Thanh lý tài sản the chấp ngân hàng

Từ đầu tháng 5, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) phát đi hàng chục thông báo về việc bán đấu giá tài sản thế chấp. Hiện tại, Vietinbank muốn chuyển nhượng toàn bộ khoản nợ (gốc, lãi, phí...) phát sinh với Công ty TNHH Thương mại và Vận tải dầu khí Đại Lộc tại chi nhánh Thủ Đức để xử lý thu hồi nợ. Tổng dư nợ của khoản vay này đến ngày 13/5 là hơn 119 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay là lô đất tại địa chỉ 336 Nguyễn Chí Thanh, phường 5, quận 10, TPHCM cùng một số tài sản khác.

VietinBank cũng thông báo lựa chọn đơn vị để định giá tài sản đảm bảo cho khoản nợ 1.364 tỷ đồng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Võ Thị Thu Hà. Khoản nợ này được đảm bảo bằng hàng loạt bất động sản như 4 lô đất tại xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; 5 lô đất tại thị xã Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và nhiều lô đất khác, nhà máy, kho gạo thuộc sở hữu của Công ty Võ Thị Thu Hà tại tỉnh Đồng Tháp.

Cùng lúc đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) liên tục phát đi hàng chục thông báo bán đấu giá các lô đất để xử lý nợ. Cụ thể, Agribank đang rao bán tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty CP Đầu tư xây dựng PMC phát sinh từ tháng 9/2012 với giá trị 32,2 tỷ đồng, tính đến ngày 31/5/2021. Tài sản đảm bảo là 261,6 m2 đất tại số 11 Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình, TPHCM. Giá khởi điểm đưa ra là 20,6 tỷ đồng, thấp hơn gần 40% so với giá trị khoản vay.

Agribank cũng sẽ bán 2 lô đất là tài sản bên vay thế chấp, rộng 2.743,1 m2 tại huyện Hóc Môn, TPHCM với giá khởi điểm là 46,7 tỷ đồng để thu hồi khoản nợ 61,8 tỷ đồng.

Vài tháng qua, các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động xử lý và thu hồi nợ xấu thông qua việc rao bán hàng loạt khoản nợ, tài sản đảm bảo với giá trị từ vài chục cho tới vài trăm tỷ đồng. Trang web của Agribank đã phát ra 60 thông báo về việc bán đấu giá tài sản, bán đấu giá khoản nợ, lựa chọn đơn vị tổ chức bán đấu giá tài sản, thẩm định tài sản bảo đảm. Các ngân hàng lớn khác cũng phát đi nhiều thông báo tương tự, như BIDV đưa ra 40 thông báo, VietinBank đưa ra 24 thông báo và Vietcombank là 11 thông báo…

Hạ giá hàng chục tỷ vẫn không đắt

Đáng chú ý, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh việc bán đấu giá tài sản đảm bảo mà trước đó đã được rao bán bất thành. Chỉ có điều, giá khởi điểm lần này thấp hơn rất nhiều lần so với trước đó. Trong thông báo mới nhất, Agribank rao bán 3.071,2 m2 đất và nhà ở gắn liền tại số 309 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh, TPHCM. Đây là tài sản của ông Trần Đình Tấn và bà Phạm Thị Thu Nga dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay của Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại XNK quốc tế Thái Dương và Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ V.Life theo các hợp đồng tín dụng hai bên đã ký từ năm 2018-2019. Agribank đưa ra giá khởi điểm cho lô đất gần 167 tỷ đồng. Hồi tháng 4/2021, chính Agribank cũng từng rao bán lô đất này với giá 198 tỷ đồng nhưng không có nhà đầu tư nào mua.

Vietcombank rao bán đấu giá tài sản thế chấp của Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí với giá khởi điểm 270,6 tỷ đồng để thu hồi nợ. Tài sản được mang ra bán đấu giá là 20% phần vốn góp của Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí trong tòa nhà PV Gas Tower tại TPHCM. Trước đó, Vietcombank từng nhiều lần rao bán khoản nợ liên quan dự án này nhưng đều không có người mua. Lần gần nhất, Vietcombank rao bán khoản nợ với giá khởi điểm hơn 340 tỷ đồng.

Vietcombank cũng đang rao bán là tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Evergreen Việt Nam với giá khởi điểm gần 1.100 tỷ đồng. Đó là quyền sử dụng các thửa đất rộng 30.000 m2, công trình và toàn bộ máy móc của Công ty Evergreen Việt Nam tại Khu công nghiệp VSIP II. Mức giá đưa ra nói trên giảm gần 100 tỷ đồng so với lần rao bán vào tháng 11/2021.

