So sánh pic và arm

  • Chào các bạn Mình mới tìm hiểu về VDK nên đang phân vân giữa các dòng VDK thông dụng và ứng dụng của nó trong thực tế, mình có tìm hiểu các box về từng loại VDK nhưng vẫn chưa hiểu rõ lắm Mình chỉ muốn hỏi là với công việc của mình, làm về thiết bị an ninh báo động, các hệ thống báo trộm, báo cháy, cảm biến nhiệt .... thì nên bắt đầu từ VDK nào và nên dùng VDK nào cho thuận tiện ( giá thành, dễ sử dụng, linh kiện dễ tìm ) Nếu có thể thì giúp mình so sánh phân tích ưu nhược điểm giữa 3 loại đó

    cảm ơn rất nhiều

  • mọi sự so sánh đều khập khiễng.... 8051 : rẻ , ROM RAM k đc nhìu . PIC : hơi đắt , ổn định , ROM RAM nhìu ít từng từng dòng ,tích hợp nhìu chức năng AVR : version mới của 8051 , có cách set I/O , set bit hơi bị độc , rẻ hơn PIC nhưng đắt hơn 8051 .

    Với công việc của u thì tui dùng 8051 (C2051 hoặc 89S52)vẫn đáp ứng ok . nhưng nếu bán ra thị trường thì nên chọn dòng PIC hoặc AVR . Lẽ dĩ nhiên rẻ thì sao bền bằng đồ đắt hơn đc ....

  • bạn nên dùng pic ấy, mạch nạp, công cụ đều miễn phí ,nếu mua mạch nạp thì cũng rẻ và dễ tìm còn avr mua mạch nạp thường thì nạp chậm, set fuse bit thì phức tạp mà mạch avr lại mắc nữa chứ, tài liệu cũng khó tìm

  • Rất cảm ơn các bạn, mình cũng có tham khảo thêm 1 vài người em đang đi làm trong lĩnh vực điện tử, họ bảo là trước mắt nên làm quen với 8051 trước, nhưng họ lại bảo là AVR các tính năng cao hơn PIC( mỗi ng có 1 đánh giá nên mình cũng chỉ coi đó là tham khảo), cũng chưa hiểu rõ lắm, nhưng trước mắt cứ làm quen với 8051 cho đơn giản và nắm đc kiến thức căn bản về VDK đã, đến khi có 1 kiến thức nhất định thì chắc sẽ tự chọn cho mình 1 dòng mình cho là phù hợp. Nhân tiện các bạn cho mình hỏi, ở HN có thể mua VDK, mạch nạp và các linh kiện khác ở đâu? mình cũng hay mua đồ ở chợ trời, nhưng chưa biết địa chỉ chính xác để mua các thứ đó, nếu bạn nào biết thì có thể cho mình biết địa chỉ các địa điểm có bán các thứ đó đa dạng, giá hợp lý nhé

    cảm ơn

  • tôi khuyên bác lên học AVR và 8051 song song nhau là tốt nhất và học ngôn ngữ ASM(sẽ hiểu được cấu trúc VDK) cho 8051 và C(lập trình đơn giản và hiệu quả) cho AVR chắc chắn sẽ rất tuyệt còn mua linh kiện có thể vào cửa hàng Mai Khanh hoặc Chính Loan ở chợ trời, hay ra Hàn Thuyên cũng gằn đó thôi

    Cái gì biết nói biết. Cái không biết nói không biết. Ấy là biết đấy!
    email:

  • học AVR thì vào trang http://hocavr.com để tham khảo các bài viết và cả các chương trình ứng dụng và phần cứng nữa

    Cái gì biết nói biết. Cái không biết nói không biết. Ấy là biết đấy!
    email:

  • nhà Chính Loan và Mai Khanh thì mình biết, trc có tập tành làm mấy cái biển LED có mua đồ ở đó, ASM và C thì mình biết, C thì rành hơn vì trc học CNTT ở BK, nhưng toàn dùng C để lập trình OOP chứ ko dùng C để lập trình hệ thống. thank các bạn rất nhiều

  • Các loại chip cao thì lập trình cũng khó hơn nhưng công dụng thì mạnh hơn.
    Đã ai lập trình chip vi tính chưa nhỉ

    So sánh pic và arm

  • [Tin tức]Dân Mỹ thích MCU nào

    Đây là 1 poll của Flylogic. Hơi buồn là forum không có chức năng temporary pin up (dán tạm thời) các bài viết hay trong tuần.

    Vào forum mà ngày nào cũng FAQ mấy vấn đề lặp lại làm người vào muốn đọc tin tức cũng như đóng góp cũng khó. Sang năm forum nâng cấp hi vọng sẽ khoả lấp những tồn đọng này.

    Sông dài, Thuyền lớn, Biển rộng bao la.

    Tháo neo ngôn ngữ, lèo lái con thuyền kiến thức nhân loại.

  • Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết

    Các loại chip cao thì lập trình cũng khó hơn nhưng công dụng thì mạnh hơn.
    Đã ai lập trình chip vi tính chưa nhỉ

    So sánh pic và arm

    Lúc học ở BK, có dạy lập trình trên chip 8086, nhưng tiếc là k có được làm việc trực tiếp với một cái board có con 8086 thực tế...hic.

    The goal of power electronics is control the flow of energy from an electrical source to an electrical load with high efficiency, high availability, high reliability, light weight and low cost.

  • 2 ngày nữa thi xong mình sẽ làm 1series phân tích về kĩ thuật bên trong chip.
    Chờ nhé.

    Sông dài, Thuyền lớn, Biển rộng bao la.

    Tháo neo ngôn ngữ, lèo lái con thuyền kiến thức nhân loại.

  • Hiện các bạn đang nhìn bề mặt nổi, một số thông tin: - ATML tập trung phát triển ASIC, nhưng hiện nay lĩnh vực này không đem lại lợi nhuận cao. - Lĩnh vực MCU, DSC, DSP của ATML hiện đang bị thua lỗ (không làm ra tiền thì đúng hơn) - ATML đã từng có 8 đại lý ở Taiwan, nhưng hiện nay đã bị mất 5 đại lý. - Chính sách của ATML đó là tăng cường Availability (sự hiện diện sản phẩm trên thị trường, tới tay người dùng), nhưng cách quản lý của ATML không chặt, bất kỳ ai đến ATML cũng có thể mua hàng, đại lý hay khách hàng cuối đều có thể mua. ATML bỏ qua giá trị được tạo ra khi các nhà phân phối của họ hỗ trợ cho khách hàng thắng thiết kế. ATML cho rằng giá sản phẩm là giá xuất xưởng, mà không kể đến các giá trị vô hình của sự hỗ trợ, khả năng tồn kho, khả năng hỗ trợ kỹ thuật của các đại lý. Giá trị đó cao hơn nhiều so với giá trị con chip của ATML. Chính vì thế, ATML tự "tiêu diệt" các đại lý, đại diện của mình. - Hiện nay, ATML đang "không tạo ra lợi nhuận" trong mảng kinh doanh về MCU, DSC, DSP này.

    Bằng chứng cụ thể, giá cổ phiếu của MCHP thì tăng vù vù, trong khi ATML thì giảm vù vù. Kết quả của việc này, đó là giá cổ phiếu tại thời điểm khó khăn của ATML giảm xuống chỉ khoảng 3-3.5$, bây giờ tăng lên mức khoảng 4.5$ nhưng cũng rất thấp. Trong khi đó giá cổ phiếu của MCHP đã tăng lên tới gần 30$.

    Việc MCHP đề nghị mua lại ATML là có thật, và vì ATML không phải là công ty nhỏ, cho nên việc mua lại không phải là dễ dàng. Nhưng khi quyết định bỏ tiền mặt ra mua, MCHP đã mua lại bằng tiền mặt lên tới 4% của ATML. Ngay sau khi giữ 4% của ATML, MCHP đã đưa ra một bản đề xuất thay đổi ekip lãnh đạo của ATML (với tư cách là một cổ đông), tất nhiên là không thành công, vì cho rằng những người dẫn dắt ATML đang đi một chiến lược sai.

    ON Semi, khi kết hợp với MCHP để mua lại ATML cũng là một trong những đại gia của làng Semicon, nói chung có thể so sánh với TI, ST (ST mạnh các mảng linh kiện Semicon cấp thấp, giá rẻ, xếp hạng Semicon vào khoảng thứ 5 hoặc thứ 6 trên thế giới). Tuy nhiên, trong nội bộ ON Semi, thực chất cũng không tạo ra lợi nhuận. Hiện On Semi cũng gặp khó khăn tài chính sau đợt khủng hoảng. Khi ATML tung thông tin thực chất ON Semi không làm ra lợi nhuận mà đòi mua lại ATML, ON Semi đã rút khỏi cuộc chơi. Tiếp theo, MCHP vẫn kiên trì đặt vấn đề mua lại ATML. ATML nói MCHP là "đồ trẻ con", chỉ tung tin để làm hạ giá trị thương hiệu của ATML. Tuy nhiên, nhìn lại thì không phải là MCHP "nói chơi", việc chiếm giữ 4% của ATML hiện nay (do không thể mua thêm được, vì các cổ đông của ATML vẫn kiên trì bảo vệ ATML, thực chất dù mua cao hơn giá giao dịch, thì họ vẫn bị lỗ). Là những đại gia, chuyện này là ngoài khả năng phán đoán của F. F không đủ tư cách phân tích về vấn đề này. Nhưng đó là những sự việc khách quan đã xảy ra. Năm 2007, khi F làm disti của MCHP, thì ATML rơi từ hạng 6 xuống hạng 9 (trong mảng MCU). Mấy năm gần đây lại tiếp tục rơi tiếp.

    Một điều rất rõ ràng rằng, trước đây chiến lược của ATML là Availability, thì thực tế mà nói, từ khi R&P làm disti cho MCHP, tính chất Availability của ATML tại VN cũng nên xem lại. Rất nhiều nhà sản xuất cũng đang gặp vấn đề ở chỗ, đối với những con chip thông dụng, ATML có cái giá rất rẻ, rẻ tới mức không ngờ. Nhưng với một số dòng đặc biệt, giá cả và sự hiện diện của nó là rất ít. Nếu với MCHP, có thể sẽ mất một tuần để mua bất kỳ con PIC nào, thì không phải dễ dàng cho các bạn để mua được tất cả các dòng chip của ATML, và chủng loại cũng hạn chế hơn. Cho nên chưa chắc nó phù hợp và giá rẻ như MCHP khi đưa vào sản xuất thực sự.

    Hãy lên Yahoo Finance thử, các bạn sẽ thấy ATML không công bố miễn phí báo cáo năm của mình, bởi thực chất ATML có nhiều khoản bị mất thị trường, bị thua lỗ. Trong khi đó MCHP rất vui vẻ công bố báo cáo tài chính năm, vì họ làm ra tiền.

    Vấn đề chính của việc làm ra tiền, không phải ở chỗ họ bán cho khách hàng giá cao, bóp chẹt khách hàng... Nếu vậy thì không ai dùng MCHP cả. Cái chính nằm ở chỗ, những hiden cost phía sau. Một con chip nào đó của MCHP, có thể đắt hơn ATML 0.05$, nhưng nó hỗ trợ Self Programming, tiết kiệm cho khách hàng 0.1$ tiền EEPROM hoặc hơn... Hoặc thậm chí khi giảm bớt con điện trở kéo lên, nó cũng lại là vấn đề. Hoặc như Leadtime chính thức của ATML rất dài, như TI là standard 18 tuần, ST cũng tầm đó, thì MCHP leadtime chỉ có 8 tuần. Cái này là cái lợi nhuận của khách hàng, vì đơn giản thôi, leadtime dài, có nghĩa là nhà sản xuất đang chiếm dụng vốn của khách hàng.

    Khi load order, thực chất khách hàng phải thanh toán sau 30 ngày - 45 ngày kể từ ngày load order, nhưng hàng thì về chậm 60 ngày. Nghĩa là họ chiếm dụng vốn 15 ngày. Còn nếu dài hơn 60 ngày thì còn khủng hoảng nữa. Một số người nghĩ rằng cái này thì nhà phân phối phải lo? Ừ đúng, phải lo, nhà phân phối đã trả tiền trước cho bạn rồi, nhưng bạn có nghĩ là nhà phân phối sẽ không charge lại bạn khoản tiền đó hay không? Với con số quá nhỏ, bạn có thể không biết, nhưng với con số lớn xem, nó tính cả vào giá bán rồi đấy!!??

