Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng tác giả - tác phẩm

Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

4 5.996

Tải về Bài viết đã được lưu

Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch

VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, bài thơ thuộc chương trình Ngữ văn lớp 10 đã được VnDoc.com cập nhật để giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung và học tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.

Quy hứng

Soạn bài lớp 10: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Dịch nghĩa

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.
Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút,
Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời.


(Năm 726)

Hoàng Hạc lâu ở tây nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Quảng Lăng nay thuộc huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô.

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 10 giai đoạn từ 2007.

I. Đôi nét về tác giả Lí Bạch

- Lí Bạch sinh năm 701, mất năm 762, tự là Thái Bạch.

- Quê quán: Lũng Tây, nay thuộc tỉnh Cam Túc.

- Ông là nhà thơ lãng mạn Trung Quốc với trên 1000 bài thơ, ông được gọi là thi tiên.- Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú với những chủ đề chính là: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt.

- Phong cách thơ Lí Bạch: hào phóng, bay bổng, tự nhiên, tinh tế và giản dị.

- Đặc trưng thơ Lí Bạch: sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.

II. Đôi nét về tác phẩm Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

1. Hoàn cảnh ra đời

Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740) là nhà thơ nổi tiếng phóng khoáng, coi thường công danh, từng treo ấn về ở ẩn. Mạnh Hạo Nhiên và Lí Bạch gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ. Mạnh Hạo Nhiên có việc quay về Dương Châu, hai người chia tay nhau tại Lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch làm bài thơ này để tiễn bạn.

2. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (hai câu đầu): Khung cảnh tiễn biệt.

- Phần 2 (hai câu còn lại): Tâm trạng của tác giả.

3. Giá trị nội dung

Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên cùng tâm trạng lưu luyến khôn xiết của Lí Bạch trong khung cảnh tiễn biệt.

4. Giá trị nghệ thuật

- Sự hòa quyện giữa tình và cảnh, giữa tự sự và trữ tình.

- Lời thơ cô đọng, hàm súc.

- Hình ảnh thơ kì vĩ, mang đậm hồn thơ Lí Bạch.

III. Dàn ý phân tích Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Lí Bạch: Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung quốc. Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng tự nhiên, tinh tế và giản dị.

- Giới thiệu về bài thơ “Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”: Bài thơ thuộc chùm thơ tống biệt, qua đó thể hiện phong cách thơ Lí Bạch và tình bạn chân thành, thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu: Khung cảnh tiễn biệt

- Đối tượng đưa tiễn: cố nhân - bạn cũ, thể hiện mối quan hệ dài lâu, sâu nặng, là người bạn tri âm, tri kỉ, người bạn ấy chính là Mạnh Hạo Nhiên.

- Không gian đưa tiễn:

+ Điểm xuất phát: lầu Hoàng Hạc - một tiên cảnh, nơi chỉ có mây trời và thiên nhiên phóng khoáng, không gian thanh cao. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đưa tiễn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.

+ Phía tây: chỉ điểm nhìn, bạn ra đi từ phía Tây.

→ Không gian đẹp đẽ, mĩ lệ, huyền ảo, lãng mạn, chốn tiên cảnh.

- Điểm đến: Dương Châu - địa điểm ở phía đông, nơi phồn hoa đô hội, là nơi Mạnh Hạo Nhiên sẽ tới.

→ Không gian trần tục, rực rỡ, đô hội

- Thời gian đưa tiễn: giữa tháng Ba, mùa hoa khói

- Hình ảnh “yên hoa tam nguyệt”: có nhiều cách hiểu về hình ảnh này, đó là hình ảnh hoa trong khói, ẩn dụ cho vẻ đẹp của mùa xuân, tượng trưng cho cảnh phồn hoa đô hội.

⇒ Hai câu thơ diễn tả khung cảnh chia li buồn và đẹp, lãng mạn.

⇒ Hai câu đầu dường như là thuần túy tự sự song hàm chứa trong lời tự sự là nỗi niềm tâm sự thầm kín, là tình cảm sâu nặng, lưu luyến trong buổi chia tay.

b. Hai câu thơ còn lại: Nỗi lòng của tác giả

- Hình ảnh “cô phàm” - cánh buồm cô đơn: hình ảnh mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất đó là hình ảnh dùng để chỉ Mạnh Hạo Nhiên ra đi một mình trong cô đơn, lẻ loi. Đồng thời, còn là hình ảnh diễn tả nỗi lòng cô đơn của nhà thơ.

- “Bích không tận”: Khoảng không xanh biếc, mênh mông → Sự cô đơn, lẻ loi của người ra đi và người ở lại.

- Nghệ thuật đối lập giữa hình ảnh “cô phàm” và “bích không tận”: diễn tả sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của con người trước không gian bao la rộng lớn, mênh mông.

- Hình ảnh “Trường Giang thiên tế lưu”: hình ảnh đẹp, lãng mạn, thiên nhiên thoáng đãng, kì vĩ, gợi nên nhiều cảm xúc.

⇒ Tâm trạng lưu luyến, cô đơn cùng nỗi nhớ da diết của người ở lại.

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ thể hiện phong cách thơ lãng mạn của Lí Bạch, đồng thời thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn.

-----------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải bài tập Địa 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Tham khảo thêm

  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng tác giả - tác phẩm
    Cảm nhận bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng tác giả - tác phẩm
    Soạn bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng tác giả - tác phẩm
    Bình giảng bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng tác giả - tác phẩm
    Mở bài Lầu Hoàng Hạc

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng"?


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Lí Bạch (701 - 762), tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc). Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nên nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là "Thi tiên"
  • Tác phẩm: Được sáng tác khi Lí Bạch tiễn chân Mạnh Hạo Nhiên đến Quảng Lăng - một nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc, là bạn thân của Lí Bạch, từ lầu Hoàng Hạc.

2. Phân tích văn bản

a. Hai câu thơ đầu 

  • "Cố nhân": gợi quan hệ gắn bó giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên
  • Không gian: ở Lầu Hoàng Hạc 
  • Thời gian: tháng 3 - cuối mùa xuân, mùa hoa khói
  • Điểm đến: Dương Châu - nơi phồn hoa đô hội
  • Tình cảm lưu luyến, bịn rịn, xen cả chút háo hức đối với bạn.

b. Hai câu sau 

  • "Cô phàm" và "bích không tận": sự cô đơn, lẻ loi của người ra đi
  • "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu": diễn tả tâm trạng của tác giả khi bạn về nơi mới, cô đơn, lo lắng đến bàng hoàng, sửng sốt. 
  • Điểm nhìn của tác giả tập trung vào cánh buồm, tả cảnh ngụ tình
  • Tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Phân tích chi tiết bài thơ

a. Hai câu thơ đầu

"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu."

  • Lí Bạch gọi Mạnh Hạo Nhiên là "cố nhân". Cách gọi thể hiện sự khăng khít, gắn bó, một người tri âm, tri kỉ của cuộc đời nhau. Khẳng định một tình bạn đẹp, chân thành.
  • Không gian cuộc gặp gỡ là ở lầu Hoàng Hạc - một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, gắn với truyền thuyết vị tiên Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng bay lên trời cao. Vì vậy, đây được coi là nơi thanh tao, thoát tục trần.
  • Thời gian tiễn biệt vào mùa xuân "tháng ba mùa hoa nở rộ". Một khung cảnh nên thơ, trữ tình.
  • Điểm đến của Mạnh Hạo Nhiên là ở Dương Châu. Một nơi phồn hoa, đô thị nhưng Lí Bạch lại cho là không hợp với bạn. 
  • Hai câu thơ đầu gợi lên được không gian, thời gian của buổi tiễn biệt vừa buồn nhưng vừa thơ mộng.

b. Hai câu thơ sau

"Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu."

  • Hình ảnh "cô phàm" với ý nghĩa cánh buồn cô đơn. Tác giả vừa ngụ ý sự ra đi lẻ loi của người bạn Mạnh Hạo Nhiên nhưng cũng là sự cô đơn trong tận đáy lòng của tác giả. Khoảng không xanh biếc mênh mông "bích không tận" ý chỉ khoảng sự lẻ bóng của người ra đi và người ở lại.Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập giữa "cô phàm" và "bích không tận" để làm nổi bật sự nhỏ bé của con người giữa cuộc đời mênh mông rộng lớn.
  • "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" được hiểu là trước mắt người ở lại chỉ còn là dòng sông. Chi tiết càng tô đậm thêm vẻ cô đơn lẻ loi của tác giả giữa không gian được mở rộng đến mênh mông biển nước.
  • Ở hai câu thơ cuối, cảnh và tình như hòa lại với nhau làm bật lên nỗi niềm của người ở lại với người ra đi.  

2. Tổng kết:

  • Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên cùng tâm trạng lưu luyến khôn xiết của Lí Bạch trong khung cảnh tiễn biệt.
  • Nghệ thuật: Sự hòa quyện giữa tình và cảnh, giữa tự sự và trữ tình. Lời thơ cô đọng, hàm súc. Hình ảnh thơ kì vĩ, mang đậm hồn thơ Lí Bạch.
  • Ý nghĩa: Tình bạn sâu sắc, chân thành - điều không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của con người ở mọi thời đại. 


Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng