Tại sao dân campuchia ghét việt nam

Ít ai biết, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về chế độ Khmer Đỏ là "When Broken Glass Floats" từng nói Việt Nam là "một kẻ thù truyền kiếp".

Cũng trong cuốn sách đó, đã không ít lần, nói rằng Việt Nam đã từng và sẽ luôn lợi dụng Campuchia vì các mục đích chính trị và quan trọng hơn hết, hình mẫu Việt Nam - trong cuốn sách, được miêu tả như những kẻ xâm lược khát máu và bạo quyền.

Bạn đang xem: Vì sao dân campuchia ghét việt nam

Tháng 07/2014, tờ Phnom Penh Post đăng tải bài viết “Trong số 20 người bạn của tôi, có tới 17 người ghét Việt Nam”. Bài viết này nhanh chóng gây rúng động dư luận Campuchia và cả Việt Nam nữa. Bài viết này cho rằng những người Việt Nam đang có mặt tại Campuchia nhằm xâm lược Campuchia giống như quân đội Việt Nam đã đến đây vào năm 1979, nhằm đánh đuổi Khmer Đỏ và ở lại tận mười năm. Và dĩ nhiên, bài viết này, cũng như trong cuốn sách “When Broken Glass Floats”, đều có những ám chỉ rõ ràng rằng: “Việt Nam xâm lược Campuchia”.

Tại sao dân campuchia ghét việt nam

Tại sao có nhiều người Campuchia thù ghét người Việt?

Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, trên ứng dụng Tiktok xuất hiện trào lưu cà khịa, nếu muốn nói là sỉ nhục Việt Nam của một bộ phận giới trẻ Campuchia. Nói cà khịa và một bộ phận là còn nhẹ, vì những clip đó thể hiện nội dung bài Việt Nam, hạ nhục Việt Nam và chúng thu hút hàng triệu lượt xem, thậm chí còn được đề xuất lên xu hướng của Tiktok. Nhằm phản pháo lại trào lưu ấy, cư dân mạng Việt Nam cũng cho “ra lò” những clip tương tự, bên cạnh đó, cư dân mạng Việt Nam còn “dạy lịch sử” khi có những clip tóm tắt về cuộc chiến chống lại Khmer Đỏ, chia sẻ những clip cắt từ phim First They Killed My Father hay No Escape - những bộ phim nói về tính chính nghĩa của cuộc chiến chống Khmer Đỏ và giúp đỡ nhân dân Campuchia.

Vậy vì sao người Campuchia ghét người Việt Nam?

Nguồn gốc sâu xa mà nhiều người Campuchia thù ghét người Việt có lẽ khởi nguồn từ tận những năm tháng vào thế kỷ 15 khi mà đế quốc Khmer bị diệt vong. Người Campuchia rất tự hào về thời hoàng kim của đế quốc Khmer - một trong những đế quốc vĩ đại nhất lịch sử châu Á. Từng có thời điểm, vùng đất mà đế quốc Khmer sở hữu rộng tới hơn 1 triệu cây số vuông, tức là gấp 3 lần diện tích Việt Nam hiện nay. Đế quốc Khmer rơi vào thời gian thoái trào và sụp đổ là thời cơ để các quốc gia láng giềng tiến hành mở rộng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, Việt Nam tiến hành mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ về phía Nam, đưa các vùng đất Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ vào lãnh thổ Việt Nam. Tờ Phnom Penh Post viết rằng vào thời vua Minh Mạng, Việt Nam từng xâm lược Campuchia, chiếm Phnom Penh, mãi đến khi Pháp xâm lược Việt Nam, Campuchia mới giành lại được quyền tự quyết của họ.

Người Campuchia vẫn ghi nhận rằng người Việt đã có những đóng góp to lớn vào việc giúp người Campuchia độc lập từ người Pháp. Nhưng cũng chỉ trích rằng Việt Nam đã “lợi dụng” đất đai của người Campuchia vào công cuộc chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Họ cũng biết ơn người Việt Nam vì đã cứu họ khỏi Khmer Đỏ, nhưng cũng ghét ra mặt khi ở lại tận chục năm sau. Nhưng đến tận thời gian gần đây, hành động đánh Khmer Đỏ, cứu nguy cho người dân Campuchia dần dần bị một bộ phận người dân Campuchia, đặc biệt là giới trẻ Campuchia “tẩy trắng”. Cũng chính tờ Phnom Penh Post, cho rằng “Việt Nam không xứng đáng được hoan nghênh”, và rất nhiều người Campuchia, cho rằng Khmer Đỏ chỉ là “công cụ tuyên truyền nhằm hợp pháp hóa việc xâm lược Campuchia của Việt Nam”.

