Tại sao nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ xích đạo về hai cực

Answers ( )

  1. Tại sao nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ xích đạo về hai cực

    – Trái Đất có dạng hình cầu, càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít, nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về cực .

    – Trái Đất có dạng hình cầu, càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và chệnh lệch thời gian chiếu sáng càng lớn. Càng về vĩ độ cao, mùa hạ có góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài còn mùa đông có góc chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ít. Nên biên độ nhiệt tăng dần từ xích đạovề cực.

  2. Tại sao nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ xích đạo về hai cực

    Từ xích đạo về hai cực của Trái Đất nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm có sự thay đổi trái ngược nhau vì:

    – Trái Đất có dạng hình cầu, càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít, nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo (vĩ độ thấp) về cực (vĩ độ cao)

    – Trái Đất có dạng hình cầu, càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và chệnh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) càng lớn. Càng về vĩ độ cao, mùa hạ có góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài còn mùa đông có góc chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ít. Nên biên độ nhiệt tăng dần từ xích đạo (vĩ độ thấp) về cực (vĩ độ cao).

De thi va dap an HSG 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Lớp 10 Năm học 2008 - 2009
Môn Địa lý
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (2,0 điểm)
1. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động tịnh tiến quanh Mặt
Trời thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự
sống không? Tại sao?
2. Xác định thời điểm tại nước ta là mấy giờ để tất cả các nước trên thế giới đều có
chung ngày 2/9. Giải thích tại sao?
Câu II (3,0 điểm):
1. Hãy giải thích tại sao:
- Nhiệt độ trung bình năm trên trái đất nhìn chung giảm dần từ xích đạo về hai cực?
- Biên độ nhiệt năm nhìn chung càng vào sâu trong đất liền càng tăng?
2. Cho biết nguyên nhân hình thành và các đặc điểm của gió Mậu dịch, gió Tây ôn
đới, gió mùa. Trình bày hoạt động gió mùa ở Nam Á và Đông Nam Á.
Câu III (2,5 điểm): Cho bảng số liệu sau đây:
Cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam (Đơn vị: Triệu người)
Năm
Nhóm tuổi
1979 2004
0 - 14
15 - 59
60 trở lên
22,4
26,6
3,7
23,0
51,7


7,1
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam năm
1979 và 2004.
2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu nhóm tuổi đã mang lại những thuận lợi và khó khăn gì
đối với việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta?
Câu IV (2,5 điểm): Phân tích các đặc điểm của ngành công nghiệp, cho ví dụ minh họa.
Các đặc điểm của sản xuất công nghiệp khác với các đặc điểm sản xuất nông nghiệp như
thế nào?
------------ Hết ------------
Họ và tên thí sinh……………………… Số báo danh………...
Phòng thi…………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Lớp 10 năm học 2008 - 2009
Môn Địa lý (Thời gian: 120 phút)
Câu I (2,0 điểm).
1. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời thì
thời gian ban ngày và ban đêm là: Ngày dài 6 tháng và đêm dài 6 tháng (0,5đ), Khi đó, ở bề mặt Trái
Đất không có sự sống (0,25đ). Tại vì ngày kéo dài 6 tháng liên tục thì Trái đất quá nóng, và khi đêm
kéo dài 6 tháng liên tục thì Trái Đất quá lạnh đều không thích hợp cho sự sống. (0,25đ)
2. Là 19 giờ (0,5đ). Để 2 bên đông và tây kinh tuyến đổi ngày đều có cùng 1 ngày thì lúc đó
bên tây chưa hết ngày cũ, bên đông chưa sang ngày mới, như vậy múi giờ thứ 12 chứa kinh tuyến đổi
ngày lúc đó phải là 24 giờ ngày hôm trước và 0 giờ ngày hôm sau. Múi 12 là 24 giờ ngày 2/9 như vậy
Việt Nam thuộc múi thứ 7 sẽ là 19 giờ ngày 2/9. (0,5đ)
Câu II (3,0 điểm)
1. Giải thích: (1,0đ)
- Vì trái đất hình cầu, từ xích đạo về hai cực, góc nhập xạ nhỏ dần, lượng bức xạ nhận được
cũng ít dần nên nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực.
- Do sự hấp thụ nhiệt và toả nhiệt của lục địa và đại dương không giống nhau:

+ Đại dương: hấp thụ và tỏa nhiệt chậm, biên độ nhiệt nhỏ.
+ Càng vào sâu trong đất liền càng ít chịu ảnh hưởng của biển tính chất lục địa càng tăng:
lục địa hấp thụ nhiệt và toả nhiệt (nóng lên và lạnh đi) nhanh hơn nên biên độ nhiệt lớn.
2. Nguyên nhân hình thành và đặc điểm của gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch, gió mùa. Trình bày
hoạt động gió mùa ở Nam Á và Đông Nam Á. (2,0đ)
* Nguyên nhân và đặc điểm:
- Gió Tây ôn đới: (0,5đ)
+ Hình thành do chênh lệch khí áp giữa áp cao cận nhiệt đới và áp thấp ôn đới.
+ Thời gian hoạt động: quanh năm.
+ Hướng: ở bán cầu Bắc là hướng đông bắc, ở bán cầu Nam là hướng đông nam.
+ Tính chất của gió: ẩm, gây mưa nhiều.
+ Phạm vi hoạt động: từ hai chí tuyến đến vĩ độ 60
o
.
- Gió Mậu dịch: (0,5đ)
+ Hình thành do chênh lệch khí áp giữa áp cao cận nhiệt đới và áp thấp xích đạo.
2
+ Thời gian hoạt động: quanh năm.
+ Hướng: ở bán cầu Bắc là hướng đông bắc, ở bán cầu Nam là hướng đông nam.
+ Tính chất của gió: khô, gây mưa ít.
+ Phạm vi hoạt động: từ hai khu vực cao áp cận chí tuyến ở hai bán cầu về khu vực áp thấp
xích đạo.
- Gió mùa: (0,5đ)
+ Hình thành chủ yếu do chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.
+ Thổi theo mùa, hướng gió ở 2 mùa có chiều ngược nhau.
+ Loại gió này không có tính vòng đai.
* Hoạt động gió mùa ở Nam Á và Đông Nam Á: (0,5đ)
- Vào mùa hạ khu vực chí tuyến Bắc nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp I-ran. Vì
vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió tây nam, mang
theo nhiều hơi ẩm và mưa.

- Về mùa đông, lục địa lạnh, các áp cao thường xuyên ở Bắc cực phát triển mạnh và chuyển
dịch xuống phía Nam, nhưng bị lệch hướng trở thành gió đông bắc, gió này lạnh và khô.
Câu III: (2,5 điểm)
1. Vẽ biểu đồ
- Xử lý số liệu (%) (0,5đ)
- Tính tương quan bán kính (0,5đ)
- Vẽ hai biểu đồ tròn, yêu cầu: (1,0đ)
+ Vẽ và chia tỉ lệ chính xác, đúng tỉ lệ bán kính của 2 hình tròn, tuần tự các nhóm tuổi
+ Đầy đủ kí hiệu, chú thích, tên biểu đồ.
2. Nhận xét (0,5đ)
- Từ 1979 đến 2004, cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt.
+ Nhóm 0 - 14 tuổi giảm nhanh về tỉ lệ, VD...
+ Nhóm trong và quá tuổi lao động tăng lên, VD...
- Thuận lợi:
+ Đội ngũ lao động dồi dào đáp ứng cho các ngành kinh tế và cho xuất khẩu lao động...
+ Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc.
3
- Khó khăn trong giải quyết việc làm.
Câu IV (2,5 điểm). Thí sinh có thể trình bày lần lượt các nội dung theo câu hỏi có thể vừa phân
tích, vừa so sánh và lấy ví dụ minh họa.
* Đặc điểm 1 (1,5đ)
- Sản xuất công nghiệp gồm hai giai đoạn, cả hai giai đoạn đều phải sử dụng máy móc.
+ Gđ1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu.
+ Gđ2: Chế biến nguyên liệu thành TLSX và vật phẩm tiêu dùng.
- Mỗi giai đoạn gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Hai giai đoạn có thể tiến hành liên tục tại cùng địa điểm, có thể không liên tục và tại những
địa điểm cách xa nhau. Ví dụ…
- So sánh với sản xuất NN:
+ Đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi là thành phần của tự nhiên
qui định sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên.

+ Mỗi loại cây trồng và vật nuôi lại có những giai đoạn phát triển khác nhau.
+ Các giai đoạn sản xuất có thể không cùng địa điểm nhưng phải liên tục và kế tiếp nhau.
* Đặc điểm 2 (0,5đ)
- Sản xuất CN có tính tập trung cao độ: Tập trung TLSX, nhân công và sản phẩm. VD…
- So sánh với SXNN đòi hỏi những không gian rộng lớn mới tạo ra khối lượng sản phẩm lớn.
* Đặc điểm 3 (0,5đ).
- SXCN gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra
sản phẩm cuối cùng → phổ biến hình thức chuyên môn hoá và hợp tác hoá, liên hợp hoá. Ví dụ...
- So sánh với SXNN: Sự chuyên môn hoá trong SXNN là tạo ra từng loại sản phẩm cuối cùng,
không có sự phân công tỉ mỉ đến từng chi tiết như công nghiệp.
------------------- Hết------------------
4