Tại sao bé không tăng cân

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do mật độ, thành phần thức ăn chưa phù hợp hoặc trẻ có bệnh lý nên hấp thụ kém hơn.

Bé nhà tôi 10 tháng tuổi, được bổ sung D3, sữa non từ sơ sinh. Bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, sau đó chuyển sữa công thức. Bé ăn dặm 2-3 bữa, uống 750 ml sữa một ngày nhưng ba tháng nay bé không tăng cân, lại hay ốm vặt, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (Thư Hương, Đồng Nai)

Trả lời:

Đối với trường hợp trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, trước hết cần xem bé có bệnh lý gì không. Các bé có vấn đề bẩm sinh như bệnh hô hấp, hen suyễn, đường tiêu hóa, tuyến giáp, tim mạch sẽ có tình trạng kém hấp thu hoặc tăng nhu cầu năng lượng. Do đó, nếu bé có bệnh lý thì phải điều trị trước khi đánh giá dinh dưỡng.

Về dinh dưỡng, không phải cứ ăn nhiều là bé sẽ lên cân, quan trọng chế độ ăn đó có phù hợp với trẻ không. Trẻ 10 tháng tuổi cần uống khoảng 600-800 ml sữa, ăn ba cữ một ngày. Với trường hợp trên, lượng sữa và số bữa ăn của bé là phù hợp nhưng chất lượng bữa ăn vẫn chưa thể đánh giá là đạt chuẩn hay chưa.

Phụ huynh cần đưa bé đi khám dinh dưỡng để được đánh giá tình trạng dinh dưỡng thực tế,khảo sát chế độ ăn vì đôi khi chế độ ăn của bé đang bị thiếu chất béo, đạm, tinh bột hoặc bé không thích ăn thịt cá. Một số trường hợp bé tuy ăn nhiều nhưng chỉ ăn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác là phụ huynh có thể cho con ăn với mật độ thức ăn chưa phù hợp với hệ tiêu hóa. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng tiêu hóa không hiệu quả, kém hấp thu, trẻ ăn nhiều nhưng không thể hoặc khó tăng cân.

Một chế độ ăn không phù hợp kéo dài sẽ rất khó cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Với trẻ nhũ nhi, ba tháng không tăng cân là một dấu hiệu báo động. Mẹ nên đưa bé khám dinh dưỡng để tìm nguyên nhân chính xác và được tư vấn, điều trị dinh dưỡng hợp lý.

ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng
Bác sĩ Trưởng Nutrihome Lê Đại Hành, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân còn có thể là do ăn quá nhiều trong một bữa dễ khiến bé bị ngấy, khó tiêu, lâu dần dẫn đến chậm tăng cân. Thay vì để bé ăn nhiều trong một bữa, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. Mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 2-3 giờ để đảm bảo dạ dày bé tiêu hóa hết thức ăn, đồng thời tạo thời gian vừa đủ để khiến bé đói và hào hứng ăn khi đến bữa tiếp theo. Bằng cách này, bạn đã có thể giúp trẻ tăng cân rồi đấy!

3. Trẻ tăng cân chậm cần bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa

Để trả lời câu hỏi “Cho bé 2 – 6 tuổi ăn uống gì để tăng cân?”, “Bé 6 tuổi ăn gì để tăng cân?”, “Trẻ 2 tuổi ăn gì để tăng cân?” hay “Cách tăng cân cho bé 5 tuổi là gì?”… thì sữa và các chế phẩm từ sữa là đáp án bạn cần biết. Đây là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, rất phù hợp với trẻ nhỏ do có thành phần cân đối, hợp lý. Không chỉ là nguồn cung cấp đạm, sữa còn bổ sung canxi giúp bé phát triển xương và răng chắc khỏe. Mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc dùng chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua thay cho 1-2 bữa phụ mỗi ngày.

