Tác giả viết về ai về sự việc gì, viết như thế nhằm mục đích gì

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Có một sự trùng hợp nhỏ giữa phương pháp đọc xác định mục đích viết của tác giả (Author’s purpose) với thành ngữ quen thuộc “Easy as Pie” (dễ như ăn bánh).

Đó là từ PIE (bánh) cũng là cụm từ viết tắt của 3 dạng chính trong mục đích viết của tác giả. Bao gồm Persuade (Thuyết phục), Inform (Thông tin) và Entertain (Giải trí).

Mục đích viết của tác giả là gì?

Mục đích viết của tác giả là lý do mà họ sáng tạo nên tác phẩm. Để xác định, trẻ cần đặt ra cho mình câu hỏi: “Vì sao tác giả lại chọn viết về chủ đề này?”.

Ví dụ về mục đích của tác giả trong các lĩnh vực khác nhau:

  • Nhiếp ảnh gia chụp một bức ảnh để phản ánh mức độ căng thẳng của cuộc biểu tình.
  • Một giáo sư viết cuốn sách giáo khoa để thông tin cho sinh viên biết về các sự kiện trong quá khứ.
  • Một blogger viết các bài báo để chia sẻ quan điểm của mình với người đọc.

    Tác giả viết về ai về sự việc gì, viết như thế nhằm mục đích gì
    Tác giả viết về ai về sự việc gì, viết như thế nhằm mục đích gì

    Ảnh: The Picture Book Teacher’s Edition – Blogspot

3 kiểu mục đích viết của tác giả phổ biến nhất – PIE

1. Persuade (Thuyết phục)

Tác giả sáng tạo ra tác phẩm nhằm mục đích thuyết phục người đọc về:

  • một ý tưởng thông qua tranh luận
  • tái khẳng định niềm tin hiện có
  • hoặc thúc giục người đọc hãy hành động.

Ví dụ về các văn bản được viết với mục đích thuyết phục:

  • Quảng cáo
  • Bài phát biểu cho một chiến dịch nào đó
  • Các lá thư hay ghi chú mang ý thuyết phục

Có sự đan cài giữa mục đích viết để thuyết phục với các mục đích khác. Ví dụ, người đọc hoặc người xem có thể thấy một quảng cáo truyền hình rất hay, có tính giải trí cao. Một video như vậy có thể trở thành hiện tượng vì có quá nhiều người thích thú khi xem. Nhưng mục đích chính của nó vẫn là thuyết phục người tiêu dùng mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó.

2. Inform (Thông tin)

Dạng thứ hai của mục đích viết là cung cấp thông tin cho người đọc về một chủ đề nào đó. Nhờ vậy, người đọc sẽ biết thêm thông tin, mở mang kiến thức.

Ví dụ về các văn bản có mục đích viết là thông tin:

  • Các bài luận hoặc bài báo để trình bày, mô tả, giải thích
  • Những đoạn hướng dẫn, chỉ dẫn
  • Từ điển bách khoa toàn thư hay các văn bản tham khảo khác

Một lần nữa, ranh giới giữa các dạng mục đích viết có thể không rõ ràng. Một bài viết mục đích chính là thông tin nhưng vẫn đầy đủ giá trị giải trí cho người đọc. Ví dụ, nhiều người đọc cảm thấy đọc báo chí rất thú vị. Dù các bài báo đều tập trung mục đích là cung cấp thông tin.

3. Entertain (Giải trí)

Giúp người đọc tiêu khiển là một dạng mục đích viết phổ biến. Điều này không có nghĩa là những gì tác giả viết ra phải thật vui vẻ, phải gây cười. Tác phẩm của họ có thể nói về một bi kịch. Nhưng mục đích chính là giải trí, lôi cuốn người đọc.

Ví dụ về các văn bản có mục đích viết là giải trí:

  • Các câu chuyện
  • Các bài thơ
  • Các vở kịch
  • Các bài hát

Tất nhiên, không thể nói rằng, tất cả tác phẩm nghệ thuật chỉ có giá trị giải trí đơn thuần. Chúng có thể thuyết phục thành công người đọc nhìn thế giới theo một cách khác. Hay đưa ra các thông tin giúp người đọc làm giàu thêm kiến thức của mình. Tuy nhiên, nếu truyện, thơ, kịch, nhạc không mang chất giải trí thì người đọc khó lòng thấy xúc động hay hấp dẫn. Vì vậy, mục đích viết chính của chúng vẫn là giúp người đọc giải trí.

Tại sao xác định Mục đích viết của tác giả lại quan trọng?

Thế giới hiện đại ngày nay, trẻ được bao quanh bởi một biển thông tin. Hiểu tại sao một văn bản lại được viết ra giúp trẻ tư duy theo hướng phản biện và xác định được:

  • Thông tin nào có trong văn bản
  • Thông tin nào bị bỏ lỡ
  • Bản thân trẻ tiếp thu được gì sau khi đọc văn bản.

Từ đó, trẻ có thể:

  • Hiểu sâu hơn về những gì được đọc.
  • Mở rộng, nâng cao vốn hiểu biết của mình (đặc biệt với các văn bản cung cấp thông tin)
  • Được tiếp xúc với nhiều quan điểm, cách nhìn khác nhau, từ đó, chọn lọc và rút ra quan điểm của chính mình.
  • Biết cách tỉnh táo để phân biệt và hiểu rằng không phải mọi ý kiến/quan điểm cá nhân đều là đúng, đều là thật, đều nên làm theo.

Hãy nhớ rằng, mỗi lần đọc là một lần trẻ tham gia vào cuộc trò chuyện với tác giả. Biết được mục đích viết của tác giả giúp cuộc trò chuyện ấy trở nên phong phú hơn, sâu sắc hơn.

Thực hành xác định Mục đích viết của tác giả như thế nào?

Để dạy trẻ cách xác định Mục đích viết của tác giả, bạn có thể áp dụng các cách sau:

Cách 1: Bắt đầu với câu hỏi “Tại sao”

“Tại sao tác giả lại viết tác phẩm này?” là câu hỏi cốt lõi để giúp trẻ xác định mục đích viết của tác giả.

  • Bạn có thể viết ra giấy hoặc lên tấm bảng nhỏ nhiều dạng văn bản phi hư cấu khác nhau (Ví dụ: quảng cáo, bài báo nêu nhận định, bài báo nêu tin tức…).
  • Đề nghị trẻ xác định nhanh mục đích viết của tác giả.
  • Thảo luận cùng trẻ để đưa ra đáp án hợp lý.

    Tác giả viết về ai về sự việc gì, viết như thế nhằm mục đích gì
    Tác giả viết về ai về sự việc gì, viết như thế nhằm mục đích gì

    Các câu hỏi nên đặt ra khi xác định Mục đích viết của tác giả (Ảnh: SlideShare)

Cách 2: Nói với trẻ về cấu trúc văn bản

Tác giả sẽ sử dụng các cấu trúc khác nhau khi để truyền tải các mục đích viết khác nhau. Những cấu trúc này có thể là xâu chuỗi (sequence); vấn đề – giải quyết vấn đề (problem and solution); so sánh – đối lập (compare and contrast).

Ví dụ: Một tác giả có thể sử dụng cấu trúc xâu chuỗi để giải thích về một sự kiện. Một tác giả khác lại dùng cấu trúc so sánh – đối lập để đưa ra các hướng nhìn nhận sự kiện đó.

Cách 3: Đi vào trọng tâm

Thường khi viết gì đó, tác giả đều cố gắng để độc giả của mình cảm nhận theo một hướng nhất định. Ví dụ, viết về sự cần thiết phải bảo tồn loài cá voi, tác giả muốn người đọc đồng cảm, thương cho hoàn cảnh của chúng. Viết ra một bức tâm thư, có lẽ tác giả muốn giúp người nhận thư cảm thấy khá hơn trong một tình huống nào đó.

Sau khi trẻ đọc một văn bản, hãy dừng lại và hỏi trẻ: “Con cảm thấy thế nào? Tác giả làm thế nào để khiến con có cảm nhận như vậy?”.

Cách 4: Kết nối với các đoạn/bài viết của chính trẻ

Viết và đọc có mối liên hệ cực kỳ mật thiết. Mở rộng nhận thức của trẻ về mục đích viết của tác giả bằng cách: Đề nghị trẻ viết với các mục đích khác nhau.

Khi tự mình viết để giải thích 1 quy trình hay chia sẻ trải nghiệm cá nhân, trẻ sẽ hiểu hơn về mục đích của tác giả.

