So sánh cmts anh và cmts pháp

Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập

5.1k 09/10/2023

Luyện tập 1 trang 14 Lịch Sử 8: Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII về: nguyên nhân, kết quả, tính chất, ý nghĩa, đặc điểm chính.

Trả lời

* Điểm giống nhau:

- Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…

- Ý nghĩa: xóa bỏ những rào cản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Tính chất: cách mạng tư sản

* Điểm khác biệt:

Xem thêm lời giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Cách mạng tư sản là bước ngoặt trên tiến trình lịch sử, mở ra chương mới cho lịch sử loài người. Vậy cách mạng tư sản là gì? Các cuộc cách mạng tư sản ở các nước được diễn ra với những hình thức nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi trên.

1. Cách mạng tư sản là gì?

Theo học thuyết Marx, cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay còn gọi là tầng lớp quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản là một bước phát triển lớn có ý nghĩa lịch sử nhưng về bản chất thì cách mạng tư sản vẫn giữ nguyên bản chất bóc lột của chế độ phong kiến. Nó chỉ thay đổi giai cấp bóc lột từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản. Do đó cách mạng tư sản không giải quyết triệt để được các vấn đề của xã hội.

So sánh cmts anh và cmts pháp
Cách mạng tư sản là cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay giai cấp tư sản (Ảnh minh họa)

2. Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản

Ở các quốc gia, hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản là gì? Tổng kết lại lịch sử thế giới thì các cuộc cách mạng tư sản thường được diễn ra với các hình thức tiêu biểu như sau:

2.1 Nội chiến

Cuộc chiến tranh xảy ra giữa các thành phần xã hội trong cùng một quốc gia. Tiêu biểu cho hình thức này là cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra vào thế kỷ XVII ( 1642 - 1689)

Thời kỳ này, giai cấp tư sản Anh ngày càng lớn mạnh. Kéo theo đó là sự phát triển của công nghiệp, thương mại, tài chính. Sự thay đổi của kinh tế xã hội đã đẩy những mâu thuẫn giữa tầng lớp tư sản, quý tộc mới với nền quân chủ chuyên chế ngày càng trở nên gay gắt.

Mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm, chiến tranh nổ ra khi Vua Anh tăng cường đàn áp các cuộc phản kháng của tầng lớp quý tộc mới để bảo vệ quyền lợi của mình. Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về phe quý tộc mới.

Cách mạng tư sản Anh thành công do đã nhận được sự ủng hộ triệt để của nhân dân lao động. Cuộc cách mạng này đã hình thành kiểu nhà nước mới đầu tiên trên thế giới, nhà nước cộng hòa, chế độ quân chủ lập hiến, vua không nắm thực quyền mà quyền lực nằm trong tay quốc hội do giai cấp tư sản nắm giữ.

Cách mạng tư sản Anh đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản, thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển nhưng không bảo vệ được quyền lợi cho nhân dân lao động.

So sánh cmts anh và cmts pháp
Ở một số nước chế độ phong kiến không bị lật đổ hoàn toàn (Ảnh minh họa)

2.2 Cách mạng quần chúng

Là cuộc cách mạng của quần chúng nhân dân, coi trọng sức mạnh của quần chúng. Tiêu biểu cho hình thức đấu tranh này là cách mạng tư sản Pháp năm 1789.

Trước cách mạng tư sản, về kinh tế nước Pháp có nền nông nghiệp thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp, đói kém nhưng lại có công thương nghiệp phát triển. Về chính trị, Pháp là nước có chế độ quân chủ chuyên chế. Chế độ này đã kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp bằng những chính sách về thuế má, tiền tệ. Liên tục có các cuộc khởi nghĩa nổ ra chống lại chế độ quân chủ chuyên chế Pháp trong năm 1788 - 1789.

Cách mạng tư sản Pháp chính thức nổ ra năm 1789 bằng sự kiện quần chúng nhân dân Paris đánh chiếm ngục Bastille sau đó lan rộng khởi nghĩa ra cả nước.

Khởi nghĩa thành công, giới tư sản và quý tộc tự do lên nắm chính quyền và ra bản “ Tuyên ngôn nhân quyền”. Bản tuyên ngôn này chính là cương lĩnh cách mạng của giai cấp tư sản. Cách mạng tư sản Pháp chấm dứt và giành thắng lợi vào năm 1794 xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thiết lập nên nhà nước cộng hòa.

Trong cách mạng tư sản Pháp, lực lượng cách mạng chính là quần chúng nhân dân. Sau khi cách mạng thành công, một số quyền lợi của quần chúng nhân dân được đáp ứng. Thêm vào đó chế độ quân chủ chuyên chế hoàn toàn bị xóa bỏ. Do đó có thể nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.

So sánh cmts anh và cmts pháp
Cách mạng tư sản có lực lượng chính là nhân dân lao động (Ảnh minh họa)

2.3 Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa đồng thời mở đường cho giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. Tiêu biểu cho hình thức này là cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII.

Bắc Mỹ là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ. Đến đầu thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được ở đây 13 bang thuộc địa theo con đường tư bản chủ nghĩa. Để đảm bảo quyền lợi và dễ dàng kiểm soát thuộc địa, thực dân Anh kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp thuộc địa. Điều này đã làm mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc ngày càng trở nên gay gắt, và chiến tranh nổ ra là điều tất yếu.

