Tại sao sinh mổ bị đau lưng

Phần lớn các bà mẹ sau khi sinh mổ đều cảm nhận thấy tình trạng đau lưng trở nên nhiều hơn, thậm chí là tồi tệ mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc làm việc nặng. Vậy nguyên nhân đau lưng sau khi sinh mổ và cách điều trị hiệu quả bệnh đau lưng này là gì?

Tại sao sinh mổ bị đau lưng
Nguyên nhân đau lưng sau khi sinh mổ và cách điều trị hiệu quả

Tại sao sau khi sinh mổ lại đau lưng?

Có hai nguyên nhân gây đau lưng sau sinh mổ. Nguyên nhân đầu tiên là chấn thương da, cơ, dây chằng hoặc dây thần kinh ở lưng do chèn kim khi gây tê tủy sống. Nguyên nhân thứ hai là do sự rò rỉ dần dần của dịch não tủy dẫn đến đau đầu, đau cổ, đau lưng nặng hơn khi bệnh nhân ngồi hoặc đứng, chỉ giảm khi nằm xuống.

Cơn đau tại lưng xuất hiện ngay sau khi thuốc gây tê bắt đầu giảm dần, thường khoảng 2 - 6 tiếng, theo Hiệp hội gây tê và thuốc giảm đau Mỹ. Đau do rò rỉ dịch não tủy xuất hiện muộn hơn, từ 12 giờ đến 5 ngày sau khi sinh mổ.

Vị trí cơn đau lưng sau sinh mổ

Đau lưng liên quan đến việc chèn kim gây tê thường xuất hiện ở lưng, xung quanh xương sống đến thắt lưng. Đau lưng liên quan đến đau đầu sau tổn thương chọc ngoài màng cứng dường như lan tỏa từ đầu xuống cổ, lưng.

Tại sao sinh mổ bị đau lưng
Vị trí cơn đau lưng sau sinh mổ

Điều trị đau lưng do gây tê tủy sống

Cả hai loại đau đều thường được giải quyết trong một vài ngày, mặc dù trong một số trường hợp, chúng có thể tồn tại trong vài tuần.

Đối với những cơn đau liên quan đến đau đầu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải điều trị bằng nghiệm pháp “vá” màng cứng bằng máu tự thân (Blood patch). Biện pháp này sẽ làm giảm đau ngay lập tức. Khoảng 1/4.000 đến 1/200.000 phụ nữ có thể bị đau kéo dài lâu hơn do chấn thương dây thần kinh gây ra bởi gây tê tủy sống khi sinh mổ.

Dùng thuốc acetaminophen giúp giảm đau lưng, đau đầu và đau cổ do gây tê tủy sống. Đối với cơn đau lưng do chèn kim gây ra, bạn có thể luân phiên chườm nóng và lạnh cũng giúp giảm đau. Đối với cơn đau do tổn thương chọc ngoài màng cứng, bạn cần tăng lượng nước uống, đặc biệt là các chất lỏng chứa caffeine như cà phê, trà và cola.

Bên cạnh đó, khi đã lành vết mổ, để hạn chế cơn đau lưng bạn nên sử dụng đai lưng cột sống để cố định cột sống lưng, giúp cơn đau biến mất hoàn toàn. Tất nhiên phương pháp này chỉ được sử dụng sau khi vết mổ của bà mẹ đã hoàn toàn lành lại.

Khi nào cần thông báo cho bác sỹ về cơn đau lưng sau sinh mổ?

Theo tiến sỹ, bác sỹ gây mê sản khoa Wayne Kleinman trong ấn bản "Gây mê lâm sàng" năm 2006, khoảng 1 trong 220.000 người bị biến chứng như chảy máu và nhiễm trùng.

Các dấu hiệu cảnh báo biến chứng bao gồm: Sốt, đỏ hoặc chảy máu tại chỗ chèn kim, đau dữ dội, cơn đau dần chuyển sang tê, ngứa ran, yếu cơ hoặc không thể kiểm soát bàng quang. Nếu có những dấu hiệu này, bạn cần thông báo ngay với bác sỹ hoặc đến thẳng khoa cấp cứu.

Tags:

  • Nguyên nhân đau lưng sau khi sinh mổ và cách điều trị hiệu quả

Như vậy là do ảnh hưởng của việc sinh mổ hay do em đã mắc phải bệnh cơ xương khớp? Em nên tập luyện như thế nào để khắc phục tình trạng này? (Khánh Ly)

Trả lời:

Việc đau lưng của người phụ nữ sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân. Trong quá trình mang thai, cơ thể của bạn mất rất nhiều dưỡng chất để nuôi bào thai. Trong quá trình sinh nở, bạn phải mất rất nhiều sức lực. Khi con ra đời, bạn cũng chưa được nghỉ ngơi ngay, mà có khi phải thức đêm thức hôm để chăm sóc con. Tư thế của bạn lúc ngủ sau sinh hay tư thế cho con bú cũng có thể đang bị sai.

Như vậy, chưa cần mắc phải bệnh cơ xương khớp, thì tất cả những yếu tố kể trên đều đã có thể khiến cho bạn bị đau vùng cột sống lưng rồi.

Do đó để điều trị, trước tiên chúng ta cần phải xem xét tổng thể về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và các tư thế hàng ngày của bạn. Nhất là nếu bạn ngủ không đủ giấc thì không những lưng thường xuyên đau nhức, mà sắp tới bạn còn có thể gặp thêm nhiều vấn đề về sức khoẻ nữa.

Về chế độ tập luyện, tại Nutrihome đang có những bài tập để giúp lấy lại sức khỏe cơ xương khớp. Ví dụ như những bài tập nhẹ nhàng cho tầng sinh môn, hoặc bài tập cho các loại cơ ở vùng chi trên, chi dưới, vùng cơ trung tâm... Bạn nên thực hành những bài tập này sớm, để phòng tránh được nguy cơ mắc phải những bệnh về cơ xương khớp ở độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh sau này.

Ths. BS Nguyễn Thị Song Hà
Giám đốc Chuyên môn Y học Thể thao - Vận động Nutrihome

Em bé chào đời kháu khỉnh, khỏe mạnh là điều mà bà mẹ nào cũng ao ước. Thế nhưng, chứng đau lưng sau sinh mổ lại trở thành ám ảnh của các mẹ. Vậy, các mẹ cần điều trị đau lưng sau sinh mổ như thế nào để khắc phục nhanh nhất? Hãy tham khảo nội dung cụ thể trong bài viết hôm nay của chúng tôi.

1. Nguyên nhân gây ra đau lưng sau sinh mổ

Ngoài những thay đổi sinh lý trong cơ thể mẹ khi mang thai thì những phương pháp hỗ trợ trong quá trình sinh nở cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và gây ra tình trạng đau lưng.

1.1. Gây tê tuỷ sống

Tại sao sinh mổ bị đau lưng

Gây tê tuỷ sống 

Gây tê tuỷ sống hay còn gọi là gây tê ngoài màng cứng là một trong những phương pháp hỗ trợ sản khoa có tác dụng ức chế cơn đau trong quá trình sinh em bé của các bà mẹ.

Thuốc tê sẽ được đưa vào các xoang ngoài tủy từ đốt sống L4-5 trở xuống. Cách thức này sẽ ức chế các dây thần kinh dẫn truyền phản ứng đau từ đó giúp quá trình vượt cạn của các mẹ trở nên dễ dàng hơn.

Gây tê ngoài màng cứng chỉ ức chế cơn đau mà không ảnh hưởng đến hoạt động các chi của mẹ cũng không ảnh hưởng đến cơn cơ thắt của tử cung nên đang được rất nhiều bà mẹ lựa chọn khi sinh.

Tuy nhiên, phương pháp gây tê tủy sống là một thủ thuật xâm lấn vào vùng cột sống, vậy nên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, các bà mẹ có thể gặp phải biến chứng là đau âm ỉ, nhức mỏi thắt lưng

1.2. Thoát vị đĩa đệm

Chứng đau lưng sau sinh mổ trở nên trầm trọng hơn với những mẹ bỉm sữa bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài cơn đau lưng do các thủ thuật can thiệp ngoại khoa, các mẹ còn phải đối diện với những cơn đau lưng do các rễ dây thần kinh bị chèn ép bởi các đĩa đệm bị lệch.

Sức khỏe không tốt kết hợp với việc chăm con vất vả khiến bà mẹ sau sinh  rất dễ rơi vào tình trạng stress, trầm cảm sau sinh.

1.4. Thiếu canxi

Đau lưng sau sinh do thiếu Canxi là nguyên nhân không hiếm gặp. Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể mẹ phải cung cấp trực tiếp Canxi cho sự phát triển của thai nhi.

Điều này khiến cho đa số bà mẹ sau sinh mắc phải chứng thiếu hụt Canxi làm giảm khả năng chịu lực của cột sống, các mẹ dễ gặp phải chứng đau lưng sau sinh.

1.5. Thay đổi về nội tiết tố

Các rối loạn về nội tiết tố trong suốt thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm trong cơ thể.

