Tại sao em ít nói thế sách

Bạn đã từng có một người bạn, người thân hay những người bạn quen im lặng một cách lạ lung. Bạn luôn tự hỏi liệu họ có gì đó không ổn hay do mình quá “ nhạt nhẽo” trong mắt họ?

Bạn là một người hướng nội nhưng vẫn chưa biết được tính cách hiện tại của mình. Đôi khi bạn tự hỏi tại sao mình có thể im lặng lâu được như vậy, tại sao mình chỉ thích xem mọi người nói chuyện với nhau hơn là tham gia vào cuộc trò chuyện đó.

Tại sao em ít nói thế ?– Sẽ là cuốn sách giúp bạn trả lời tất cả câu hỏi ở những khía cạnh khác nhau. Hiểu được tính cách của mình những người hướng nội hiểu những ưu điểm và khuyết điểm tính cách của bản than. Ngược lại những người xung quanh sẽ hiểu được những người hướng nội có những nhu cầu như thế nào để cảm thông cho họ cẻ trong công việc lẫn cuộc sống.

( Đây chỉ là phần tóm tắt nội dung và quan điểm của mình về cuốn sách. Để có thể trải nghiệm và hiểu một cách đầy đủ bạn nên mua sách và tự đọc nha !!!)

THÔNG TIN VỀ SÁCH

  • Tên sách: Tại sao em ít nói thê?
  • Tác giả: Huy Đức
  • Thể loại: Tâm lý & Kỹ năng sống.
  • Giá: 96.000 vnđ
Tại sao em ít nói thế sách
Bìa sách Tại sao em ít nói thế

Bạn có phải là người hướng nội

Những bài trắc nghiệm tham khảo sẽ giúp bạn biết mình thiên về tính cách nào. Tuy nhiên tác giả đã có những dẫn chứng cho rằng không ai có thể hướng nội 100% hay hướng ngoại 100% được. Bạn không thể cho rằng do mình có tính cách hướng nội  vì vây mình rất kém về giao tiếp, đó là do tính cách không phải điểm yếu của mình. Bạn cần phải biết cách ứng biến lúc nào cần hướng ngoại lúc nên hướng nội.

Tính cách hướng nội sẽ có 2 kiểu người : một là hướng nội điềm tĩnh, một là hướng nội nhút nhát.Hướng nội điềm tĩnh họ im lặng là do họ mất nhiều năng lượng trong giao tiếp chứ không phải thiếu tự tin về bản thân.Đoi khi họ vẫn thích các hoạt động giao tiếp xã hội như các cuộc trò chuyện 1-1 nhưng không thích cuộc trò chuyện nhóm quá nhiều người. Hướng nội điềm tĩnh có khả năng sáng tạo cao và có suy nghĩ một cách độc lập.Ngược lại, hướng nội nhút nhát im lặng là do họ luôn tự ti về bản thân. Họ không thích các cuộc trò chuyện 1-1 và đương nhiên các cuộc thảo luận nhóm cũng không ngoại lệ.

Tại sao em ít nói thế sách
Chưa chắc hoạt ngôn là người hướng ngoại đâu ?

Người hướng nội hoạt ngôn là những người nói nhiều nhất trong một số hoàn cảnh nhất định. Người hướng nội luôn có những suy nghĩ ý nghĩa nhưng họ chỉ luôn cất giữ cho riêng mình nhưng nếu chủ đề nói chuyện là một chủ đề thú vị với họ hoặc trong một hoàn cảnh bắt buộc họ phải nói thì có lẽ họ không khác gì một người hướng ngoại.

Vượt qua trở ngại nhút nhát. Nhút nhát là một phần tính cách tiêu cực  cần được nhìn nhận và thay đổi. Nếu tính nhút nhác được khắc phục thì sẽ thành 2 kiểu người : hướng nội hoặc hướng ngoại. Nếu nắm rõ được những kỹ năng cần thiết bạn sẽ có thể nâng cao khả năng giao tiếp của mình, khắc phục được tính tiêu cực của bản thân.