Bên cạnh những lý do về lịch sử, còn có những lý do khác ở những khía cạnh kinh tế, chính trị. Như Thủ tướng Hunsen - vị thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Campuchia bị tố rằng “thân Việt Nam”, hay như Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia - chính đảng lớn nhất Campuchia cũng được lập ra nhờ công của những người Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt ở Campuchia rất nhiều, các doanh nghiệp Việt thường có xu hướng sử dụng lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, người gốc Việt ở Campuchia rất nhiều, trực tiếp cạnh tranh với người Campuchia.

Ít ai biết, tại Campuchia từng có một chính đảng chống Việt Nam ra mặt, đó là Đảng Cứu quốc Campuchia. Luận điệu của Đảng này nhắm vào việc chống đối Việt Nam, kích động lòng yêu nước cực đoan, kêu gọi tẩy chay các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, bài người Campuchia gốc Việt, kiện Việt Nam nhằm đòi lại chủ quyền của Phú Quốc, quần đảo Nam Du và các tỉnh Tây Nam Bộ, đòi xét xử Việt Nam vì Việt Nam đã xâm lược Campuchia tiêu diệt Khmer Đỏ.

Xem thêm: " My Cup Of Tea Nghĩa Là Gì ? 10 Thành Ngữ Tiếng Anh Cực Hay

Năm 2014, cộng đồng Khmer Krom tiến hành biểu tình tại Phnom Penh nhằm mục đích kêu gọi chính phủ Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tẩy chay hàng hóa Việt Nam và kiện Việt Nam ra tòa, đòi lại các vùng đất thuộc chủ quyền của người Khmer Krom, vẽ lại bản đồ phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Cũng vào những năm 2012 - 2014, khu vực biên giới phía Tây Nam Tổ Quốc bị nhiều người Campuchia kéo đến kích động, phá rối. Mục đích của nhóm người này là đòi lại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhưng trong lịch sử, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từng là một vùng đất của ruồi muỗi, hoang hóa, ngập lụt và gần như rất khó để sinh sống. Nửa sau thế kỷ 17, nhân dân và các tướng lãnh của chúa Nguyễn tiến hành khai phá vùng đất này và đến năm 1698, chúa Nguyễn tuyên bố vùng đất này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về vùng đất Hà Tiên, do một quan lại cũ của triều Minh là Mạc Cửu khai hoang, sau đó thần phục chúa Nguyễn. Con của Mạc Cửu nhiều lần cứu giá vua Khmer và được ban thưởng nhiều vùng đất đai. Năm 1759, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện tại được quy về lãnh thổ của chúa Nguyễn. Tuy nhiên, sau khi Pháp đô hộ Đông Dương, có tiến hành cắt đất ở Hà Tiên về lại Campuchia, nay là tỉnh Takeo và Kampot.

Năm 2013 Sam Rainsy - một lãnh đạo của Đảng Cứu quốc Campuchia liên tục dùng từ “Yoen” (Youn) trong các bài diễn văn nhằm mục đích đả kích người Việt và bài trừ Việt Nam, kích động tư tưởng chống đối Việt Nam từ một bộ phận người dân Campuchia. Đến nay, từ này đã trở thành một từ mang màu sắc chính trị nhằm mục đích hạ nhục, phân biệt người Việt, người gốc Việt tại Campuchia. Bản chất của từ “Yoen” (Youn) không mang hàm ý phân biệt, nhưng cũng giống như những từ ngữ như Bắc Kỳ, dân Thanh Hóa… những người nói đã cố tình làm cho những từ ngữ này bị sai nghĩa đi vì những mục đích phân biệt rác rưởi.

Thậm chí, từng có một thuyết âm mưu không hề nhẹ diễn ra khi phía Campuchia tiến hành bắn đại bác trong những ngày lễ lớn. Các hàng đại bác được hướng về phía Đông - tức là phía Việt Nam. Nhiều người Campuchia cho rằng, tâm lý chống Việt Nam vẫn luôn âm ỉ trong xã hội Campuchia, mặc cho những gì mà người Việt Nam vì người dân Campuchia. Thậm chí, nhiều người Việt đã bỏ cả mạng sống, chịu bao nhiêu khổ cực, bao nhiêu chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Năm 2019, Thủ tướng Lý Hiển Long đã viết trên trang cá nhân cho rằng “Việt Nam xâm lược Campuchia” và “đe dọa hòa bình Đông Nam Á”. Tuyên bố này khiến cho phía Campuchia, cụ thể là Thủ tướng Hunsen, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tea Banh “sốc nặng” và phải lên tiếng cải chính ngay rằng Việt Nam không hề xâm lược hay chiếm đóng Campuchia. Tuy nhiên, phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long lại được những người Campuchia mang tâm tưởng chống đối Việt Nam tôn vinh, coi là “lí lẽ của sự thực”.Sự thực là gì? Là việc Việt Nam đã dẹp yên Khmer Đỏ, chấm dứt nạn diệt chủng mặc cho đã bị gần như tất cả các quốc gia trên thế giới quay lưng. Là việc đã, đang và sẽ đứng chung trong cái tên "Đông Dương".

