Tại sao không có phương pháp dạy học nào là vạn năng

Từ VLOS

Tại sao không có phương pháp dạy học nào là vạn năng
Tại sao không có phương pháp dạy học nào là vạn năng
Tại sao không có phương pháp dạy học nào là vạn năng

Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học
PGS.TS. NGUYỄN HỮU CHÍ

Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục

Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người thầy giáo thường xuyên đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp và có hiệu quả ? Các nhà lí luận dạy học, các nhà giáo học pháp bộ môn thường đưa ra lời khuyên: Mỗi PPDH có một giá trị riêng, không có PPDH nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, cần phối hợp sử dụng các PPDH…Lời khuyên này không sai nhưng gần như không có tác dụng thao tác hoá; giá trị giúp đỡ đối với giáo viên quá ít nếu như không chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn PPDH. Đặc biệt trong bối cảnh đang có sự đấu tranh (lúc công khai, lúc ngấm ngầm) giữa xu hướng muốn giữ nguyên trạng thái dạy học truyền thụ một chiều hiện hành, với xu hướng chủ trương đổi mới thì lời khuyên chung chung ở trên là một vị thuốc an thần, an ủi những người giữ nguyên lối dạy học cổ truyền. Như vậy, cần phải góp phần trả lời câu hỏi: Việc lựa chọn PPDH được tiến hành một cách tuỳ tiện, bất kì, hay bị rằng buộc bởi những tiêu chuẩn khoa học nào?

Câu trả lời cần được tìm kiếm ở các mối quan hệ của PPDH (hiểu theo cả 3 tầng nghĩa của nó) với các yếu tố liên quan, đó là: Với mục tiêu dạy học; với nội dung dạy học; với nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của học sinh; năng lực, sở trường, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên; với điều kiện giảng dạy và học tập.

Dưới đây là mấy cơ sở căn bản cần quan tâm khi lựa chọn PPDH:

1. Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học[sửa]

Mỗi mô hình lí luận dạy học, PPDH đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất định. Nhưng khi xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy học nhất định thì có một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác. Chẳng hạn nếu đặt mục tiêu nhanh chóng truyền thụ cho xong nội dung quy định thì PPDH thuyết trình có vị trí quan trọng. Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh thì vấn đề sẽ khác đi.

Sau đây là kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu (theo phân loại của Bloom và các tác giả khác):

Tại sao không có phương pháp dạy học nào là vạn năng

Nhìn vào ma trận, ta có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của các nhóm PPDH với việc thực hiện mục tiêu, đặc biệt là sự hạn chế của PP thuyết trình đối với việc thực hiện các mục tiêu quan trọng của phát triển nhân cách.

Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hạn chế của các PP dùng lời nói và đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của học sinh phối hợp các PP nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan của học sinh tham gia vào quá trình tri giác các đối tượng lĩnh hội.

Tại sao không có phương pháp dạy học nào là vạn năng

2. Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập[sửa]

Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tương thích với nội dung dạy học.

3. Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên[sửa]

a. Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH.

Đối với việc trình bày thông tin cần ưu tiên lựa chọn các PP sử dụng phương tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt.

Đối với các hoạt động chế biến thông tin cần tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh càng tốt.

b. Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút.

c. Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.

Với các PPDH có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn PPDH mà GV và HS đã thành thạo, bởi thực hiện dễ dàng hơn.

Không vì tiêu chí này mà quay trở lại vớ PP truyền thụ một chiều. Hiện nay, rất cần thiết phải cho GV và HS trở nên quen thuộc với các kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Để nâng cao tay nghề cần:

  • Nghiên cứu các vấn đề đổi mới PPDH qua sách, vở, giáo trình, tạp chí chuyên môn, các lớp tập huấn...
  • Rút kinh nghiệm các giờ dạy của bản than kết hợp với tiến hành dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp...

4. Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học[sửa]

a. Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học (TBDH). Đương nhiên là cần phải lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình trạng đang có.

b. Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốt nhất.

c. Các TBDH hiện đại không luôn đồng nghĩa với các TBDH đắt tiền. Tính hiện đại của TBDH thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng sư phạm hiện đại.


Tóm lại, trên đây là 4 cơ sở quan trọng nhất, là căn cứ xuất phát khi tiến hành lựa chọn, lập kế hoạch các PPDH. Điều quan trọng nhất là cần xác định lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh:

- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.

- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học.

- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

  • [1] Mạng Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.89 KB, 12 trang )

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜLÊN LỚPĐề tài: Có Hay KhôngPhương Pháp Giáo Dục Đạo

Đức Học Sinh Là Vạn Năng

Có 3 nhóm phương pháp:Nhóm 1: nhóm phương pháp giáo dục tác động vàonhận thức tình cảm.Nhóm 2: nhóm phương pháp giáo dục tổ chức hoạtđộng để hình thành hành vi và thói quen hành vi.Nhóm 3: nhóm phương pháp giáo dục kích thích hoạtđộng.Nhóm 1: nhóm phương pháp giáodục tác động vào nhận thức tìnhcảm.+ Phương pháp giảng giải+ Phương pháp đàm thoại+ Phương pháp kể chuyện+ phương pháp nêu gương+ Phương pháp giao việc+ Phương pháp tập luyện thói quen+ Phương pháp rèn luyệnNhóm 2: nhóm phươngpháp giáo dục tổ chức hoạtđộng để hình thành hành vi.Nhóm 3: nhóm phương pháp giáodục kích thích hoạt động.+ Phương pháp thi đua+ Phương pháp khen thưởng

+ Phương pháp trách phạt

TÌNH HuỐNG? ? ?? ?Tình huống 1: Linh là một lớp trưởng gương mẫu của lớp. Giờ kiểm tramột tiết môn sinh của cô Hà cả lớp im lặng nghiêm túc làm bài, cô rời bụcra đứng trước cửa lớp xầm xì chuyện gẫu với một cô giáo trong trườngkhi quay vào lớp cô bắt gặp Linh đang nói gì đó khá to với bạn ngồi bàntrên. Một tiếng quát vang lên: Linh! đưa bài làm lên đây cho tôi.Linh : Th.ưa cô. Linh đỏ mặt.Cô Hà: Không thưa gửi gì hết! Tôi không ngờ một lớp trưởng mà lại thiếunghiêm túc trong giờ kiểm tra.Linh úp mặt xuống bàn khóc rất nhiều. Bỗng Linh đứng dậy xin phép cô rangoài.Vâng cứ việc ra - cô Hà trả lời.Và thế là cái gì đến nó sẽ đến Linh đã vĩnh viễn ra đi sau cái nhảy lầu.Sau ngày Linh ra đi mọi chuyện mới được vỡ lẽ: vào tiết kiểm tra hôm ấykhi thấy bạn Nghĩa mở sách cóp bài, với trách nhiệm của lớp trưởng Linhđã nhắc nhở bạn.Giáo viên đã sai ở các phương pháp:- Phương Pháp Đàm ThoạiVì GV chưa tìm hiểu kỹ tình huống, nguyênnhân dẫn đến việc lớp trưởng nói khá to tronglớp học, và cũng không hỏi xem vì sao em Linhkhóc.- Phương pháp Trách Phạt:Đưa ra hình thức kỷ luật khi chưa rõ nguyênnhân.Tình huống 2: Trong giờ công dân cô Hà đang dạy cho cả lớp vềLòng Bao Dung. Cô đang dạy thì nghe một tiếng cười khá to phát

ra ở cuối lớp. Cô dừng lại và lên tiếng hỏi:

- Ai vừa mới vô duyên đứng lên xem nào.Cả lớp im lặng và chủ nhân tiếng cười cũng im lặng.- Tui cho một cơ hội nữa có đứng lên không? Cô Hà nóiNhưng đáp lại lời cô chỉ là sự im lặng.Cô Hà quay lên bàn lấy cặp và bước ra khỏi lớp, Hương chủ nhâncủa tiếng cười đã chạy theo cô.Cô ơi đừng đi, em biết em sai rồi xin cô quay lại lớp. Em xin lỗicô! Hương nóiCô Hà đáp lại : Đã quá muộn rồi.Giáo viên đã sai ở các phương pháp-Phương pháp nêu gương:Vì GV đang giảng bài về lòng bao dung mà cô lại không làm tấmgương cho các em noi theo về tính bao dung. Khi HS chạy theo xinlỗi, thì GV không tha thứ và bao dung-Phương pháp Đàm Thoại:Trong giao tiếp với học sinh, lời nói của GV không mang tính tôntrọng học sinh, không khéo léo, tế nhị, lời nói mang tính cứng nhắc.-Phương pháp giảng giải.GV không giảng giải cặn kẽ việc khi GV đang giảng lại cười, và khibị lỗi không nhận lỗi.-Phương pháp trách phạtKhi không thấy ai nhận lỗi, GV chưa đưa ra hình thức trách phạt đãvội vàng bỏ đi.Kết Luận:Không có phương pháp giáo dục nào

là vạn năng trong toàn bộ tiến trình

giáo dục đạo đức học sinh.Xin cảm ơn các bạn đã thamgia buổi hoạt động ngoài giờ

lên lớp

Tags: Hỏi ĐápTại saoHọc TốtHọc

Trích nguồn : ...