Tại sao gọi Thái Bình là quê hương năm tấn

Có vẻ như bạn đang dùng nhầm tính năng này do sử dụng quá nhanh. Bạn tạm thời đã bị chặn sử dụng nó.

Nếu bạn cho rằng nội dung này không vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi, hãy cho chúng tôi biết.

Tại sao gọi Thái Bình là quê hương năm tấn

Tại sao gọi Thái Bình là quê hương năm tấn



Cứ mỗi lần giai điệu của ca khúc “Hai chị em” vang lên, lòng tôi lại xốn xang một cảm xúc khó tả, một cái gì đó vừa bồi hồi, xúc động, lại vừa day dứt một nỗi niềm nhớ quê. "Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình, hai chị em trên hai trận tuyến anh hùng bất khuất - trung hậu đảm đang. Trang sử vàng chống Mỹ cứu nước, sáng ngời tên những cô gái Việt Nam... Đẹp lắm chứ, anh hùng lắm chứ".

Nếu ai chưa từng đi xa sẽ khó có cảm giác giống như tôi, hơn thế nữa tôi lại đang có mặt ở mảnh đất Trà Vinh - vùng quê kết nghĩa “chị em” với Thái Bình từ thời kháng chiến chống Mỹ. Ở Trà Vinh có nhiều “cô Ba” lắm, nếu như ngày xưa có“cô Ba dũng sĩ”, thì ngày nay là những cô "Ba tân thời" miệt mài bên những mảnh vườn sum suê trái ngọt, bên những cánh đồng bát ngát, bên những hàng dừa xanh mướt ngút ngàn. Cô Ba kháng chiến nay trở thành những “bà cố” hoặc thành thiên cổ, nhưng chiến tích của họ thì sử sách mãi còn khắc ghi. “Chị Hai” ở Thái Bình xa xôi mà kết nghĩa “chị em” được với “cô Ba” thì cũng là một kỳ tích hiếm có. Dưới thời đạn bom ác liệt, giữa hai bờ chiến tuyến mà lửa thù không đốt được dải Trường Sơn thì ở đâu đó nơi làng quê xa xôi hay nơi mặt trận khói lửa vẫn vang lên câu hát rộn ràng khí thế mà chất chứa tình yêu quê hương, đất nước.

"Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình, hai chị em trên hai trận tuyến anh hùng bất khuấttrung hậu đảm đang. Trang sử vàng chống Mỹ cứu nước sáng ngời tên những cô gái Việt Nam... Đẹp lắm chứ, anh hùng lắm chứ".

Dù rằng ở hai trận tuyến khác nhau, dù rằng cô trong Nam, chị ngoài Bắc, khác nhau địa giới hành chính, khác cả phong tục tập quán và giọng nói, tiếng cười nhưng ở họ vẫn có một điểm chung, họ vẫn là những “cô gái Việt Nam” - những cô gái được Bác Hồ khen ngợi bằng tám chữ vàng “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”; họlà những chiến sĩ cầm súng trên chiến trường, là những người thợ cầm cuốc cày ở lại xây dựng quê hương giúp chồng ra tiền phương đánh giặc. Dù ở vị trí nào, ở địa phương nào họ cũng đều là những người anh hùng, đều là những tấm gương sáng, là những dấu chấm đỏ tươi trên “trang sử vàng truyền thống của Phụ nữ Việt Nam”. “Cô gái Việt Nam” đẹp lắm! anh hùng lắm! Họ không chỉ đẹp bởi vóc dáng, mà còn bởi nụ cười chiến thắng, nụ cười tin tưởng vào ngày mai huy hoàng của Tổ quốc thống nhất. Nụ cười của "cô Ba" e ấp sau nón lá dừa và nụ cười của “chị Hai” hồn hậu bên sóng lúa đương thì con gái đã trở thành hình tượng đẹp nhất mỗi khi nhắc tới quê hương Việt Nam. Thời đại sinh ra những người anh hùng và những người anh hùng ấy đã làm cho thời đại bừng sáng lên, thời đại của những cô gái tay không bắt giặc, thời đại của những o du kích nhỏ giương cao súng, thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu. Phụ nữ Việt Nam, người con gái Việt Nam anh hùng và dũng cảm.

