Tại sao hối phiếu thường gồm 2 bản

Trên thị trường hiện nay phổ biến hai hình thức thanh toán là hối phiếu và lệnh phiếu. Hai hình thức này có một số điểm tương đồng nhau nên dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng.

Bài viết này Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về hối phiếu và so sánh giữa hối phiếu và lệnh phiếu.

>>>>>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt nhất

1. Hối phiếu là gì?

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu nhà xuất khẩu, người bán hoặc nhà cung cấp dịch vụ đòi tiền từ nhà nhập khẩu vô điều kiện, người mua hoặc nhà cung cấp và yêu cầu người đó thanh toán một số tiền nhất định khi họ thấy hối phiếu, tại một địa điểm nhất định, người thụ hưởng của hối phiếu, hoặc lệnh thanh toán của người này sang người khác.

2. Đặc điểm của hối phiếu - Bill of Exchange

Hối phiếu có các đặc điểm nổi bật như sau:

- Tính trừu tượng: trong hối phiếu không bao gồm nội dung của quan hệ tín dụng, lý do phát sinh hối phiếu;

- Tính thanh toán bắt buộc: Người trả tiền có nghĩa vụ thanh toán theo nội dung của hối phiếu đòi nợ. Người thanh toán không được từ chối thanh toán vì lý do riêng của mình với người ký phát hay người ký hậu hối phiếu;

- Tính thanh khoản của hối phiếu: Một hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hoặc nhiều lần trong thời gian hiệu lực của nó.

3. Chức năng của hối phiếu - 3 chức năng

- Phương tiện thanh toán: hối phiếu là nơi người bán thu tiền từ người mua và giúp người gửi trả nợ cho người bán;

- Phương tiện bảo đảm: hối phiếu là một chứng từ có giá trị có thể được mua, bán, cầm cố, thế chấp, v.v…

- Phương tiện cung cấp tín dụng: hối phiếu là một chứng từ có giá trị, nó có thể là một công cụ hữu hiệu để cung cấp tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng.

4. Các loại hối phiếu trong thanh toán quốc tế

Căn cứ theo thời gian thanh toán:

  • Hối phiếu trả ngay (Sight bill)
  • Hối phiếu có kỳ hạn (Time bill)

Căn cứ vào chứng từ kèm theo:

  • Hối phiếu trơn (Clean bill)
  • Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary bill)

Căn cứ theo tính chất:

  • Hối phiếu đích danh (Restrictive bill)
  • Hối phiếu theo lệnh (To order bill)
  • Hối phiếu vô danh (Bear bill)

Căn cứ vào người ký phát:

  • Hối phiếu thương mại (Commercial bill)
  • Hối phiếu ngân hàng (Banking bill)

Căn cứ theo chấp nhận hối phiếu:

  • Hối phiếu chưa được ký chấp nhận
  • Hối phiếu đã được người trả tiền ký chấp nhận

Căn cứ vào loại tiền:

  • Hối phiếu nội tệ
  • Hối phiếu ngoại tệ

>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan

5. Mẫu hối phiếu

Tại sao hối phiếu thường gồm 2 bản

6. Quy trình thanh toán bằng hối phiếu

Chấp nhận thanh toán hối phiếu

Hối phiếu sau khi được ký phát phải xuất trình cho người trả tiền để người trả tiền ký chấp nhận thanh toán, đặc biệt là hối phiếu có kỳ hạn.

Ký hậu hối phiếu

Hối phiếu có ký hậu là quá trình chuyển quyền sở hữu hối phiếu từ người thụ hưởng này sang người thụ hưởng khác.

Việc ký hậu hối phiếu được thực hiện bằng cách người ký hậu chuyển nó vào mặt sau của hối phiếu và giao cho người được chuyển nhượng.

Bảo lãnh hối phiếu

Hối phiếu là việc người thứ ba cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Thông thường, người bảo lãnh hối phiếu là ngân hàng.

Kháng nghị

Khi đến hạn mà người trả tiền từ chối thực hiện thanh toán, người thụ hưởng phải chứng mình bằng văn bản cho việc từ chối. Người thụ hưởng phải nộp đơn kháng nghị không quá hai ngày làm việc sau khi lệnh chuyển tiền đến hạn thanh toán. Sau khi nộp đơn kháng nghị, người bị từ chối thanh toán phải thông báo trực tiếp cho người chuyển nhượng để yêu cầu thanh toán trong vòng 4 ngày làm việc, hoặc có thể yêu cầu người đã ký hậu hối phiếu chuyển nhượng hoặc yêu cầu thanh toán. Nếu không có văn bản kháng nghị việc từ chối trả tiền thì người được chuyển nhượng được miễn trách nhiệm thanh toán hối phiếu, nhưng người trả tiền và người ký phát hối phiếu vẫn phải chịu trách nhiệm trước người kháng cáo.

Chiết khấu hối phiếu

Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ ngân hàng. Người thụ hưởng hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa thanh toán cho ngân hàng để được nhận tiền tiền ngay với giá thấp hơn số tiền trên hối phiếu.

7. So sánh hối phiếu và kỳ phiếu

Kỳ phiếu là giấy tờ hứa do người ký phát lập, cam kết hứa trả vô điều kiện một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác tại thời gian được quy định trong kỳ phiếu.

