vay).
    + Tiền chi trả nợ thuê tài chính.
    + Trả cổ tức, chia lợi nhuận.

Dòng tiền thuần (chênh lệch thu – chi) từ hoạt động tài chính = Tổng dòng tiền đi vào của hoạt động tài chính – Tổng dòng tiền đi ra của hoạt động tài chính

**

Dòng tiền thuần chung của doanh nghiệp = Dòng tiền thuần từ HĐKD + Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính

**

Số dư thuần là gì

Có thể bạn chưa biết:

”Sự khác nhau giữa dòng tiền thuần và lợi nhuận”?

  • Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
  • Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Nhiều người sẽ hỏi ngay “Thế thì có gì khác nhau đâu?”.Vì nghĩ rằng dòng tiền vào cũng là doanh thu và dòng tiền ra cũng như chi phí. Nhưng sự thật lại không phải vậy! Bạn có lợi nhuận chưa chắc bạn có tiền mặt (ví dụ như bạn bán nợ), có tiền mặt cũng chưa chắc sinh được lời. Hãy xem qua ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được:

Bạn mở một cửa hàng, xong xuôi đâu vào đó bạn còn dư 200 triệu tiền vốn. Tháng đầu tiên bạn thu được 20 triệu tiền bán hàng. Anh bạn thấy bạn buôn bán có lời thế là liền đầu tư thêm cho bạn 100 triệu nữa. Vậy ở đây Dòng tiền vào = 100 + 20 = 120 triệu. Trong khi đó doanh thu của bạn chỉ có 20 triệu mà thôi!

Bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý khách hàng CrmViet để có thể kiểm soát được giá trị của mỗi khách hàng mang lại cho doanh nghiệp của mình.