Thời đại của những “bà mẹ cầm súng” trong trang văn của Anh Đức, của những “mẹ đào hầm khi tóc còn xanh” trong ý nhạc của Phạm Minh Tuấn và là thời đại của những chị Hai năm tấn, của cô Ba dũng sĩ trong nhạc Hoàng Vân, thời kỳ “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “những nón trắng cày ruộng thay chồng trên cánh đồng năm tấn thóc”, thời kỳ “hậu phương thi đua với tiền phương”… còn nhiều, nhiều nữa những bà, những mẹ, những chị như vậy.

Nếu ai đã từng một lần bắt gặp cái “dáng kiều thơm” bé nhỏ trong ký ức của chàng lính Tây Tiến, đã từng gặp cái “bồn chồn nhớ mắt người yêu” trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi sẽ thấy đâu đó trong thơ, trong nhạc Việt Nam hình ảnh của những người phụ nữ ấy. Họ cũng bé nhỏ, cũng e ấp lắm nhưng họ cũng có thể trở thành bất tử như những vọng phu thuở nào, cũng có thể trở thành những anh hùng làm nên lịch sử. Họ tiễn người yêu lên đường nhập ngũ,tiễn chồng,tiễn con và đến lúc chính họ cũng trở thành chiến sĩ, họ cũng cầm súng chiến đấu. Họ là người Việt Nam đã góp phần làm vẻ vang thêm trang sử, làm nên những bản anh hùng ca hào hùng của thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Trên cánh đồng lúa chín, dưới tầm đạn thù, người phụ nữ Việt Nam vẫn cầm liềm cắt lúa, vẫn cất cao tiếng hát qua mỗi vụ được mùa, ngoài tiền phương các cô vẫn dẫn đầu đoàn binh tóc dài, áo bà ba đi “đốt đồn giặc thù”. Dù là đổ mồ hôi hay đổ máu xương đều là vì một nghĩa lớn, bởi một trái tim muốn cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chị và em tuy hai mà một, chiến công của em có mai vàng mừng công đẹp lắm, chiến công của chị có lúa thóc trĩu đòn gánh trên vai gửi vào chiến trường nuôi quân. Cả chị cả em, cả một thế hệ những người phụ nữ Việt Nam thời ấy cùng chuyển mình, cùng hiến dâng vì một lý tưởng cao đẹp, một triết lý sống còn mà dân tộc đã giao phó “vừa đảm đang vừa bất khuất”. “Hỡi ai có xa quê ta Thái Bình hỏi rằng lúa vụ mùa năm nay có đẹp không?” “Đẹp lắm chứ! Anh hùng lắm chứ!” lúa Thái Bình vẫn đẹp, gạo Thái Bình vẫn cứ trắng trong như tấm lòng của “chị Hai” dành cho “cô Ba”, dành cho quê hương đất nước. Để đến một ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải em sẽ lại “hát chị nghe” như ngày nào. Tình cảm sâu nặng, thủy chung son sắt chính là đặc điểm nổi bật nhất trong tâm hồn những cô gái Việt Nam.

Đã nửa thế kỷ đi qua kể từ khi ca khúc ra đời, người nghe nhạc vẫn đắm đuối, ngẩn ngơ với giai điệu vui tươi, lạc quan yêu đời tin tưởng vào chiến thắng. Nước nhà thống nhất, giang sơn thu về một mối. Để ai đó có đi trong chiến trường, hỏi rằng mùa này hoa mai đã nở chưa, đẹp lắm ấy hoa nở khắp chốn. Vâng! Mùa hoa chiến công nở rộ khắp chiến trường. Thái Bình mùa này mùa lúa bội thu. Cả hai miền thắng lớn.

Tan giặc về để em lại hát chị nghe. Chúng ta hãy dành hàng ngàn bó hoa tươi thắm nhất để trao tặng các mẹ, các chị với tình cảm thân thương và lòng quý trọng biết ơn nhất. Các mẹ, các chị chính là những bông hoa đẹp nhất đã và đang hiến dâng cho đời.