Kiểu người hướng nội có 4 đặc điểm tính cách: hướng nội xã hội, hướng nội suy nghĩ, hướng nội lo lắng , hướng nội chậm rãi và có thể phân hóa thành rất nhiều kiểu tính cách khác nhau vì vậy sẽ không có những người hướng nội có tính cách hoàn toàn giống nhau được. Để có thể xác định cho mình thuộc kiểu hướng nội naò trong 4 đặc điểm cơ bản vừa nên tác giả sẽ có một bài trắc nghiệm tham khảo nhỏ để bạn có thể tự nhận biết mình là ai. Bạn sẽ thiên về kiểu hướng nội nào ?

Cách trả lời câu hỏi: “tại sao em ít nói thế?”. Nếu bạn là một người hướn nội nếu được hỏi câu hỏi như vậy thay vì im lặng để phòng thủ trước mọi người thì bạn hãy có gắng giao tiếp bằng cách trả lời một số câu ngắn gọn mà tác giả gợi ý cho bạn. Tác giả còn bày ra những phương pháp để bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp của mình.

Ở phần “Hướng nội & tối giản” đọc giả sẽ được nghe câu chuyện của một bạn hướng nội chia sẻ về cách kiểm soát cảm xúc của bản thân và mọi thứ xung quanh bằng lối sống tối giản.

Tình yêu của người hướng nội

Chàng trai/cô gái hướng nội sẽ như thế nào? Cưa đổ một người hướng nội khó hay dễ?,…tất cả câu hỏi sẽ được tác giả trả lời chi tiết trong phần 5 của cuốn sách Tại sao em ít nói thế?.

Chân dung một chàng trai hướng nội sẽ sao nhỉ ?. Điều đầu tiên chắc có nhiều bạn đoán được đó là anh ta vô cùng ít nói, bạn sẽ khó mà đoán được họ nghĩ gì về bạn, tình cảm của bạn có lay động họ hay không. Chàng trai hướng nội không giỏi thể hiện tình cảm trước các cô gái nhưng nếu bạn chúy ý thì tình cảm của họ sẽ được thể hiện qua những hành động rất ấm áp.

Khi yêu một chàng trai hướng nội sẽ không có chuyện họ nặng lời với bạn đâu, bởi các chàng trai hướng nội chỉ biết im lặng lắng nghe rồi suy nghĩ thật kỹ và phản hồi mâu thuẫn một cách rất từ tốn. Cuộc sống hôn nhân hay trong tình yêu của chàng trai hướng nội đôi khi khiến bạn cảm thấy mình bị “bỏ rơi” vì họ luôn cần “khoảng thời gian cá nhân” để tận hưởng thế giới nội tâm của riêng mình, thay vì ra ngoài gặp gỡ mọi người cùng bạn anh ta sẽ dành thời gian đọc sách, nghe nhạc một mình,…

Đôi lúc bạn khó chấp nhận tính khí kỳ quặc đó nhưng nếu bạn thật sự muốn duy trì tình cảm với một anh chàng hướng nội thì bạn nên cho anh ta thêm thời gian để cả hai cùng giải quyết các vấn đề, đôi khi cũng chính các chàng trai hướng nội đang âm thầm giải quyết các mâu thuẫn đó trong lúc bạn không để ý.

Tại sao em ít nói thế sách
Có người yêu hướng nội thì hãy trân trọng nha !

Chân dung một cô gái hướng nội.Cô ấy là một người giàu cảm xúc, luôn nghỉ cho người khác mà đôi khi quên luôn cả lợi ích của bản thân. Cô gái hướng nội luôn lắng nghe và quan tâm chăm sóc người mình yêu rất chu đáo. Nhưng cô là người vô cùng nhạy cảm, bạn mà lơ là không quan tâm cô ấy thì cô ấy sẽ bắt đầu suy diễn lung tung và đôi khi ghen tuông một cách vô lý. Chính vì nhạy cảm và giàu cảm xúc nên nếu bị phản bội thì cô ấy rất đâu khổ. Có được người yêu như cô ấy phải nên trân trọng nhé !

