Số tín chỉ Học viện Báo chí và Tuyên truyền

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

  HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3324/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Trình độ đào tạo        : Đại học

Ngành đào tạo           : Báo chí

Mã ngành                   : 52 32 01 01

Chuyên ngành           : Báo in  

Loại hình đào tạo       : Chính quy tập trung

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

  Mục tiêu chung của chương trình là đào tạo những cử nhân báo chí, chuyên ngành Báo in có khả năng thực hiện chức trách sau đây:

- Làm phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí - truyền thông;

- Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về báo chí - truyền thông;

             - Làm chuyên viên trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí - truyền thông, các cơ quan văn hoá - tư tưởng và các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp...;

             - Làm nhân viên trong các cơ quan, doanh nghiệp truyền thông, quan hệ công chúng (PR).

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức:

             Người học được trang bị kiến thức chung, cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học Mác-Lênin; những kiến thức cơ bản, hệ thống về lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp báo chí - truyền thông, nhất là chuyên ngành báo in.

- Về kỹ năng:

             Người học được trang bị các kỹ năng cơ bản để có thể hành nghề phù hợp với chức danh được đào tạo báo chí như: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn…; đồng thời, người học còn được trang bị các kỹ năng tác nghiệp cụ thể như: các kỹ năng tham mưu, quản lý về lĩnh vực báo chí - truyền thông; các kỹ năng năm bắt tình hình thực tiễn, thu thập dữ liệu - thông tin sáng tạo tác phẩm báo chí; các kỹ năng tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí; các kỹ năng nghiên cứu công chúng và kinh doanh, kinh tế báo chí - truyền thông… 

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức:

               Người được đào tạo theo chương trình này phải có trình độ giác ngộ chính trị và lập trường, tư tưởng vững vàng; có ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước sâu sắc; có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí - truyền thông để có thể hội nhập bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp khu vực và trên thế giới; có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, thái độ dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại chế độ, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp, tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ và tự giác về vai trò, vị thế xã hội của báo chí - truyền thông.

               Người được đào tạo phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của một nhà báo; phát triển thể chất và các phẩm chất về tâm lý, phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp báo chí - truyền thông.

- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

               Người được đào tạo theo chương trình này sau khi tốt nghiệp có khả năng thực hiện các chức trách sau đây:

- Làm phóng viên, biên tập viên tại các tòa soạn báo chí, bao gồm cơ quan báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử;

             - Làm chuyên viên trong các cơ quan tư tưởng, văn hóa của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan đến báo chí - truyền thông hoặc thư ký tổng hợp;

             - Làm nhân viên nghiệp vụ truyền thông - PR, như các trang tin điện tử, trang tin tổng hợp, tờ tin, bản tin, đài truyền thanh…;

             - Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí - truyền thông;

               Ngoài ra, người được đào tạo còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến báo chí - truyền thông như: các cơ quan văn hoá - tư tưởng; các cơ quan, tổ chức truyền thông và quan hệ công chúng; các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp trong hệ thống chính trị nước ta.

- Trình độ ngoại ngữ:

               Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ ngoại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 550 điểm TOEIC hoặc 500 điểm TOEFL hoặc 5.0 điểm IELTS).

             - Trình độ tin học:

  Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Thời gian đào tạo:4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 128 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh:

              Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Báo chí, chuyên ngành Báo in nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc trở lên;

- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

- Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

 Đối tượng là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

             Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27  tháng 12  năm  2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

             Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 của Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT.

6. Thang điểm:

              Điểm đánh giá bộp hận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ sốt hập phân.

             Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7. Nội dung chương trình:

7.1. Tổng số tín chỉ phải tíchl uỹ128 tín chỉ trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

58

- Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

13 tín chỉ

- Khoa học xã hội và nhân văn

27 tín chỉ

Bắt buộc:

21 tín chỉ

Tự chọn:

6/18 tín chỉ

- Toán và khoa học tự nhiên

3 tín chỉ

- Ngoại ngữ

15 tín chỉ

- Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

70

- Kiến thức cơ sở ngành

18 tín chỉ

Bắt buộc:

14 tín chỉ

Tự chọn:

4/12 tín chỉ

- Kiến thức chuyên ngành

32 tín chỉ

Bắt buộc:

28 tín chỉ

Tự chọn:

4/8 tín chỉ

- Kiến thức bổ trợ

8 tín chỉ

Bắt buộc:

6 tín chỉ

Tự chọn:

2/8 tín chỉ

- Kiến tập

2 tín chỉ

- Thực tập nghề nghiệp

3 tín chỉ

- Khóa luận/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7 tín chỉ

7.2. Nội dung chương trình:

TT

học phần

Học phần

Số tín chỉ

Phân bổ

Học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Khối kiến thức giáo dục đại cương

58

Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

1

TM01012

 Triết học Mác - Lênin

3.0

2.0

1.0

2

KT01001

 Kinh tế chính trị Mác - Lênin

3.0

2.0

1.0

3

CN01002

 Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.0

1.5

0.5

4

LS01001

 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3.0

2.0

1.0

5

TH01001

 Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.0

1.5

0.5

Khoa học xã hội và nhân văn

27

Bắt buộc

21

6

NP01001

 Pháp luật đại cương

3.0

2.0

1.0

7

NP01002

 Quản lý hành chính Nhà nước

2.0

1.5

0.5

NP01001

8

CT01001

 Chính trị học đại cương

2.0

1.5

0.5

9

TG01004

 Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

2.0

1.5

0.5

10

XD01001

 Xây dựng Đảng

2.0

1.5

0.5

11

ĐC01001

 Tiếng Việt thực hành

2.0

1.5

0.5

12

KT01005

 Nguyên lý quản lý kinh tế

3.0

2.0

1.0

13

TT01002

 Cơ sở văn hóa Việt Nam

2.0

1.5

0.5

14

ĐC01008

 Chuyên đề văn học Việt Nam và thế giới

3.0

2.0

1.0

Tự chọn

6/18

15

ĐC01006

 Ngôn ngữ học đại cương

2.0

1.5

0.5

16

XH01001

 Xã hội học đại cương

2.0

1.5

0.5

17

TT01001

 Lịch sử văn minh thế giới

2.0

1.5

0.5

18

TG01007

 Tâm lý học xã hội

2.0

1.5

0.5

19

ĐC01004

 Lý luận văn học

2.0

1.5

0.5

20

ĐC01007

 Thống kê và xử lý dữ liệu

2.0

1.5

0.5

21

TM01007

 Logic hình thức

2.0

1.5

0.5

TM01001

22

QT02552

 Địa chính trị thế giới

2.0

1.5

0.5

23

TM01006

 Môi trường và phát triển

2.0

1.5

0.5

Toán và khoa học tự nhiên

3

24

ĐC01005

 Tin học ứng dụng

3.0

1.0

2.0

Ngoại ngữ (sinh viên chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung)

