Tại sao nghiện ma túy sợ nước

21/05/2015

​Khi nói đến nghiện thì ngoài nghiện ma túy gồm thuốc phiện và các dẫn chất (Morphine, Héroin, Methadon…) còn nghiện Cần sa, Cocain, Barbituric, Amphétamine, các chất gây ảo giác, các thuốc giảm đau, các thuốc bình thản…

Khi nói đến nghiện thì ngoài nghiện ma túy gồm thuốc phiện và các dẫn chất (Morphine, Héroin, Methadon…) còn nghiện Cần sa, Cocain, Barbituric, Amphéta mine, các chất gây ảo giác, các thuốc giảm đau, các thuốc bình thản…

* Phân biệt nghiện và thói quen dùng thuốc. Nghiện là khi nào có hiện tượng cai thuốc,còn thói quen dùng thuốc không có hiện tượng này.Theo OMS dùng danh từ lệ thuộc thuốc thay cho nghiện và ghi rõ lệ thuộc loại gì.

Lệ thuộc thuốc có hai mặt :

- Lệ thuộc tâm lý: Là sự buộc phải dùng thuốc mặc dầu biết rõ tác hại của nó.Có trong tất cả nghiện ngập ,phụ thuộc vào nhân cách của đối tượng và bản chất của chất gây nghiện,là một nhu cầu về tâm lý trong việc dùng một chất gây nghiện mà bệnh nhân không có khả năng tự bỏ được.

- Lệ thuộc cơ thể : Là hội chứng cai thuốc gồm có một số triệu chứng cơ thể khi ngừng thuốc đột ngột. Chỉ có với một vài chất như (Rượu, thuốc phiện, Barbituric, Benzodiazepines) là nhu cầu cơ thể cần được tiếp tế từ bên ngoài nhằm tránh né các triệu chứng cai thuốc là một tình trạng thích nghi của cơ thể đối với chất gây nghiện

* Định nghĩa phổ biến của nghiện là dùng nhiều lần một thứ thuốc nào thành quen, muốn bỏ mà không bỏ được, bỏ thì thèm và vật vã khó chịu

* Nguyên nhân đẩy thanh niên đến chổ nghiện ngập thì có nhiều: Cuộc sống không có lý tưởng cao cả, muốn tìm khoái lạc, muốn giải thoát khỏi những căng thẳng của cuộc sống, muốn phản kháng lại một xã hội bất công, tò mò cảm giác mới lạ, dùng thuốc giảm đau không đúng qui định…

Có thể giải thích tính bao dung và sự lệ thuộc thuốc cơ thể như sau:

Morphin có hai tác dụng : tăng kích thích và giảm kích thích, tác dụng tăng kích thích tồn tại lâu hơn tác dụng giảm kích thích, nên khi mỗi lần dùng Morphin tác dụng tăng kích thích tích lũy lại hình thành sự không cân bằng với tác dụng giảm kích thích do đó phải dùng liều cao hơn để bổ sung tác dụng này.

Hiện tượng dung nạp liên quan chặt chẽ với sự lệ thuộc cơ thể vì có nhu cầu phải tăng các liều sử dụng để đạt được cùng một hiệu quả và để tránh xuất hiện các triệu chứng thiếu thuốc.

3/ NGHIỆN THUỐC HỌ MORPHIN:

3.1/ Các thuốc họ Morphin thường mau chóng dẫn đến sự lệ thuộc tâm lý và cơ thể luôn có dự hậu xấu. Gồm có thuốc phiện, các dẫn chất từ thuốc phiện, các chất tổng hợp có tác dụng giống Morphin tuy cấu trúc hóa học giống Morphin rất ít. Ngoài thuốc phiện và Morphin, các thuốc thường hay sử dụng khác là Héroin (xì ke) Mépiridine (Démerol) Méthadone (Dolophine) Codein và Parégoric.

3.2/ Nghiện Thuốc phiện: Hiện nay thuốc phiện thường được nấu ra để tiêm, có khi còn được pha thêm với thuốc kích thích thần kinh như Maxiton. Việc tiêm chích với sự pha chế cẩu thả có thể đưa đến những nguy hiểm như hoại thư, nhiễm trùng, viêm gan, nhiễm HIV…

Dùng thuốc phiện lần đầu rất khó chịu: ngứa ngáy, bồn chồn, nôn nao, sau đó rất nhanh người bệnh cảm thấy sảng khoái, cảm giác lâng lâng, tri giác sắc bén nhanh nhạy, tưởng tượng hưng phấn. Say hơn nữa thì có trạng thái lơ mơ, nữa thức nữa ngủ, tư duy dồn dập.

3.3/ Nghiện Morphin: Morphin là thuốc giảm đau rất công hiệu, nhưng dễ nghiện dùng 15 – 20 mg mỗi ngày 4 lần trong hai tuần là có thể nghiện.

Lần đầu dùng thường có cảm giác khó chịu buồn nôn và chóng mặt. Khi quen thuốc bệnh nhân cảm thấy khoan khoái dễ chịu lim dim, đồng tử nhỏ lại, nhịp thở chậm, nhiệt độ giảm nhẹ, những thớ thịt của cơ vòng co lại, người bệnh thường bị táo bón, sản xuất ACTH giảm, đàn ông bất lực , đàn bà bị mất kinh.

3.4/ Nghiện Heroin: chất này có thể dùng qua đường tỉnh mạch (shoot) hoặc qua đường mũi (sniff). Người nghiện Heroin thường nghiện nhiều chất ma túy khác (cần sa,rượu,thuốc bình thản…) Theo ước đoán hiện nay tại Pháp số người nghiện Heroin chiếm 50% số người nghiện ma túy,chủ yếu ở người trẻ và tỉ lệ 3 trai / 1 gái. Người bệnh thường có rối loạn nhân cách,loại chưa trưởng thành kiểu chống đối xã hội,hoặc nhân cách ranh giới.

Các dẫn chất của thuốc phiện có ưu thế tác động êm dịu, tạo nên cảm giác sảng khoái cấp kỳ, cảm giác thư giãn, khoan khoái. Trong giai đoạn này, ta có thể thấy người bệnh buồn ngủ, co đồng tử, ngứa ngáy, mất cảm giác đau. Tác dụng kéo dài khoảng 3 giờ . Heroin thường được dùng bằng cách hít hay trộn trong thuốc lá.

* Nghiện Heroin có những biểu hiện của hội chứng cai thuốc đặc trưng là sự gia tăng xuất hiện nhiều triệu chứng cơ thể và tâm lý như sau:

- Thường 8 – 12 giờ sau liều thuốc cuối cùng người bệnh ngáp, chảy nước mắt,nước mũi, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút bắp chân

- Lo âu sợ hãi nghiêm trọng, kích động mất ngủ.

Các triệu chứng tăng dần, cao nhất khoảng 36 – 72 giờ, người nghiện nôn mữa, tiêu chảy,mồ hôi đầm đìa, cơ thể mất nước nhanh chóng, huyết áp cao, loạn nhịp tim có thể đưa đến trụy tim mạch, sản xuất ACTH tăng (Đàn ông tự nhiên xuất tinh, Đàn bà có kinh nhiều…) các triệu chứng giảm dần từ 5 – 10 ngày sau, tuy nhiên trạng thai mệt mõi, mất ngủ, đau nhức bắp thịt và khớp xương có thể kéo dài nhiều tuần.

- Tình trạng lo âu, sợ hãi nặng trong hội chứng cai thuốc có thể xãy ra các hành vi pháp y.

- Tình trạng thiếu sót: mất năng lực, cảm xúc thờ ơ, mất khả năng đầu tư và sáng kiến thường xãy ra trong thời gian nghiện thuốc và giai đoạn cai thuốc.

- Có thể khới phát một tình trạng loạn thần do thuốc.

3.5/ Chẩn đoán (ICD-10): F 1x.2 ( x là chất gây nghiện )

Chỉ chẩn đoán nghiện khi có từ 3 trở lên các điều sau đây:

a/ Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng chất ma túy.

b/ Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng ma túy về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng.

c/ trạng thái cai sinh lý khi việc sử dụng ma túy bị ngừng lại hoặc bị giảm bớt, bằng chứng là: hội chứng cai đặc trưng cho chất ma túy đó; hoặc phải dùng chất ma túy cùng loại ( hoặc chất gần giống ) với ý định làm giảm nhẹ hoặc né tránh các triệu chứng cai.

d/ bằng chứng về hiện tượng dung nạp thuốc, như cần phải tăng liều để chấm dứt hậu quả lúc đầu do liều thấp gây ra.

e/ Dần dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây có thể thay thế cho sử dụng chất ma túy, tăng số thời gian cần để tìm kiếm hay sử dụng ma túy, hoặc hồi phục khỏi tác động của ma túy.

f/ Tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại, như tác hại đối với gan do uống rượu quá nhiều; các trạng thái khí sắc trầm tiếp theo sau những thời kỳ sử dụng chất ma túy nặng, hoặc tật chứng về chức năng nhận thức do ma túy; cần phải cố gắng xác định rằng người sử dụng ma túy đã thực sự biết hoặc đã được xem như đã biết bản chất và phạm vi của tác hại.

Khi có hiện tượng quá liều cần cấp cứu hồi sức chống suy hô hấp và trụy tim mạch với thuốc đối vận Naloxone (Narcan) qua đường truyền tỉnh mạch.

Đối với hội chứng cai điều trị bằng thuốc giải lo âu hoặc an thần kinh êm dịu Tercian,thuốc giảm đau,thuốc chống co thắt,thuốc gây ngủ loại Théralène.Đề phòng ngừa có thể dùng Catapressan (Clonidine) ¼ viên mỗi 6 giờ theo dõi chặt chẽ huyết áp và chống chỉ định,tăng liều từ từ đến 2 viên/24 giờ.

Khi bệnh nhân bị lệ thuộc nặng thuốc phiện cần điều trị thay thế Méthadone (100 mg/ngày) hoặc Buprénorphine (Subutex) 4 – 8 mg/ngày.Sau đó giảm dần liều trong 8 – 10 ngày rồi ngưng hẳn.

4/ NGHIỆN THUỐC HỌ CẦN SA:

Là loại cây có hoạt tính gây nghiện,được dùng dưới hình thức: lá để hút (Marijuana),nhựa cần sa (Haschish) và chất THC (Tetrahydrocannabilol). Cần sa dùng dưới dạng hút hoặc nuốt.

Cần sa không lệ thuộc cơ thể nhưng lệ thuộc tâm lý khá mạnh, vì khi hút vào họ cảm thấy khoan khoái, tránh được trạng thái bần thần, do đó rất khó bỏ thuốc.

Cơn say thuốc bắt đầu 30 phút sau khi hút và kéo dài khoảng 3 giờ, người sử dụng cảm thấy khoan khoái dễ chịu, ức chế bị mất đi, lòng tự tin tăng lên, hòa nhã và cởi mở hơn với mọi người. nếu dùng lượng lớn hơn người hút cảm thấy màu sắc rực rỡ hơn, âm thanh hài hòa hơn, có các ảo tưởng, ảo giác. Sau đó họ cảm thấy buồn ngủ, thức dậy trong trạng thái mệt mỏi. Có một số người khi say cần sa cảm thấy khó chịu, lo sợ, hoảng hốt và có thể kích động.

- Có thể dẫn tới trạng thái loạn thần cấp loại cơn hoang tưởng cấp ( trên những bệnh nhân có rối loạn nhân cách ). Nghiện cần sa lâu ngày đưa đến đau đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ, thay đổi cá tính, giảm sáng kiến, giảm suy nghĩ và làm việc.

