So sánh mối liên hệ và mối quan hệ

Thế nào là mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến? Cho ví dụ.

Quảng cáo

- Khái niệm mối liên hệ

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Ví dụ, giữa cung và cầu (hàng hoá, dịch vụ) trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.

-Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa:

+ Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (ví dụ như: khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào);

+ Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định).

Ví dụ, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại thị trường hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực hiện... Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu những tính chất riêng có (đặc thù) đó. Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu.

Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành; đó là các mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả...

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

So sánh mối liên hệ và mối quan hệ

  • Theo phép biện chứng duy vật, các mối liên hệ có những tính chất chung nào? Cho ví dụ.

    Theo phép biện chứng duy vật, các mối liên hệ đều có ba tính chất chung nhất, đó là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

  • Thế nào là cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức và thực tiễn? Nêu một số ví dụ minh hoạ.

    - Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.Trong phép biện chứng duy vật: + “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.

  • Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì từ việc hiểu biết mối quan hệ biện chứng đó? Cho ví dụ.

    - Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật + Khái niệm tất nhiên dùng để chỉ cái xuất phát từ bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật

  • Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Nêu một số ví dụ minh hoạ.

    - Khái niệm nội dung và hình thức với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm nội dung dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố làm cơ sở cấu thành nên sự vật; còn khái niệm hình thức dùng để chỉ phương thức kết hợp các yếu tố đó tạo nên sự tồn tại của sự vật.

  • Bản chất là gì? Hiện tượng là gì? Chúng có mối quan hê biện chứng nào? Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó. Cho ví dụ minh hoạ.

    - Khái niệm bản chất và hiện tượng với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm bản chất dùng để chỉ cái đặc trưng cho sự vật, quyết định quá trình biến đổi, phát triển của sự vật; còn khái niệm hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của bản chất trong các điều kiện xác định.

  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
  • Nội dung và tác động của quy luật giá trị?
  • Phân tích tính tất yếu, đặc điểm và nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Khái niệm mối quan hệ là gì?

Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau. Trong biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Ví dụ như: giữa cung và cầu (hàng hóa) trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình cung và cầu quy định lẫn nhau. Cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung cầu.

Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa cụ thể như sau:

Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (ví dụ: khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào).

Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vững nhất định).

Ví dụ: mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tùy theo từng loại thị trường hàng hóa, tùy theo thời điểm thực hiện… Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hóa, không thể không nghiên cứu những tính chất riêng có (đặc thù) đó. Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu.

Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến mất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành; đó là các mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả…

a)Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, v.v.. Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự hiên, xã hội và tư duy.

Thói quen hay nhầm lẫn ?

“Dữ liệu nghiên cứu cho thấy giới tính và nghề nghiệp có tương quan với nhau” - không phải là cách diễn giải hiếm gặp trong các báo cáo khoa học xã hôi của sinh viên hiện nay

Tuy việc diễn giải kết quả phân tích thống kê theo cách trên có thể tạm chấp nhận trong một số trường hợp không đòi hỏi yêu cầu cao về chuyên môn thống kê, song vẫn cần nhấn mạnh rằng cách diễn giải này chưa chính xác về mặt bản chất. Nguyên nhân chính của hiện tượng trên có thể do thói quen hoặc có thể xuất phát từ việc chưa hiểu rõ khái niệm của thuật ngữ khi sử dụng


Như chúng ta đã biết, việc phân tích mô tả đơn biến (chỉ phân tích duy nhất 1 biến) thông thường không đem lại nhiều thông tin có giá trị vì chỉ mô tả được 1 chiều cạnh (dimension) của dữ liệu. Đôi khi, các dữ liệu ngẫu nhiên lại có mối liên hệ liên quan tới nhau. Sự liên quan này có thể hiểu, khi một biến X có mối liên hệ với biến Y, ta sẽ hiểu tương ứng với mỗi giá trị X là một giá trị Y tương ứng [1]. Để làm rõ mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố, nhà nghiên cứu phải chỉ ra được mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa hai hay nhiều biến. Động thái trên được gọi là “phân tích tương quan” hoặc “phân tích mối liên hệ”

So sánh mối liên hệ và mối quan hệ

Ảnh 1: Sự khác biệt khi sử dụng thuật ngữ đo lường mối liên hệ giữa các biến

Tuy vậy, một trong những nhầm lẫn cơ bản của việc học thống kê tại Việt Nam là việc hiểu đúng thuật ngữ thường đước sử dụng bằng từ Hán - Việt, trong đó việc sử dụng từ “tương quan” hay “mối liên hệ” là một trong các nhóm từ dễ bị hiểu nhầm nhất. Về mặt từ nguyên theo từ điển Hán - Việt: "tương" là cùng nhau, đối với nhau còn "quan" là có liên hệ, dính dáng tới nhau; "liên" là liền với nhau và "hệ" là buộc lại với nhau (2). Điều này vô hình trung tạo nên nhầm lẫn, lây truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác. Xét về mặt ngữ dụng, từ "tương quan" được sử dụng trong bối cảnh so sánh cụ thể, ví dụ như: "tương quan lực lượng", nghĩa là ngoài chỉ ra được mối liên hệ giữa hai đối tượng cần so sánh ta còn phải chỉ ra được sự tương xứng về các chiều cạnh có thể đo đếm được. Các chiều cạnh đó thường được hiểu là các đặc tính số học, tức là các khía cạnh định lượng của vật thể

Các tài liệu sử dụng tiếng Anh sử dụng từ "correlation" khi muốn đo lường mối liên hệ giữa hai biến định lượng (các biến liên tục và biến thứ bậc), từ này trong tiếng Việt được dịch là "tương quan". Do đó, nếu gạt qua lớp vỏ hình thái từ để đi vào nội hàm của chúng, ta sẽ phân biệt được một cách chính xác thuật ngữ nào được sử dụng theo nghĩa tương đương ở một ngôn ngữ khác. Xét về mặt hình thức, hai thuật ngữ "relationship" và "correlation" giống nhau khi nói về sự liên quan qua lại giữa hai biến, sự tương ứng với giá trị của biến này là giá trị của một biến khác - tuy nhiên điều này chưa đúng về mặt bản chất..

1. Bản chất là gì?

Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó. Ví dụ, trong xã hội có giai cấp bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. bản chất này được thể hiện ra dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai cấp trong xã hội. Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là bản chất. chỉ những cái chung nào quy định sự vận động phát triển của sự vật mới là cái chung bản chất. ví dụ, người Việt Nam (nhìn chung) có cái chung là màu tóc đen và da vàng. Nhưng cái chung tóc đen và da vàng không phải là cái chung bản chất của người Việt Nam. Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc, tuy nhiên bản chất rộng hơn, phong phú hơn quy luật.

Tóm lại, bản chấtlà tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.

Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.