So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2023

Hai loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay và nhiều nhà đầu tư lựa chọn đó là công ty TNHH và công ty cổ phần, giữa hai loại hình doanh nghiệp này có những điều tương đồng và khác biệt như sau:

Giống nhau:

– Thành viên công ty cỏ thể là cá nhân hoặc tổ chức;

– Đều chịu sự điểm chỉnh của luật doanh nghiệp;

– Đều là loại hình công ty đổi vốn;

– Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn của công ty;

– Đều có quyền chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật;

–  Đều được phát hành trái phiếu.

So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2023

Khác nhau:

Điểm khácCông ty cổ phầnCông ty TNHH hai thành viên trở lênsố lượng thành viênLượng thành viên tối thiểu là 3, không giới hạn thành viên tham gia.Lượng thành viên tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên.vốnĐược phát hành cổ phiếu để huy động vốn;Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.chuyển nhượng vốnĐược tự do chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật;Quy định chặt chẽ hơn, phải chào bán cho thành viên trong công ty trước. Trong thời gian 30 ngày nếu thành viên trong công ty không mua hoặc mua không hết, lúc này mới được chuyển nhượng cho người ngoài công ty.Tổ chức quản lýCơ cấu tổ chức phức tạp gồm:
– Đại hội đồng cổ đông;
– Hội đồng quản trị;
– Giám đốc hoặc tổng giám đốc;
– Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên.Cơ cấu tổ chức đơn giản hơn gồm:
– Hội đồng thành viên;
– Chủ tịch hội đồng thành viên;
– Giám đốc hoặc tổng giám đốc;
– Công ty TNHH trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên đều là loại hình doanh nghiệp do nhiều thành viên cùng góp vốn thành lập nên. Vậy những điểm giống và khác nhau của hai loại hình doanh nghiệp này là gì? Và nhà đầu tư nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để kinh doanh cho phù hợp ?

So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2023
So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2023
So sánh Công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên

1. Định nghĩa công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020).

Bên cạnh đó, Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Trong đó, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Từ hai định nghĩa nói trên, có thể rút ra một số điểm tương đồng giữa công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần như sau:

– Đều là loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp có liên quan;

– Đều có tư cách pháp nhân nên được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên;

– Được góp vốn thành lập bởi nhiều cá nhân, tổ chức;

– Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của các thành viên.

2. Điểm khác nhau của công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên

Tiêu chí

Công ty TNHH HTV

CTCP

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Số lượng thành viên

Tối thiểu 02 và tối đa 50Tối thiểu 03 và không giới hạn số lượng tối đa

Cấu trúc vốn

Không bằng nhau, tùy vào việc góp vốn của các thành viênĐược chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mỗi cổ đông có thể có 01 hoặc nhiều cổ phần.

Huy động vốn

– Không được phát hành cổ phần

– Được phát hành trái phiếu

Được phát hành mọi loại chứng khoán, ví dụ như cổ phần, trái phiếu,…

Cơ cấu tổ chức quản lý

– Hội đồng thành viên,

– Chủ tịch Hội đồng thành viên,

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

– Ban kiểm soát (bắt buộc với doanh nghiệp nhà nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước).

Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đố.

(Trong đó, Ban kiểm soát không bắt buộc phải có đói với công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty).

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.)

Hoạt động chuyển nhượng vốn

Thực hiện theo cơ chế ưu tiên chuyển nhượng vốn góp cho các thành viên công ty, cụ thể:

– Chào bán phần góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ;

– Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nêu các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng như sau:

– Không được tự do chuyển nhượng nếu điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng;

– Không được tự do chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan quyết định cao nhất

Hội đồng thành viênĐại hội đồng cổ đông

Ưu điểm

– Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp công ty nên hạn chế được rủi ro của thành viên khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh.

Các thành viên vốn đều có quyền quyết định đến các hoạt động của công ty nên công ty được vận hành trên cơ sở đồng thuận nhất trí của các thành viên. Họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị;

– Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới hoặc phát hành trái phiếu;

– Chế độ chuyển nhượng và mua lại phần vốn góp được quy định chặt chẽ nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Nên có thể tránh được tình trạng người lạ hoặc đối thủ muốn thâm nhập vào công ty.

– Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi cổ phần đã sở hữu của công ty nên hạn chế được rủi ro của các thành viên;

– Khả năng huy động vốn rất cao thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm riêng biệt chỉ công ty cổ phần có;

Ngoài tra, công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới. Do vậy, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất;

– Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;

– Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề;

– Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu;

– Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;

– Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.

Nhược điểm

Số lượng thành viên bị hạn chế từ 02 đến 50 thành viên;

– Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đều phải thông báo với cơ quan Đăng ký kinh doanh;

– Việc công ty TNHH HTV trở lên không được phát hành cổ phần cũng là một hạn chế cho việc huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

– Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích;

– Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;