Cách 5: Quan sát sự thay đổi của mục đích viết trong văn bản.

Mục đích viết của tác giả thường được xem xét như một tổng thể trong toàn bộ văn bản. Bên cạnh đó, tác giả có thể có các mục đích viết khác nhau trong cùng 1 văn bản.

Ví dụ, một tác giả có thể:

  • thêm vào một câu chuyện gây cười để thu hút độc giả.
  • tiếp đó, đưa ra các thông tin khiến người đọc cảm thấy bức bối về tình huống được mô tả.
  • cuối cùng, tác giả đưa ra kết luận với một lời kêu gọi độc giả thức tỉnh/hành động.

Một số mẫu Graphic Organizers khi thực hành xác định Mục đích viết của tác giả

Tác giả viết về ai về sự việc gì, viết như thế nhằm mục đích gì
Tác giả viết về ai về sự việc gì, viết như thế nhằm mục đích gì

Ảnh: Teachers Pay Teachers

Tác giả viết về ai về sự việc gì, viết như thế nhằm mục đích gì
Tác giả viết về ai về sự việc gì, viết như thế nhằm mục đích gì

Ảnh: Teachers Pay Teachers

Nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ

Thành kiến (Bias) là cách nhìn, quan điểm thiên về một chiều nào đó. Tuỳ thuộc vào mục đích viết, một tác giả có thể bỏ qua 1 hay 1 vài khía cạnh của vấn đề. Bởi những khía cạnh đó không giúp tác giả hoàn thành mục đích viết. Hoặc nó có thể làm sai lệch đi mục đích ban đầu.

Khi đã thuần thục xác định Mục đích viết của tác giả, bạn nên hướng dẫn trẻ xác định xem văn bản đó có chứa đựng thành kiến hay không. Cụ thể là:

1. Tìm những thông tin còn thiếu.

Khi tác giả viết để thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó, họ sẽ chọn các chứng cứ phù hợp nhất. Đề nghị trẻ khi đọc văn bản, hãy tìm kiếm những thông tin bị bỏ lỡ.

Ví dụ: nếu một người viết để ủng hộ việc duy trì xe ngựa trong thành phố, họ có thể đưa ra chứng cứ thuyết phục về lợi ích của việc này (phục vụ phát triển du lịch chẳng hạn). Đồng thời, họ bỏ qua hoặc nói rất ít về những hạn chế của xe ngựa như gây ách tắc giao thông…

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng 2 hoạt động để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ khi thực hành xác định Mục đích viết của tác giả:

2. Tìm hiểu về các chuyên gia

Đề nghị trẻ viết ra những cái tên, chức danh của người được nhắc tới trong văn bản. Trẻ có thể học được gì từ những người đó? Họ tuyệt vời đến mức nào?

3. Tìm kiếm số liệu

Đưa ra các con số, hình ảnh, thông tin thực tế, biểu đồ… để vẽ nên một bức tranh khác về cách thức tư duy của tác giả.

Dựa trên những thông tin đó, trả lời câu hỏi: Tác giả muốn người đọc ghi nhớ điều gì? Những gì được đưa vào văn bản? Những gì không được đưa vào văn bản?

Ví dụ đơn giản về Mục đích viết của tác giả (nguồn: SlideShare)

1. Tigers should be saved (by Ella Templeton)

Tigers are endangered. They are being hunted for their fur. That’s why I think we should help them. You can donate online for them or join a club. That’s why I think everybody should help save tigers.

> Mục đích viết của tác giả là thuyết phục (Persuade) người đọc hành động để cứu loài hổ.

2. Fish (by Ella Templeton)

Fish are creatures that can only survive in the water. Fish lay eggs just like birds, reptiles and amphibians. They have gills that help them breath underwater. The gills are like lungs to us.

> Mục đích viết của tác giả là cung cấp thông tin (Inform) về cá.

3. The hamburger (by Ella Templeton)

One day I went outside to check on the cooking burgers and they came alive!!! I fought them with a knife and then they were finally dead. Beware these evil burgers!!!

> Mục đích viết của tác giả là giải trí (Entertain) cho người đọc.

(Tổng hợp từ EReadingWorksheets; EasyBib; WeAreTeachers)

> Xem thêm các kỹ năng đọc hiểu khác

> Xem thêm các kỹ năng học tập khác