Cưa đổ một người hướng nội khó hay dễ ?. Nếu bạn hiểu được đặc điểm tính cách và nhu cầu của họ thì bạn sẽ giảm bớt được độ khó của quá trình cưa đổ họ đấy. Họ sẽ yêu bằng mắt nên bất cứ cử chỉ quan tâm nào của bạn họ sẽ ghi nhớ rất lâu, bạn phải là người tinh tế luôn chú ý trong từng hành động mới có thể ghi điểm trong lòng họ. Hãy quan tâm họ một cách im lặng và cả sự chân thành, yêm tâm họ biết hết đấy nhưng họ sẽ cho bạn biết khi họ thấy chân thành của bạn dành cho họ đã đủ và họ cảm thấy được an toàn khi bên cạnh bạn.

Nhận xét của cá nhân về cuốn sách:

Ưu điểm: 

  • Cuốn sách tổng hợp từ rất nhiều tài liệu khác nhau, nội dung cuốn hút, phong phú nhiều khía cạnh.
  • Đọc cuốn sách bạn như được trò chuyện với một người hướng nội thực thụ vì tác giả cũng là một người hướng nội mà.Bạn được nghe những tâm sự lâu nay họ rất muốn nói cho mọi người hiểu nhưng không thể nào chia sẻ.

Nhược điểm:

  • Nội dung đôi khi có ý trùng và lặp lại.
  • Nội dung cuốn sách được lấy từ những thảo luận, những trang web trên mạng nên đôi khi bạn sẽ cảm thấy mình đã đọc ở đâu đó.

(Đối với những bạn chưa từng nghe hay biết đến chủ đề này thì rất nên đọc thử. Ở trên là một số phần của cuốn sách mà mình thích cũng như muốn chia sẻ với mọi người.)

Nơi mua sách:

271 views

Share FacebookTwitterPin It

Tại sao em ít nói thế

  • Một người ít nói không có nghĩa là lạnh lùng thờ ơ với mọi thứ.
  • Một người hoạt náo, vui vẻ, cười cả ngày, nói hàng giờ không có nghĩa là họ không cảm thấy cô đơn một mình.

Ai cũng có những khoảng trống mà không ai chạm vào được, những câu chuyện không muốn kể cùng ai, những thẳm sâu trong lòng chỉ một mình mình hiểu. Bởi thế chẳng thể đánh giá ai qua bề ngoài, chẳng thể truy vấn ai bởi những cái họ thể hiện ra… có chăng điều chúng ta nên làm là lặng lẽ ở bên.

Bởi những người ít nói lại là những người suy nghĩ nhiều. Những người luôn cố gắng tỏ ra mạnh mẽ và bất cần, mới thực sự là người cần quan tâm và che chở.

“Tại sao em ít nói thế?” Tại sao lại không mở lòng để thấy bớt cô đơn, trống vắng vào những thời khắc em thực sự muốn sẻ chia? Tại sao em không thể sống khéo hơn, trong khi mọi người đều có thể?

À, bởi đó là em, bởi im lặng đâu phải là xa cách, bởi lắm khi em cũng muốn sẻ chia, muốn giao tiếp muốn khéo léo nói ra những điều như ai kia mà chẳng được. Bởi có nhiều người lầm tưởng ta làm mầu hay ta sang chảnh quá, rằng ta khinh người hay cố tỏ ra khác biệt. Ta im lặng… chẳng biết nói thêm điều gì.

Đôi khi một đám đông chỉ khiến bạn rơi vào tận cùng của sự cô độc, càng gượng cười để hòa vào cuộc vui càng xé thêm những lỗ trống trong lòng.

Xoay quanh những chia sẻ về: Cưa đổ một người hướng nội, khó hay dễ, Vượt qua cơn trở ngại mang tên nhút nhát, hay Chân dung một cô gái /chàng trai hướng nội giàu cảm xúc… bạn sẽ biết rõ điểm mạnh của mình và cần phát huy chúng như thế nào, điểm yếu ở đâu và cần hạn chế ra sao.

