Tại sao em bé sinh mổ hay bị khò khè

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ sinh mổ bị khò khè là 1 trong nhiều hiện tượng thường thấy ở các bé sinh mổ. Vì đâu lại có hiện tượng này? Thở khò khè có ảnh hưởng thế nào đến trẻ sơ sinh? Có cách nào để giải quyết tình trạng này không?

Thế nào là thở khò khè ở trẻ sơ sinh?

Ở trẻ sinh mổ, thở khò khè không phải là hiện tượng hiếm gặp. Biểu hiện thường thấy là trẻ phát ra âm thanh khò khè trong lúc thở. Tuy nhiên âm thanh không quá lớn nên mẹ phải áp tai gần sát mũi hoặc miệng của bé thì mới có thể nghe được.

Tiếng khò khè cũng gần giống như tiếng ngáy nhưng nếu để ý kĩ mẹ sẽ thấy tiếng khò khè không đều so với tiếng ngáy bình thường. Trường hợp nặng, tiếng khò khè sẽ kèm theo tiếng rít và tiếng thở của bé sẽ kéo dài, nặng nhọc.

Tiếng thở khò khè ở bé có thể là dấu hiệu trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn… Trẻ bị dị ứng hay trào ngược dạ dày cũng gặp khó khăn trong việc thở, gây ra tiếng khò khè ở bé. Ở trẻ dưới 2 tuổi, kích thước phế quản còn nhỏ, dễ bị co thắt, phù nề và tắc nghẽn khi có dấu hiệu viêm nhiễm.

Như vậy, thở khò khè là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều loại bệnh, có bệnh vẫn ở giới hạn an toàn nhưng cũng có bệnh ở mức độ nguy hiểm. Do đó, các mẹ tuyệt đối đừng lơ là khi trẻ có dấu hiệu trên để tìm ra biện pháp điều trị kịp thời.

Vì đâu trẻ sinh mổ bị khò khè nhiều hơn trẻ sinh thường?

  • Trẻ sinh thường chui qua ống sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo) nên nuốt được nhiều lợi khuẩn, kích thích hệ vi sinh đường ruột của trẻ, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch. Trẻ sinh mổ không trải qua điều kiện thuận lợi ban đầu này nên bị ảnh hưởng khá nhiều đến sự tăng trưởng của hệ miễn dịch.
  • Mẹ sinh mổ thì sữa cũng về chậm hơn, sau khi sinh xong mẹ còn cần cách ly thêm khoảng 4 – 5 tiếng mới cho bé bú được, trong khi lúc này sữa non của mẹ rất giàu dưỡng chất và có nhiều kháng thể giúp bé hoàn thiện hệ miễn dịch. 1 em bé sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi em bé được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ cần đến 6 tháng.
  • Bé sinh mổ không được đẩy từ buồng tử cung xuống âm đạo và chui qua ống âm đạo nên lồng ngực không bị ép chặt để đẩy hết nước ối tại đường hô hấp ra ngoài. Điều này có thể gây tồn dịch trong phổi, dẫn đến hội chứng “chậm hấp thu dịch phổi”, dễ gây suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp sau này.
  • Thời gian theo dõi ở bệnh viện lâu hơn trẻ sinh thường cũng tác động đến sức khỏe trẻ sinh mổ, do hệ miễn dịch vẫn còn chưa hoàn thiện mà phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, mầm bệnh ở môi trường bệnh viện.
  • Đờm nhớt ứ đọng do trẻ thường xuyên được bế ngửa, dẫn đến đường thở bị tắc nghẽn cũng gây ra việc thở khò khè và có khả năng kèm theo ho ở trẻ.

Xử lý thế nào khi trẻ sinh mổ bị khò khè?

Thở khò khè là triệu chứng hầu hết các bé sinh mổ mắc phải trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được theo dõi và điều trị dứt điểm có thể làm tình trạng bệnh lý nặng hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, nuôi con bằng sữa mẹ và cho bé bú đúng cách

Mẹ sau sinh nên cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều kháng thể hỗ trợ cho hệ miễn dịch của trẻ. Càng được tiếp xúc với kháng thể sớm thì hệ miễn dịch của bé càng được củng cố sớm.

Mẹ nên duy trì cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và bú xen kẽ ít nhất cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Nuôi con bằng sữa mẹ từ lâu đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho bé mà cả cho mẹ nữa.

Khi cho trẻ bú, mẹ nâng đầu bé hơi cao lên một chút, bế bé áp bụng vào bụng mẹ để bé ngậm sâu núm vú. Khi cho bú, một tay mẹ ôm giữ lưng và mông bé, tay còn lại đỡ bầu vú. Ngón trỏ và ngón giữa kẹp nhẹ phía trên quầng đen núm vú để chặn bớt sữa tránh cho bé bị sặc khi sữa phun ra quá nhiều. Sau khi bú mẹ nhớ vỗ ợ cho bé để khóa sữa ở dạ dày, tránh trào ngược, nôn trớ lên đường mũi ảnh hưởng đến hô hấp của bé.