Vậy uống gì cho bé tăng cân hay trẻ tăng cân chậm nên uống sữa gì? Mẹ hãy ưu tiên sữa có thành phần quan trọng là đạm chất lượng cao và các loại lợi khuẩn bởi:

  • Đạm: Ưu tiên loại đạm chất lượng cao giúp dễ tiêu hóa nhờ vào các thành phần whey vượt trội, thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
  • Lợi khuẩn là các “chiến binh” đường ruột giúp củng cố sức mạnh của hệ tiêu hóa của trẻ, tăng cường đề kháng, giúp bé hấp thụ dưỡng chất tốt hơn để phát triển chiều cao tối ưu.

4. Cho bé uống đủ nước

Bạn đang thắc mắc làm sao để bé tăng cân? Hãy cho bé uống đủ nước để khắc phục vấn đề bé chậm tăng cân.

Nước có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, uống đủ nước giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, phần nào sẽ khắc phục được tình trạng trẻ chậm tăng cân. Mẹ hãy đảm bảo bé được cung cấp đủ nước và sữa mỗi ngày. Hãy chọn sữa có bổ sung lợi khuẩn giúp củng cố hệ lợi khuẩn trong ruột. Đội quân lợi khuẩn này hoạt động hiệu quả sẽ giúp bé tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, giảm nguy cơ nhiễm bệnh về đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, giúp con phát triển thể chất (chiều cao và cân nặng) tốt hơn.

5. Không nên ép trẻ ăn dù bé chậm tăng cân

Vì lo lắng, muốn bé nhanh tăng cân, nhiều phụ huynh lại chọn cách ép trẻ ăn, thậm chí la rầy, quát mắng trẻ trong bữa ăn. Điều này sẽ khiến bé hình thành nỗi sợ với thức ăn và không còn hứng thú với việc ăn uống. Vậy, làm cách nào để tăng cân cho bé?

Cách cho trẻ tăng cân nhanh là thay vì ép con ăn, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân bé chán ăn, thay đổi cách chế biến, cho bé thử nhiều món ăn mới lạ, rủ bé cùng đi chọn thực phẩm và phụ mẹ chế biến món ăn để bé hào hứng hơn với món ăn do chính mình làm ra…

6. Vận động thể chất đầy đủ

Đây là một cách tăng cân cho trẻ đơn giản. Vận động giúp bé tăng cường trao đổi chất, xây dựng hệ cơ xương khớp khỏe mạnh, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Bé vận động nhiều, tiêu hao năng lượng nhanh cũng sẽ thèm ăn và ăn khỏe hơn khi đến bữa. Hãy khuyến khích con ra ngoài chơi, nô đùa cùng bạn bè mỗi ngày, thường xuyên dẫn bé đi bơi, đi công viên…

7. Trẻ chậm tăng cân cần khám sức khỏe, tẩy giun định kỳ

Giun sán – “những kẻ không mời mà đến” cũng có thể là nguồn cơn khiến bé ăn bao nhiêu cũng không lớn vì bao nhiêu dưỡng chất đã bị giun sán hấp thụ hết. Từ sau 2 tuổi, mẹ có thể cho bé đi tẩy giun định kỳ 6 tháng/1 lần và đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề cản trở quá trình phát triển về cân nặng.

Nếu mẹ đã thử đủ cách nhưng tình trạng chậm tăng cân của trẻ vẫn tiếp diễn, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và cách giải quyết.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được vì sao trẻ chậm tăng cân và cách giúp trẻ tăng cân nhanh chóng.

Tại sao bé không tăng cân

Ảnh minh họa

Chậm tăng cân ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Trẻ chậm tăng cân không phải chứng bệnh mà là cảnh báo hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề, dưỡng chất, năng lượng không đủ để trẻ phát triển. Trẻ nên có cân nặng, chiều cao phù hợp với lứa tuổi để có sức đề kháng tốt, cao lớn, khỏe mạnh, trí tuệ, năng động. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, trẻ dễ gặp các vấn đề như:

 - Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng khiến trí não trẻ chậm phát triển, cơ thể thấp bé, không được nhanh nhẹn linh hoạt.

 - Trẻ dễ mắc các bệnh lý do hệ miễn dịch yếu, các vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, ... khiến trẻ gầy guộc, yếu ớt.

 - Vóc dáng bị ảnh hưởng nhiều nếu tình trạng chậm tăng cân kéo dài. Trẻ dễn bị thấp bé, còi xương, khi cơ thể suy nhược lâu ngày và khó đạt được tầm vóc lý tưởng khi trưởng thành.

Vậy nguyên nhân gây tình trạng chậm tăng cân ở trẻ từ đâu?

Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất

Không ít trường hợp trẻ lên cân chậm là do chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi, vitamin A, B, D, … trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp bé, nhẹ cân hơn bạn cùng tuổi.

Rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ thường gặp nhiều rối loạn như táo bón, đầy bụng khó  tiêu, khó hấp thu. Đây là một trong những lí do khiến bé dù ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, là rào cản sự phát triển của bé yêu nên các bậc phụ huynh hãy đưa con đi khám để tìm nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, giúp trẻ phát triển tối ưu.

Trẻ biếng ăn

Trẻ chán ăn, lười ăn cũng khiến cân nặng cứ “giậm chân tại chỗ” vì các dưỡng chất được nạp vào không đủ để nuôi cơ thể nên sẽ dẫn đến trẻ bị chậm lên cân.

Mẹ ít sữa

Với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ được xem là “nguồn sống” của con, nếu sữa mẹ không dồi dào, trẻ sẽ đủ sữa để ăn dễ khiến con bị đói và chậm tăng cân. Nhiều gia đình cho trẻ ăn sữa công thức để bổ sung dưỡng chất nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trong 6 tháng đầu đời nên cho bé yêu ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ để trẻ phát triển tối ưu và an toàn. Ngoài ra có những sai lầm khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân như tư thế cho con bú không đúng khiến trẻ ngậm ti không đúng cách, mẹ cho trẻ bú sữa quá nhanh,…

Chế biến thức ăn sai cách

Quan niệm sai lầm trong chế biến đồ ăn cho trẻ của nhiều phụ huynh cũng khiến trẻ tăng cân chậm, ví dụ: nạp quá nhiều lượng đường hoặc muối, cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài thường xuyên…

Chăm sóc trẻ không khoa học

Các thói quen xấu cũng gây ra  tình trạng trẻ chậm lên cân như: cho trẻ tắm ngay sau ăn, cho trẻ bú hoặc uống nước trước bữa ăn,…

Trẻ hiếu động

Trẻ hiếu động, ham chơi thường có nhu cầu nạp dưỡng chất nhiều hơn để trẻ vui chơi, giải phóng năng lượng mọi nơi mọi lúc.

Giải pháp giúp bé tăng cân nhanh lớn

 - Đa dạng và cân đối chế độ ăn với thực đơn phong phú, liên tục đổi món kích thích sự thèm ăn của trẻ. Trẻ chậm tăng cân nên ăn nhiều rau củ quả, phô mai, thịt cá, ngũ cốc, các loại hạt, uống sữa… để “lớn nhanh như thổi”. Nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ hấp thu tốt nhất.

 - Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần, vì giun sán “cướp” hết dinh dưỡng khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân. Vậy nên cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 - Tập thể dục vừa phải đúng cách với các bài tập phù hợp với độ tuổi như chơi bóng, đạp xe, bơi lội, chạy bộ,… vừa giúp trẻ tăng cường sức khỏe lại phát triển chiều cao, cân nặng tốt.

 - Bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc vi lượng bị thiếu hụt. Cha mẹ nên bổ sung các khoáng chất quan trọng như magie, kali, kẽm, đồng, đặc biệt là canxi và vitamin D3 giúp bổ sung canxi hỗ trợ xương, răng chắc khỏe, phát triển trí tuệ, hạn chế nguy cơ còi xương, thấp bé.

 - Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ để tăng khả năng hấp thu bằng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn probiotics và chất xơ hòa tan từ thực vật prebiotics. Lợi khuẩn giúp ức chế vi khuẩn, tổng hợp acid amin có lợi cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện các triệu chứng chướng bụng đầy hơi, chứng bất dung nạp đường lactose từ đó bé cao lớn khỏe mạnh hơn.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí: 0896509509 – 19001259 hoặc Email:  

Tại sao bé không tăng cân

GPQC số: 02004/2019/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.