Tại BIDV, trong hàng chục thông báo bán đấu giá tài sản, khoản nợ từ đầu tháng 5 cũng có nhiều khoản nợ thông báo nhiều lần nhưng chưa có người mua.

Thế khó của ngân hàng

Lý giải cho hiện tượng ngân hàng rao bán tài sản giảm giá liên tục mà vẫn ế, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định, nguyên nhân chủ yếu là nền kinh tế khó khăn hậu COVID-19 kéo dài, thị trường giao dịch tài sản thanh khoản thấp. Thêm vào đó, tài sản đảm bảo không được bán giảm giá quá nhiều nên mỗi lần phát mại giá chỉ giảm nhỏ giọt, khiến cho tài sản được đem ra đấu giá 5 đến 10 lần vẫn bất thành.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc thanh lý tài sản đảm bảo có giá trị thấp (mức vài tỷ đồng sẽ dễ xử lý) hơn. Với những tài sản giá trị lớn hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, thường các ngân hàng phải mất nhiều lần rao bán, thậm chí cả chục lần rao rồi hạ giá mới thanh lý được.

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, đây là cơ hội để các nhà đầu tư, người mua nhà để ở có thể mua. Bán tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu là một biện pháp buộc phải làm trong thời điểm hiện nay, khi mà các ngân hàng cũng đang chịu nhiều sức ép. Đó là việc có thể phải đối diện với khoảng trống pháp lý và cả áp lực về tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.

Cụ thể, Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu sẽ hết hiệu lực vào tháng 8/2022 nên ngân hàng phải đẩy nhanh tiến trình thanh lý, đấu giá tài sản đảm bảo.

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, đây là cơ hội để các nhà đầu tư, người mua nhà để ở có thể mua. Bán tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu là một biện pháp buộc phải làm trong thời điểm hiện nay, khi mà các ngân hàng cũng đang chịu nhiều sức ép. Đó là việc có thể phải đối diện với khoảng trống pháp lý và cả áp lực về tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.

TRUNG TÂM XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

VietinBank AMC thành lập Trung tâm xử lý tài sản bảo đảm với mục đích chuyên môn hoá việc tiếp nhận tài sản bảo đảm từ các Chi nhánh/Đơn vị VietinBank và các cá nhân, tổ chức khác để xử lý, thường xuyên tổng hợp và giới thiệu thông tin khoản nợ, tài sản cần xử lý để chào bán, môi giới, tìm kiếm khách hàng, góp phần giảm thiểu nợ tồn đọng, làm lành mạnh và minh bạch hóa tình hình tài chính, đảm bảo phát triển an toàn và vững bền của các Chi nhánh/Đơn vị VietinBank. Trung tâm có các chức năng nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hỗ trợ xử lý tài sản: Tiếp thị, môi giới bán/chuyển nhượng tài sản;

- Hỗ trợ thủ tục pháp lý tài sản: Các thủ tục công chứng mua bán, sang tên, nộp thuế,… và làm các dịch vụ khác liên quan đến bán, cho thuê tài sản;

       - Quản lý, khai thác tài sản; cho thuê tài sản.

Hạ giá tài sản thế chấp nhiều lần vẫn ế

Các ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu thông qua việc rao bán đấu giá các khoản nợ và tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn chật vật trong việc thanh lý tài sản thế chấp. Nhiều khoản nợ giá trị lớn dù hạ giá nhiều lần, rao bán trong nhiều năm vẫn ế. Có nhiều khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo đầy đủ nhưng các ngân hàng vẫn khó khăn trong việc thanh lý.

Chỉ trong nửa đầu tháng 5, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) phát đi hàng chục thông báo về việc bán đấu giá tài sản, khoản nợ để thu hồi và xử lý nợ xấu. Đa số khoản nợ đang được ngân hàng này rao bán đều có giá trị lớn từ vài chục cho tới vài trăm tỷ đồng.

Trong đó, VietinBank Uông Bí vừa thông báo về việc bán đấu giá khoản nợ của CTCP Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung (Tập đoàn Quang Trung). Mức giá khởi điểm cho khoản nợ trên được VietinBank công bố là 460,412 tỷ đồng, bằng đúng giá trị khoản nợ. Trong trường hợp bán đấu giá lần 1 với mức giá khởi điểm nêu trên không thành, ngân hàng thực hiện giảm giá khởi điểm để tiếp tục bán đấu giá khoản nợ, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó.