Thường xuyên vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối loãng

Vệ sinh mũi bé bằng nước muối loãng là cách đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn cho trẻ sinh mổ bị khò khè. Nước muối loãng có tác dụng làm mềm vẩy cứng và loãng dịch nhầy đóng trong mũi bé, giúp đào thải ra ngoài dễ hơn. Đường thở thông thoáng bé cũng dễ thở và đỡ khó chịu hơn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ nên nhỏ mũi cho bé 2 – 3 lần/ngày, mỗi bên 1 giọt. Đối với trường hợp nặng thì có thể nhỏ 4 - 5 lần/ngày, mỗi lần 2 - 3 giọt. Mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi nhỏ để nước muối thẩm thấu bên trong. Khi nước muối chảy ra, các mẹ dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau cho bé.

Bên cạnh nhỏ mũi mẹ có thể rửa mũi/hút mũi cho bé để cải thiện tình hình. Tuy nhiên cần thực hiện với số lần hạn chế và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhi.

Chú trọng dinh dưỡng cho bé

Trẻ sinh mổ bị khò khè thường phải thở bằng miệng nên bị mất nước, miệng dễ bị khô. Mẹ chú ý bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé bú thêm, đối với trẻ đã ăn dặm có thể cho trẻ uống thêm nước từ các nguồn khác như nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả… Nước giúp chống mất nước, loãng đờm, con dễ dàng ho và tống ra ngoài góp phần nhanh chóng đẩy lùi chứng khò khè ở trẻ.

Giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé

  • Phòng ngủ của bé phải kín gió nhưng thoáng mát. Trẻ nên được cho ngủ tại nơi kín gió, không có gió lùa do không khí lạnh và khô cũng kích thích niêm mạc hô hấp tiết nhầy nhiều hơn.
  • Không để bé tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi, ra nơi đông người. Trẻ bị khò khè càng cần được giữ tránh xa môi trường ô nhiễm để giảm nguy cơ khó thở hay mắc các bệnh hô hấp khác.
  • Quần áo, đồ dùng của bé phải luôn sạch sẽ, khô thoáng, không nên cho bé dùng các sản phẩm có lông. Chăn ga gối đệm phải được vệ sinh/thay mới thường xuyên để tránh bụi bẩn, nấm mốc.

Tại sao em bé sinh mổ hay bị khò khè

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc

Khi trẻ bị khò khè, mẹ không được tự ý dùng thuốc vì có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ xấu đi. Cần theo dõi tình trạng của trẻ, nếu không thuyên giảm thì cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xác định chính xác nguyên nhân gây thở khò khè và có hướng điều trị phù hợp.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ cũng cần được tiêm phòng đầy đủ và khám định kỳ. Điều này sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch và phát hiện những dấu hiệu bệnh lý ở trẻ để can thiệp trong giai đoạn sớm.

Trẻ sinh mổ bị khò khè không phải là triệu chứng khó chữa, tuy vậy phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan, không tìm hiểu nguyên nhân sâu sa để giải quyết dứt điểm. Trẻ bị thở khò khè về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, ba mẹ nhớ theo dõi thật kỹ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được trợ giúp.

Xem thêm

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ có kích thước mũi nhỏ lại chủ yếu thở bằng mũi nên khi gặp điều kiện bất lợi rất dễ bị nghẹt mũi. Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè cần theo dõi sát sao, đặc biệt là khi trẻ có biểu hiện khó thở vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nặng.

Trẻ bị nghẹt mũi có thể dễ dàng phát hiện với các biểu hiện cụ thể như: Trẻ chảy nước mũi, thở nhanh, quấy khóc...

Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn, cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè.

Tiếng khò khè có thể nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, nghe âm trầm. Cha mẹ có thể áp sát tai và gần miệng trẻ, nghe kỹ tiếng thở của trẻ. Tốt nhất nên kiểm tra tiếng thở khi trẻ nằm im. Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè rất khó phát hiện, phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ.

Tại sao em bé sinh mổ hay bị khò khè

Bệnh viêm tiểu phế quản là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thở khò khè

Hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thở khò khè. Hen suyễn là bệnh là tình trạng viêm mạn tính đường thở. Có yếu tố gia đình, hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa... hoặc bệnh nhân có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp. Khi đó, trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.

2.2. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng phù nề làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở khò khè, thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.

2.3. Viêm phổi

Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè do viêm phổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp.

Ngoài ra trẻ cũng có thể bị thở khò khè do có dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép....

Video đề xuất: Hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ thở khò khè, cha mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu trẻ thở khò khè kéo dài thì nên cho trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc kháng viêm, long đờm, kháng sinh...

Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và có thể hút mũi cho trẻ để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ thở hơn.

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể

Trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm như: thở rút lõm ngực, ngủ li bì, người tím tái, rối loạn tri thức... cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ bác sĩ Nhi đầu ngành và trang thiết bị hiện đại, là địa chỉ được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng trong việc điều trị các bệnh cho trẻ, điển hình như ho có đờm, ho khò khè, sốt cao, viêm phổi....

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm,crom, selen, vitamin nhóm B , ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm.Tăng cường lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Hướng dẫn cuốn ổ cho trẻ sơ sinh

XEM THÊM: