Tại sao nhiều loại sâu bộ lại có khả năng kháng thuốc rất nhanh

Tại sao nhiều côn trùng có thể nhanh chóng trở nên kháng thuốc trừ sâu

15/04/2020

Sâu bệnh kháng thuốc là gì?

Tính kháng thuốc của sâu bệnh là khả năng của sâu ngày càng chịu được một lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc sử dụng thời gian đầu, do thuốc được sử dụng thường xuyên nhiều lần. Khả năng này có thể di truyền cho đời sau, dù cá thể của đời sau có hay không tiếp tục tiếp xúc với thuốc. Tình trạng sâu bệnh kháng thuốc ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, khiến cho bà con càng ngày càng phải sử dụng một lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn hơn, vừa tốn kém chi phí, vừa ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các loại sâu bệnh kháng thuốc ngày một đa dạng hơn khiến cho người dân rất khó kiểm soát dịch hại trên đồng ruộng, kéo theo những thiệt hại lớn cho mùa màng

Và tính đến nay đã có hơn 300 loài sâu và nhện hại kháng thuốc BVTV qua nhiều cơ thế khác nhau. Tính kháng hóa chất chịu tác động của các yếu tố như độ tuổi, mùa vụ, thời tiết, tần số tiếp xúc hóa chất, mật độ quần thể, độ độc và cách gây độc của hóa chất

Tại sao nhiều loại sâu bộ lại có khả năng kháng thuốc rất nhanh


Biện pháp khắc phục:

Sự hình thành các loài sâu kháng thuốc là một trở ngại lớn cho việc phòng trừ, nhất là với biện pháp sử dụng thuốc hóa học. Khi sâu đã kháng thuốc thì phải dùng lượng thuốc nhiều lên, tốn kém chi phí và tăng mức độc hại. Hoặc phải tìm kiếm các hoạt chất mới, là một công việc khó khăn và cần có thời gian. Sâu kháng thuốc cũng gây tâm lý lo ngại và nghi ngờ biện pháp dùng thuốc.

+ Sử dụng các biện pháp canh tác hợp lý:

Các biện pháp canh tác được sử dụng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng kháng tự nhiên đối với dịch hại. Đồng thời, các biện pháp này cũng tạo ra điều kiện bất lợi để dịch hại không phát triển được, do đó làm giảm tác động của chúng trên đồng ruộng. Ví dụ như đối với các loại cây trồng cạn như ngô, rau mầu...., biện pháp làm đất kỹ có tác dụng tiêu diệt sâu non và cỏ dại tồn tại trong đất canh tác; điều tiết nước phù hợp trong canh tác lúa sẽ góp phần hạn chế và tiêu diệt cỏ dại trong ruộng; điều chỉnh thời vụ hợp lý sẽ giảm tới mức thấp nhất thiệt hại của sâu bệnh.... Do đó, tùy loại cây trồng mà bà con tìm hiểu cách chọn giống, làm đất, xử lý đất, bón phân, tưới tiêu, luân canh xen canh hợp lý.

+ Dùng thuốc hợp lý và đúng kỹ thuật theo nguyên tắc "4 đúng":

Đúng thuốc: Sử dụng đúng chủng loại thuốc đối với từng loại dịch hại

Đúng nồng độ và liều lượng: Không tự ý tăng hoặc giảm lượng thuốc, nên đọc kỹ và làm đúng theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì thuốc.

Đúng lúc: Chỉ sử dụng thuốc khi dịch hại bùng phát đến một mật độ nhất định và không còn khả năng kiểm soát, có khả năng gây thiệt hại lớn cho mùa màng.

Đúng cách: Dựa vào đặc điểm của từng loại thuốc và từng loại sâu bệnh để sử dụng. Ví dụ, với cây lúa, các loại dịch hại trú ẩn dưới gốc thì bà con phải phun làm sao cho thuốc tiếp xúc với gốc lúa, khi đó dịch hại mới tiếp xúc với thuốc và mới bị tiêu diệt.

Để đảm bảo hiệu quả diệt sâu cao nhất và giảm bớt số lần dùng thuốc. Khi dùng thuốc cần đảm bảo đúng nồng độ và liều lượng để diệt được nhiều sâu nhất, giảm đến tối thiểu số sâu không chết sẽ trở nên quen thuốc và sau đó sẽ hình thành cả một thế hệ sâu kháng thuốc. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp phòng trừ khác để góp phần giảm số lần và lượng thuốc dùng.
+ Áp dụng chiến lược luân phiên thay thế các loại thuốc:
Trong thực tế, bà con nông dân khi tìm ra được 1 loại thuốc có hiệu quả cao thì sẽ sử dụng thường xuyên liên tục trong nhiều vụ, điều này tạo điều kiện cho dịch hại quen với thuốc và hình thành tính kháng thuốc. Bà con nên luân phiên sử dụng thay thế các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau và cách tác động khác nhau lên đối tượng sâu bệnh để đạt hiệu quả cao.Sử dụng giữa các lần dùng thuốc, không nên liên tục sử dụng nhiều lần một loại thuốc. Chủ yếu là thay đổi các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau và cách tác động khác nhau. Có trường hợp sâu đã quen với một loại thuốc mới, khi sử dụng trở lại loại thuốc cũ lại có hiệu quả cao.
+ Chú ý sử dụng những loại thuốc ít có khả năng gây tính kháng thuốc:

Phần lớn các loại thuốc hóa học tác động trực tiếp đến hệ thần kinh đều dễ gây tính kháng thuốc. Bà con nên lưu ý khi chọn thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học và thảo mộc vì nhóm thuốc này ít có khả năng gây tính kháng thuốc ở sâu bệnh.

Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các chế phẩm sinh học bà con cần tìm hiểu kỹ càng về loại thuốc mình định sử dụng. Lưu ý khi thời tiết nắng, nhiệt độ cao thì nên ưu tiên các loại chế phẩm chứa vi khuẩn hoặc vi rút, ngược lại khi thời tiết ẩm ướt thì cân nhắc sử dụng các loại nấm, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các yếu tố sinh học này phát triển và khống chế dịch hại.

+ Dùng thuốc hỗn hợp với dầu khoáng hoặc dầu thực vật: vừa làm tăng hiệu quả diệt sâu vừa làm chậm tốc độ phát sinh

Nguồn:
http://ngheandost.gov.vn/

Tại sao vi khuẩn kháng thuốc?

Sau sự việc vi khuẩn E.Coli gây dịch bùng phát làm nhiều người mắc và một số người tử vong tại các quốc gia châu Âu – nơi có nền y học phát triển đã đặt ra một câu hỏi tại sao vi khuẩn tưởng chừng dễ bị tiêu diệt bởi kháng sinh này lại có thể kháng thuốc?

1. Lợi ích của việc sử dụng thuốc đúng liều lượng

Nếu muốn đảm bảo sức khỏe và hiệu quả điều trị, chúng ta không nên lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốckháng sinhđúng liều lượng đem lại những lợi ích to lớn, đầu tiên đó là giữ tính hiệu quả, công dụng vốn có của thuốc kháng sinh. Nhờ vậy, bạn ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ bị kháng kháng sinh. Đồng thời, việc tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra giúp chúng ta tránh khỏi một số tác dụng phụ không mong muốn trong suốt quá trình điều trị bệnh.