Chiến tranh bắt đầu vào tháng 12/1773 và kết thúc năm 1783 bằng sự kiện Anh ký hiệp ước Vecxai công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa, nhà nước cộng hòa mới ra đời.

Cuộc chiến giành độc lập của nước Mỹ có ý nghĩa quan trọng, giải phóng vùng thuộc địa rộng lớn ở Bắc Mỹ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở khu vực châu Mỹ. Đồng thời chiến thắng này cũng ảnh hưởng đến phong trào giải phóng của nhiều quốc gia trên thế giới.

2.4 Thống nhất quốc gia

Hình thức đấu tranh của các nước đang bị chia cắt nhằm mục đích thống nhất lãnh thổ. Đây là hình thức cách mạng của các nước như Đức, Italia.

2.5 Cải cách duy tân

Là chuỗi các cuộc cải cách, cách tân ở các nước phong kiến dẫn đến những thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị ở các nước đó. Tiêu biểu cho hình thức này là cải cách duy tân ở Nhật năm 1868.

Đầu thế kỷ XIX, Nhật bản là một nước phong kiến, trong đó đứng đầu là Thiên hoàng. Nhưng thực tế quyền lực chính trị lại thuộc về tay Sho-gun (tướng quân), người đứng đầu chính quyền Mạc phủ Tokugaoa.

Về kinh tế, nền nông nghiệp lạc hậu dẫn đến mất mùa đói kém liên tục xảy ra. Nhưng ngược lại, công thương nghiệp phát triển mạnh. Kéo theo đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có. Đây chính là mầm mống để quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.

Chính trị khủng hoảng, kinh tế tư bản phát triển mạnh đẩy những mâu thuẫn xã hội lên cao, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược. Những vấn đề này đã làm nổ ra các cuộc đấu tranh lật đổ Sho-gun, quyền lực trở về tay Thiên hoàng. Hàng loạt những cải cách tiến bộ được tiến hành nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu:

  • Về chính trị, thành lập chính phủ mới, ban hành Hiến pháp mới, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
  • Về kinh tế, thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển ở nông thôn.

Những cải cách trên cùng hàng loạt những cải cách trên nhiều lĩnh vực đời sống đã giúp nước Nhật thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược,trở nên giàu mạnh.

So sánh cmts anh và cmts pháp
Giai cấp tư sản lên nắm chính quyền thúc đẩy kinh tế phát triển (Ảnh minh họa)

3. Tính chất của các cuộc cách mạng tư sản

Do tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước khác nhau nên mỗi cuộc cách mạng tư sản ở mỗi quốc gia có tính chất khác nhau.

  • Cách mạng tư sản Anh: Là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để vì vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến, vấn đề ruộng đất của nông dân chưa được giải quyết
  • Cách mạng tư sản Pháp: Đây được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:
  • Cách mạng tư sản Pháp bảo vệ được quốc gia trước sự can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu, xóa bỏ tình trạng cát cứ, hình thành được thị trường dân tộc thống nhất.
  • Lật đổ được chế dộ phong kiến, giải phóng người nông dân.
  • Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
  • Kinh tế tư bản phát triển mạnh sau cách mạng
  • Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô được hưởng lợi, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, không xóa bỏ được chế độ nô lệ.
  • Cải cách duy tân ở Nhật: Đây là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để vì chế độ phong kiến vẫn được duy trì, quyền lực tối cao vẫn thuộc về Thiên hoàng, kinh tế tư bản chưa được mở đường để phát triển.

So sánh cmts anh và cmts pháp
Cách mạng tư sản mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển (Ảnh minh họa)

4. Mục tiêu của cách mạng tư sản

Mục tiêu của cách mạng tư sản là gì? Hầu hết các cuộc cách mạng tư sản diễn ra đều có những mục tiêu như sau:

  • Lật đổ chế độ phong kiến: giai cấp phong kiến là giai cấp có quyền lợi mâu thuẫn với giai cấp tư sản, chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản, vì thế lật đổ chế độ phong kiến là mục tiêu hàng đầu của cách mạng tư sản.
  • Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản: Sau khi lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền cần thiết lập nên nền thống trị để đảm bảo quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp các giai cấp khác.
  • Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập là điều kiện tiên quyết giúp chủ nghĩa tư bản phát triển. Vì thế cách mạng tư sản là sự kiện mở đường cho sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản.

5. Ý nghĩa của cách mạng tư sản với lịch sử nhân loại

Cách mạng tư sản là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt. Nó chấm dứt sự thống trị của chế độ phong kiến ở hầu hết các nước trên thế giới, thiết lập nền dân chủ tư sản mở ra thời đại mới lớn mạnh vượt bậc của lực lượng sản xuất cũng như phương thức sản xuất. Cách mạng tư sản cũng mở đường cho những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vốn bị chế độ phong kiến kìm hãm được phát triển mạnh.

CMTS Anh và Pháp có nét tương đồng gì?

Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp là gì? Nguyên nhân trực tiếp đều xoay quanh vấn đề tài chính. Xã hội đều phân chia thành đẳng cấp. Đều có sự xâm nhập kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.

Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ XVI đến xviii là gì?

Mục đích của cuộc cách mạng này là nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỷ xviii và cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII có điểm gì giống?

Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (cuối thế kỷ XVIII) và cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII) có điểm giống nhau đó là đều mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. >> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com.

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản Anh là gì?

Lời giải: Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản Anh: - Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác-lơ I, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. - Nhiệm vụ: xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến; xác lập nền dân chủ tư sản.