Các dây thần kinh xuất phát từ cột sống bị kích thích gây ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền các phản ứng đau ở vùng lưng. Hệ quả là bà bầu gặp phải tình trạng đau nhức lưng suốt thời kỳ mang thai.

Sau khi sinh em bé, hoạt động nội tiết trong cơ thể chưa thể trở về cân bằng ngay lập tức kết hợp với sự tác động mạnh mẽ trong quá trình sinh nở có thể khiến triệu chứng đau lưng sau sinh trở nên nặng nề hơn.

1.6. Cơ bắp ở lưng hoạt động quá mức

Để đưa được em bé ra khỏi tử cung, không chỉ các khớp xương vùng chậu của mẹ trở nên lỏng lẻo hơn mà toàn bộ các cơ bắp trên cơ thể đặc biệt là vùng lưng, bụng… phải gồng lên, các phản ứng co giãn cơ xảy ra liên tục với cường độ cực lớn để tạo lực đẩy em bé ra ngoài.

Quá trình này khiến mẹ kiệt sức, các cơ bắp bị mất lực, co cứng khiến mẹ bị đau toàn cơ thể trong đó nặng nề nhất là vùng thắt lưng và đùi, bụng.

1.7. Vận động sai tư thế

Quá trình vận động, hoạt động hàng ngày nếu sai tư thế cũng khiến mẹ gặp phải chứng đau lưng. Các tư thế như gập hay vặn, xoay mạnh người đều có thể khiến các khớp đốt sống lưng bị sai lệch, các cơ, dây chằng vùng lưng bị co giãn quá mức dẫn đến triệu chứng đau nhức vùng lưng.

1.8. Tư thế cho con bú sai

Tại sao sinh mổ bị đau lưng
Tư thế cho con bú sai

Các bác sĩ sản khoa cho biết, các bà mẹ có thói quen ngồi thẳng lưng 90 độ để cho con bú có nguy cơ mắc phải các tổn thương vùng lưng cao hơn rất nhiều so với những mẹ ngồi hơi nghiêng về sau tạo thành góc 125 độ.

Ở tư thế 90 độ, vùng cột sống của mẹ bị dồn nhiều áp lực hơn, sự phân bổ lực không tốt khiến mẹ có thể bị đau nhức, khó chịu ở lưng. Nguy hiểm hơn, tình trạng này kéo dài có thể khiến cột sống bị tổn thương dẫn đến các chứng bệnh cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống….

1.9. Mệt mỏi kéo dài do chăm sóc con

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi khi chăm con nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bà mẹ sau sinh dễ bị đau nhức vùng lưng.

Stress kéo dài khiến cơ thể tạo ra những chất có hại, hệ thần kinh bị căng thẳng, trở nên nhạy cảm và phản ứng quá mức với các tác động bên ngoài. Hệ quả là mẹ dễ dàng cảm thấy đau nhức lưng.

2. Đau lưng sau sinh mổ có nguy hiểm?

Đa số  nguyên nhân dẫn đến đau lưng sau sinh mổ là do các vấn đề về cơ học và thay đổi sinh lý cơ thể trong quá trình mang thai, vậy nên, đau lưng sau sinh mổ không quá nguy hiểm.

Nếu không có những tổn thương thực thể trên cột sống thì đau lưng sau sinh mổ có thể tự hết trong vài tháng hoặc sau khi áp dụng các liệu pháp hỗ trợ phục hồi.

Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan. Để đảm bảo an toàn nhất, các mẹ cần theo dõi chặt chẽ các cơn đau lưng của mình.

Trong trường hợp thấy cơn đau không có dấu hiệu suy giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám làm rõ nguyên nhân và có hướng xử lý điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

3. Cách điều trị đau lưng sau sinh mổ

Điều trị đau lưng sau sinh mổ gặp khá nhiều khó khăn vì lúc này người bệnh là các bà mẹ đang nuôi con. Việc sử dụng thuốc điều trị gần như là không thể vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé sau này.

Dưới đây là một số biện pháp an toàn giúp khắc phục tình trạng đau lưng sau sinh mẹ có thể thực hiện

3.1. Nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ

Nghỉ ngơi thư giãn là một trong những liệu pháp cần thiết nhất để phục hồi chứng đau lưng sau sinh. Khi cơ thể thoải mái, các tế bào và hệ thống làm lành của cơ thể sẽ được kích hoạt để sửa chữa và phục hồi những tổn thương hiện tại của cơ thể.

Triệu chứng đau lưng sẽ được cải thiện rõ rệt sau một thời gian các mẹ điều dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp

3.2. Giữ tâm lý thoải mái, tránh tình trạng stress, căng thẳng

Đa số các bà mẹ cho biết ít nhất một lần họ cảm thấy căng thẳng, stress vì những vất vả trong thời gian chăm sóc em bé. Chính tâm lý bất ổn này là nguyên nhân kích thích tiêu cực lên hệ thần kinh thực vật của cơ thể làm chúng luôn trong trạng thái căng thẳng, nhạy cảm với các các tác động bên ngoài gây đau lưng.

Vậy nên, các mẹ phải luôn chú ý điều tiết tâm trạng của mình. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân hoặc dành thời gian nghỉ ngơi mỗi khi cảm thấy mệt mỏi cũng là cách điều trị đau lưng sau sinh mổ hiệu quả

3.3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Tại sao sinh mổ bị đau lưng
Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập thể dục như: đi bộ, bơi lội, yoga… được cho là rất phù hợp để khắc phục tình trạng đau lưng sau sinh ở các mẹ.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong quá trình vận động, tập luyện, hoạt động trao đổi oxy tại các cơ bắp, tuần hoàn máu trong cơ thể, các phản ứng bài độc và sự tăng tái tạo  của các tế bào đều tăng lên nhiều hơn so với bình thường.

Chính điều này đã giúp cho những tổn thương ở vùng lưng của các mẹ sau khi sinh phục hồi tốt hơn, các cơ bắp cũng nhanh chóng phục hồi được độ đàn hồi của nó từ đó cho hiệu quả điều trị đau lưng sau sinh mổ cực tốt.

3.4. Sử dụng các thiết bị điều trị đau lưng

Các thiết bị hỗ trợ điều trị đau lưng sau sinh cũng được các mẹ rất ưa chuộng. Một số thiết bị được tìm kiếm nhiều như: đai lưng DiskDr., thiết bị massage…

3.4.1. Các thiết bị massage

Có thể là con lăn, miếng dán điện xung, đai massage…. Thiết bị này giúp tạo ra sự rung động tại các cơ với tần số phù hợp với hoạt động khi nghỉ ngơi của tế bào từ đó, giảm căng thẳng cho các tế bào nên cho tác dụng giảm đau lưng hiệu quả và nhanh chóng.

Tuy nhiên, các thiết bị này không đảm bảo được hiệu quả điều trị, đặc biệt là với những mẹ bị đau lưng do bệnh lý cột sống.

3.4.2. Đai lưng DiskDr.

Thiết bị đai lưng DiskDr. là sản phẩm thiết bị y tế loại A trong điều trị đau lưng và phục hồi chức năng của cột sống. Cơ chế hoạt động dựa trên phương pháp trị liệu thần kinh DTS, đai lưng DiskDr. giúp kéo giãn khoảng cách giữa các đốt sống, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

Cơ chế này giúp phục hồi và điều trị đau lưng sau sinh mổ do các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

Ngoài ra, thiết kế các túi khí thông minh với lực kéo giãn được kiểm soát phù hợp sẽ tạo ra cảm giác thư giãn massage cho các cơ vùng lưng, bụng nên có thể điều trị đau lưng do các vấn đề về cơ và dây chằng gây ra.

Tại sao sinh mổ bị đau lưng
Người mới bị thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng đai lưng để điều trị

Điều đặc biệt của DiskDr. là dòng sản phẩm này đã được chứng nhận là có tác dụng điều trị bệnh chứ không phải chỉ hỗ trợ điều trị như các thiết bị đai lưng thông thường khác. Để tìm hiểu chi tiết hơn về thông tin sản phẩm, bạn có thể truy cập tại: https://www.diskdr.vn/

3.5. Thực hiện giảm cân khoa học

Thừa cân sau sinh là vấn đề mà không ít bà mẹ bỉm sữa gặp phải. Điều này ảnh hưởng đến vóc dáng và sự tự tin của người phụ nữ rất nhiều. Một số mẹ có xu hướng điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm bớt khẩu phần ăn để nhanh chóng lấy lại vóc dáng cho mình. Tuy nhiên, phương pháp này là không hiệu quả.

Một chế độ ăn thiếu cân bằng có thể gây tác dụng người khiến tình trạng tích lũy mỡ thừa diễn ra mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho em bé và độ chắc khỏe của cột sống khiến tình trạng đau lưng càng trở nên trầm trọng.

Nếu muốn điều chỉnh chế độ ăn để giảm cân, các mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng để có được khẩu phần ăn tốt nhất. Bên cạnh đó, việc tích cực tập luyện cũng cho hiệu quả tốt trong quá trình điều trị đau lưng sau sinh mổ.

3.6. Cho con bú đúng tư thế, không ngồi quá lâu

Mẹ nên ngồi dựa lưng về phía sau để tạo thành một góc 125 độ khi cho con bú. Điều này sẽ giúp cột sống của mẹ không bị chịu nhiều áp lực và có độ nghiêng tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cũng nên kiểm soát thời gian, tránh ngồi quá lâu trong một tư thế có thể khiến cơn đau xuất hiện và gây khó chịu cho mẹ.

3.7. Bổ sung chất dinh dưỡng

Cân đối dinh dưỡng là yếu tố cần thiết cho quá trình điều trị chứng đau lưng sau sinh mổ. Đặc biệt, mẹ cần chú ý bổ sung tăng cường các nhóm dưỡng giúp xương chắc khỏe như Vitamin D, Canxi, Magie, vitamin K… Một số thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho hệ xương của mẹ bao gồm:

  • Thực phẩm giàu Canxi: Trứng, sữa, phô mai, xương động vật, thủy hải sản thân mềm (nghêu, sò…), các loại tôm, cá nhỏ….
  • Thực phẩm giàu Vitamin K: Đậu tương lên men, măng tây, cần tây, cải bó xôi….
  • Thực phẩm giàu Vitamin D: Sữa và chế phẩm từ sữa, các loại đậu, dầu cá, ngũ cốc, nấm….

4. Bài thuốc dân gian giúp điều trị đau lưng sau sinh mổ

Việc sử dụng các thuốc giảm đau lưng Tây y gần như là không thể trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy nên, các bài thuốc dân gian là sự ưu tiên hàng đầu. Mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc phổ biến dưới đây:

4.1. Chữa đau lưng sau sinh bằng lá lốt

Tại sao sinh mổ bị đau lưng
Bài thuốc điều trị đau lưng sau sinh mổ bằng lá lốt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi: 200 gam
  • Muối biển hạt: 400 gam

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá lốt tươi làm sạch, thái nhỏ rồi giã nhừ
  • Bước 2: Đun nóng chảo rồi cho muối và lá lốt vào đảo đều đến khi muối nóng lên.
  • Bước 3: Lấy một miếng vải sạch bọc hỗn hợp trên lại rồi di chuyển nhẹ nhàng lên vùng lưng đau.

Cách áp dụng:

  • Bài thuốc này mẹ có thể áp dụng 3 lần/ ngày đến khi cơn đau lưng thuyên giảm.

4.2. Rễ cây đinh lăng chữa đau lưng sau sinh

Tại sao sinh mổ bị đau lưng
Bài thuốc điều trị đau lưng sau sinh mổ bằng rễ cây đinh lăng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rễ đinh lăng khô: 20 gam
  • Nước sạch, dụng cụ sắc thuốc…

Cách thực hiện:

  • Rễ đinh lăng rửa sạch rồi cho vào ấm sắc thuốc. Thêm 3 bát nước rồi cho lên bếp đun nhỏ lửa. Sắc đến khi còn khoảng 1 bát thuốc thì chắt lấy nước.

Cách sử dụng:

  • Thực hiện sắc 3 -4 lần rồi trộn đều các lần nước sắc lại với nhau, chia làm 3- 4 lần uống sau ăn.

4.3. Chuối hột

Tại sao sinh mổ bị đau lưng
Bài thuốc điều trị đau lưng sau sinh mổ bằng chuối hột

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Quả chuối hột chín
  • Rượu trắng từ 42 – 47 độ
  • Nguyên liệu trên được chuẩn bị theo tỉ lệ 1:4

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuối hột lột vỏ, cắt lát khoảng 1cm sau đó đem phơi khô khoảng 5 – 7 lần nắng
  • Bước 2: Đun nước sôi để rửa sạch các lát chuối khô sau đó để ráo nước.
  • Bước 3: Cho chuối đã ráo nước vào bình thủy tinh rồi thêm rượu theo tỉ lệ đã chuẩn bị
  • Bước 4: Đậy kín nắp bình và bảo quản ở nơi có nhiệt độ khoảng 25 độ C trong thời gian từ 3 – 4 tháng.

Cách sử dụng:

Rượu chuối hột uống sau ăn 1 chén nhỏ, liên tục trong thời gian 3 – 4 tháng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trên đây là thông tin về bệnh lý đau lưng sau sinh và cách điều trị đau lưng sau sinh mổ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các mẹ. Chúc các mẹ nuôi con thật khỏe và mau chóng thoát khỏi sự hành hạ của cơn đau lưng.

DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop