Tại sao phải bảo vệ nhà nước

Được đăng: Thứ năm, 08 Tháng 7 2021 19:19 Lượt xem: 3430

(TUAG)- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng là cuộc đấu tranh không tiếng súng nhưng hết sức cam go, phức tạp và quyết liệt, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có những biến động phức tạp, khó lường hiện nay. Việc nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, vì vậy luôn là vấn đề cấp thiết và đặc biệt quan trọng. Gần đây, trên một số diễn đàn hải ngoại, xuất hiện các quan điểm xuyên tạc, chống lại đường lối, quan điểm của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta hiện nay. Tìm hiểu kỹ thì tác giả của các quan điểm trên, thực chất đều là các phần tử chống đối, cơ hội chính trị lâu nay vẫn không ngừng xuyên tạc, chống phá ta. Luận điểm mà chúng đưa ra là: Bảo vệ Tổ quốc chỉ đơn thuần là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, chứ không phải là bảo vệ một thể chế chính trị hay một đảng phái nào (!).Tại sao các thế lực thù địch lại đặt vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ để chống lại quan điểm bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta trong lúc này? Chúng muốn dùng một vấn đề nhạy cảm để đánh vào niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, đối với đường lối của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ gắn chặt với bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.Trước hết, phải thấy đây là một quan điểm hoàn toàn ngụy biện, dùng những lý lẽ bề ngoài có vẻ đúng đắn, hình thức có vẻ logic, nhưng thực chất là sai trái, sai lầm cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn lịch sử, với ý đồ nhằm tạo cớ để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tách rời bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, phi chính trị hóa quân đội và công an nhân dân - lực lượng nòng cốt của sức mạnh tổng hợp quốc gia trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Về lý luận và pháp lý, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới dù có chế độ chính trị khác nhau, nhưng chế độ chính trị đó phải được gắn liền với lãnh thổ quốc gia và được quản lý, bảo vệ theo luật pháp của quốc gia đó, được luật pháp, cộng đồng quốc tế công nhận về chủ quyền cũng như chế độ chính trị của quốc gia đó. Như vậy chế độ chính trị (thường gắn với đảng cầm quyền) phải gắn liền với một quốc gia, lãnh thổ nhất định, không có quốc gia và chế độ chính trị chung chung cho cả xã hội loài người.Chủ quyền quốc gia và chế độ chính trị luôn gắn bó chặt chẽ biện chứng với nhau. Trong chủ quyền quốc gia đã bao hàm những chủ quyền cơ bản là quyền tối cao về lãnh thổ, quyền tối cao trong lãnh thổ gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, lập pháp, lập hiến, tư pháp, quyền độc lập trong chính sách ngoại giao. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại chủ quyền quốc gia dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền Nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia là yêu cầu tất yếu, nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Tách rời chủ quyền quốc gia và chế độ chính trị là tư duy một chiều, sai lầm cả về quan điểm, lý luận và thực tiễn, không một luận cứ khoa học nào có thể chấp nhận được quan điểm đó.Về thực tiễn lịch sử, hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là lực lượng chính trị lãnh đạo duy nhất đưa dân tộc Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, thành nước Việt Nam thống nhất, độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Vai trò lãnh đạo của Đảng được đưa vào điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Chế độ chính trị mà chúng ta đang xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ chính trị của Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải gắn liền với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, với bảo vệ Đảng và Nhà nước, là nguyên tắc bất di bất dịch, là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta hiện nay và cả mai sau.

Sự thật (st)

Tại sao phải bảo vệ nhà nước

Tại sao phải bảo vệ nhà nước

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều những bài viết bôi nhọ, xuyên tạc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Họ tự đặt ra vấn đề “Quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ dân hay bảo vệ Đảng”, cho rằng: “Quân đội của một đất nước phải là lực lượng phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, không thể phục vụ lợi ích riêng cho một cá nhân nào, một đảng phái chính trị nào…”. Tuy nhiên, cách lập luận này hoàn toàn xa lạ trong thực tiễn.

Chúng ta đều biết rằng, quân đội ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp. Quân đội xuất hiện đồng thời cùng với sự ra đời của Nhà nước. Đó là công cụ của Nhà nước, một mặt, thực hiện chức năng cai trị của Nhà nước, mặt khác, bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của quốc gia - dân tộc. Vì vậy, quân đội trước tiên phải bảo vệ Nhà nước đã sản sinh ra và nuôi dưỡng quân đội.

Ở Việt Nam, quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Quân đội Nhân dân Việt Nam là mối quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng lãnh đạo. Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời trước khi có Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vì vậy bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam chính là bảo vệ bộ tham mưu tối cao của cách mạng Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam đương nhiên có trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong bất kỳ tình huống nào. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân”. Đảng ta cũng chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của Quân đội ta là phải tuyệt đối trung thành, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại sao phải bảo vệ nhà nước
Lực lượng vũ trang thành phố rèn luyện thể lực, đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: PHẠM TRUNG

Âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch nhằm thực hiện “phi chính trị hóa quân đội”, nhằm tách Quân đội Nhân dân Việt Nam ra khỏi Đảng, xa rời mục tiêu lý tưởng, mất phương hướng, làm cho quân đội tự sụp đổ là mục tiêu cuối cùng của chúng. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhằm làm thất bại âm mưu xảo quyệt của kẻ thù trong tình hình hiện nay. Đây là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và lâu dài.