Thanh lý tài sản the chấp ngân hàng

Tương tự, VietinBank Chi nhánh Phúc Yên (Vĩnh Phúc) mới rao bán toàn bộ khoản nợ phát sinh tại Công ty TNHH Hải Phú Ngọc. Giá trị nợ đến ngày 13/5 là 55,2 tỷ đồng.

VietinBank cũng mới rao bán khoản nợ 161,5 tỷ của Công ty CP Phúc Đạt tại Chi nhánh Hải Dương, giá bán khởi điểm là 105,6 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận bỏ gần 55,6 tỷ đồng nợ lãi trong khoản vay này để thu hồi.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội (BIDV Nam Hà Nội) thông báo bán đấu giá lần thứ 11 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh với giá khởi điểm hơn 1.154 tỷ đồng. Trong lần đầu rao bán vào cuối năm 2020, BIDV đưa ra giá khởi điểm khoản nợ này lên tới 2.100 tỷ đồng. Nhưng sau 10 lần bán bất thành, BIDV đã chấp nhận đại hạ giá gần một nửa xuống còn 1.154 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc Ngân hàng chấp nhận bỏ hơn 1.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh trong khoản vay này để thu hồi nợ gốc.

BIDV cũng nhiều lần bán đấu giá khoản nợ 1.035,5 tỷ đồng của Công ty CP Tập đoàn Khải Vy nhưng đều không thành công.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng nhiều lần rao bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Evergreen Việt Nam. Giá khởi điểm rao bán trong lần gần nhất vào cuối tháng 3 còn 988,9 tỷ đồng, giảm hơn 110 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng 3.

Vietcombank cũng rao bán đấu giá hoặc bán thỏa thuận khoản nợ hơn 79 tỷ đồng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hùng Hưng. Trong đó, giá trị nợ gốc chỉ là 29,2 tỷ đồng, còn lại là nợ lãi.

Hay Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn cũng mới rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Phát triển địa ốc Sài Gòn Mới. Tài sản bao gồm 6 quyền sử dụng đất và công trình nhà cửa gắn liền trên hơn 1.900 m2 đất tại địa chỉ 20 Trần Cao Vân (Quận 1, TP) có giá khởi điểm gần 430 tỷ đồng.

Không dễ bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ

Lý giải nguyên nhân các ngân hàng rao bán tài sản thế chấp dù giảm giá liên tục mà vẫn ế, giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính là do nền kinh tế khó khăn hậu Covid-19 kéo dài, thị trường giao dịch tài sản thanh khoản thấp. Đến nay, dù kinh tế đang dần phục hồi nhưng cũng không dễ tìm được nhà đầu tư đủ tiềm lực tài chính để mua lại các khoản nợ có quy mô lớn.

Việc thanh lý tài sản đảm bảo có giá trị thấp sẽ dễ xử lý hơn. Còn những tài sản giá trị lớn, từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng sẽ khó bán hơn. Thường các ngân hàng phải mất nhiều lần rao bán, rồi hạ giá mới thanh lý được.

Việc bán đấu giá bất động sản là tài sản thế chấp có nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến việc giải chấp, định giá tài sản. Nhiều tài sản thế chấp là bất động sản cần sự đồng thuận của chủ tài sản. Có nhiều mảnh đất là tài sản đảm bảo của các khoản nợ liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân nên việc sang tên sở hữu mất nhiều thời gian.

Hơn nữa, nhiều tài sản bảo đảm khi phát mại được định giá theo giá trị chưa sát với giá thị trường nên dù giảm giá vẫn khó bán. Tài sản đảm bảo không được bán giảm giá quá nhiều nên mỗi lần phát mại giá chỉ giảm nhỏ giọt, khiến cho tài sản được đem ra đấu giá nhiều lần vẫn không thành công.

Các ngân hàng đang phải đẩy nhanh tiến trình thanh lý, đấu giá tài sản đảm bảo, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu được dự báo có nguy cơ tăng cao khi nhiều chính sách điều tiết sắp hết hiệu lực. Sau ngày 30/6, Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ hết hạn. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng sẽ hết hiệu lực vào tháng 8 này.

Tuấn Dũng

Thanh lý tài sản the chấp ngân hàng