Và quan trọng hơn hết, sự thực là mỗi người Việt hay người Campuchia, phải học cách chung sống hòa bình, vượt lên trên định kiến và gạt bỏ hiềm khích dân tộc.

Tại sao dân campuchia ghét việt nam

Bài viết bởi một người Cambodia trẻ, tên Kounila Keo tại mạng chuyên gia Quora. Chuyển ngữ bởi Đỗ Quốc Việt Anh.

Lời dẫn của người dịch

Chủ đề chiến tranh biên giới Tây Nam hứng thú tôi từ 15 năm nay. Điều đó dễ dẫn đến việc tôi luôn muốn nhìn mọi thứ từ bên kia biên giới. Thật tuyệt vời khi đọc bài viết này của Kounila Keo. Tôi cho rằng anh đã đưa ra góc nhìn khách quan về hiện trạng và nhẹ nhàng với những gì đã qua. Bên cạnh sự cởi mở và năng lực phân tích, câu cuối cùng của tác giả đã thể hiện đẳng cấp tinh hoa: “Điều quan trọng nhất tôi có thể nghĩ đầu tiên là người Cambodia cần phân biệt giữa những huyền thoại và sự thật.”. Đây là một hứa hẹn cho sự trỗi dậy “báo thù” của Cambodia nếu họ phổ quát hóa được nhận thức này.

Tôi thực sự phấn khích với câu cuối cùng bởi không chỉ Cambodia, mà chính quốc giá láng giềng Việt Nam đang cùng tình huống. Mặc dù người Việt Nam đang loay hoay giữa dòng hiện thực rối rắm nhưng chính tư duy họ không hề mạch lạc khi vừa ước vọng tương lai rực rỡ vừa dành tâm mơ màng những huyền thoại cũ xưa mập mờ. Như tuần này là tranh luận về sự phong độ của một ông vua chiến tướng giữa tư liệu lịch sử (tham khảo) với tưởng tượng bấy lâu. Đã tốn nhiều băng thông và thời gian của quốc dân.

Xa hơn, cách nhìn của tác giả là điều nhiều người Việt Nam trẻ nên học hỏi để nhìn về mối quan hệ với Trung Hoa một cách khách quan, học hỏi và lợi ích.

Nội dung bài viết bởi Kounila Keo

Điều đầu tiên, cho phép tôi được đặt câu hỏi: “Từ khi nào những người hàng xóm lại yêu quý lẫn nhau?”

Tôi lớn lên tại Cambodia, tôi có thể nói rằng giáo dục quyết định phần quan trọng nhất trong việc định hình tư duy của một người. Bên cạnh đó, là những điều được truyền dạy cho trẻ nhỏ bên trong mỗi gia đình.

Tôi đã lên trong một gia đình Cambodia điển hình. Bố mẹ tôi mặc dù không cổ vũ sự thù hận tới bất kỳ ai nhưng họ vẫn giữ một phần nào thái độ ghét bỏ đối với “chính quyền Việt Nam”. Tôi nhớ khi còn nhỏ, họ đã kể cho nghe về lịch sử đen tối mà họ đã nhặt nhạnh từ nhà trường, ví dụ như vô số cuộc chiến giữa Vietnam và Thailand hay khi đồng minh với bên này để chống lại bên kia. Cũng có những “đồn đại” việc lính Việt Nam sử dụng hài cốt người Cambodia để làm trà hay những hành động cắt xẻo tù binh trong chiến tranh. Và những câu chuyện ấy được truyền từ thế hệ ông bà tôi, tới bố mẹ tôi, rồi đến tôi bây giờ. Tôi cũng đã tìm hiểu qua vài cuốn sách chống lại Việt Nam có nguồn tài liệu uy tín nói về những câu chuyện trên. Nhưng, tôi có thể nói gì? Tôi không bảo vệ bất cứ ai ở đây. Chúng ta có xu hướng nhớ tới cái cách những người khác đã đối xử tệ với chúng ta như thế nào, không phải như những người ở bên ngoài. Khi đế quốc Khmer chinh phục các vùng đất trong quá khứ, nó cũng phải thực hiện những điều tôi tệ nhắm vào các “kẻ thù” của nó theo cách như vậy.

Lịch sử cổ đại của Cambodia là một sự tồi tệ đến tận cùng, tôi dám nói như vậy. Chúng tôi đã được cai trị bởi quá nhiều vị vua hay những nhà cầm quyền “bất tài”. Họ thay vì nỗ lực xây dựng quốc gia thì lại chạy đua ngày càng nhiều đền thờ (Nhớ rằng: Một số ngôi đền tồn tại đến ngày nay vẫn còn chưa được hoàn thành). Và hơn thế nữa, họ chạy sang các quốc gia hàng xóm để nhờ giúp đỡ mỗi khi nó cần chiến tranh với một quốc gia khác.