Trong chế độ ta, không có sự đối lập về lợi ích giữa Đảng với dân tộc và nhân dân.  Bên cạnh đó, trong lịch sử của dân tộc ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ “phục vụ lợi ích riêng của một cá nhân, một nhóm lãnh đạo hay một đảng phái chính trị nào”. Tuy nhiên, các thế lực phản động đã cố tình ám chỉ trong các bài viết trên blog, mạng xã hội, các diễn đàn… Đó là những luận điệu ấu trĩ về chính trị, xuyên tạc, bôi đen về lịch sử. Đồng thời là sự xúc phạm danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam - một Quân đội anh hùng - sinh ra từ nhân dân vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và dân tộc sâu sắc, luôn được Đảng nuôi dưỡng, lãnh đạo và rèn luyện. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự trưởng thành, chiến thắng của Quân đội ta.

Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định Quân đội ta có nhiệm vụ “bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân” đây không phải là một trật tự ưu tiên mà là nhiệm vụ chính trị của Quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Vì vậy, không có một thế lực nào, một âm mưu, thủ đoạn nào có thể xuyên tạc nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.

Phạm Trung (ghi)

Bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ chủ quyền của nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, từ nền tảng pháp lý và những giá trị, cao quý nhất của xã hội. Thông qua đó, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị của đất nước.

..

Những nội dung liên quan:

..

Bảo vệ Hiến pháp là gì?

Bảo vệ Hiến pháp (hay còn gọi là bảo hiến) là tổng hợp các hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan, cá nhân mà Hiến pháp quy định nhiệm vụ và quyền hạn nhằm bảo đảm sự tôn trọng và thi hành Hiến pháp, ngăn ngừa và xử lý mọi hành vi vi phạm Hiến pháp.

Vì sao phải bảo vệ Hiến pháp?

Bảo vệ Hiến pháp có vai trò, ý nghĩa chính trị pháp lý đặc biệt đối với chế độ chính trị của mỗi quốc gia đặc biệt là đối với Việt Nam bởi:

Mỗi quốc gia phải lựa chọn cho mình một chế độ chính trị phù hợp, sự phù hợp đó là điều kiện cho sự phát triển xã hội và từng con người. Nếu áp dụng một chế độ chính trị không phù hợp sẽ là rào cản kìm hãm sự phát triển xã hội. Để chế độ chính trị của quốc gia ổn định phải dựa trên nền tảng chính trị vững chắc và thống nhất của Hiến pháp. Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 xác định mô hình chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa với các thành tố cơ bản: Chủ quyền Nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội.

Về phương diện pháp lý, Hiến pháp là văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội chủ đạo, nền tảng và quan trọng nhất của quốc gia.

Hiến pháp 2013 điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản về: chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội; tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước… Chính vì vậy, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, định hướng cho các văn bản quy phạm pháp luật khác.

>>> Xem thêm: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất

Về phương diện xã hội, Hiến pháp ghi nhận và thể hiện những giá trị xã hội như: tự do, công lý, bình đẳng, dân chủ, nhân quyền…

Đây là những giá trị mà toàn xã hội muốn hướng tới. Với vai trò và tính chất đặc biệt quan trọng như vậy, bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ chủ quyền của nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, từ nền tảng pháp lý và những giá trị, cao quý nhất của xã hội. Thông qua đó, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị của đất nước.

Tại sao phải bảo vệ nhà nước
Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp được quy định như thế nào?

Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thuộc về Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân (Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp được quy định tại Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013).

Bảo vệ Hiến pháp như thế nào?

Bảo vệ Hiến pháp gồm những nội dung cụ thể sau:

Giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc gia nhập.

Trên cơ sở hoạt động này, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp sẽ loại trừ, vô hiệu hóa các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp, trái với Hiến pháp hoặc đề nghị cơ quan nhất định phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền hiến định.

Giải thích Hiến pháp.

Hiến pháp chứa đựng những nguyên tắc và khung pháp lý rất rộng, trừu tượng, ổn định trong thời gian dài, cần phải được giải thích chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: “thông qua giải thích chính thức, nội dung và ý nghĩa của các quy định của Hiến pháp được hiểu một cách thống nhất, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể. Theo đó, Hiến pháp phát huy được vai trò của mình là nhân tố đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của một chế độ chính trị – xã hội, là nền tảng pháp lý của một nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”(1).

Pháp luật một số nước quy định, quyền khởi kiện trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những hành vi vi hiến. Cơ quan bảo vệ Hiến pháp ra phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của hành vi bị khiếu kiện, buộc cơ quan hoặc cá nhân có liên quan phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó nhằm khôi phục lại trật tự hiến định, bảo đảm và bảo vệ quyền và tự do hiến định của công dân.

Xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân.

Bầu cử và bỏ phiếu trưng cầu ý dân là hai hình thức dân chủ hiến định, vì vậy, hoạt động bảo vệ Hiến pháp cũng bao hàm việc giám sát tính hợp hiến của các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân.

Vấn đề bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay

Đang cập nhật…

——————

(1) Lê Hồng Hạnh: “Khả năng thực hiện việc trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp cho Tòa án ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số18-2008, tr.5.

Tìm kiếm có liên quan: Bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của ai, Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp được quy định như thế nào, Bảo vệ Hiến pháp là gì, Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thuộc về ai, Tại sao nói Hiến pháp là luật bảo vệ, Hiến pháp là luật bảo vệ, Vấn đề bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay, Cơ chế bảo hiến ở Pháp, luận văn: cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam

Bảo vệ Hiến pháp là gì?

Bảo vệ Hiến pháp là tổng hợp các hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan, cá nhân mà Hiến pháp quy định nhiệm vụ và quyền hạn nhằm bảo đảm sự tôn trọng và thi hành Hiến pháp, ngăn ngừa và xử lý mọi hành vi vi phạm Hiến pháp.

Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thuộc về ai?

Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thuộc về Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân (Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp 2013).