   

HỐI PHIẾU

KỲ PHIẾU


Giống

- Giấy tờ có giá trị do người ký phát lập nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với bên bị ký phát

- Có các nghiệp vụ: ký hậu chuyển nhượng, bảo lãnh thanh toán, chiết khấu, cầm cố

Khác

Bản chất

Công cụ đòi tiền

Công cụ hứa trả tiền

Người lập

Chủ nợ

Người nợ

Người thụ hưởng

Người ký phát hoặc người thứ 3 được chuyển nhượng

Người ghi trên kỳ phiếu hoặc người thứ 3 được chuyển nhượng

Số người ký phát

1 người tạo lập

1 hoặc nhiều người

Yêu cầu chấp nhận thanh toán

Không

Thời gian phát hành

Sau khi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng

Trước khi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng

Phạm vi sử dụng

Thương mại

Thương mại và lĩnh vực khác

Số bản

Có thể hơn 1

1

Người bảo lãnh

Không cần thiết

Bắt buộc

Như vậy, với những thông tin được cung cấp trên bài viết, chắc chắn các bạn đã có thể hiểu rõ hối phiếu là gì và cách lập hối phiếu, thấy được những điểm chính của hối phiếu và lệnh phiếu. Nếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, chắc chắn hình thức vay nợ này sẽ rất hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Xuất nhập khẩu Lê Ánh nhé.

Hy vọng bài chia sẻ về các loại vận đơn của Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hữu ích tới bạn đọc.

XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu thực tế, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Hotline: 0904848855

>>>>> Bài viết xem nhiều:

CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC

Sửa Đổi LC Chuyển Nhượng Trong Thanh Toán Quốc Tế

LSS Là Phí Gì

OPS Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Hiện Trường Xuất Nhập Khẩu

Chi phí vận chuyển và logistics dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022

