Tại sao phải vệ sinh cơ quan hô hấp cho trẻ mầm nôn

Tại sao phải vệ sinh cơ quan hô hấp cho trẻ mầm nôn

Bệnh cúm dễ lây lan và bùng phát thành dịch, phụ huynh cần có biện pháp bảo vệ tốt cho con mình. (ảnh minh họa)

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm (thường hay gặp như cúm A, cúm B), chúng lây truyền qua đường hô hấp và rất dễ bùng phát thành dịch. Cúm là bệnh hô hâp thường gặp ở trẻ nhỏ do có thể lây từ người này sang người khác qua dịch tiết  bắn ra từ cơ quan hô hấp qua các hoạt động như ho, hắt hơi, nói chuyện…. Cũng có thể do hít phải giọt tiết (nước bọt, nước mũi) của người mang bệnh có chứa virus lơ lửng ngoài môi trường, hay gián tiếp đụng chạm vào các bề mặt (bàn, đồ chơi…) sau đó trẻ đưa tay lên mũi, miệng, mắt của mình.

Trẻ mắc cúm nếu học tại trường lớp các hoạt động sinh hoạt chung, nói chuyện có thể làm lây lan virus cúm và dễ bùng phát thành đại dịch.

Phụ huynh thường hay nhầm lẫn cúm và bệnh cảm lạnh vì hai bệnh này có các biểu hiện ban đầu tương tự nhau như ho, hắt hơi, nghẹt mũi,… Tuy nhiên khi bị cúm các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus cúm. Trẻ thường có biểu hiện: hắt hơi, chảy nước mắt, nóng sốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho, nhức đầu, người mệt mỏi,… các triệu chứng của cúm thường nặng hơn so với cảm lạnh.

Viêm mũi họng

Viêm mũi họng cũng là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa trẻ tuổi mầm non, tiểu học. Các bệnh thường hay gặp như viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, …

Các bệnh này thường ít lây từ trẻ qua trẻ khác thông qua các hoạt động như nói chuyện. Tuy nhiên có thể lây qua sử dụng chung các đồ dùng như ca uống nước, bình đựng nước, dùng chung khăn mặt vì các virus, vi khuẩn từ người nhiễm bệnh có thể lưu trú ở các đồ dùng này và xâm nhập miệng bé và gây bệnh.

Bệnh thường bắt nguồn từ việc tiếp xúc với môi trường khói bụi, khí độc,… các tác nhân này khiến virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan hô hấp (mũi, họng) và gây bệnh. Thời điểm giao mùa chính là thời điểm thích hợp để virus, vi khuẩn phát triển, những trẻ có cơ địa dị ứng sẽ dễ mắc bệnh.

Viêm phế quản

Tại sao phải vệ sinh cơ quan hô hấp cho trẻ mầm nôn

Viêm phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, phụ huynh cần có biện pháp chăm sóc và thăm khám kịp thời cho trẻ. (ảnh minh họa)

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn và hít phải khí độc, bụi bẩn bên ngoài môi trường. Khoảng 70-80% là do virus gây bệnh, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn.

Bệnh thường do biến chứng viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, ho sổ mũi, cúm hay viêm xoang lâu ngày không điều trị.

Khi bị viêm phế quản trẻ có các biểu hiện như ho nhiều, thở mệt, do đường thở bị viêm và tiết dịch. Ho có thể kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần, ho nhiều, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh, sốt, trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.

Viêm phổi

Nguyên nhân khiến bệnh viêm phổi dễ tái phát ở trẻ em là do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp lâu ngày không được điều trị dứt điểm. Khiến niêm mạc tại phế nang, phế quản tăng sinh, phì đại và xơ hóa, kéo theo sự đàn hồi của nhu mô phổi, phế nang bị suy giảm. Các virus, vi khuẩn bên ngoài dễ tấn công vào cơ quan hô hấp của trẻ và gây bệnh.

Biểu hiện bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể như ho, sốt, thở nhanh (Nhịp thở trên 60 lần/phút đối với trẻ từ 2 tháng-1 tuổi. Nhịp thở trên 40 lần/phút – đối với trẻ trên 1 tuổi) trẻ thở gắng sức và thường bị đau ngực trong lúc ho.

Làm gì để bảo vệ “cửa ngõ hô hấp” của con khi đến trường

Tại sao phải vệ sinh cơ quan hô hấp cho trẻ mầm nôn

Trẻ quay trở lại trường học có thể mắc phải các bệnh về đường hô hấp, phụ huynh không nên chủ quan trong công tác phòng bệnh cho con. (ảnh minh họa)

Ngoài việc thực hiện các biện pháp vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ huynh cần trang bị một số vật dụng cần thiết trong hành trang phòng dịch theo chân trẻ đến trường như:

  • Nước muối sinh lý NaCl 0.9% (loại nhỏ mắt, rửa vết thương hoặc súc miệng).
  • Dung dịch nước rửa tay khô, sát khuẩn (nếu nhà trường có trang bị nước rửa tay, xà phòng rửa tay và nước sạch thì bé có thể không cần mang theo).
  • Khăn giấy để che miệng khi ho.
  • Bình đựng nước riêng tránh việc dùng chung cốc uống nước tại lớp học.
  • Khẩu trang: vật dụng không thể thiếu trong mùa dịch, nên sử dụng loại có chất liệu mềm, dễ thở.
  • Giữ liên hệ với nhà trường để theo dõi tình hình sức khỏe của bé tại lớp học nếu con có biểu hiện không khỏe cần theo dõi và cho bé đi thăm khám kịp thời.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Tại sao phải vệ sinh cơ quan hô hấp cho trẻ mầm nôn
  facebook.com/BVNTP

Tại sao phải vệ sinh cơ quan hô hấp cho trẻ mầm nôn
  youtube.com/bvntp

Tỷ lệ bệnh đường hô hấp trên chiếm nhiều hơn các bệnh khác

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi. Đáng chú ý hơn, một trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 - 6 lần trong 1 năm.

Hệ hô hấp được tính từ cửa mũi trước đến tận các phế nang trong phổi. Đường hô hấp có chức năng lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Đường hô hấp dưới có thêm nhiệm vụ trao đổi không khí. Là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí nên mọi bất lợi của môi trường đều do đường hô hấp trên gánh chịu như: Bụi, lạnh, nóng, hơi độc, virus, vi khuẩn, nấm mốc… Bởi vậy, tỷ lệ bệnh đường hô hấp trên chiếm nhiều hơn các bệnh khác.

Tại sao phải vệ sinh cơ quan hô hấp cho trẻ mầm nôn

Viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virus.

Đường hô hấp chia ra làm 2 loại:

Đường hô hấp trên gồm: Mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản.

Đường hô hấp dưới gồm: Khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virus (chủ yếu là những loại virus lành tính). Một số loại virus đáng chú ý là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus á cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus và một số loài nấm...

Ở nước ta, nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus Influenzae tuýp B (viết tắt là Hib). Kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella Pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia Trachomatis...

Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).

Tại sao phải vệ sinh cơ quan hô hấp cho trẻ mầm nôn

Nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ.

Các triệu chứng của bệnh đường hô hấp và cách xử trí

Viêm đường hô hấp không phải bệnh đơn lẻ, nó là tổng hợp bệnh do bị lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… Đặc trưng của bệnh là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt với triệu chứng dễ nhận biết như: Sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, nhức mỏi…

Trong thời gian nhiễm bệnh trẻ thường bị sốt cao, nhiệt độ trung bình tầm 39 độ C. Kèm sốt là hắt hơi, chảy mũi, thở hôi, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Ho cũng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho từng cơn hay ho khan, ho có đờm. Khó thở là triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên mà là triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới (trẻ bị viêm thanh quản trẻ có thể sẽ bị khó thở). Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thường là dấu hiệu của bệnh nặng.

Viêm đường hô hấp thông thường cần xử trí thế nào?

- Nếu trẻ ho, sổ mũi, nghẹt mũi phải làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng việc lau mũi, hút mũi, nhỏ mũi thường xuyên. Thường là nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý trước, sau đó hút sạch bằng dụng cụ hút mũi. Nếu trẻ lớn thì bảo trẻ hỉ mũi ra.

- Nếu ho khan gây kích thích nhiều thì mới cần sử dụng thuốc giảm ho. Các thuốc giảm ho nên dùng loại chứa thảo dược vì hiếm khi gây tác dụng phụ, nhưng tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

- Nếu có sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt và uống nhiều nước, sau đó đưa trẻ đi khám bệnh . Trong thời gian trẻ bệnh, cha mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn, bú như bình thường, chia nhỏ các cữ ăn trong ngày giúp tăng khả năng tiêu hóa và giảm bớt nôn trớ. Nếu bắt trẻ ăn kiêng, trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Tại sao phải vệ sinh cơ quan hô hấp cho trẻ mầm nôn

Để virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp cần cho trẻ rửa tay sạch sẽ.

Dấu hiệu chứng tỏ bệnh viêm đường hô hấp trở nặng?

Đó là khi trẻ bị khó thở, thở nhanh, thở co rút lồng ngực, thở có tiếng bất thường hoặc trẻ bị sốt cao co giật. Trẻ nhỏ hơn mà bỏ bú hoặc tím tái là trường hợp nặng, cần phải cấp cứu ngay.

Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp

Bệnh chủ yếu do virus gây ra, nên các phương pháp điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị nguyên nhân. Các thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tại chỗ, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ có diễn tiến nặng hay bội nhiễm, bác sỹ sẽ tùy từng trường hợp để điều trị cho trẻ.

Các biện pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp

Để dự phòng trước tiên cần tạo cho trẻ miễn dịch chủ động như thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia. Trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ.

- Phụ huynh không nên đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết chuyển mùa.

- Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng) sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Để virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.

- Đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh.

- Tránh cho trẻ chơi, học tập trong môi trường đông đúc nhiệt độ quá cao, quá lạnh, không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi chơi hoặc ngủ.

- Tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, để cổ họng trẻ không bị khô, giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ tránh nhiễm lạnh, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ.

Tất cả những cách dự phòng trên, tuy đơn giản nhưng giúp phòng tránh tốt với những bệnh về hệ hô hấp cho trẻ. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt.

https://suckhoedoisong.vn/tre-bi-viem-duong-ho-hap-can-xu-tri-the-nao-169220731161214086.htm

Bích Thủy (Nguồn: suckhoedoisong.vn)