15

25

NN01001

Tiếng Anh học phần 1

3.0

1.5

1.5

26

NN01002

Tiếng Anh học phần 2

4.0

2.0

2.0

27

NN01003

Tiếng Anh học phần 3

3.0

1.5

1.5

28

NN01013

Tiếng Anh học phần 4

5.0

2.5

2.5

29

NN01004

Tiếng Trung học phần 1

3.0

1.5

1.5

30

NN01005

Tiếng Trung học phần 2

4.0

2.0

2.0

31

NN01006

Tiếng Trung học phần 3

3.0

1.5

1.5

32

NN01014

Tiếng Trung học phần 4

5.0

2.5

2.5

Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

70

Kiến thức cơ sở ngành

18

Bắt buộc

14

33

BC02101

Lý thuyết truyền thông

2.0

1.0

1.0

34

BC02110

Cơ sở lý luận báo chí

3.0

2.0

1.0

35

BC02102

Các loại hình báo chí hiện đại

2.0

1.0

1.0

36

PT02301

Lịch sử báo chí

2.0

1.0

1.0

37

PT02305

Ngôn ngữ báo chí

2.0

1.0

1.0

38

PT02304

Luật pháp và đạo đức báo chí

3.0

2.0

1.0

Tự chọn

4/12

39

BC02106

 Tâm lý báo chí

2.0

1.0

1.0

40

BC02107

 Công chúng báo chí

2.0

1.0

1.0

41

BC02103

 Xã hội học báo chí

2.0

1.0

1.0

42

QT01005

 Truyền thông quốc tế và quan hệ đối ngoại

2.0

1.0

1.0

43

BC02108

 Kinh tế báo chí

2.0

1.0

1.0

44

BC02109

 Văn hóa báo chí - truyền thông

2.0

1.0

1.0

Kiến thức chuyên ngành

32

Bắt buộc

28

45

BC02111

Tác phẩm báo chí

3.0

2.0

1.0

46

BC02112

Lao động nhà báo

2.0

1.0

1.0

BC02101

BC02102

47

BC03113

Biên tập báo chí

2.0

1.0

1.0

48

BC03114

Tin và phương thức làm tin

3.0

1.0

2.0

49

BC03115

Bài phản ánh báo chí

2.0

0.5

1.5

50

BC03116

 Phỏng vấn báo chí

3.0

1.0

2.0

51

BC03117

Phóng sự báo chí

3.0

1.0

2.0

52

BC03118

Báo chí điều tra

2.0

1.0

1.0

53

BC03119

Bình luận báo chí

2.0

1.0

1.0

54

BC03120

Ảnh báo chí

3.0

2.0

1.0

55

BC03121

Tổ chức sản xuất sản phẩm báo in

3.0

1.0

2.0

Tự chọn

4/8

56

BC03122

Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí

2.0

1.0

1.0

57

BC03123

Tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông

2.0

1.0

1.0

58

BC03124

Ký và tiểu phẩmbáo chí

2.0

1.0

1.0

59

BC03125

Xã luận và chuyên luận báo chí

2.0

1.0

1.0

Kiến thức bổ trợ

8

Bắt buộc

6

60

BC03127

Kỹ thuật - công nghệ làm báo hiện đại

3.0

1.5

1.5

BC02101

BC02102

61

PT03361

 Lý thuyết và kỹ năng Báo mạng điện tử

3.0

2.0

1.0

BC02101

BC02102

Tự chọn

2/8

62

BC03129

Các phương tiện truyền thông mới

2.0

1.0

1.0

BC02101

BC02102

63

PT03371

Lý thuyết và kỹ năng truyền hình

2.0

1.0

1.0

BC02101

BC02102

64

PT03366

Lý thuyết và kỹ năng phát thanh

2.0

1.0

1.0

BC02101

BC02102

65

BC03132

Báo chí đa phương tiện

2.0

1.0

1.0

BC02101

BC02102

66

BC03133

Thực tập nghiệp vụ

2.0

0.5

1.5

67

BC03134

Thực tập tốt nghiệp

3.0

0.5

2.5

68

BC04017

Khóa luận/tác phẩm tốt nghiệp

7.0

0.5

6.5

Các học phần thay thế cho khóa luận/tác phẩm tốt nghiệp

7.0

69

BC03135

 Chuyên đề báo chí 1

3.0

1.5

1.5

70

BC03136

Chuyên đề báo chí 2

2.0

1.0

1.0

71

BC03137

Chuyên đề báo chí 3

2.0

1.0

1.0

Tổng

128

                                                                                                                                                                              GIÁM ĐỐC

                                                                                                                                                                                  Đã ký

                                                                                                                                                           PGS, TS. Trương Ngọc Nam