- Nguy cơ lớn nhất là việc chuyển qua sử dụng các loại ma túy nặng.

Cai thuốc cũng không cần thuốc men, chỉ cần để người bệnh nghỉ ngơ không nên cách ly người bệnh vì sẽ gây lo lắng và trạng thái hốt hoảng,nhưng cần nhiều cố gắng về tâm lý liệu pháp giúp cho người bệnh thấy được giá trị tinh thần và nghĩa vụ của thanh niên, các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ để thay thế cho những khoảng trống tâm hồn. Cung cấp thông tin cho bệnh nhân về nguy cơ chuyển qua nghiện heroin. Phát hiện và chăm sóc nếu có một bệnh lý tiềm ẩn ( rối loạn nhân cách…).

Amphétamine được dùng để làm tăng khí sắc ,được dùng cho những người cần thức đêm,chống mệt mõi và buồn ngủ khi học, cùng nhóm với các chất gây chán ăn,dùng để giảm cân.

Amphétamine được dùng dưới dạng uống hay tiêm (Benzédrine, Ortédrine), Dextroamphétamine (Maxiton, Déxedrine) Méthamphétamine (Desozyn, Méthedrine) Phenmetrazine (Préludin). Là loại nghiện khá hiếm,phổ biến thường chỉ thoáng qua. Amphétamine không làm lệ thuộc cơ thể, nhưng làm lệ thuộc tâm lý ngay cả khi dùng liều điều trị.

5.1/ Biểu hiện lâm sàng: Tác dụng trên tâm thần là biểu hiện khoái cảm, vui vẻ, thoải mái, cảm tưởng tăng sức mạnh của cơ thể và tâm thần,gia tăng tư duy, gia tăng trí nhớ(có tư duy phi tán), không thấy đói. Những cảm giác này kèm theo bồn chồn dễ kích thích, dễ nổi giận. Khi tính dung nạp thuốc tăng lên với những liều cao hơn, sự mệt mõi buồn rầu giữa hai lần dùng thuốc tăng thêm,sự thoải mái mờ dần,thay vào đó là nổi lo sợ, cảm xúc dao động, hành vi xung động. Trí phê phán bị ảnh hưởng, trí nhớ rối loạn, đôi khi có hoang tưởng, ảo thị, ảo thanh và ảo giác xúc giác có lúc rất khó phân biệt với tâm thần phân liệt.

Trên cơ thể có thể thấy nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, run nhẹ các ngón tay,đau đầu chán ăn,buồn nôn, nghiến răng, dãn đồng tử, giảm phản ứng với ánh sáng.

Sự lệ thuộc tâm thần xuất hiện nhanh chóng. Khi ngưng thuốc đột ngột ,có hiện tượng ngủ gà, trầm cảm, một số trường hợp có ý tưởng và hành vi tự sát. Triệu chứng này có thể kéo dài nhiều tuần và có khi không có triệu chứng lệ thuộc cơ thể nào.Nghiện amphétamine thường kết hợp với nghiện các chất khác.

Nhập viện đối với các biến chứng hoang tưởng cấp tính, và sử dụng cơ bản là thuốc an thần kinh. Nếu có trầm cảm khi ngưng thuốc, thì nên cho điều trị chống trầm cảm. Phòng ngừa dựa trên việc thận trọng kê đơn các chất giống nhóm amphétamine, ngưng ngay các chất trên ở những người có rối loạn nhân cách bệnh lệ thuộc hoặc tiền sử nghiện ngập.

Hiện nay khoảng 20.000 người nghiện Cocain ở pháp. Ngoài loại đắt tiền còn có loại khác rẽ hơn nhưng hậu quả đáng sợ hơn, đó là các dẫn xuất Cocain

(Crack). Cocain thường dùng qua đường hít cũng có thể nuốt hoặc tiêm. Thuốc không gây lệ thuộc cơ thể nhưng gây lệ thuộc tâm thần nặng. Thuốc tiêu hủy trong cơ thể nhanh nên không gây hiện tượng dung nạp thuốc.

