Tại sao không được chụp hình trong siêu thị

Cửa hàng, siêu thị phải gỡ biển 'cấm chụp hình'

Ông Lê Ngọc Khánh, phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết đã yêu cầu các chuỗi cửa hàng, siêu thị trên địa bàn gỡ biển báo 'cấm chụp hình'. Việc này sẽ được thực hiện trong ngày 2-8.

Một biển "cấm chụp hình" kèm theo khuyến cáo "vui lòng không quay phim, chụp hình" dán ở cửa kính một cửa hàng Bách Hóa Xanh tại Vũng Tàu, trước khi bị dán che, gỡ đi theo yêu cầu của chính quyền - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ngày 1-8, Tuổi Trẻ có bài "Cửa hàng bán thực phẩm: cấm quay phim, chụp hình - được không, phản ánh việc các cửa hàng bán thực phẩm thiết yếu ở Vũng Tàu có trưng biển "cấm chụp hình". 

Ngay trong ngày 1-8, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra việc báo nêu. Đến sáng 2-8, ông Lê Ngọc Khánh, phó chủ tịch UBND tỉnh, đã làm việc với các địa phương, ngành chức năng và các chuỗi cửa hàng, siêu thị lớn của tỉnh để giải quyết việc báo nêu.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về kết quả buổi làm việc, ông Lê Ngọc Khánh cho biết tỉnh, các ngành chức năng đã thống nhất với hệ thống cửa hàng, siêu thị lớn trên địa bàn có biển "cấm chụp hình" phải gỡ bỏ biển này trước 12h ngày 2-8. Ông Khánh cho biết thêm, lý do mà các cửa hàng trên treo biển "cấm chụp hình" là sợ khách hàng chụp so sánh giá.

Nhân viên Bách Hóa Xanh ở Vũng Tàu dán che đi phần biển "cấm chụp hình" vào trưa 2-8 - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Một cán bộ có chức năng của TP Vũng Tàu cho biết trên địa bàn TP này có 18 cửa hàng bán thực phẩm của Bách Hóa Xanh, và cửa hàng nào cũng có biển "cấm chụp hình". Cán bộ này cho biết người quản lý vùng của Bách Hóa Xanh cho biết việc dán biển báo cấm chụp hình là chung của hệ thống toàn quốc chứ không riêng gì chuỗi cửa hàng ở Vũng Tàu.

Trưa cùng ngày, Tuổi Trẻ Online ghi nhận nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh ở Vũng Tàu đã cho nhân viên dùng giấy dán che đi phần biển báo cấm chụp hình. 

Các luật sư khẳng định, những vùng, địa điểm "cấm quay phim, chụp hình" được luật quy định và các văn bản hướng dẫn cụ thể. Đối chiếu quy định, những cửa hàng bán thực phẩm không phải là địa điểm cấm chụp hình. Việc các cửa hàng bán thực phẩm thiết yếu tự ý dán biển "cấm chụp hình" là sai thẩm quyền, vô lối và làm hạn chế quyền của người khác. Hơn nữa, giá cả phải công khai và người dân được quyền giám sát bằng cách quay phim, chụp hình.

ĐÔNG HÀ

Tuổi trẻ

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi: Em có  quay phim chụp hình công an huyện, công an cơ động khi họ vào chợ cưỡng chế dân, tiểu thương. Hành vi đó có bị cấm và bị phạt không ạ? Và cho em biết luật cấm quay phim chụp hình với ạ? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Quay phim, chụp hình ngày nay không còn là hành vi xa lạ đối với mỗi người. Nhà nước cũng có nhiều chính sách nhằm khuyến khích quay phim, chụp hình nhằm phát triển văn hóa, nghệ thuật. Bên cạnh đó nhằm đảm bảo an ninh, bí mật nhà nước ngăn ngừa nhừng phần tử xấu lợi dụng việc quay phim, chụp ảnh để hoạt động có nguy hại đến nền an ninh quốc gia, nhà nước có quy định nhằm hạn chế việc quay phim chụp ảnh. Cụ thể, căn cứ khoản 2, khoản 3 Thông tư liên bộ 552/CA-VH quy định:

2. Việc chụp ảnh, quay phim, vẽ trong phạm vi các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các công trình kiến thiết cơ bản có tính chất quan trọng trong toàn quốc, phải được phép của người thủ trưởng hoặc người phụ trách có thẩm quyền ở các nơi ấy.

3. Cấm chụp ảnh, quay phim, vẽ:

a) Những khu vực có căn cứ quân sự, có các cơ sở thuộc quốc phòng, các cuộc diễn tập hoặc các hoạt động quân sự.

b) Toàn cảnh khu vực các ga xe lửa, sân bay, hải cảng, các công trình thủy lợi lớn, các cầu dùng cho xe lửa và xe cơ giới, các đường ngầm.

c) Các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các nhà máy điện, nhà máy nước, trạm phát điện, trạm biến thế điện lớn, trạm điện tín, đài vô tuyến điện, đài phát thanh.

d) Trong khu vực dọc biên giới, bờ biển (kể cả hải đảo và hải phận) và giới tuyến tạm thời do Nhà nước quy định, trừ những nơi nghỉ mát và những nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nằm trong khu vực này đã được Ủy ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố sở tại quy định cho phép chụp ảnh, quay phim, vẽ với những điều kiện do Ủy ban ấn định.

Xem thêm: Tuyến đường, thời gian hoạt động trong khu vực hạn chế đối với xe chuyên dùng

e) Từ trên máy bay chụp xuống lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trường hợp bạn quay phim, chụp hình cảnh công an huyện, công an cơ động cưỡng chế tại chợ với các tiểu thương thì có thể bị xử phạt nếu rơi vào các trường hợp theo Điều 18 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) In ấn, sao chụp tài liệu mật, tối mật, tuyệt mật không đúng quy định;

b) Phổ biến, nghiên cứu thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước không theo đúng quy định;

c) Không thực hiện đúng quy định về vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước;

d) Tiêu hủy các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không đúng quy định;

đ) Vào khu vực cấm, địa điểm cấm, nơi bảo quản, lưu giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép;

Xem thêm: Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

e) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân ở trong nước và nước ngoài không đúng theo quy định;

b) Mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài mà không được phép của cơ quan và người có thẩm quyền;

c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh.

Tại sao không được chụp hình trong siêu thị

 Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

 Như vậy, nếu bạn chỉ quay phim, chụp ảnh không thuộc vào các trường hợp nêu trên thì việc quay phim, chụp ảnh không vi phạm và không bị xử phạt vi phạm hành chính. 

Xem thêm: Có bị xử phạt khi chụp hình ở khu vực cấm

2. Có được quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông khi họ đang làm nhiệm vụ không?

Không có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang làm việc và nguyên tắc chung là công dân được làm tất cả những gì luật không cấm. Theo quy định tại “Bộ luật dân sự 2015” thì:

Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”

Tuy nhiên việc quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ không phải là ghi hình ảnh riêng tư của cá nhân mà là ghi hình ảnh công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng và việc đó hoàn toàn có thể coi là một loại hình thức giám sát. Điều 5 Luật Công an nhân dân 2014 có quy định:

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân

1. Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

3. Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

Như vậy, công dân hoàn toàn có quyền quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ. Trừ trường hợp có liên quan đến bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh thì công dân bắt buộc phải tuân thủ. Nếu bạn bị các lực lượng chức năng tịch thu tại chỗ máy quay, máy chụp ảnh của bạn khi bạn đang quay phim, chụp ảnh các lực lượng này, bạn phải đề nghị họ viết lại biên bản lý do bị tịch thu.

3. Có được chụp ảnh khu vực xuất nhập cảnh sân bay quốc tế?

Tóm tắt câu hỏi:

Quý luật gia cho tôi hỏi: khu vực công an xuất nhập cảnh trong sân bay quốc tế có được phép quay phim, chụp ảnh không? tôi không thấy biển cấm tại khu vực này (khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh), tuy nhiên khi chụp ảnh họ lại không cho. Vậy tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi có quyền quay phim chụp ảnh khu vực này không? Nếu cấm thì quy định tại văn bản nào? Cám ơn quý luật sư tư vấn.?

Luật sư tư vấn:

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và người nước ngoài được chụp ảnh, quay phim, vẽ những cảnh vật trên đất nước Việt Nam như danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các công trình văn hóa xã hội. Tuy nhiên,việc chụp ảnh phải đảm bảo không xâm phạm an ninh và bí mật quốc gia. Mọi hành vi sử dụng hình ảnh, video nhằm xâm phạm đến an ninh quốc gia đều phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định. 

Căn cứ điểm 2, điểm 3 Thông tư liên bộ 552-CA-VH quy định khu vực không được quay phim chụp ảnh bao gồm:

“2. Việc chụp ảnh, quay phim, vẽ trong phạm vi các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các công trình kiến thiết cơ bản có tính chất quan trọng trong toàn quốc, phải được phép của người thủ trưởng hoặc người phụ trách có thẩm quyền ở các nơi ấy.

3. Cấm chụp ảnh, quay phim, vẽ:

a) Những khu vực có căn cứ quân sự, có các cơ sở thuộc quốc phòng, các cuộc diễn tập hoặc các hoạt động quân sự.

b) Toàn cảnh khu vực các ga xe lửa, sân bay, hải cảng, các công trình thủy lợi lớn, các cầu dùng cho xe lửa và xe cơ giới, các đường ngầm.

c) Các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các nhà máy điện, nhà máy nước, trạm phát điện, trạm biến thế điện lớn, trạm điện tín, đài vô tuyến điện, đài phát thanh.

d) Trong khu vực dọc biên giới, bờ biển (kể cả hải đảo và hải phận) và giới tuyến tạm thời do Nhà nước quy định, trừ những nơi nghỉ mát và những nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nằm trong khu vực này đã được Ủy ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố sở tại quy định cho phép chụp ảnh, quay phim, vẽ với những điều kiện do Ủy ban ấn định.

e) Từ trên máy bay chụp xuống lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.”

Như vậy, trong trường hợp bạn không được phép chụp ảnh tại khu vực sân bay(kể cả sân bay quốc tế).Nếu như bạn có hành vi chụp ảnh tại khu vực này thì những hình ảnh đó sẽ bị tịch thu và tùy từng trường hợp bạn phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng. 

Cụ thể theo điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm sẽ bị xử phạt  từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 

Nếu hành vi quay phim, chụp ảnh xâm phạm đến an ninh quốc gia thì có thể bạn còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

4. Chụp ảnh, quay video khu du lịch có cần phải xin giấy phép không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư. Tôi hay đi du lịch các nơi và tôi có quay video như: cuộc sống nhân dân, video cảnh đẹp, khu du lịch, khám phá vùng đất mới. Luật sư cho tôi hỏi nếu quay video như vậy thì có cần phải cấp giấy phép không? Nếu có thì tôi cần làm những thủ tục gì? Xin cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Tác phẩm nhiếp ảnh là sản phẩm sáng tạo thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có chú thích ảnh hoặc có thể không có chú thích ảnh

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định về việc khi chụp ảnh, quay video cảnh đẹp, khu du lịch,…phải xin cấp giấy phép, chỉ trong trường hợp tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam hoặc đưa tác phẩm nhiếp ảnh của Việt Nam ra nước ngoài để triển lãm thì mới quy định bắt buộc phải xin giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 72/2016/NĐ-CP.

Như vậy, trường hợp bạn đi du lịch, có quay video, chụp ảnh cảnh đẹp, khu du lịch, vùng đất mới,… nếu không phải để tổ chức triển lãm thì không cần phải xin phép, tuy nhiên, cần phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 5 Nghị định 72/2016/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động nhiếp ảnh

1. Không tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Không tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.

3. Không kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước; không truyền bá tư tưởng phản động.

Tại sao không được chụp hình trong siêu thị

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

4. Không sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; không xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; không vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

5. Không vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, thuần phong mỹ tục, an ninh, trật tự; không tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái và vi phạm các quy định khác của pháp luật.

6. Không mua, bán, sử dụng, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh vi phạm pháp luật hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan và quyền của cá nhân đối với hình ảnh.

8. Tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh theo đúng nội dung đã được cấp giấy phép.”