Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Dịch chuối và GE chuối là 2 loại phân bón hữu cơ tốt nhất cho cây trồng, cung cấp dinh dưỡng và vitatmin, khoáng chất đặc biệt là kali giúp cho phong lan, hoa hồng ra nhiều hoa, hoa có màu sắc tươi đẹp, lâu tàn. Cùng với các loại cây trồng lấy trái như ớt, cà chua, mướp đắng, dưa leo,… thì cây sẽ cho nhiều hoa, đậu quả cao, quả to và đẹp hơn. Bài viết dưới đây Cẩm nang cây trồng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm dịch chuối và GE chuối hiệu quả nhất.

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Muốn làm được dịch chuối và GE chuối trước tiên bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

- 1-2 kg chuối (có thể sử dụng chuối bỏ đi, bị dập, thâm hay nhũn chuối đều được)

- Đường mía hoặc nước mía

- Màng lọc và lưới lọc bả.

- Hủ đựng dịch chuối

- Dao, thớt, nồi nấu và cân.

2. Hướng dẫn cách làm dịch chuối làm phân bón

2.1. Cách làm dịch chuối

- Bước 1: Sử dụng 1 kg chuối, cắt chuối thành các khoanh nhỏ, bỏ phần đầu đen của chuối. Sau khi cắt xong chuối lấy 3 lít nước cho vào nồi (bạn có thể sử dụng nước mưa, nước sông đều được nhưng đảm bảo nước không nhiễm phèn, nhiễm mạnh). Đổ chuối đã cắt vào trong nồi để đun sôi nấu trên bếp.

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Cắt lát quả chuối và bỏ phần đen cuống chuối

- Bước 2: Nấu dịch chuối trong 30 phút là được, tuy nhiên bạn cần chú ý trong 5 phút đầu tiên bạn nên để lửa ở nhiệt độ lớn và sau 5 phút đầu nên vặn lửa ở mức nhỏ nhất. Trong quá trình nấu, bạn nên đậy kín nồi lại bằng vung để tránh thất thoát dinh dưỡng thoát ra bằng hơi nước. Đối với những bạn nấu với lượng chuối nhiều có thể tăng lên nấu 45 phút sau đó tắt bếp.

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Nấu dịch chuối trên bếp

- Bước 3: Để nguội dung dịch chuối sau đó lọc ruột chuối và nước chuối riêng (chú ý khi để nguội chuối bạn vẫn nên đậy kín nồi như vậy sẽ đảm bảo được dinh dưỡng của chuối không thoát ra ngoài được). Cho thêm nước vào trong nước chuối để đảm bảo lượng nước vẫn đủ 3 lít nước.

- Bước 4: Say nhuyễn thịt chuối sau đó đổ vào nước dịch chuối, khuấy đều nước với thịt chuối.

- Bước 5: Cho nước dịch chuối vào hủ nhựa hoặc các chai nhựa, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Hạn sử dụng khi để dịch chuối trong tủ lạnh là được 3 tháng.

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Cho dịch chuối vào trong hủ bảo quản tủ lạnh

2.2. Hướng dẫn bón dịch chuối cho cây trồng

- Hướng dẫn sử dụng dịch chuối: Mỗi lần sử dụng tưới cây bạn nên pha dịch chuối theo tỷ lệ 1:4 (1 lít dịch chuối pha 4 lít nước) khấy đều lên và tưới cho cây. Nên bón dịch chuối cho cây vào chiều mát để cây dễ hấp thụ hơn. Nên bón dịch chuối cách 2-3 tuần bón cho cây 1 lần nước dịch chuối để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

- Chú ý: Đối với các cây như hoa phong lan bạn nên lọc phần bả dịch chuối ra để tưới cho cây.

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Sử dụng dịch chuối tưới cho cây ớt

- Bạn cũng có thể bón xen kẻ dịch chuối với phân đậu nành để cho cây đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây. Mỗi lần bón cách nhau 2 tuần. Tuy nhiên, khi cây sắp ra hoa, đậu quả bạn nên ngưng bón phân đậu nành, chỉ bón mình phân dịch chuối cho cây. Do giai đoạn ra hoa đậu quả cây cần nhiều kali để cung cấp nuôi hoa và đậu quả. Trong phân đậu nành có chứa nhiều đạ​m nếu bạn tưới quá nhiều đạm sẽ khiến cây bị rụng hoa và rụng quả non.

2.3. Ưu và nhược điểm khi làm dịch chuối

- Ưu điểm: Cách làm dịch chuối là nhanh, gon, nấu xong bạn có thể sử dụng được dịch chuối cho cây ngay. Do dịch chuối được tạo ra bằng phương pháp nhiệt độ để thủy phân chuối để cây trồng dễ hấp thụ.

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Xem thêm _ 4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất)

- Nhược điểm: Cần phải bảo quản cẩn thận dịch chuối trong ngăn mát tủ lạnh và trong quá trình nấu dinh dưỡng của dịch chuối sẽ bị mất đi một phần.

3. Hướng dẫn làm GE chuối bón cho cây

3.1. Cách làm GE chuối

Làm GE chuối tương tự với cách làm dịch chuối, tuy nhiên làm GE chuối bạn cần ủ cho chuối lên men trong vòng 3 tháng. Cách làm GE chuối như sau:

- Bước 1: Sử dụng 2 kg chuối, cắt chuối thành các khoanh nhỏ, bỏ phần đầu đen.

- Bước 2: Sử dụng 650g đường mía, đập nhuyễn đường ra, hòa tan đường với 6,5 lit nước (có thể thay thế bằng 650ml nước mía hoặc nhiều hơn do độ ngọt nước mía ít hơn đường).

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Sử dụng 650g đường mía pha nước

- Bước 3: Say nhuyễn thịt chuối, sau khi say chuối xong đổ chuối vào nước đường, khuấy đều chuối với nước đường.

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Xay nhuyễn chuối bằng máy xay

- Bước 4: Đổ nước chuối vào trong hủ, chỉ nên đổ 2/3 hủ đậy nắp kín lại (trong quá trình ủ GE chuối sẽ lên men sinh ra nhiều hơi làm căng hủ nhựa). Sử dụng túi nilon bịt kín miệng chuối lại để cho hủ không bị thoát hơi ra ngoài.

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Sử dụng nilon đậy kín hủ GE chuối

- Bước 5: Đặt hủ GE chuối ở nơi tối, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp trong nhà. Khoảng 7 ngày sau khi ủ vặn lỏng nắp để cho hủ xả hơi một lần sau đó vặn chặt nắp kín lại. Ủ trong 3 tháng là có thể mang ra sử dụng.

Lưu ý: Chỉ vặn lỏng nắp hủ GE chuối không nên mở hẳn nắp ra

3.2. Ưu và nhược điểm cách làm GE chuối

- Ưu điểm: Cách làm GE chuối sẽ giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong quả chuối để bón cho cây trồng.

- Nhược điểm: Bạn cần có thời gian để làm GE chuối và ủ lâu hơn so với làm dịch chuối.

3.3. Hướng dẫn cách bón GE chuối cho cây trồng

- Hướng dẫn sử dụng GE chuối: Đối với mỗi loại cây trồng có cách sử dụng và liều lượng khác nhau. Trước khi sử dụng cần lọc cặn và bả chuối sau đó pha với nước tưới. Tỉ lệ pha 3ml GE chuối pha với 1 lít nước. Phun tưới cho cây vào chiều mát và cách 2-3 tuần nên phun tưới 1 lần.

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Pha 30ml GE chuối với 10 lít nước tưới cho cây

- Nếu bạn pha tưới gốc cây trồng bạn pha 30ml GE chuối với 10 lit nước tưới trực tiếp lên cây trồng không cần lọc bả

Trên đây là cách hướng dẫn chi tiết bạn đọc cách làm dịch chuối và GE chuối cho cây trồng. Chúc bạn đọc thành công.

Nguồn: Admin tổng hợp LP

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

Chuối là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam rất giàu vitamin, tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó chuối còn cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng khi được chế biến làm phân bón. Thành phần dinh dưỡng trong quả chuối chứa các loại vitamin, cacbonhydrate, muối khoáng, các chất trung vi lượng, hoocmon kích thích sinh trưởng…

Nếu biết cách chế biến chuối sẽ trở thành một loại phân bón vừa rẻ tiền vừa mang lại hiệu quả cao, giúp cây phát triển xanh tốt quanh năm đặc biệt là hoa lan, hoa hồng. Vậy cách làm dịch chuối tại nhà như thế nào hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Dịch chuối là dòng phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng, protein, vitamin (B, C..) và khoáng chất trung vi lượng (Ca, Na, K..). Được coi như là 1 loại phân bón “thần dược” cho hoa lan, hoa hồng và nhiều cây trồng khác.

Thành phần dinh dưỡng của dịch chuối

❃ Dịch chuối cung cấp vitamin, acid amin, khoáng chất … hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Cung cấp kali hữu hiệu, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.

❃ Cây ra rễ mạnh, lá quang hợp tốt, bung ngọn nhanh.

Phục hồi sau khi ngộ độc hữu cơ.

❃ Giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học.

Cách làm dịch chuối bằng phương pháp đun sôi đơn giản dễ sử dụng nhưng phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnhhạn sử dụng trong thời gian ngắn.

Các bước thực hiện:

☞ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

• Chuối chín: 1kg.

• Nước sạch 3 lít.

• Tấm vải lọc.

• Máy xay sinh tố.

☞ Bước 2: Tiến hành chế biến dịch chuối

• Cắt nhỏ, thái mỏng chuối sau đó cho vào nồi cùng với 3 lít nước sạch.

• Đun sôi, để với lửa nhỏ khoảng 30 – 40 phút cho chuối càng nhừ càng tốt.

• Vớt chuối ra cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn, xay xong cho thêm nước sạch vào cho đủ 3 lít bù lại lượng nước hao hụt do quá trình đun chuối.

• Dùng miếng vải lọc lấy nước chuối tách phần bã chuối ra, có thể sử dụng ngay hoặc cho vào chai và bảo quản trong tủ mát.

• Phần bã chuối có thể mang đi bón vào các gốc cây rất tốt.

Cách sử dụng dịch chuối được chế biến bằng phương pháp đun sôi

▶ Đối với phong lan: tùy theo mục đích có thể pha theo các tỷ lệ khác nhau tưới vào giá thể định kỳ 15 đến 20 ngày 1 lần. Nếu bảo quản dịch chuối trong ngăn mát tủ lạnh cần phải để dịch chuối trở về nhiệt độ bình thường rồi mới sử dụng.

Dùng để bổ sung dinh dưỡng định kỳ quanh năm cho cây: pha 1 lít dịch chuối + 4 lít nước sạch.

Dùng để kích thích cây phát triển nhanh, lá xanh tốt: pha 1 lít dịch chuối + 1g phân bón lá NPK 20-20-20 + 4 lít nước sạch.

Dùng để kích thích ra hoa: pha 1 dịch chuối + 1g phân bón lá NPK 6-30-30 + 4 lít nước sạch.

Dùng để kích thích ra rễ, phòng ngừa nấm bệnh: pha 1 lít dịch chuối + 10g nấm đối kháng Trichoderma + 4 lít nước sạch.

Dùng để phục hồi cây ốm yếu suy dinh dưỡng: pha 1 lít dịch chuối + 100ml nước dừa + 4 lít nước sạch.

▶ Đối với các loại cây trồng khác: một lít dịch chuối thu được sau khi đun sôi xay nhuyễn chắt lấy nước có thể pha với 30 – 40 lít nước sạch để phun hoặc tưới đều vào lá, thân, gốc cho cây trồng định kỳ 15 – 20 ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Cách làm dịch chuối bằng phương pháp ủ lên men tự nhiên với chế phẩm sinh học Emuniv sẽ tối ưu hơn bởi nó giữ được nguyên vẹn những yếu tố dinh dưỡng ban đầu và tăng cường thêm các vi sinh có lợi. Bảo quản đơn giản, hạn sử dụng được lâu hơn.

Các bước thực hiện:

☞ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

• Chuối chín: 1kg.

• Chế phẩm sinh học Emuniv: 100g.

• Mật rỉ đường: 500ml.

• Máy xay sinh tố.

⫸ Bạn mua combo chế phẩm Emuniv và mật rỉ đường

☞ Bước 2: Tiến hành chế biến dịch chuối

Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn chuối, càng nhuyễn càng tốt.

Trộn đều 1kg chuối xay + 100g chế phẩm Emuniv + 500ml mật rỉ đường + 9 lít nước sạch.

• Cho hỗn hợp vào thùng phuy, thùng nhựa đậy kín nắp, sau 7 đến 10 ngày thu được hỗn hợp dịch chuối – phân bón hữu cơ tuyệt vời cho hoa lan, hoa hồng và các loại cây trồng khác.

• Dịch chuối sau khi ủ sẽ có mùi thơm tự nhiên, không có mùi hôi thối.

• Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể bảo quản sử dụng dần trong 3 tháng.

Cách sử dụng dịch chuối lên men

• Lọc sạch bã thu phần nước dịch chuối pha theo tỷ lệ 1 lít dịch chuối cho 100 lít nước sạch, phun ướt đều lên giá thể, rễ, thân, lá của cây.

• Phần bã lọc có thể bón trực tiếp vào gốc cây cũng rất tốt.

• Có thể sử dụng cho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần phun cách nhau 5 – 7 ngày.