6.1/ Biểu hiện lâm sàng: Người bệnh dùng cocain sẽ bị say thuốc, khoan khoái , gia tăng hoạt động tâm lý và cơ thể, tự lượng quá cao khả năng của mình nên dễ gây ra tai nạn,tăng nhịp độ tư duy, nói hỗ lốn, có thể lo lắng do ảo giác thị giác ( ánh sáng lấp lánh), ảo thanh ( nghe lời đe dọa, đuổi bắt), ảo xúc ( cảm giác tê, có vật bò dưới da) nên người bệnh gãy nhiều xây xát da. Có thể có hoang tưởng bị hại, hành vi chống đối xã hội.

Về mặt cơ thể nhịp tim nhanh, mất ngủ. Khi bị ngộ độc nặng đồng tử giãn, mắt lồi, buồn nôn, lo âu mê sảng, co giật, hôn mê, ngưng thở.

Biến chứng về tâm thần: có cơn giận dữ hưng cảm do cocain, hội chứng lú lẫn – mê mộng. Hội chứng trầm cảm suy kiệt. Biến chứng hay gặp và nặng nề do sữ dụng các dẫn xuất của cocain như hung bạo, cảm giác bị hại, hội chứng sa sút xuất hiện nhanh chóng.

6.2/ Điều trị: cấp cứu tình trạng ngộ độc cấp gây kích động, chủ yếu điều trị triệu chứng, dùng an thần kinh êm dịu, theo dõi tình trạng tim mạch. Điều trị lâu dài giống như ở những người nghiện Héoin.

7/ NGHIỆN CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC:

Các chất gây ảo giác gồm có: LSD (d-lysergic acide diethylamide), Mescaline, Psilocybine, Dimethytryptamine. Các chất này làm lệch lạc hoạt động tâm thần. LSD được tổng hợp năm 1938. Đến năm 1943 một nhà hóa học Thụy Sĩ nuốt phải luợng nhỏ LSD và có những ảo thị kỳ lạ. LSD được thử nghiệm như một hóa chất có thể gây ra loạn tâm thần giống như tâm thần phân liệt. Do quảng cáo không đúng từ năm 1960 một số người dùng LSD nhằm giúp cho trí tuệ cũng như tài năng tiềm tàng được phát triển.

LSD có độc tính mạnh 200-400mcg cũng có thể làm cho ngộ độc.

7.1/ Biểu hiện lâm sàng: cơn say LSD về tri giác thấy màu sắc biến đổi sặc sỡ, đồ vật rung rinh, hình dáng thay đổi, tai nghe rõ hơn nhưng không định hướng được tiếng động, câu chuyện nghe được nhưng có thể không hiểu, có thể có ảo thính nghe âm nhạc hoặc tiếng nói, biến đổi vị giác, xúc giác, thức ăn như có sạn, quần áo khô cứng hoặc mềm như nhung, người bệnh có thể thấy lạnh toát mồ hôi, đầu trống rỗng, mất ý thức về sơ đồ thân thể, người trôi nổi bồng bềnh, tay chân giữ ở một tư thế rất lâu, thời gian khi qua mau, khi dừng lại, hoặc chạy lùi. Tư duy xuất hiện những ý nghĩ kỳ lạ kể cả ý tưởng bị hại. Khí sắc dao động, tự nhiên khóc hoặc phá ra cười,hoặc trở nên thờ ơ. Có khi người bệnh có cảm giác bị cách ly khỏi ngoại cảnh nên rất sợ. Sau vài giờ tác dụng LSD giảm đi nhưng hiện tượng trên có thể xuất hiện từng đợt trước khi hoàn toàn hết hẳn. Sau cơn người bệnh mệt mõi, căng thẳng. Aûo giác và các biến đổi tâm thần có thể tồn tại lâu.

7.2/ Điều trị: cho người bệnh nghỉ ngơi, có biểu hiện tâm thần thì điều trị như đối với bệnh tâm thần.

8/ NGHIỆN THUỐC NGỦ VÀ THUỐC BÌNH THẢN:

Nghiện thuốc ngủ Barbituric, hay gặp nhất thường là các loại tác dụng nhanh hoặc trung bình.(Pentobarbital, sécobarbital, Amobarbital…). Các thuốc giãn cơ, thuốc bình thản đều có thể gây nghiện giống Barbituric như ( Gluthethimide, Methyprilon, Ethinamate, Meprobamate, Chlordiazépoxide và Diazépam). Nghiện Barbituric đơn thuần trở nên ít gặp, cũng như các thuốc có trong danh mục thuốc gây nghiện.

Dùng thuốc Barbituric và thuốc bình thản lâu dài đưa tới trạng thái dung nạp thuốc ở những mức độ khác nhau, gây ra lệ thuộc cơ thể. Liều thuốc gây nghiện cao hơn liều điều trị rất nhiều. ở liều thấp gây cảm giác khoan khoái giải lo âu, liều cao có triệu chứng say thuốc với rối loạn phối hợp vận động và rối loạn vận ngôn có thể lú lẩn hôn mê, hạ thân nhiệt suy hô hấp. Khi ngộ độc mãn bệnh nhân trở nên vô cảm, chậm chạp rối loạn phát âm, rối loạn phối hợp vận động, sự lệ thuộc cơ thể và dung nạp xãy ra nhanh chóng và nghiêm trọng ,biểu hiện cai thuốc 24 giờ sau khi cắt thuốc: triệu chứng lo lắng, mất ngủ, run, cơn co giật, thậm chí động kinh liên tục, nếu có ngộ độc rượu kèm theo sẽ dễ dẫn tới lú lẫn, mê mộng, huyết áp tăng khi nghỉ nhưng ngồi dậy nhanh thì huyết áp hạ.

Biến chứng tâm thần: bứt rứt, rối loạn tính khí, rối loạn nhận thức với tình trạng trí tuệ trì trệ,rối loạn trí nhớ nặng nề với hội chứng Korsakoff.

8.2/ Điều trị: đối với Barbituric dựa trên liều chịu thuốc của bệnh nhân giảm liều từ từ mỗi ngày 100mg cho tới khi cắt thuốc hoàn toàn. Việc cai thuốc êm dịu thần kinh khác cũng giống như cai Barbituric Hoặc có thể dùng Barbituric làm thuốc thay thế để cai Meprobamate và Gluthethimide cũng có kết quả tốt.

9/ PHÒNG CHỐNG SỰ NGHIỆN THUỐC:

Đây là vấn đề của xã hội cần sự phối hợp của nhiều cơ quan.

Tuyên truyền giáo dục độc hại của ma túy trong thanh niên

Phải có kế hoạch hướng dẫn thanh niên vào cuộc sống lành mạnh có lý tưởng

Cán bộ y tế phải được hướng dẫn về tác hại và cách sử dụng các loại thuốc gây nghiện,tránh việc cho trẻ em một cách máy móc thuốc an thần và thuốc ngủ. Hổ trợ các em về tâm lý khi có khó khăn về gia đình và xã hội.

Tài liệu tham khảo: - Marc Galanter, M.D. và Herbert D. Kleber, M.D: Texbook of subtance abuse treatment. - Donald W Goodwin: Alcoholsm and alcoholic psychose - Who. The ICD – 10 Classifiction of mental and behavopral disorders. - Kaplan H.I, Sadock B.J. Synopsis of Psychiatry behavioral Scienes – Clinical Psychiatry.

- Michael Geder, Dennis Gath, Richard Mayou. Concise oxford Texbook of Psychiatry.

                        Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần – ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.