Tại sao em ít nói thế được viết dưới góc nhìn tâm lý học với nhiều nghiên cứu và tham khảo sâu sắc

Những câu chuyện thật, những con người thật trong “Tại sao em ít nói thế?” sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính mình, hiểu hơn về người ấy và có thể dũng cảm hơn khi đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

Cuốn sách dành tặng những người muốn bước chân vào, chạm tới thế giới của những người đa cảm, đa sầu, của những người ít nói, hướng nội. Cũng dành tặng chính những người luôn một mình ấy để họ hiểu mình hơn, để họ bớt cô đơn hơn.

Mời bạn đón đọc.

Tại sao em ít nói thế sách

Giới thiệu sách Tại sao em ít nói thế?

Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tại sao em ít nói thế
  • Nhà Xuất Bản Phụ Nữ
  • Tác giả: Huy Đức
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 328

Tại sao em ít nói thế sách

Đánh giá Sách Tại sao em ít nói thế của bạn đọc Tiki

Tại sao em ít nói thế? – Mình nghĩ không ít người từng nghe người khác nói như vậy với mình, trong đó có cả mình. Có thể bạn từng nghe nhiều đến 2 kiểu người thiên mạnh về não trái hay não phải và bạn sắp biết thêm rằng tất cả chúng ta cũng có thể chia thành 2 kiểu khác: hướng ngoại hay hướng nội. Cuốn sách này sẽ cho bạn biết nhiều hơn về người hướng nội, giúp người hướng nội hiểu hơn về chính mình và tìm được những lời khuyên hữu ích để cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như phát triển bản thân.

Tại sao em ít nói thế sách

Review sách Tại sao em ít nói thế

Trong thời gian vừa qua, cụm từ “Người hướng nội” được nhắc đến rất nhiều lần cũng như có nhiều hơn những bài viết về chủ đề này. Với cá nhân mình khi đọc cuốn Tại sao em ít nói thế?, mình phải khâm phục tác giả Huy Đức khi anh đã tìm hiểu và đọc rất nhiều tài liệu tham khảo để cho ra đời cuốn sách hoàn chỉnh. Đó là sự kết hợp giữa việc tổng hợp từ các tài liệu nước ngoài, từ những chia sẻ của chính những người hướng nội và cả của bản thân tác giả nữa.

Có gần hai mươi khía cạnh xung quanh cuộc sống của người hướng nội được đề cập trong cuốn sách được tác giả tổng hợp và chia thành các chủ đề lớn như: “Bạn có phải là người hướng nội?”, “Người hướng nội trong các mối quan hệ xã hội”, “Tính hướng nội trong công việc” và “Tình yêu của người hướng nội”.

Cảm tưởng như mỗi phần có thể được viết riêng thành những quyển khác nhau vậy. Mình đánh giá cao về sự phong phú, đa dạng trong nội dung của cuốn sách hơn là cách viết của tác giả vì nhiều chỗ còn lan man, lặp ý. Mình đã từng đọc qua nhiều bài viết về người hướng nội nên nhiều chi tiết trong cuốn sách không khiến mình bất ngờ lắm nhưng đối với những bạn chưa từng nghe hay biết đến chủ đề này thì rất nên đọc thử. Dưới đây là một số phần của cuốn sách mà mình thích cũng như muốn chia sẻ với mọi người.

Nhiều người không biết người hướng nội là như thế nào và cũng có nhiều hướng nội không hiểu về mình. Để giúp người đọc tự xem xem mình có phải là hướng nội hay không thì cuốn sách đã có một phần trắc nghiệm nho nhỏ. Mình đã làm thử và kết quả thật bất ngờ. Trước đây mình nghĩ mình hướng nội nhưng đôi khi so sánh bản thân với những đặc điểm của người hướng nội thì lại có vài điểm không giống lắm.

