Sự khác nhau giữa bảo lãnh và thế chấp

Phân biệt cầm cố, thế chấp và bảo lãnh

Sự khác nhau giữa bảo lãnh và thế chấp

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.

Bộ luật dân sự 2015 quy định 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Điều 292, bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.

Dưới đây là các tiêu chí giúp phân biệt 3 loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sử dụng nhiều nhất là: Cầm cố tài sản, Thế chấp tài sản và Bảo lãnh.

Tiêu chí

Cầm cố

Thế chấp

Bảo lãnh

Khái niệm

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

CSPL: Điều 309 BLDS 2015

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

CSPL: Điều 317 BLDS 2015

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

CSPL: Điều 335 BLDS 2015

Chủ thể

Bên cầm cố, bên nhận cầm cố.

Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp (nếu có).

Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh.

Bản chất

Có sự chuyển giao tài sản.

CSPL: Điều 309 BLDS 2015

Không có sự chuyển giao tài sản.

CSPL: Điều 317 BLDS 2015

Về thực tế khi bảo lãnh, người bảo lãnh thực hiện thêm biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Do vậy, bản chất của bảo lãnh cũng chính là cầm cố, thế chấp.

CSPL: Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015

Hình thức

Phải được lập thành văn bản.

Phải được lập thành văn bản.

Phải được lập thành văn bản.

Đối tượng

Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu,...

Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh.

Hiệu lực

Có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

CSPL: Điều 310 BLDS 2015

Có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

CSPL: Điều 319 BLDS 2015

Có hiệu lựctừ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan.

CSPL: Điều 19 Thông tư 07/2015/TT-NHNN

Thu Linh
13855

Từ khóa: cầm cố | thế chấp | bảo lãnh | phân biệt | biện pháp bảo đảm |

Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về

Sự khác nhau giữa thế chấp và bảo lãnh

Có thể bạn quan tâm:

  • Các vụ án dân sự
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Thẩm quyền tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
  • Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất

Hiện nay rất nhiều người khó phân biệt rành mạch giữa hợp đồng thế chấp và hợp đồng bảo lãnh, nhiều người mặc định các hợp đồng có ba bên tham gia là hợp đồng bảo lãnh, còn hợp đồng ký kết giữa hai bên là hợp đồng thế chấp. Đó cũng là ý do mà trong năm 2011, bằng ba bản án (hai bản án sơ thẩm và một bản án phúc thẩm), TAND tỉnh Quảng Ngãi tuyên vô hiệu hai hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất của bên thứ ba (Bên A thế chấp quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo cho Bên B vay tiền ngân hàng)

Luật dân sự 2005 quy định rõ ràng về bảo lãnh và thế chấp

Điều 342 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)".

Rõ ràng, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì bên thế chấp không nhất thiết là "bên có nghĩa vụ". Nghiên cứu Bộ luật Dân sự 2005 ta không thấy nội dung nào quy định thế chấp là việc một bên mang “TÀI SẢN CỦA MÌNH ĐỂ ĐÀM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA CHÍNH MÌNH” đối với phía bên kia. Do vậy, hiểu một cách chính xác, quan hệ "thế chấp" được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 sẽ xảy ra trong hai trường hợp:

+ Trường hợp thứ nhất: Thế chấp là việc dùng tài sản của mình đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bên có quyền.

+ Trường hợp thứ hai: Thế chấp là việc dùng tài sản của mình đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác đối với bên có quyền.

Ở trường hợp thứ hai sẽ xuất hiện bên thứ ba tham gia vào quan hệ thế chấp, và xét về mặt bản chất đó chính là trường hợp "thế chấp tài sản của bên thứ ba" mà TAND tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên hai hợp đồng thế chấp là vô hiệu.

Sự khác nhau giữa bảo lãnh và thế chấp


Điều 361 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bảo lãnh quy định "Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ".

Bộ luật Dân sự 2005 thì không thấy có quy định nào về việc người bảo lãnh chỉ định tài sản cụ thể để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, mà chỉ có quy định bảo lãnh bằng việc thực hiện thay nghĩa vụ. Như vậy, biện pháp bảo lãnh được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 chỉ có thể là biện pháp bảo đảm đối nhân. Hay nói cách khác, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 bảo lãnh chỉ áp dụng trong trường hợp bên bảo lãnh không chỉ định một tài sản cụ thể nào của mình để đảm bảo cho cam kết thực hiện nghĩa vụ. Nếu bên bảo lãnh chỉ định một tài sản cụ thể nào đó làm tài sản đảm bảo, lúc này giao dịch sẽ trở thành cầm cố hay thế chấp.

Từ phân tích trên thấy rằng, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, quan hệ bảo lãnh và quan hệ thế chấp không phải được phân biệt bằng việc xem xét quan hệ đó có hai hay ba bên tham gia, mà điểm cơ bản để phân biệt quan hệ bảo lãnh và quan hệ thế chấp là: quan hệ bảo lãnh là quan hệ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ không có chỉ định tài sản cụ thể đảm bảo, mà biện pháp đảm bảo chính là thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được đảm bảo, còn quan hệ thế chấp là quan hệ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ có chỉ định tài sản cụ thể để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Xem ngay:Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

  • the chap
  • bao lanh

Bài viết khác:

  • 06/10/2015 - Bước ngoặt đối với xuất nhập khẩu hàng hóa
  • 29/09/2015 - Phần thưởng khi sinh con một bề "gái"
  • 18/09/2015 - Làm nhục người khác có tội không?
  • 18/09/2015 - Đại diện theo ủy quyền và những điểm cần lưu ý
  • 14/09/2015 - ĐÌNH CÔNG VÀ HẬU QUẢ CỦA ĐÌNH CÔNG TRÁI PHÁP LUẬT
  • 07/09/2015 - Doanh nghiệp xã hội
  • 04/09/2015 - Xâm phạm hình ảnh cá nhân
  • 06/08/2015 - Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai: Mừng ít lo nhiều!
  • 31/07/2015 - Giải đáp vướng mắc gặp phải khi thực thi Luật doanh nghiệp 2014
  • 27/07/2015 - Góc nhìn chuyên gia Việt Nam về "Bán hàng đa cấp"

Căn cứ pháp lý

– Bảo lãnh được quy định tại Điều 335 đến 343 bộ luật dân sự 2015.

– Tín chấp được quy định tại Điều 344 đến 345 bộ luật dân sự 2015.

Bảo lãnh là gì?

Pháp luật Việt Nam quy định bảo lãnh là một trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền (còn gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng.

08(102)/2016

Sự khác nhau giữa bảo lãnh và thế chấp

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Quy định của pháp luật về biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba và bảo lãnh qua các Bộ luật Dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành
  • 2.Bản chất của cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba và bảo lãnh
  • 3.Sự khác biệt giữa thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba và bảo lãnh
  • 4.Kết luận
  • 5.Tài liệu tham khảo