Đi nhanh về 1960s, khi Lon Nol cai trị Cambodia (như một quốc gia cộng hòa), một số người Vietnam đã bị giết và vứt xuống sông. Sau đó, trong suốt thời kỳ Khmer Đỏ (Khmer Rouge), người Vietnam là một trong những quốc tịch bị khủng bố bởi giới cầm quyền. Tinh thần chống Vietnam đã thực sự được thổi bùng mạnh mẽ trong suốt các thời kỳ này.

Tôi không gắng đưa ra một bài học lịch sử đầy đủ trong bài viết này vì tôi chắc chắn rằng Wikipedia sẽ làm việc đó một cách tốt hơn rất nhiều. Nhiều người Cambodia vẫn uất ức về sự mất đi của những phần đất cũ (thuộc về đế quốc Khmer rộng lớn và chúng tôi đã để mất vì sự bất tài của chúng tôi và vì những người hàng xóm xảo quyệt). Nhưng một lần nữa, làm thế nào mà bạn có thể cảm thấy buồn về những thứ bạn chưa từng bao giờ được nhìn thấy? Tôi không thể trả lời câu hỏi này. Chủ nghĩa dân tộc sai lầm là thực sự nguy hiểm, là những gì tôi có thể nói.

...Họ bị kích động từ giáo trình sai lệch, sự thiếu hụt của các phương thức hòa giải, tâm lý mất mát những vùng đất cũ, các chiêu trò chính trị, đã dẫn tới tình trạng này… (tóm tắt ý bởi ND)

Tôi chỉ muốn đưa ra một kết luận ngắn ở đây rằng nhìn chung thì các quốc gia láng giềng có xu hướng đánh nhau vì một vài lý do ngớ ngẩn, nhưng cái mà khiến người Cambodia chạm đến mức độ ghét hay không thích Việt Nam (một lần nữa, chính quyền Việt Nam) là bởi họ bị kích động từ những tuyên truyền sai lệch cũng như các bài học lịch sử (tại hệ thống giáo dục sai lầm 1960s, thời của cha mẹ tôi) và một sự thiếu hụt của các phương thức hòa giải hoặc hàn gắn đa phương (cơ quan chính phủ, xã hội dân sự,…). Nhưng, quả thực là không sai rằng, Vietnam cũng đã làm một số thứ bẩn thỉu với Cambodia. Thailand không khác gì. Tuy nhiên, quốc gia nào lại không làm vậy với hàng xóm của họ sau lưng? Dĩ nhiên Đông Nam Á, như là một khối, có rất nhiều cấm kỵ về xã hội và chính trị để được nhắc đến.

Thêm nữa, một vài người có thể nhận ra nhiều người tốt nghiệp đại học trong nước (Cambodia) thiếu hụt kỹ năng phân tích, cái mà không được củng cố trong nhà trường. Và nhiều người sống sót qua Khmer Đỏ tin rằng Vietnam xâm lược đất nước (chứ không phải là giải phóng). Hơn thế nữa, tưởng tượng thật dễ dàng như thế nào cho một số chính trị gia khuấy động cảm xúc và khiến người Cambodia hành động trong sự giận dữ. Ví dụ, đảng đối lập chính xem vấn đề “phân định biên giới” giữa Vietnam và Cambodia như là lá bài tài lộc để dành được sự ủng hộ từ đa số.

Nhưng, quả thực là không sai rằng, Vietnam cũng đã làm một số thứ bẩn thỉu với Cambodia. Thailand không khác gì.

Một cách ngắn gọn, sự mất mát những vùng đất cũ, sự thiếu hụt phân tích trong các vấn đề lịch sử giữa cộng đồng với chiêu trò chính trị, đã dẫn tới tình trạng này (ghét Vietnam, Thailand). Làm thế nào để giải quyết được? Một số người Cambodia vẫn gọi Saigon là “Prey Nokor”, tên cũ của một thành phố Khmer như một hoài vọng. Có thể nào người Cambodia được thỏa mãn và ngừng ghét Vietnam nếu Saigon được trả lại cho Cambodia? Tôi không nghĩ vậy. Điều quan trọng nhất tôi có thể nghĩ đầu tiên là người Cambodia cần phân biệt giữa những huyền thoại và sự thật. Và những tài liệu lịch sử của chúng tôi không thực sự giúp đỡ nhiều cho điều này.

Đỗ Quốc Việt Anh (dịch)

04.01.2018

Từ: https://www.quora.com/Why-do-Cambod…