CHƯƠNG 5: HỐI PHIẾUCâu 1: HP là gì? Đặc điểm hối phiếu?Trả lời:a) Theo luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005(điều 4): “ HP là gấy tờ có giá dongười ký phát lập yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xácđịnh khi có yêu câu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai.\b) Đặc điểm của HP:* HP được hình thành từ các hợp đồng giao dịch cơ sở: với HP TM là các giao dịch hợpđồng thương mại. vs HP ngân hàng là các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyển tiền ký kếtgiữa ngân hàng và người chuyển tiền.* HÌnh thức của HP dễ nhận dạng trực tiếp: dù tồn tại dưới hình thức chứng từ truyềnthống hay phi chứng từ thì hình thức HP phải như thế nào đó để người ta có thể nhậndạng dễ dàng, trực tiếp và trung thực.* HP là trái vụ một bên: chỉ một bên được đòi tiền, người phát hành HP phải có tráchnhiệm trả tiền HP đã chuyển nhượng cho một người khác mà HP đó bị từ chối thanh toán.* Tính trừu tượng của HP:- Trong nội dung của HP không cần ghi lý do của việc đòi tiền bởi vì HP cũng là công cụlưu thông tín dụng như tiền mặt và nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người thụ hưởngtrong quá trình lưu thông.* HP là 1 mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện , không phải là một yêu cầu đòi tiền: người trảtiền không thể đặt điều kiện cho việc trả tiền.Câu 2: Cách tạo lập HP? Nội dung cơ bản của HP theo luật CCCN 2005?Trả lời:a) Tạo lập HP:Người bán sẽ giao hang trước và sau đó sẽ ký phát HP đòi tiền sau. Người bán sẽ ủy tháccho ngân hàng thu tiền từ người mua.Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hốiphiếu được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau. Ngôn ngữ tạp lập hốiphiếu bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu,thông thường là bằng tiếng Anh. Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễphai, mực đỏ. Hối phiếu được lập thành một hay nhiều bản, thông thường là hai bản, mỗibản được đánh số thứ tự: bản thứ nhất ghi số “1”, bản thứ hai ghi số “2” và có giá trịngang nhau, nhung chỉ có một bản được thanh toán. Hối phiếu không có bản chính, bảnphụ.b) Nội dung cơ bản của HP* Tiêu đề HP: hối phiếu phải ghi tiêu đề của nó, nếu ko sẽ vô hiệu.* Số tiền của HP là một số tiền nhất định:- Số tiền thanh toán trên công cụ chuyển nhượng phải được ghi bằng số và bằng chữ.- Số tiền nhất định là số tiền được ghi một cách đơn giản và rõ ràng, có thể nhận ra ngaymà ko cần phải tính toán dù cho là 1 phép tính đơn giản.- Khi số tiền bằng số khác vs bằng chữ thì lấy số tiền bằng chữ, khi số tiền ghi trên HP đcghi 2 lần trở lên bằng chữ hay bằng số và có sự khác nhau thì lấy số tiền nhỏ nhất.* Địa điểm trả tiền:- Là nơi người thụ hưởng xuất trình HP để đòi tiền.- Nếu không ghi trên HP thì thanh toán ở địa chỉ của ng phát hành.* Thời hạn trả tiền:- Thời hạn phải vô điều kiện.- Nếu không ghi thì coi như là thanh toán ngay sau khi xuất trình.* Ngày ký phát:- Là ngày phát sinh quyền đòi tiền của người ký phát đv ng bị ký phát.- Bắt buộc phải có.* Địa điểm ký phát:- Là nơi HP được lập, căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh.- Nếu không đc ghi trên HP thì đc xđ là địa chỉ người ký phát.* Địa chỉ và chữ ký người ký phát: bắt buộc phải có.Câu 3: Phân biệt HP và kỳ phiếu?Hối phiếu- Là mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện.Kỳ phiếu- Là lời hứa trả tiền cho chủ nợ.- Phát sinh yêu cầu chấp nhận thanh toán - Không có nghiệp vụ chấp nhận mà phảicủa người bị ký phát.có người thứ 3 bảo lãnh thanh toán.- Được phát hành sau khi đã tiến hành giao - Được lập trước khi tiến hành giao dịch cơdịch cơ sở.sở.Câu 4: Phân biệt hối phiếu tm và hối phiếu ngân hàng?Hối phiếu thương mạiHối phiếu ngân hàng- Do chủ nợ ký phát đòi tiền con nợ.- Do ngân hàng ký phát, ng bị ký phát làngân hàng đại lý của nó.- Hợp đồng cơ sở là hợp đồng cung ứng- Hợp đồng cơ sở là hợp đồng giao dịchdịch vụ chuyển tiềnthương mạiCâu 5: Quyền và nghĩa vụ của ng ký phát HP theo luật CCCN 2005?Trả lời;a) Người ký phát HP có quyền;- Tạo lập HP để đòi tiền người bị ký phát.- Tạo lập HP quy định trả tiền theo lệnh của người ký phát hay theo lệnh của bất cứ ngnào do ng ký phát chỉ định.- Nhận tiền từ ng bị ký phát.- Xin chiết khấu HP tại ngân hàng để nhận tiền trv khi đến hạn trả tiền.- Có thể thế chấp HP để vay tiền từ ngân hàng.- Chuyển nhượng HP cho ng khác- Có quyền pháp lý đối vs các lợi ích tương lai khác như quyền khiếu nại.b) Người ký phát có nghĩa vụ:- Nếu ng hưởng lợi ko thu đc tiền từ ng bị ký phát thì ng ký phát có nghĩa vụ trả tiền.- Trong trường hợp ng chuyển nhượng hay bảo lãnh đã thanh toán HP cho ngn thụ hưởngsau khi HP bị từ chối thanh toán thì người ký phát phải thanh toán chon g đã tar tiền đó.Câu 6: Quyền và nghĩa vụ ng bị ký phát HP thep luật CCCN 2005?Trả lời:a) Người bị ký phát có quyền:- Không chịu trách nhiệm vs HP trc khi ký chấp nhận HP.- Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền HP.- Thu lại HP hoặc hủy bỏ nó sau khi đã trả tiền.- Thực hiện nghĩa vụ quy định trên HP chỉ khi HP đến hạn thanh toán- Kiểm tra dây chuyền ký hậu chuyển nhượng trc khi trả tiền.b) Người bị ký phát có nghĩa vụ:- Trả tiền HP đối vs HP trả ngay sau khi xuất trình.- Chấp nhận trả tiền đối vs HP trả chậm.Câu 7: Một số nc áp dụng ULB 1930:Trả lời: Các nc áp dụng ULB 1930 là: Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Áo,Bồ Đào NhaCâu 8: Quy định về nghiệp vụ chấp nhận theo ULB 1930 và luật CCCN 2005? Aiphải ký chấp nhận trả tiền HP theo ULB 1930 và CCCN 2005?Trả lời:a) Quy định về nghiệp vụ chấp nhận:* Về quy định xuất trình HP để chấp nhận:ULB 1930:- Trong bất cứ một hối phiếu nào, người ký phát có thể quy định rằng, hối phiếu sẽ đượcxuất trình để chấp nhận có hoặc không có ấn định một hạn mức thời gian để xuất trình.- Những hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm cố định sau khi xuất trình, phảiđược xuất trình để xin chấp nhận trong vòng 1 năm theo ngày ký phát hối phiếu.Người ký phát có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn này. Thời hạn này có thể được rútngắn lại bởi những người ký hậu.CCCN 2005:- Việc xuất trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận được coi là hợp lệ khi hối phiếuđòi nợ được người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuấttrình đúng địa điểm thanh toán, trong thời gian làm việc của người bị ký phát và chưa quáhạn thanh toán.- Hối phiếu đòi nợ có ghi thời hạn thanh toán sau một thời hạn nhất định kể từ ngày hốiphiếu đòi nợ được chấp nhận thì phải xuất trình để yêu cầu chấp nhận trong thời hạn mộtnăm kể từ ngày ký phát.- Hối phiếu đòi nợ có thể được xuất trình để chấp nhận dưới hình thức thư bảo đảm quamạng bưu chính công cộng. Ngày xuất trình hối phiếu đòi nợ để chấp nhận trong trườnghợp này được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi thư bảo đảm.- Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu đòi nợtrong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được xuất trình; trongtrường hợp hối phiếu đòi nợ được xuất trình dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưuchính công cộng thì thời hạn này được tính kể từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhậnđược hối phiếu đòi nợ.* Về hình thức và nội dung của chấp nhận:ULB 1930:- Chấp nhận phải được viết lên trên hối phiếu. Nó được diễn đạt bằng chữ "đã chấp nhận"hoặc thuật ngữ tương tự nào khác. Nó được người trả tiền ký vào. Chữ ký đơn giản lênmặt của hối phiếu của người bị ký phát cũng tạo nên sự chấp nhận.- Khi hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm nhất định sau khi xuất trình, hoặc khinó phải được xuất trình để xin chấp nhận trong một thời gian nhất định theo một quy địnhđặc biệt, sự chấp nhận phải được ghi ngày tháng và ngày hối phiếu được chấp nhận, trừkhi người cầm giữ hối phiếu yêu cầu là nó phải được ghi là ngày tháng xuất trình.- Chấp nhận là vô điều kiện, những người trả tiền có thể chấp nhận một phần của số tiềnđược thanh toán. Mọi sự chấp nhận thay đổi nội dung của hối phiếu sẽ được xem như sựtừ chối chấp nhận. Tuy nhiên, người chấp nhận bị ràng buộc bởi những điều kiện của sựchấp nhận của anh ta.CCCN 2005:- Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi trên mặttrước của hối phiếu đòi nợ cụm từ “chấp nhận”, ngày chấp nhận và chữ ký của mình.- Có thể chấp nhận từng phần, chấp nhận phải vô điều kiện nếu không thì chấp nhận vôhiệu- Trong trường hợp chỉ chấp nhận thanh toán một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ,người bị ký phát phải ghi rõ số tiền được chấp nhận.b) Người ký chấp nhận HP:ULB 1930: người ký chấp nhận là ng bị ký phát hoặc của 1 ng khác đồng ý thanh toánthay khi ng bị kí phát ko thanh toán.CCCN 2005: người ký chấp nhận là người bị ký phát( điều 4).Câu 9: Quy định về nghiệp vụ ký hậu theo ULB 1930/luật CCCN 2005?Trả lời:Cả ULB và CCCN đều quy định HP có ghi “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyểnnhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự thì ko đc chuyểnnhượng. Một sự ký hậu phải vô điều kiện. Mọi điều kiện đối với ký hậu được xem là vôgiá trị. Mọi sự ký hậu chuyển nhượng một phần được xem như là vô hiệu lực.Một sự ký hậu "cho người cầm phiếu" tương đương với ký hậu để trắng.* Hình thức và nội dung ký chuyển nhượngCCCN 2005:- Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký trênmặt sau của hối phiếu đòi nợ.- Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng theo một trong hai hình thức sau đây:+ Ký chuyển nhượng để trống;+ Ký chuyển nhượng đầy đủ.- Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống, người chuyển nhượng ký vàomặt sau của hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyểnnhượng. Việc ký chuyển nhượng cho người cầm giữ hối phiếu là ký chuyển nhượng đểtrống.- Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng đầy đủ, người chuyển nhượng ký vào mặtsau của hối phiếu đòi nợ và phải ghi đầy đủ tên của người được chuyển nhượng, ngàychuyển nhượng.ULB 1930: Sự ký hậu phải được viết trên hối phiếu hoặc lên một mảnh giấy gắn vào hốiphiếu. Nó phải được người ký hậu ký tên vào.Câu 10: So sánh quy định về hình thức và nội dung của ULB và BEA 1882?Trả lời:ULB 1930BEA 1882- Bắt buộc phải ghi tiêu đề hối phiếu.- Không bắt buộc ghi tiêu đề hối phiếu.Câu 11: Quy định nghiệp vụ ký hậu theo luật CCCN 2005? Ai được kí hậu đầu tiên?Trả lời:Chuyển nhượng bằng ký hậu là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòinợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt sau hối phiếu đòi nợ và chuyểngiao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng.HP có ghi “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự thì ko đc chuyển nhượng.