Làm xong trắc nghiệm thì mình ra kết quả là người “ambivert” tức là người có tình cách “hai mặt” vừa hướng nội vừa hướng ngoại, lúc thế này lúc thế kia với tỉ lệ hướng nội – hướng ngoại là 50/50 hoặc chênh lệch không nhiều. Nếu bạn ra kết quả là người hướng nội hay người hướng ngoại thì cũng chưa chắc là bạn hướng nội, hướng ngoại hoàn toàn. Cũng giống như người thiên về não trái hoặc não phải, chúng ta chỉ là thiên về một hướng nào đó nhiều hơn thôi chứ không thể là 100% được.

Người hướng nội là người có thiên hướng tìm kiếm và thu nạp nguồn năng lượng từ chính bản thân mình. Họ thường thích những nơi yên tĩnh hay ở một mình để dành thời gian cho bản thân. Nhưng như vậy không có nghĩa là họ không thích những nơi đông vui hay người hướng ngoại không thích ở một mình. Chỉ là người hướng nội dễ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức hơn khi ở chỗ đông người nhộn nhịp, sôi động hơn thôi. Người hướng nội ít nói? Đúng là vậy. Do đó nên họ bị đánh đồng là nhút nhát, trầm tính. Thật sự là không phải người hướng nội nào cũng ít nói và ngại giao tiếp. Họ thích những cuộc đối thoại 1-1, trong nhóm nhỏ từ 3-4 người hơn là những bữa tiệc, cuộc thảo luận có quá nhiều người. Họ có thể ngại ngùng và ít chia sẻ với người lạ nhưng khi họ tìm thấy chủ đề phù hợp với mình thì họ có thể nói rất nhiều và nhiệt tình. Tác giả đã dành một phần riêng để so sánh người hướng nội với người nhút nhát và đưa những giải pháp khắc phục sự rụt rè, thiếu tự tin đối với ai còn ngại hay sợ phải giao tiếp với nhóm xã hội.

Ồ, chia thành hướng nội, hướng ngoại đã đủ gây đau đầu rồi, đã thế lại còn nhiểu kiểu hướng nội nữa ư? Nhiều người nhận thấy mình có vẻ là người hướng nội, nhưng đôi lúc lại thấy hoang mang vì thấy mình không có những đặc điểm này nọ kia. Vì hướng nội cũng có nhiều kiểu khác nhau đấy. Có thể kể ra một vài kiểu như: Hướng nội lo lắng, hướng nội suy nghĩ, hướng nội chậm rãi và hướng nội xã hội.

Trong đó những người hướng nội xã hội thích hoạt động trong những nhóm bạn thân, đồng nghiệp với số lượng không nhiều. Họ cũng thích tham gia các hoạt động, sự kiện về lĩnh vực mà họ thích thậm chí khi nhìn vào không nhiều người nghĩ họ là người hướng nội. Tuy nhiên họ lại có xu hướng từ chối những buổi đi chơi xa hay tiệc tùng linh đình vì họ thích những hoạt động nhẹ nhàng, không tiêu tốn nhiều sức lực hơn. Những ai thuộc các kiểu hướng nội kia thì sẽ trầm tư và ít thể hiện mình ở ngoài xã hội hơn. Tất nhiên là kiểu chia thành các loại này chỉ mang tính chất tương đối, mỗi người chúng ta sẽ thấy mình có vài đặc điểm của kiểu này, vài đặc điểm của kiểu kia tùy thuộc vào hoàn cảnh của mình.

Người hướng nội ưa thích những nơi yên tĩnh, muốn ở một mình để có thể suy nghĩ về bản thân, về thế giới xung quanh, dành thời gian cho những gì họ thích, họ quan tâm. Họ có vẻ như trốn tránh khi phải gặp người lạ, một trăm lần mời đi chơi thì kiểu gì cũng phải chín mươi chín lần từ chối. Do đó bạn có thể nghĩ họ ghét giao tiếp với xã hội, có chút kì quặc, khó hiểu. Thật sự thì nếu bạn tìm hiểu nhiều hơn về người hướng nội bạn sẽ thấy họ sẽ những người bạn, người đồng nghiệp tuyệt vời, đáng mến.