    Nói tóm lại, những điểm quan tâm có thể tổng kết như sau:

    - Xem giá của thị trường chứng khoán >> nó cho thấy khả năng vay vốn, khả năng phát triển của hãng đó. - Báo cáo tài chính năm >> cho thấy nó làm việc hiệu quả hay không, nó có lợi nhuận, nghĩa là mình là khách hàng của nó sẽ có lợi nhuận. Bởi phải đi theo mô hình win-win. Lưu ý rằng bạn không chỉ mua một con MCU cho giải pháp của bạn, bạn mua hàng chục hàng trăm linh kiện khác nữa, cho nên việc bạn thắng thiết kế, là một giải pháp tổng thể của bạn. Còn thằng nhà sản xuất, nó phải đi theo mục tiêu của bạn (bạn là người chủ mua hàng, nó là người phục vụ cho bạn). Khi nó vừa đạt mục tiêu của bạn, bạn có lời, nó có lời. Như vậy, nếu bạn mới bắt đầu, thì hãy chọn thằng nào giàu mà làm với bọn nó, vì bọn nó đã làm ra tiền cho người khác, nó sẽ làm ra tiền cho bạn. Hiện nay TI đang "làm ra tiền", MCHP đang "làm ra tiền", còn ATML thì "không làm ra tiền". Bạn có sẵn sàng chọn đối tác kinh doanh làm ăn của mình "không làm ra tiền" không? Bạn sẽ hy vọng đối tác "không làm ra tiền" sẽ phục vụ tốt cho bạn hơn là các đối tác "làm ra tiền"?

    Nói chung, còn nhiều vấn đề phức tạp mà F không thể trao đổi hết được, vì thực ra F cũng là thằng trẻ con đang mò mẫm. Những phân tích trên của F chỉ có tính chất tham khảo, về những gì sâu xa hơn ngoài tầm hiểu biết, các bạn có thể trao đổi thêm.

    Chúc vui

    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P 58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM

    - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • Không hiểu ông 99 này muốn nói cái gì ? R&P làm đại lý cho cty nào thì ảnh hướng quái gì tới điện tử VN ? Atmel, Microchip, TI hay kể cả Intel dẫu có sập tiệm thì ảnh hưởng tới điện tử VN đáng kể gì ? VN đâu có phải nước gia công sản phẩm điện tử đáng kể ?

  • Ở đây không nên đưa các vấn đề cá nhân lồng ghép vào phân tích. R&P chẳng ảnh hưởng gì tới việc phát triển ngành cả, vì R&P chả có đóng góp gì mấy. F thanks cho ý kiến của bạn về việc phân tích cách chọn hướng đi của MCHP. Đại khái là thế này, vấn đề ở trên kia F phân tích về vấn đề tài chính. Có thể F chưa đủ tầm để hiểu hết được vấn đề tài chính, nên chỉ nêu những nhận xét cá nhân ở trên. Ở đây bạn 99 lại mở ra một thảo luận mới về vấn đề lựa chọn công nghệ. Tất nhiên, việc lựa chọn đúng công nghệ sẽ giúp công ty đó thành công hơn, lựa chọn sai, công ty đó sẽ lụi tàn theo công nghệ mà nó đã chọn.

    Vậy vấn đề ở đây là:

    - Nhìn vào các core 32-bit hiện nay, có 2 core mạnh nhất là MIPS và ARM. - Các hãng như NXP, ST, ATML, TI,... họ tập trung vào sử dụng ARM. Thành công nhất là TI, điện thoại nào không có TI... chắc điện thoại dỏm!??! Trái lại, có một số đồng chí, lại quyết định chọn MIPS, đặc biệt là mấy đồng chí sản xuất đồ gia dụng (Sony chẳng hạn). - Hai thị trường tương đối khác nhau, một thị trường thì giá cả có vẻ không phải là vấn đề lắm, một thị trường thì giá cực kỳ quan trọng. Vd như bạn thấy cái đầu máy DVD, giá của nó rất rẻ, linh kiện lại rất nhiều. Trong khi đó cái điện thoại di động, giá lên trời cũng có, mà trong khi đó linh kiện thì có tí xíu thôi. Từ vấn đề này, nhìn thấy hai hướng đi khá rõ rệt, việc MCHP nhìn nhận (có lẽ thôi), đó là khi lao vào một thị trường nào đó đã có người số 1 (cụ thể là TI), thì giả sử như MCHP muốn thành công, MCHP phải oánh nhau với thằng khổng lồ nhất trong những thằng khổng lồ của thế giới. Chả có ai dám đi so sánh MCHP với TI cả. Chính vì thế, tốt hơn hết là tránh ra. Làm ông bí thư tỉnh vẫn còn hơn ông văn thư quận ở thành phố. Hãy nhìn lại thử, khi ST, ATML, NXP lao vào thị trường ARM, cạnh tranh với TI, trong khi TI đang có mặt ở VN này, liệu rằng ST, ATML, NXP, có là cái đinh gì không? Nhưng trái lại, trong thị trường của MCHP, với lợi thế giá rẻ, MCHP lại vẫn có thể nắm những mảng quan trọng. Ở VN thì không kể, nhưng nếu tính sản lượng trên thế giới, thì số lượng TV, đầu máy, máy quay, máy ảnh,... core MIPS không thua kém ARM. Có một vấn đề, ở phương diện kinh tế cần cân nhắc, đó là bản thân MIPS tạo ra lợi nhuận thấp hơn ARM. ARM hiện nay phát triển như vũ bão. Nhà nhà chiến ARM. Lợi thế của việc sử dụng ARM lại chính là ở việc này. Khi mà TI lãnh đạo cộng đồng các nhà thiết kế sử dụng ARM thành công, thì các hãng khác sản xuất ra ARM giá rẻ, để cạnh tranh vào thị trường giá rẻ với TI. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, nhưng nếu F đã chọn ARM, F sẽ chọn TI, với kinh nghiệm dạn dày, sản phẩm được chứng thực với hàng trăm triệu có khi hàng tỉ người dùng. Nếu bảo F chỉ vì vài $, khi đã chọn ARM mà còn tiếc tí tiền để không xài TI thì đúng là chuyện chẳng nên làm tí nào.

    Giờ nhiều đồng chí, nghiên cứu LPCxxx của NXP, F cho là không nên, tại sao không quất luôn con Cortex A8

    So sánh pic và arm
    . Chứ ngồi cài Linux để làm gì, trong khi bên F đã quất con Cortex A8 chạy ầm ầm, có cả GUI lên Ubuntu, thử cả Android ngon lành.

    Nói tóm lại, vấn đề ở chỗ là nên chọn lựa thế nào, cho đúng mục đích mình cần. Vậy nếu bạn đã chọn con đường ARM, F khuyên bạn hãy mua chip TI mà chơi, mấy hãng khác dẹp qua một bên. Hãy làm với thằng mạnh nhất ấy.

    Chúc vui

    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P 58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM

    - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • Bạn F đã từng quan tâm đến điều mà các member trên diễn đàn mong muốn? Nếu bạn quan tâm đến ARM thì sao mãi bây giờ nó vẫn còn nằm trong mục "các họ khác" trong diễn đàn của chúng ta ? Hay là bạn đang lo sợ làn sóng ARM phát triển mạnh và sẽ bóp chặt làn sóng Microchip PIC đương thời hay chăng ? Bạn là người có tiếng nói cao nhất trong cộng đồng, để thực hiện điều này có khó khăn hay chăng ?

    Câu hỏi này là một câu hỏi mà chắc F chẳng biết nói thế nào nữa. Bạn hãy đi hỏi mod ITX xem F đã và đang làm những gì, tại sao mod ITX vào quản lý box này? Bạn mới vào diễn đàn, có mới vào lắm không? Trước khi ITX lên làm MOD? Bạn có từng biết hoanglongu? Nhiệm vụ của mod đó là gì? Bạn có bao giờ đặt vấn đề tại sao đã có mấy người mod rồi mà box đó vẫn chưa phát triển thành một box độc lập được không? Bạn đã bao giờ từng thống kê và đánh giá trên diễn đàn xem như thế nào mới nên lập một box mới không? Bạn có biết lập một box mới sẽ phải làm những gì không? F nghĩ tới đây, F và bạn không cần phải trao đổi thêm nữa, bạn nhìn về cộng đồng và BQT như vậy thật là buồn cười. Bạn tưởng rằng BQT chỉ có một mình F à? Cả tá người già đầu, từ thợ có, tiến sĩ có, chủ doanh nghiệp có, nhà thiết kế có, nhà sản xuất có, giảng viên đại học có, phó giáo sư có, sinh viên có,... Những người đó đều "ngu" hết sao? Bạn nghĩ F một tay che trời à?!?! Nếu bạn muốn làm việc về ARM, hãy sinh hoạt ở box "Các họ khác", hãy làm việc cùng ITX. Bạn nên làm việc với mọi người, rồi mới nhận xét về từng cá nhân. Hy vọng là bạn sẽ hiểu được thêm chút gì đó. F xin phép không trao đổi với bạn cho tới khi bạn thay đổi cách nhìn nhận và phân tích khách quan hơn.

    Chúc vui

    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P 58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM

    - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870