* Hình thức và nội dung ký chuyển nhượng- Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký trênmặt sau của hối phiếu đòi nợ.- Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng theo một trong hai hình thức sau đây:+ Ký chuyển nhượng để trống;+ Ký chuyển nhượng đầy đủ.- Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống, người chuyển nhượng ký vàomặt sau của hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyểnnhượng. Việc ký chuyển nhượng cho người cầm giữ hối phiếu là ký chuyển nhượng đểtrống.- Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng đầy đủ, người chuyển nhượng ký vào mặtsau của hối phiếu đòi nợ và phải ghi đầy đủ tên của người được chuyển nhượng, ngàychuyển nhượng.* Ký hậu chuyển nhượng phải là vô điều kiện nếu ko sẽ vô hiệu. Ký hậu làm thay đổi NDsẽ vô gt, ký hậu chuyển nhượng từng phần cũng vô gt.b) Người được ký hậu đầu tiên là người ký phát nếu muốn chuyển nhượng cho ng khác.Câu 12: Những cách ghi kỳ hạn phù hợp vs ULB 1930?Cách ghi thời hạn HP trả tiền ngay:- “ Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ… của hối phiếu này…” hoặc- “ Ngay sau ngày…tháng…năm… của bản thứ…của hối phiếu này”Cách ghi thời hạn HP trả chậm:- “ X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ … của hối phiếu này…” hoặc- “ X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ… của hối phiếu này…” hoặc- “Đến ngày…tháng…năm… của bản thứ… của hối phiếu này…”.Câu 13.Theo ULB 1930,trường hợp nào cho phép ghi tỉ suất lợi tức bên cạnhsố tiền của hối phiếu? Trường hợp nào thì không?Trả lời: Theo điều 5 của ULB 1930, khi một hối phiếu được thanh toán ngay khixuất trình hoặc vào một thời gian nhất định sau khi xuất trình, thì người kí phát cóthể qui định rằng số tiền được thanh toán bao gồm cả tiền lãi. Còn trong trườnghợp khác, sự qui định này được xem như là không có giá trị.Lãi suất phải được qui định trên hối phiếu. Trong trường hợp không ghi lãi suất ,thì coi như không có lãi suất. Tiền lãi được tính từ ngày phát hành hối phiếu, trừkhi có sự qui định khác về ngày tháng.Câu 14: Theo luật CCCN VN 2005, Nếu 1 hối phiếu không nghi địa chỉ tạo lập thìhối phiếu được coi là kí phát tại địa chỉ kinh doanh hoặc nơi thường trú của ngườikí phát. Nếu không xác định được thì hối phiếu coi như vô hiệu.Câu 15 : Qui định về bản chính và bản sao của hối phiếu trong Luật cácCCCN/ ULB 1930? Tại sao hối phiếu thường gồm 2 bản?Trả lời: theo ULB 1930 qui định1. Số bản của 1 bộ .Một hối phiếu có thể được kí phát thành một bộ gồm 2 hoặc nhiều bảngiống nhau.Những bản này phải được đánh số ở trên mặt hối phiếu; nếu không mỗi bảnsẽ được xem như một hối phiếu riêng biệt. Người cầm phiếu mà phiếu nàykhông ghi rõ là nó được kí phát thành một bản duy nhất, thì có thể chịu chiphí để yêu cầu được sao hai hoặc nhiều bản. Với mục đích này, người cầmphiếu phải xin với người kí hậu trực tiếp cho mình, giúp đỡ ông ta tiến hànhthủ tục với người kí hậu của ông ta, và như vậy, thông qua tất cả nhữngngười kí hậu cho đến người kí phát. Người kí hậu phải ghi những kí hậu nàylên những tờ mới của hối phiêu.Việc thanh toán thực hiện với 1 bản của một bộ hối phiếu sẽ coi nhưthanh toán hết nợ, cho dù không có những qui định là việc thanh toán sẽ hủyhiệu lực của những bản khác. Tuy nhiên, người bị kí phát chỉ chịu tráchnhiệm đối với bản mà anh ta đã kí chấp nhận.Người kí hậu mà đã chuyển nhượng các bản của một bộ hối phiếu chonhiều người khác nhau, cũng như những người kí hậu sau đó sẽ chịu tráchnhiệm đối với tất cả những bản có mang chữ kí của họ.Người nào gửi một bản để xin chấp nhận phải ghi tên trên những bảnkhác tên của người đang cầm bản này. Người này buộc phải trao nó chongười cầm phiếu hợp pháp của bản khác. Nếu ông ta từ chối thì người cầmphiếu không thể thực hiện quyền truy đòi của mình cho đến khi có một thưkháng nghị ghi rõ là:a) Bản được gửi để xin chấp nhận đã không được đưa cho ông ta theoyêu cầu của ông ra.b) Việc chấp nhận thanh toán đã không thể được chấp nhận đối với bảnkhácCác bản sao:Người cầm phiếu có quyền lập bản sao của hối phiếu . Bản sao phảigiống y như bản gốc, với kí hậu và mọi ghi chú khác có trong bản gốc. bảnsao có thể kí hậu, kí bảo lãnh nếu bản gốc cho phép và phải nêu rõ bản gốchiện đang được lưu giữ ở đâu.Bản sao phải ghi rõ người sở hữu bản gốc hối phiếu. Người này có tráchnhiệm phải giao hối phiếu này cho người cầm bản sao hợp pháp. Nếu ông tatừ chối, ngườ cầm phiếu không thể thực hiện quyền truy đòi của mình đốivới những người đã kí hậu bảo sao hoặc đã đảm bảo nó bằng bảo lãnh chođến khi ông ta có thư kháng nghị nêu rõ ở bản gốc đã không được trao khiông ta yêu cầu.Một bản gốc, sau lần kí hậu cuối cùng , trước khi lập bản sao, có chứađựng điều khoản “ Bắt đầu từ đây sự kí hậu chỉ có hiệu lực nếu được thựchiện nếu được thực hiện trên bản sao, hoặc qui định tương đương nào, thì sựkí hậu sau đó ở trên bản gốc là vô hiệu.Câu 16: Trong thanh toán L/C, người hưởng lợi ký phát hối phiếu theo lệnh củaai? Tại sao?+ Trong thanh toán L/C dựa trên hợp đồng cơ sở được kí kết giữa 2 bên là ngườixuất khẩu và người Nhập khẩu, nếu người xuất khẩu chỉ định một người khác thaymình kí phát hối phiếu đòi tiền NHPH L/c thì người được chỉ định lá người thụhưởng và tiến hành kí phát hối phiếu theo lệnh của người Xuất khẩu.+ Trong quan hệ hợp đồng mua bán qua trung gian thì người Người bán kí phát hốiphiếu theo lệnh của người môi giới đòi tiền của NHPHCâu 17. Trình bày nghiệp vụ bảo lãnh trong lưu thông Hối phiếu.Theo Điều 24 Luật CCCN Vn 2005 qui định :Bảo lãnh hối phiếu là việc ngườithứ 3 đứng ra cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán tào bộ hoặc một phầnsố tiền ghi trên hối phiếu nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh khôngthanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ.Trong ULB 1930 có qui định người bảo lãnh hối phiếu có thể là 1 người thứ 3,hoặc là 1 người đã kí như 1 bên liên quan đến hối phiếu đưa ra.Hình thức của bảo lãnh: Việc bảo lãnh hối phiếu được thwucj hiện bằng cáchngười bảo lãnh ghi cụm từ “ bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ kí củangười bảo lãnh và tên của người được bảo lãnh trên bề mặt của hối phiếu, khôngghi đằng sau để tránh nhầm lẫn với nghiệp vụ kí hậu . Hoặc có thể bảo lãnh bằng 1văn thư riêng biệt do người bảo lãnh phát hành, trong đó thể hiện các nội dung củabảo lãnh, cũng như cam kết của người bảo lãnh nếu như người được bảo lãnhkhông thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cảu mình.Trong trường hợp không ghi tênngười được bảo lãnh thì việc bảo lãnh coi như là bảo lãnh cho người kí phát.Nguyên tắc của bảo lãnh:- Bảo lãnh là vô điều kiện- Bảo lãnh phải ghi tên người được bảo lãnh, nếu không ghi thì coi như bảolãnh cho người kí phát- Người được bảo lãnh có thể là người kí phát hối phiếu hoặc là người chấpnhận hối phiếu.- Có thể bảo lãnh từng phần trị giá của hối phiếu.- Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Người bảo lãnh được tiếp nhận cácquyền của người được bảo lãnh đối với các bên có liên quan đến lưu thônghối phiếu, xử lí tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêucầu người được bảo lãnh , người kí phát, người chấp nhận liên đới thực hiệnnghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã được thanh toán.Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh:- Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đúng số tiền đã cam kếtbáo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khôngđầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đến hạn thanh toán.- Người bảo lãnh chỉ có quyền hủy bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp hốiphiếu đòi nợ không đủ các nội dung bắt buộc .Câu 18: Kí hậu hối phiếu.Kí hậu là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau của hối phiếu của ngườithụ hưởng đồng ý chuyển nhượng quyền hưởng lợi của mình cho một người khácđược chỉ định trên hối phiếu. Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng hối phiếu.Hành vi ký hậu có hai ý nghĩa pháp lý:Nó thừa nhận sự chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác theo quy địnhtrong mặt sau của hối phiếu. Sự ký hậu này mang tính trừu tượng, có nghĩa làngười ký hậu không cần nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cầnphải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhượng đó mà người đượcchuyển nhượng nghiễm nhiên trở th ành người hưởng lợi của hối phiếu đóViệc ký hậu hối phiếu xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trảtiền hối phiếu với những người cầm phiếu sau đó. Trong chuyển nhượng tráiquyền dân luật, người chuyển nhượng chỉ đảm bảo rằng con nợ có thiếu số tiềnđược chuyển nhượng mà không đảm bảo rằng con nợ sẽ thanh toán số nợ đó.Trong luật hối phiếu thì người ký hậu không những đảm bảo rằng người trảtiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽtrả tiền hối phiếu đó cho những người được chuyển nhượng, nếu như người trảtiền từ chối thanh toán hối phiếu đó, bởi vì người ký hậu là người đóng vai tròchủ động trong việc ký phát hối phiếu, ký tên vào hối phiếu, nhưng hối phiếu cóđược chấp nhận hay không lại là vấn đề khác.Hình thức của kí hậu :- Một là kí hậu vào mặt sau của hối phiếu, thể hiện ý chí chuyển nhượng và kítên vào mặt sau.- Hai là viết một chứng từ chuyển nhượng hối phiếu, kí tên và gắn kèm cùnghối phiếu.Nguyên tắc của kí hậu:- Người kí phát hối phiếu là người kí hậu đầu tiên, nếu người kí phát muốnchuyển nhượng hối phiếu cho người khác.-Người được quyền kí hậy là người đang sở hữu hợp pháp đối với hối phiếuKý hậu chuyển nhượng phải vô điều kiện, ngược lại sẽ vô giá trị.Ký hậu chuyển nhượng từng phần giá trị hối phiếu sẽ vô hiệu.Ký hậu làm thay đổi nội dung ( sửa chữa và hoặc thêm bớt nội dung của hốiphiếu) sẽ vô giá trị.Phân biệt kí hậu để trống và kí hậu theo lệnh.1. Kí hậu để trống: là việc kí hậu không chỉ định tên của người thụ hưởng kếtiếp do thủ tục kí hậu mang lại. Có 2 hình thức kí hậu để trắng:- Người kí hậu chỉ kí tên.- Người kí hậu kí tên và kèm câu “ trả cho- pay to” hoặc câu “ trả theo lệnhcủa bất cứ ai – Pay to the order of any”Với cách kí hậu này , việc chuyển nhượng hối phiếu không cần phải kí hậunữa, mà chỉ bằng cách trao tay, ai nhặt được hối phiếu thì người đó đương nhiêntrở thành người thụ hưởng của hối phiếu.2. Hình thức kí hậu theo lệnh đích danh: là cách kí hậu tronh đó chỉ định ngườibị kí phát hoặc trả cho ai đó hoặc trả theo lệnh của ai đó. Ví dụ “ Trả theolệnh Công ty G- Pay to the order ò the Company G” Công ty A kíVới cách kí hậu này, người thụ hưởng hối phiếu có thể là công ty G hoặc có thểlà một ai đó tùy thuộc vào lệnh của công ty G.Ký hậu heo lệnh tạo điều kiện để hốiphiếu được chuyển nhượng liên tục từ người này sang người khác bằng cách kí hậunối tiếp. Tuy nhiên việc chuyển nhượng hối phiếu bằng hình thức kí hậu cuối cùngphải được thực hiện trước khi hối phiếu đến hạn thanh toán.3. Kí hậu đích danh hay kí hậu hận chế: Là kí hậu chỉ định rõ tên Người thụhưởng kế tiếp do hình thức kí hậu mang lại. Với hình thức kí hậu này, chỉ cóngười nào được chỉ định là người thụ hưởng kế tiếp thì người đó mới đượcquyền hưởng lợi số tiền của hối phiếu. Người thụ hưởng kế tiếp không đượckí hậu để chuyển nhượng hối phiếu cho một người khác. Đến đây dâychuyền chuyển nhượng coi như kết thúc.Câu 19. Phân biệt hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu kèm chứngtừ và phương thức thanh toán tín dụng chứng từGiống nhau: Cả 2 loại hối phiếu này đều có những nội dung của một hối phiếuthông thường theo luật qui định bao gồm tiêu đề, mệnh lện thanh toán vô điềukiện một số tiền xác định, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, tên, địa chỉngười bị kí phát, địa điểm và ngày kí phát, tên, địa chỉ, chữ kí của người kíphát, tên đối với người thụ hưởng được người kí phát chỉ định, hoặc cho ngườicầm giữ hối phiêu. Ở cả 2 phương thức này, người kí phát hối phiếu đều làngười xuất khẩuKhác nhau:Phương thức nhờ thu: người bị kí phát là người nhập khẩu, do đó người nhậpkhẩu cũng là người trả tiền.Phương thức tín dụng chứng từ: Người bị kí phát là Ngân hàng phát hành L/C,do đó Ngân hàng phát hành L/c là ngân hàng đứng ra trả tiền cho người xuấtkhẩu.Câu 20 .Tình hình sử dụng thanh toán quốc tế trong thanh toán tại ViệtNamKhi Việt Nam mở cửa kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện giaolưu buôn bán với rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài trên khắp thế giới. Đểđảm đảm quyền lợi và nghĩa vụ cũng như hướng dẫn và bảo vệ các bên thamgia vào việc thanh toán bằng các công cụ thanh toán quốc tế, Chính phủ banhành những luật hướng dẫn, qui định việc sử dụng các công cụ chuyển nhượngtrong đó có hối phiếu như:pháp lệnh thương phiếu năm 1999, nghị định 32hướng dẫn thi hành pháp lệnh thương phiếu và mơi đây nhất là Luật CácCCCN Việt Nam năm 2005.Vì thế mà Hối phiếu đã được các doanh nghiệp vàNgân hàng Thương mại Việt nam đã sử dụng các loại hối phiếu để thanh toánvới các bạn hàng quốc tế theo đúng như thông lệ quốc tế. Ở hầu hết các ngânhàng TM thành lập các phòng, ban thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hốihiếu như : chiết khấu, bảo lãnh, nhận cầm cố…Câu 21: Trình bày 8 điều kiện nội dung ký phát hối phiếu theo luật CCCNViệt Nam 20051. Tiêu đề hối phiêu : Cụm từ “ Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước củahối phiếu đòi nợ. Điều này để tránh nhầm lẫn hối phiếu đòi nợ với các côngcụ thanh toán quốc tế khác.2. Yêu cầu thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định: Hối phiếu là mộtmệnh lệnh đòi tiền, không phải là một yêu cầu đòi tiền. Việc trả tiền là vôđiều kiện, có nghĩa là trong hối phiếu không được viện lí do nào khác, trừtrường hợp hối phiếu trái với luật hối phiếu, để quyết định có trả tiền haykhông. Số tiền của hối phiếu là một số tiền nhất định, tức là số tiền được ghimột cách đơn giản và rõ rang, người ta có thể nhìn thấy qua để biết được sốtiền phải trả là bao nhiêu mà không cần phải tính toán dù là phép tính đơngiản nhất. Số tiền được ghi cả bằng số và bằng chữ. Trong trường hợp khi sốtiền ghi bằng số khác so với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ cógiá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu được ghi 2 lần trởlên bằng chữ hoặc bằng số và có giá trị khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏnhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.3. Thời hạn thanh toán.: của hối phiếu gồm có 2 loại thời hạn trả tiền ngay v àthời hạn trả tiền sau.• Cách ghi thời hạn trả tiền ngay thường là: “Ngay sau khi nhìn thấybản thứ .. của hối phiếu này ..” hoặc “Sau khi nhìn thấy bản thứ .. củahối phiếu này ..”.• Cách ghi thời hạn trả tiền sau thường có 3 cách:+ Nếu mốc thời gian tính từ ngày chấp nhận hối phiếu thì ghi: “Xngày sau khi nhìn thấy bản thứ .. của hối phiếu này ..”+ Nếu thời hạn trả tiền tính từ ngày ký phát hối phiếu thì ghi: “Xngày kể từ ngày ký bản….của hối phiếu này+ Nếu thời hạn là một ngày cụ thể nhất định thì ghi: “Đến ngày ..của bản thứ .. của hối phiếu này ..”. Trong 3 cách trên, cách thứ nhấtthường được sử dụng hơn cả.Trường hợp thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu, thì hối phiếucoi như là hối phiếu trả ngay khi xuất trình. Những cách ghi thời hạn trả tiềncủa hối phiếu mơ hồ, tối nghĩa khiến cho người ta không thể xác định đượcthời hạn trả tiền à bao nhiêu hoặc nó biến việc trả tiền của hối phiếu thànhcó điều kiện thì hối phiếu sẽ vô giá trị. Ví dụ ghi: “Sau khi tàu biển cậpcảng thì trả cho bản thứ .. của hối phiếu này” hoặc “Sau khi hàng hóa đãđược kiểm nghiệm xong .. thì trả cho bản thứ .. của hối phiếu này ..”.4. Địa điểm thanh toán: là địa điểm được ghi trên hối phiếu. Trong trường hợpđịa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu thì hối phiếu sẽ đượcthanh toán tại địa chỉ của người bị kí phát.5. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị kíphát: được ghi rõ rang đầy đủ ở mặt trước, góc trái cuối cùng của hối phiếu,ghi sau chữ “ gửi…..”6. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng, trướctiên là người kí phát, hoặc có thể là người được người kí phát chỉ định hoặcyêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lênh của của người thụ hưởng hoặcyêu cuầ thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ hối phiếu.7. Địa điểm và ngày kí phát: Thông thường địa điểm kí phát là địa chỉ củangười kí phát, tuy nhiên có trường hợp hối phiếu được kí phát tại một nơikhông xác định được địa điểm ví dụ như trên máy bay, hay trên tàu… Địađiểm kí phát là nơi để xác định nguồn luật điều chỉnh khi xảy ra tranh chấp.Ví thế luật qui định nếu địa điểm kí phát không được ghi trên hối phiếu thìcoi như hối phiếu được kí phát tại địa chỉ của người kí phátNgày tháng ký phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định kỳhạn trả tiền của hối phiếu có kỳ hạn nếu hối phiếu ghi rằng: “Sau X ngàykể từ ngày ký phát hối phiếu này”. Ngày ký phát hối phiếu còn liên quanđến khả năng thanh toán của hối phiếu. Ví dụ, nếu ngày ký phát hối phiếuxảy ra sau ngày người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu mất khả năng thanhtoán như bị phá sản, bị đưa ra tòa, bị chết v.v.. thì khả năng thanh toán hốiphiếu đó không còn nữa.8. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ kí củangười kí phát. được ghi ở mặt trước, góc phải cuối cùng của tờ phiếu. Cầnđặc biệt chú ý là tất cả những người có liên quan được ghi trên tờ hối phiếuphải ghi rõ đầy đủ tên, địa chỉ mà họ dùng để đăng ký hoạt động kinhdoanh. Người ký phát hối phiếu phải ký tên trên mặt trước, góc phải cuốicùng của tờ hối phiếu đó. Ng ười ký phát hối phiếu phải đăng ký mẫu chữký với một cơ quan chuyên trách, không được phép ủy quyền cho ngườikhác ký thay mình trên hối phiếu. Chữ ký phải được ký bằng tay và khôngđược đóng dấu đè lên chữ ký.Câu 22: Phân biệt Hối Phiếu đòi nợ và Hối Phiếu nhận nợ theo luậtCCCN-2005Giống nhau: Cả 2 loại này đều là những công cụ chuyển nhượng được sửdụng trong thanh toán giữa các chủ thể với nhau. Các công cụ chuyểnnhượng này khi được phát hành thì phải dựa trên những luật qui định ( Luật-CCCN Vnam-2005).Các qui định về nội dung phát hànhĐịa điểm phát hành, địa điểm thanh toánThời hạn thanh toánQui định về những khác biệt về số tiền có thể thanh toánĐiều khoản về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, bản sao, sửađổi,Điều khoản về cách tính ngày nghỉ lễ cách tính tinh giới hạn thời gian vàcấm ân hạn..Khác nhau:Hối phiếu đòi nợHối phiếu nhận nợNgười kí phátNgười xuất khẩu, người bán,người cho vay…Người nhập khẩu,người mua,người đi vay…Người bị kí phátNgười nhập khẩu, người mua,người đi vay…Không có người bị kí phátNgười thụhưởngTrước tiên là người kí phát, sauđó là những người được ngườikí phát chỉ định hoặc yêu cầuthanh toán theo lệnh của ngườithụ hưởng hoặc yêu cầu thanhtoán cho người nắm giữLà người được người phát hàngchỉ định hoặc yêu cầu thanhtoán hối phiếu nhận nợ theolệnh của người thụ hưởng hoặctheo yêu cầu thanh toán chongười nắm giữ.Người trả tiềnLà người bị kí phát, người bị kíphát chấp nhận thanh toán hốiphiếu đòi nợLà người kí phát , không cầnphải kí chấp nhận như hối phiếuđòi nợ.Khi hối phiếu đòi nợ đượcchuyển nhượng cho người khácmà người này không đòi đượctiền từ người bị kí phát, thìngười này có quyền đòi tiền lạicủa người đã chuyển nhượngcho mìnhTrường hợp hối phiều nhận nợđược chuyển nhượng, thì ngườichuyển nhượng đầu tiên cónghĩa vụ như người kí phát hốiphiếu đòi nợ, có nghĩa là nhữngngười được chuyển nhượng saunày có quyền đòi tiền của ngườichuyển nhượng đầu tiên khikhông được thanh toán bởingười phát hànhThời gian lậpphiếuHối phiếu đòi nợ được pháthành sau khi các bên đã hoànthành hợp đồng với nhau. Thôngthường lúc đó người bán nóichung mới phát hành hối phiếuđòi nợ người mua nói chung.Hối phiếu nhận nợ được pháthành trước khi người thụ hưởnghoàn thành nghĩa vụ của hợpđồng giao dịch cơ sở nhằm đảmbảo khả năng thanh toán củamình.Câu 23: Muốn chuyển nhượng hổi phiếu thì phải làm gì?Đối với hối phiếu đích danh: Đối với hối phiếu đích danh, tên người thụ hưởngđược ghi trên hối phiếu không kèm theo từ “ theo lệnh” vì thế người nào có tên làngười thụ hưởng và có quyền hưởng số tiền trên hối phiếu đó. Hối phiếu nàykhông thể chuyển nhượng bằng thủ tục kí hậu hối phiếu. Trong trường hợp hốiphiếu được kí phát để đòi tiêng người nước ngoài thì hối phiếu phải chuyểnnhượng đến cho Ngân hàng thông qua hình thức nhờ thu.Đối với hối phiếu theo lệnh: Vì trên hối phiếu theo lệnh ghi rò tên của người thụhưởng kèm theo từ “theo lệnh” . vì vậy hối phiếu này được chuyển nhượng dễdàng bằng cách kí hậu. Người thụ hưởng viết và kí tên lên mặt sau của hối phiếuđể thực hiện chuyển nhượng cho người mà anh ta muốn chuyển nhượng. Ngườichuyển nhượng có thể thực hiện kí hậu để trống, kí hậu đích danh, hoặc là kí hậutheo lệnh đích danh.