Tại sao không bỏ pin vào thùng rác

Skip to content

Xin đừng vứt pin vào thùng rác-làm theo cách sau để bảo vệ môi trường :1 viên pin dùng hết khi vứt đi có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm. Tại sao không nên vứt pin vào thùng rác, Vứt pin ở đâu, Cách xử lý pin và acquy đã qua sử dụng để tranh tác hại đối với môi trường và con người, Cách xử lý pin bị phồng, Vứt pin laptop ở đâu, Tác hại của pin cũ, Pin cũ dụng để làm gì, Tái chế pin ở Việt Nam

Bạn có rùng mình khi nghe thấy thông tin trên không?

Tại sao không bỏ pin vào thùng rác

TÁC HẠI CỦA PIN NẾU VỨT VÀO ĐẤT

1 viên pin dùng hết khi vứt đi có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm.

Bạn có rùng mình khi nghe thấy thông tin trên không?

Trong pin có các kim loại nặng cực kỳ độc cho cơ thể: chì, thuỷ ngân, kẽm, cadmium… – Nhiễm độc thủy ngân tác động trực tiếp đến não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch… – Nhiễm độc chì: chì khi vào cơ thể có xu hướng chiếm chỗ mọi kim loại khác có trỏng cơ thể. Ví dụ, chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong xương, chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein, chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não, thay thế sắt trong máu…Tóm lại, chì gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hoá bình thường trong cơ thể. nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao ở người lớn, tổn hại máu và xương, gây mất trí nhớ, giảm khả năng suy nghi, giảm chức năng của thận. – Nhiễm độc kẽm, ng bệnh thường nôn mửa và có thể bị chảy máu dường ruột, giảm mức phản xạ tự nhiên, dẫn đến tê liệt. – Nhiễm độc Cadmium dễ bị loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, gây ung thư nhiều loại và dị tật thai nhi.

Nếu vứt pin (dù đã qua sử dụng) vào thùng rác, pin sẽ bị đốt hoặc chôn, cách nào cũng gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Một lượng nhỏ trong 1 viên pin đủ sức đánh gục cả một làng.

VẬY XỬ LÝ PIN QUA SỬ DỤNG THẾ NÀO?

Bạn hãy cất gọn vào lọ thuỷ tinh hoặc hộp gỗ như mình, đậy nắp lại, tránh tầm tay trẻ em. Khi có một lượng kha khá thì bạn có thể gửi Ship tới cho chương trình Việt Nam tái chế: – Tại Hà Nội: +45 Nghĩa Tân, Cầu Giấy. +17 Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy +01 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm +12-14 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình. +09 Thành Công, Ba Đình + bạn Hoàng công tác ở viện Việt Nam và khoa học phát triển, ĐH QGHN 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN, 01693642350 – Tại TP HCM: + MM Mega Market An Phú, Lot B An Khánh, An Phú, Phường An Phú, quận 2 +132 Tôn Thất Thuyết, phường 15, quận 4 + 22 Nguyễn Văn Trỗi, phường 17, quận Phú Nhuận +14 Phan Bội Châu, phường 2, quận Bình Thạnh +82 Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3 Bạn có thể vào FB của chương trình (search Việt Nam tái chế) để biết thêm chi tiết về các hoạt động tái chế. Số điện thoại yêu cầu lấy rác: 84 933.882205 _____________________

Mai Hà Giang

Tại sao không bỏ pin vào thùng rác

Có kích thước nhỏ gọn, những viên pin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người.

Pin đã, đang và sẽ là một công cụ lưu trữ năng lượng được sử dụng phổ biến không chỉ trong hiện tại mà còn nhiều năm nữa trong tương lai, tuy nhiên, bên trong đó cũng là một “mỏ” hóa chất độc hại.

Pin đã qua sử dụng đang khiến cho con người phải đau đầu để xử lý chúng. Bởi lẽ, pin thải không phải loại rác thông thường, nó chứa rất nhiều hoá chất độc hại cho sức khoẻ. Pin không thể vứt vào thùng rác cùng với các loại rác thải khác mà cần được thu gom và xử lý riêng.

Nếu không được phân loại, tiêu hủy đúng quy trình sẽ trở thành mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người. Trong pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín… đều là những chất cực độc, nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người.

Pin chứa rất nhiều chất độc hại nên cần được phân loại đúng cách. Lượng thủy ngân (Hg) có trong một viên pin là rất lớn, khi lượng thủy ngân từ pin thấm vào nguồn nước xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, thủy ngân thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch…

Chì (Pb) có trong pin có thể gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…

Khi hít thở phải bụi có chứa Cadimi (Cd) trong pin sẽ dẫn đến các vấn đề về hệ hô hấp và thận, có thể gây tử vong. Nuốt phải một lượng nhỏ cadimi sẽ phát sinh ngộ độc tức thì và tổn thương gan, thận. Các hợp chất chứa cadimi cũng là các chất gây ung thư. Ngoài ra, trong pin còn có rất nhiều chất khác gây nguy hiểm cho con người.

Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, để rồi người ta sẽ xử lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt. Nếu chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc đọng lại trong tro gây ô nhiễm không khí.

Chính vì thế, nhiều năm qua, các chiến dịch ‘đừng vứt pin’ đã được phát động ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, pin và ắc quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường mà cần được phân loại. Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, phải tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt. Đối với các thỏi pin đã qua sử dụng, có thể cho chúng vào lọ thủy tinh sạch để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và xa tầm tay trẻ em.

Chiến dịch kêu gọi mọi người đừng vứt pin vào thùng rác và tạo cho mình thói quen phân loại rác, đặc biệt không bỏ chung pin với rác thải sinh hoạt, đã được triển khai ở nhiều địa phương. 

Các nhà khoa học dự đoán tiếp theo sẽ là sự ra đời của những thế hệ pin phát triển dựa trên tiến bộ của công nghệ nano giúp tăng cường hiệu suất cũng như kích thước và tuổi thọ của pin.

Nhưng, dù thế nào thì cùng với những tiện ích của nó, những tác động ngược trở lại vẫn đang là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý, và cũng là thách thức với đời sống thường nhật của mỗi người dân.

Cám ơn bạn đã ghé thăm blog. Đội ngũ soạn hi vọng sẽ mang đến những tài liệu và kiến thức có ích link Google driver tới mọi người. Nếu thấy bài biết hay và hữu ích hãy donate hoặc đơn giản là share bài viết lên mạng xã hội cho blog nhé

Donate qua ví MOMO:

Tại sao không bỏ pin vào thùng rác

Donate qua Viettel Pay:

Tại sao không bỏ pin vào thùng rác

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);

Hầu hết gia đình nào cũng có khoảng chục thiết bị có sử dụng pin như điện thoại, đồng hồ, điều khiển từ xa, xe đạp điện… và số lượng các thiết bị này ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều không biết rằng pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng là rất cao.

Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
(ảnh qua residentialwastesystems.com)

Các kim loại nặng trong pin là rất độc hại

Nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng những cục pin sử dụng trong các thiết bị điện tử chỉ là vật dụng nhỏ bé vô hại. Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, để rồi người ta sẽ xử lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt.

Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Việc đốt, phá hủy, chôn lấp, tiếp xúc trực tiếp, hay bỏ pin trong thùng rác bình thường đều được khuyến cáo là không phù hợp với tất cả các loại pin (ảnh: qua amazon.com)

Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.

  • Lượng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm. Thủy ngân từ các nguồn ô nhiễm khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, chúng có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch…
  • Một lượng nhỏ của chì cũng có thể gây hại cho cơ thể. Nó có xu hướng thay thế vị trí của tất cả các kim loại khác trong cơ thể người. Ví dụ chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong xương, chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein, chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não, thay thế sắt trong máu… Tóm lại chì gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…
  • Khi nhiễm độc kẽm, người bệnh thường nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu đường ruột. Tình trạng chung của cơ thể thường không ổn định, hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt.
  • Khi Cadmium xâm nhiễm vào cơ thể người, nó sẽ là tác nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai, nó làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi…
Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Pin lithium-ion tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng có nguy cơ cháy nổ cao, phải lưu ý khi vận chuyển (ảnh: general-data.com)
Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Tất cả các loại pin, ắc quy tại Anh đều phải dán để khuyến cáo người dùng về mức độ nguy hại của chúng (ảnh: yuasa.co.uk)

Việt Nam đã có các nghị địnhquyết định của Chính phủ về viêc hướng dẫn quản lý, thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu trong đó có pin và ắc quy đã qua sử dụng. Tuy nhiên, có lẽ do thiếu truyền thông và hướng dẫn, phần lớn người dân chưa có ý thức phân loại rác thải độc hại và pin tại nguồn.

Hiện nay, các viên pin không còn giá trị sử dụng đều bị bỏ chung với rác thải sinh hoạt mà chưa ý thức được đây chính là một trong những hành vi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Hầu hết các cơ quan xử lý rác và chất thải ở Việt nam cũng không có hướng dẫn hay truyền thông đến người dân cách phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy sau khi sử dụng cũng như không chỉ rõ nơi thu gom và xử lý các rác thải độc hại này.

Đối với các nước phát triển, các nhà chức năng có quy định rất nghiêm ngặt về việc dán nhãn ghi rõ thành phần cấu tạo nên pin và ắc quy cũng như như cách phân loại, bảo quản, thu gom và tái chế sau khi sử dụng. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất pin ở Việt Nam hiện chưa thực hiện tốt việc này. Đây cũng là một điểm còn khiếm khuyết trong công tác quản lý và sản xuất loại sản phẩm này.

Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Nước Anh có quy định rất nghiêm ngặt trong việc dán nhãn các sản phẩm ắc quy nước (ảnh: yuasa.co.uk)
Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Tại sao không bỏ pin vào thùng rác
Pin được sản xuất ở Việt Nam vẫn khá đơn giản trong việc dán nhãn khuyến nghị về cách loại bỏ sau khi sử dụng (ảnh: muachung.com)

Giải pháp tạm thời

Trong khi chờ các cơ quan chức năng có hành động cụ thể trong việc hướng dẫn phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy đã qua sử dụng, có lẽ chúng ta cần thực tự mình tìm lấy giải pháp tạm thời.

Bạn hãy kiếm một chiếc lọ thủy tinh sạch, bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào lọ để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, lưu ý để lọ xa tầm với của trẻ em. Mỗi năm một lần, bạn hãy trực tiếp chuyển pin trong lọ cho công nhân thu gom rác thải sinh hoạt và thông báo rằng chúng là pin đã qua sử dụng để họ có cách xử lý theo đúng quy định.

Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt.

Nếu ở Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể trực tiếp chuyển pin và ắc quy đã qua sử dụng đến các địa điểm hoặc tổ chức có chương trình thu gom loại rác thải này.   

Thiết nghĩ, cùng với mức độ sử dụng các loại pin và ắc quy ngày càng gia tăng, việc nâng cao ý thức của nhà quản lý, đơn vị sản xuất và người tiêu dùng đồng thời có các hành động cụ thể và kịp thời đối với việc xử lý loại rác thải đặc biệt này là điều hết sức cần thiết hiện nay.

Thiện Tâm

>> 14 cách đơn giản để giảm thiểu rác thải nhựa