Xuân Miễn - Hồng Thơ

Tại sao gọi Thái Bình là quê hương năm tấn


Tại sao gọi Thái Bình là quê hương năm tấn

Cứ mỗi lần giai điệu của ca khúc “Hai chị em” vang lên, lòng tôi lại xốn xang một cảm xúc khó tả, một cái gì đó vừa bồi hồi, xúc động, lại vừa day dứt một nỗi niềm nhớ quê. "Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình, hai chị em trên hai trận tuyến anh hùng bất khuất - trung hậu đảm đang. Trang sử vàng chống Mỹ cứu nước, sáng ngời tên những cô gái Việt Nam... Đẹp lắm chứ, anh hùng lắm chứ".

Bạn đang xem: Chị hai năm tấn là ai

Nếu ai chưa từng đi xa sẽ khó có cảm giác giống như tôi, hơn thế nữa tôi lại đang có mặt ở mảnh đất Trà Vinh - vùng quê kết nghĩa “chị em” với Thái Bình từ thời kháng chiến chống Mỹ. Ở Trà Vinh có nhiều “cô Ba” lắm, nếu như ngày xưa có“cô Ba dũng sĩ”, thì ngày nay là những cô "Ba tân thời" miệt mài bên những mảnh vườn sum suê trái ngọt, bên những cánh đồng bát ngát, bên những hàng dừa xanh mướt ngút ngàn. Cô Ba kháng chiến nay trở thành những “bà cố” hoặc thành thiên cổ, nhưng chiến tích của họ thì sử sách mãi còn khắc ghi. “Chị Hai” ở Thái Bình xa xôi mà kết nghĩa “chị em” được với “cô Ba” thì cũng là một kỳ tích hiếm có. Dưới thời đạn bom ác liệt, giữa hai bờ chiến tuyến mà lửa thù không đốt được dải Trường Sơn thì ở đâu đó nơi làng quê xa xôi hay nơi mặt trận khói lửa vẫn vang lên câu hát rộn ràng khí thế mà chất chứa tình yêu quê hương, đất nước."Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình, hai chị em trên hai trận tuyến anh hùng bất khuấttrung hậu đảm đang. Trang sử vàng chống Mỹ cứu nước sáng ngời tên những cô gái Việt Nam... Đẹp lắm chứ, anh hùng lắm chứ". Dù rằng ở hai trận tuyến khác nhau, dù rằng cô trong Nam, chị ngoài Bắc, khác nhau địa giới hành chính, khác cả phong tục tập quán và giọng nói, tiếng cười nhưng ở họ vẫn có một điểm chung, họ vẫn là những “cô gái Việt Nam” - những cô gái được Bác Hồ khen ngợi bằng tám chữ vàng “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”; họlà những chiến sĩ cầm súng trên chiến trường, là những người thợ cầm cuốc cày ở lại xây dựng quê hương giúp chồng ra tiền phương đánh giặc. Dù ở vị trí nào, ở địa phương nào họ cũng đều là những người anh hùng, đều là những tấm gương sáng, là những dấu chấm đỏ tươi trên “trang sử vàng truyền thống của Phụ nữ Việt Nam”. “Cô gái Việt Nam” đẹp lắm! anh hùng lắm! Họ không chỉ đẹp bởi vóc dáng, mà còn bởi nụ cười chiến thắng, nụ cười tin tưởng vào ngày mai huy hoàng của Tổ quốc thống nhất. Nụ cười của "cô Ba" e ấp sau nón lá dừa và nụ cười của “chị Hai” hồn hậu bên sóng lúa đương thì con gái đã trở thành hình tượng đẹp nhất mỗi khi nhắc tới quê hương Việt Nam. Thời đại sinh ra những người anh hùng và những người anh hùng ấy đã làm cho thời đại bừng sáng lên, thời đại của những cô gái tay không bắt giặc, thời đại của những o du kích nhỏ giương cao súng, thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu. Phụ nữ Việt Nam, người con gái Việt Nam anh hùng và dũng cảm.

Thời đại của những “bà mẹ cầm súng” trong trang văn của Anh Đức, của những “mẹ đào hầm khi tóc còn xanh” trong ý nhạc của Phạm Minh Tuấn và là thời đại của những chị Hai năm tấn, của cô Ba dũng sĩ trong nhạc Hoàng Vân, thời kỳ “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “những nón trắng cày ruộng thay chồng trên cánh đồng năm tấn thóc”, thời kỳ “hậu phương thi đua với tiền phương”… còn nhiều, nhiều nữa những bà, những mẹ, những chị như vậy.

Nếu ai đã từng một lần bắt gặp cái “dáng kiều thơm” bé nhỏ trong ký ức của chàng lính Tây Tiến, đã từng gặp cái “bồn chồn nhớ mắt người yêu” trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi sẽ thấy đâu đó trong thơ, trong nhạc Việt Nam hình ảnh của những người phụ nữ ấy. Họ cũng bé nhỏ, cũng e ấp lắm nhưng họ cũng có thể trở thành bất tử như những vọng phu thuở nào, cũng có thể trở thành những anh hùng làm nên lịch sử.

Xem thêm:

Họ tiễn người yêu lên đường nhập ngũ,tiễn chồng,tiễn con và đến lúc chính họ cũng trở thành chiến sĩ, họ cũng cầm súng chiến đấu. Họ là người Việt Nam đã góp phần làm vẻ vang thêm trang sử, làm nên những bản anh hùng ca hào hùng của thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Trên cánh đồng lúa chín, dưới tầm đạn thù, người phụ nữ Việt Nam vẫn cầm liềm cắt lúa, vẫn cất cao tiếng hát qua mỗi vụ được mùa, ngoài tiền phương các cô vẫn dẫn đầu đoàn binh tóc dài, áo bà ba đi “đốt đồn giặc thù”. Dù là đổ mồ hôi hay đổ máu xương đều là vì một nghĩa lớn, bởi một trái tim muốn cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chị và em tuy hai mà một, chiến công của em có mai vàng mừng công đẹp lắm, chiến công của chị có lúa thóc trĩu đòn gánh trên vai gửi vào chiến trường nuôi quân. Cả chị cả em, cả một thế hệ những người phụ nữ Việt Nam thời ấy cùng chuyển mình, cùng hiến dâng vì một lý tưởng cao đẹp, một triết lý sống còn mà dân tộc đã giao phó “vừa đảm đang vừa bất khuất”. “Hỡi ai có xa quê ta Thái Bình hỏi rằng lúa vụ mùa năm nay có đẹp không?” “Đẹp lắm chứ! Anh hùng lắm chứ!” lúa Thái Bình vẫn đẹp, gạo Thái Bình vẫn cứ trắng trong như tấm lòng của “chị Hai” dành cho “cô Ba”, dành cho quê hương đất nước. Để đến một ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải em sẽ lại “hát chị nghe” như ngày nào. Tình cảm sâu nặng, thủy chung son sắt chính là đặc điểm nổi bật nhất trong tâm hồn những cô gái Việt Nam.

Đã nửa thế kỷ đi qua kể từ khi ca khúc ra đời, người nghe nhạc vẫn đắm đuối, ngẩn ngơ với giai điệu vui tươi, lạc quan yêu đời tin tưởng vào chiến thắng. Nước nhà thống nhất, giang sơn thu về một mối. Để ai đó có đi trong chiến trường, hỏi rằng mùa này hoa mai đã nở chưa, đẹp lắm ấy hoa nở khắp chốn. Vâng! Mùa hoa chiến công nở rộ khắp chiến trường. Thái Bình mùa này mùa lúa bội thu. Cả hai miền thắng lớn.

Tan giặc về để em lại hát chị nghe. Chúng ta hãy dành hàng ngàn bó hoa tươi thắm nhất để trao tặng các mẹ, các chị với tình cảm thân thương và lòng quý trọng biết ơn nhất. Các mẹ, các chị chính là những bông hoa đẹp nhất đã và đang hiến dâng cho đời.