Tệ nạn là gì

Tệ nạn xã hội có thể được hiểu là hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện thông qua những hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, thậm chí là vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân, gia đình và xã hội.

Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì tệ nạn xã hội bao gồm một số loại như sau:

- Tệ nạn xã hội về ma túy;

- Tệ nạn xã hội về mua dâm;

- Tệ nạn xã hội về bán dâm;

- Tệ nạn xã hội về đánh bạc trái phép.

2. Tổng hợp mức phạt hành chính về tệ nạn xã hội

Tổng hợp mức phạt hành chính về tệ nạn xã hội được quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

2.1. Mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

(1) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

(2.1) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

(2.2) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

(2.3) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

(4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

(4.1) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường,

Kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;

(4.2) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

(5) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

(5.1) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy;

(5.2) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;

(5.3) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy;

(5.4) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

(5.5) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

(5.6) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;

(5.7) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.

(6) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác.

(7) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại  (1), (2), (3), (4), (5), (6) và (7) của mục này;

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại (4.1) và (6) của mục này;

+ Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại (5.2) và (5.6) của mục này;

+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại (6) của mục này.

2.2. Mức phạt hành chính đối với hành vi mua dâm

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính 

2.3. Mức phạt hành chính đối với hành vi bán dâm

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;

+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2.4. Mức phạt hành chính đối với hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;

+ Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm;

+ Môi giới mua dâm, bán dâm.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2.5. Mức phạt hành chính đối với hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm

(1) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh.

(2) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm;

+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại (1) của mục này.

2.6. Mức phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép

(1) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

(2.1) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

(2.2) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

(2.3) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

(3) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

(3.1) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

(3.2) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

(3.3) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

(3.4) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

(3.5) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

(4) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

(4.1) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

(4.2) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

(4.3) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

(4.4) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

(5) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

(5.1) Làm chủ lô, đề;

(5.2) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

(5.3) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

(5.4) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại (1), (2), (3.1), (3.2), (4.2), (4.3), (4.4) và (5) của mục này;

+ Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại (3.5);

+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại (1), (2), (3.1), (3.2), (4.2), (4.3), (4.4) và (5) của mục này.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Tệ nạn xã hội như thế nào?

Tệ nạn xã hội có thể được hiểu là hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện thông qua những hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, thậm chí là vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân, gia đình và xã hội.

1 tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, được biểu hiện bằng những hành vi trái với chuẩn mực, vi phạm đạo đức xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật, gây hậu quả xấu không chỉ với cá nhân, gia đình và còn tác động xấu đến đời sống xã hội.

Phòng chống tệ nạn xã hội như thế nào?

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình Nhà nước cùng các ngành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân ( trong đó lực lượng công an nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội là gì cho vi dụ?

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như: + Thói hư, tật xấu. + Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu. + Nếp sống sa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…