Dù bạn hướng nội hay hướng ngoại thì sẽ cần có những người hướng ngoại có thể cùng bạn quậy hết mình, gặp gỡ và khám phá nhiều người bạn mới, nhiều điều lạ kỳ. Và bạn cũng cần một vài người bạn hướng nội sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tình của bạn. Lắng nghe chính là một thế mạnh trời phú dành cho người hướng nội. Làm bạn với người hướng nội không hề khó. Đề tìm hiểu họ, hãy dùng các cuộc đối thoại 1-1 vì người hướng nội rất muốn tập trung quan tâm đến dòng suy nghĩ, cảm nhận và ý tưởng của đối phương. Họ sẽ luôn sẵn lòng nghe những lời chia sẻ của bạn, chỉ cần bạn thể hiện được sự chân thành, thiện chí và nếu như bạn bắt đúng mạch chủ đề yêu thích của họ thì cuộc trò chuyện sẽ cực kỳ thú vị, thậm chí kéo dài không dứt. Nhưng đôi khi bạn sẽ thấy họ mất tích một cách bất ngờ hay tự tách mình ra khỏi đám đông. Đừng thấy như vậy là kì lạ nhé mà hãy tôn trọng sự riêng tư của họ và họ sẽ quay trở lại sớm thôi.

Tuy vậy, người hướng nội lại dễ mắc những hiểu nhầm như thiếu lễ phép, thiếu thiện chí khi chào hỏi gặp gỡ vì sự im lặng, ít nói của mình. Ở phần này tác giả có một mục tên: Người hướng nội và ác mộng mang tên “lời chào hỏi”. Thật sự với tư cách là một người hướng nội mình nghĩ “lời chào hỏi” không phải là một cơn ác mộng khủng khiếp như tác giả viết. Trước đây mình cũng gặp chút khó khăn khi phải gặp người lạ nhưng nếu như nói người hướng nội không chào hỏi hay lẩn tránh ai. Việc mình gặp khó khăn ở đây là không biết sẽ nói gì tiếp theo sau lời chào hỏi đó vì mình không giỏi cách hỏi thăm chuyện người khác, mỗi lần cố gắng hỏi thì lại thấy thật nhạt nhẽo và gượng gạo. Mặc dù mình không thích cách viết của tác giả phần này lắm vì nó có cảm giác như người hướng nội thật là kì quặc nhưng mình lại rất đồng ý với quan điểm của tác giả là dù hướng nội là tính cách nhưng kĩ năng giao tiếp thì ai cũng cần phải học. Và thật sự mình đang từng ngày từng ngày cải thiện kĩ năng của mình trong cuộc sống.

Tác giả đã dành một phần riêng tên: Người hướng nội và cách cải thiện kỹ năng giao tiếp để đưa ra một vài lời khuyên dành cho những bạn hướng nội đang gặp khó khăn ở vấn đề này. Ngoài ra tác giả còn đề cập một số mục như: Người hướng nội bên trong lớp học, Người hướng nội và gu yêu thích âm nhạc, Người hướng nội và ngày sinh nhật của bản thân, Người hướng nội và niềm vui ngày Tết,…. nhưng mình không đánh giá cao lắm vì nó hơi lan man, dài dòng không đúng trọng tâm người đọc cần.

Trong một xã hội có vẻ như ưa chuộng người hướng nội hơn vì sự linh hoạt, sôi nổi, nhiệt tình của họ thì người hướng nội lắm lúc sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn. Nhưng người hướng nội có những điểm mạnh riêng trong công việc. Một người lãnh đạo hướng nội cũng thành công không kém gì người lãnh đạo hướng ngoại. Tác giả đã chỉ ra một số phẩm chất của người lãnh đạo hướng nội như:

– Khả năng lắng nghe: Họ quan sát, thu thập ý kiến khá tốt. Họ thích trò chuyện, trao đổi ý kiến riêng với nhân viên của mình nên dễ gây cảm tình và tạo được sự liên kết. Mặc dù họ không phải là mẫu người hay tổ chức những cuộc vui chơi, hoạt động tập thể để củng cố team-building nhưng họ sẽ là người sẵn sàng lắng nghe tâm tư, giải quyết vấn đề của cấp dưới .

– Sự tự do: Người hướng nội luôn cố gắng hòa hợp suy nghĩ của mình với những đồng nghiệp, trong khi người sếp bình thường sẽ cố gắng dẫn những suy nghĩ của cấp dưới theo suy nghĩ của họ.

– Sự chân thật: Giống như tình bạn bình thường, những người lãnh đạo hướng nội có thể không quảng giao rộng, có nhiều đối tác ở mọi lĩnh vực nhưng họ lại có những đối tác, những người bạn thật sự chân thành.

– Sự chính xác: Có thể trong suốt quá trình tạm thời tách biệt ra khỏi xã hội, người hướng nội thường phát triển kỹ năng suy nghĩ và phản biện bởi nó giúp họ xử lý mọi thông tin mà họ thu nhận được trong ngày một cách chính xác hơn.

Những công việc phù hợp với người hướng nội có một vài điểm chung như: đòi hỏi sự sáng tạo, tính độc lập trong công việc, những công việc đòi hỏi sự tính toán, chính xác cao,… Người hướng nội cũng không hẳn không phù hợp với những công việc đòi hỏi sự giao tiếp. Họ tuy có chút ít nói nhưng khi có sự chuẩn bị, cộng với khả năng thuyết phục, khả năng lắng nghe của mình thì những công việc như luật sư, sales,…vẫn có thể phù hợp.

Những cô gái, chàng trai người hướng nội thường giàu cảm xúc và họ có thể không thường thể hiện sự chủ động trong chuyện tình cảm. Họ đòi hỏi nhiều thời gian của bạn hơn để có thể thực sự hiểu họ. Nhưng khi bạn quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm, tính cách của họ hơn thì bạn sẽ thấy họ không hề khó hiểu như bạn nghĩ. Họ là những người nhạy cảm, tinh tế và hết mực yêu thương người khác. Sự im lặng trong mối quan hệ với người hướng nội cần có một cách phù hợp, hãy để cho họ có không gian riêng và tạo được cảm giác an toàn đối với họ.

Mặc dù cuốn sách còn có nhiều điểm mình không hài lòng lắm như cách viết còn dài dòng, lan man, các giải pháp được thể hiện thành các bước khiến cho lời khuyên đưa ra hơi bị cứng nhắc. Một số đoạn tác giả viết lại khiến cho người đọc cảm thấy người hướng nội thật kì quặc và có vấn đề. Nhưng trên hết đây vẫn là một cuốn sách cung cấp một cách bao quát cho người đọc những khía cạnh khác nhau của người hướng nội. Một câu nói của tác giả mà cực kỳ tâm đắc:

Hướng nội hay hướng ngoại đều không quan trọng bằng hướng thiện.

Để rồi khi gấp cuốn sách lại, chúng ta sẽ nhận ra rằng: Thế giới của người hướng nội nếu như ta nhìn từ ngoài vào tưởng chừng như thật bí hiểm nhưng nếu bạn biết cách khám phá, giúp họ mở lòng thì đó thực sự là như một Wonderland muôn sắc màu.

Tại sao em ít nói thế sách

Lời kết: Tại sao em it nói thế

Giá trên thị trường cuốn “Tại Sao Em Ít Nói Thế” khoảng 52.000đ đến 78.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tại Sao Em Ít Nói Thế Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tại Sao Em Ít Nói Thế Newshop” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tại Sao Em Ít Nói Thế Fahasa” tại đây

Để download “sách Tại Sao Em Ít Nói Thế pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 19/04/2022 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free