Thành phố Hải Dương có bao nhiêu triệu dân?

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.

Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.

- Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ.

- Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa

- Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.

Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển

+ Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh .

- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:

Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa.

Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km.

Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, qui mô cấp I đồng bằng

Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng.

Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng

Đường huyện có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.

- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.

Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh

- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.

Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.

+ Hệ thống điện: Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1040 MW; hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kV tổng dung lượng 197 MVA và 11 trạm 35/10 kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Bưu điện: Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ sóng di động trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới.

+ Hệ thống tín dụng ngân hàng : Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng Cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh.

+ Hệ thống thương mại khách sạn: Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 Trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu nối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng

Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

+ Cơ sở y tế: mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường. Bình quân 10000 dân có 4 bác sỹ, 21 gường bệnh. Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: Máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp..

Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một nâng cấp hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương.

Năm 2002, Hải Dương có 1,685 triệu người với mật độ dân số 1.022 người/km2, trong đó dân nông thôn chiếm 86%. Dự kiến đến 2010 Hải Dương có 1,830 triệu người, với 1,1 triệu lao động. Ngưòi dân Hải Dương mến khách, cần cù, có trình độ văn hoá, năng động trong lao động.

Có 1.664.674 người với mật độ là 1.010 người/km2, trong đó dân nông thôn chiếm 86%. Dự kiến đến năm 2010 Hải Dương có 1,83 triệu người với 1,1 triệu lao động; dân số nông thôn chiếm 60 - 65%.

Dân số trung bình năm 2000 phân theo giới tính và phân theo khu vực:

Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, lực lượng trong độ tuổi lao động năm 2002 có gần 92 vạn người, chiếm 54,6% dân số trong tỉnh; lao động làm nông nghiệp chiếm 83%; lao động trong độ tuổi từ 18 - 30 chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 - 20%, lao động phổ thông có trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 60 - 65%; người lao động cần cù, năng động, tiếp thu nắm bắt kỹ thuật nhanh./.

1. Danh lam thắng cảnh- Lễ hội truyền thống:

1.1/ Hoạch Trạch: Làng nghề, làng văn hoá

Làng Hoạch Trạch, xã Thái Học (Bình Giang) có 890 hộ, 3.800 dân. Nằm kề thị tứ Phủ, Hoạch Trạch có nghề làm lược lâu đời. Theo bia văn chỉ huyện Đường An thì làng Hoạch Trạch có 7 vị đỗ đại khoa dưới các triều đại phong kiến.

Người “khai khoa” của làng là ông Vũ Tụ, đỗ Hoàng Giáp khoa Quý Sửu 1493. Các vị đại khoa khác là Trần Vĩ, đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1604; Nhữ Tiến Dụng, đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1664; Nhữ Đình Hiền, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thân 1680; Nhữ Trọng Thai, đỗ Bảng nhãn khoa Quý Sửu 1733; Nhữ Đình Toản, đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn 1736; Nhữ Công Chấn, đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn 1772. Nghề làm lược bí do Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền trong những năm đi sứ Trung Quốc (1697-1700) học được rồi về truyền lại cho dân làng.

 Hoạch Trạch còn là quê hương của nhạc sĩ tài năng Đỗ Nhuận, người đã sáng tác hàng trăm tác phẩm, trong đó có nhiều bài hát còn sống mãi với thời gian.

 Trong công cuộc đổi mới xây dựng quê hương, song song với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, Hoạch Trạch đã biết phát huy lợi thế về vị trí địa lý của thôn để xây dựng một trung tâm giao thương buôn bán mang tầm vóc khu vực, tên nôm là chợ Vạc.

Năm 2007, khu phố - chợ đã được khánh thành đưa vào sử dụng. Ngoài 14.591 m2 đất ở và hơn 6.000 m2 dành cho thương mại - dịch vụ, khu phố - chợ còn có các công trình phụ trợ gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống nước cứu hoả, hệ thống thoát nước, đất trồng cây xanh, đất đầu mối hạ tầng... Khu trung tâm thương mại có 128  ki-ốt bán hàng, mỗi ki-ốt có diện tích 15m2. Ngoài ra còn có 1 chợ mua bán rau, dưa, củ, quả và các mặt hàng tươi sống với 72 sạp hàng. Toàn bộ gian hàng, ki-ốt của chợ đã có người thuê trong thời gian 49 năm. Năm 2008, giá trị thu từ thương mại dịch vụ của Hoạch Trạch đạt 3,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của làng đạt 7,2 triệu đồng /người/năm. Làng có 200 hộ giàu, đạt tỷ lệ 22,2%; 403 hộ khá, đạt tỷ lệ 44,8%; 200 hộ có mức sống trung bình đạt tỷ lệ 22,2%.

1.2/ Lễ hội Đền Quát : Niềm tự hào trên quê hương danh tướng Yết Kiêu

Thành phố Hải Dương có bao nhiêu triệu dân?

Đền Quát

Mùa thu này, làng quê Hạ Bì thuộc xã Yết Kiêu (Gia Lộc) tràn ngập không khí náo nức, tươi vui trong thời gian diễn ra lễ hội Đền Quát. Năm nay, Lễ hội Đền Quát có nhiều nét mới so với những năm trước.

Nhiều nội dung phần lễ và phần hội sẽ được khôi phục. Theo đó, lễ hội sẽ bao gồm: Lễ cáo yết (nghi lễ mở cửa đền); Lễ mộc dục(thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của nhân dân bản xã với Đức thánh); Lễ rước bộ; Lễ tưởng niệm danh tướng Yết Kiêu; Tổ chức thi cỗ dâng Thánh (có 7 mâm cỗ hộp do các nghệ nhân làng Hạ Bì thực hiện);Hội Bơi chải(trên đoạn sông trước cửa đền với sự tham gia của 10 đội thuyền đến từ các Hà); thi bơi lội (bơi người) cùng nhiều trò chơi dân gian trong suốt các ngày diễn ra lễ hội

Đền Quát được xây dựng vào cuối thời Trần nhằm ghi nhớ công lao của đô soái Yết Kiêu. Danh tướng Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), quê quán ấp Hạ Bì, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng (thuộc xã Yết Kiêu - Gia Lộc ngày nay). Ông là người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thuỷ chiến. Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi mẹ. Năm 15 tuổi, trong một lần đi gánh nước, ông thấy hai con trâu trắng húc nhau ở bến sông Quát. Vốn có sức khoẻ, ông dùng đòn gánh đánh trâu. Chúng sợ bỏ chạy, ông nhặt được hai cái lông trâu, đặt xuống nước, nước rẽ làm đôi. Ông cho đây là lông trâu thần, liền nuốt vào bụng. từ đó ông có thân thể cường tráng, trí lực phi thường, bơi lội dưới nước như đi trên bờ. Trong trận chiến chống giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, Yết Kiêu nổi tiếng với chiến công dùng mũi khoan đánh chìm một đoàn thuyền chiến của giặc, bắt sống tướng giặc Phạm Nhan. Vua Trần thăng cho Yết Kiêu chức “Đệ nhất bộ đô soái thủy quân”. Khi ban thưởng quyền hạn kinh tế, Vua hỏi: “Tướng Yết Kiêu muốn bổng lộc gì ?” ông thưa: "Điều thứ nhất thần xin là bệ hạ ban phúc cho dân ấp Hạ Bì được tự do hành nghề chài lượng từ đầu sông ở thượng nguồn tới cửa sông giáp biển. Thứ hai, Bệ hạ ban ơn cho mỗi hộ khi hành nghề ở đâu cũng được sử dụng 3 thước đất phơi chài nước đồ nghề và kéo sợi quay tơ, chức dịch địa phương bất đắc ngáng chở, ngoài ra thần không xin gì thêm”.

Được sự quan tâm, đầu tư của tỉnh, huyện và địa phương, khi di tích dần được củng cố, tôn tạo. Năm 2006, Nhà nước hỗ trợ giải toả 24 hộ dân đang sinh sống xung quanh khuôn viên Đền Quát, trả lại hiện trạng vốn có của Đền. Tiếp đó, UBND tỉnh đầu tư xây dựng kè lạch xanh, lạch đỏ và bờ sông Đĩnh Đào đoạn thuộc khuôn viên của đền. Chính quyền và nhân dân địa phương đầu tư cho đội bơi chải và đội vận động viên bơi lội tập luyện hàng năm với số kinh phí trung bình khoảng 40 triệu đồng/năm.

1.3/ Rộn rã những ngày thu Vạn Kiếp

Lễ hội mùa Thu Kiếp Bạc - Côn Sơn 2007 gắn với sự kiện kỉ niệm 707 năm tưởng niệm ngày giỗ của Đức Thánh Trần và cũng là dịp kỉ niệm 565 năm ngày giỗ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.

Lễ hội năm nay được Ban tổ chức lễ hội triển khai với nhiều nội dung hoạt động. Về dự khai mạc lễ hội mùa thu truyền thống Kiếp Bạc - Côn Sơn 2007, có đại diện của một số, ban, ngành TW và các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hoá của quốc gia, và các đồng chí lãnh đạo tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương và một số ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố cùng đông đảo du khách thập phương trong cả nước.

Lễ dâng hương, Vạn Kiếp lừng vang tiếng trống, tiếng chiêng. Chương trình hội thuỷ quân trên sông Lục đầu được triển khai trên 1 dải sông rộng, ngay trước đền thờ Thánh. Hơn 4 chục chiếc thuyền lớn, của các đoàn thuyền Quần Mục, Kiến Thuỵ, Hải Phòng, và đoàn thuyền xã Kênh Giang, huyện Chí Linh, Hải Dương đã dàn trên Lục Đầu giang. Những chiếc thuyền này được trang trí cờ hội, với những bức đại tự “Độc nhạc chung linh”, và “Âm dương hợp đức”, được mô phỏng những đại tự được bài trí trong nội tự đền Kiếp Bạc, cùng với đôi câu đối được tạc trên nghi môn của đền “Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí. Lục đầu vô thuỷ bất thu thanh”, được dịch là “Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng. Lục đầu vang dôi tiếng quân reo”, với ý nghĩa tôn vinh, ca ngợi và tôn vọng uy linh đền Kiếp Bạc và đức Thánh Trần, cũng là sự khẳng định vị thế của đền Kiếp Bạc trong tâm linh dân tộc.

Đây là màn thuyền hội, nhằm tái hiện màn ăn mừng chiến thắng của tướng sỹ triều Trần cách đây hơn 7 thế kỷ, sau khi chiến thắng Nguyên Mông. Hội thuỷ quân huy hoàng giữa đất trời Vạn Kiếp. Những cờ phướn bằng vải nhiều màu sắc lồng lộng tung bay trong gió Lục Đầu Giang, làm tâm trạng hàng chục vạn du khách hành hương Vạn Kiếp thêm phấn chấn, xốn xang.

Đêm 16- 8, lại thêm 1 đêm Lục đầu giang thao thức. Tại khu vực nội tự đền Kiếp, nghi thức lễ ban ấn của Đức Thánh Trần đã thu hút đông đảo nhân dân về dự hội. Kiếp Bạc rộn rã những ngày thu. Đêm 17- âm lịch, tại khu vực trước cửa đền, các tiết mục tham gia liên hoan diễn xướng dân gian hầu Thánh được tiến hành. Hình thức diễn xướng này, với nét sôi nổi đặc biệt của văn hoá dân gian, đã làm tăng thêm bầu không khí đêm Kiếp bạc thêm phần huyền ảo. Liên hoan diễn xướng hầu Thánh đã được tiến hành nghiêm túc trong sự chứng kiến của du khách hành hương.

1.4/ Lễ hội đền Cao An Phụ năm 2007.

Thành phố Hải Dương có bao nhiêu triệu dân?

Lễ hội đền Cao An Phụ

Ngày 17-5 (1-4 âm lịch) huyện Kinh Môn tổ chức lễ hội đền Cao, tưởng niệm756 năm ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu.

An Sinh Vương Trần Liễu (1211 – 1251) là tôn thất nhà Trần (anh ruột vu Trần Thái Tông, vị vua đầu của triều Trần), có công sinh thành Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân dân thời Trần chiến thắng giặc Nguyên – Mông trong thế kỷ XIII. Sau khi ông mất, triều đình và nhân dân lập đền thờ trên núi An Phụ, gọi là An Phụ sơn từ, thường gọi là đền Cao, nay thuộc xã An Sinh (Kinh Môn). Ngày mất của ông 1-4 âm lịch trở thành ngày lễ hội hằng năm của đền. Đền Cao được xếp hạng di tích lịch sử-văn hoá và danh lam thắng cảnh quốc gia năm 1992.

1.5/ Chùa Côn Sơn

Thành phố Hải Dương có bao nhiêu triệu dân?

Lễ hội Côn Sơn

Di tích được xếp hạng quốc gia đợt I (1962) và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994. Năm Hưng Long 12(1304) Pháp Loa xây dựng liêu (chùa nhỏ) Kỳ Lân đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự , gọi tắt là chùa Côn Sơn, nôm gọi là chùa Hun, giao cho Huyền Quang chủ trì, tạo thành một trung tâm của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.

Vào thời Long Khánh (1373-1377), Tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại. Nguyễn Trãi, xây dựng Thanh Hư động để làm nơi lui nghỉ. Côn Sơn là nơi in dấu chân danh nhân nhiều thời đại, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, từ thủa thiếu niên và những năm tháng cuối đời đã sống ở đây; Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm khu di tích vào ngày 15/2/1965.

Khu di tích Côn Sơn là một trung tâm văn hoá, tôn giáo và du lịch của đất nước, đang được trùng tu và tôn tạo. Hằng năm có hai mùa lễ hội lớn từ 16-22 tháng giêng, và từ 16- 20 tháng Tám, trọng hội là ngày 18

1.6/ Khu di tích Kiếp Bạc

Thành phố Hải Dương có bao nhiêu triệu dân?

Đền Kiếp bạc

Thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, cách Côn Sơn 7 km, là nơi có Đền thờ Trần Hưng Đạo được xây dựng tại nơi trước đây là đại bản doanh của Tướng quân trần Hưng Đạo, từ nơi đây 3 lần xuất quân và đại thắng quân Nguyên Mông. Khu di tích Kiếp Bạc là một quần thể gồm nhiều di tích như: Đền thờ Trần Hưng Đạo, Dược Sơn, dòng sông lục đầu, Bến Bình Than, Cồn Kiếm.

1.7/ Kiếp Bạc là một vùng bán sơn địa, giữ vị trí quân sự tầm chiến lược, ở tả ngạn sông Thương, một nhánh của sông Lục Đầu, thuộc đất hai làng Vạn Yên (Kiếp ),Dược Sơn (Bạc) xã Hưng Đạo. Trần Hưng đạo từng tập kết đại quân ở đây. Quân Nguyên trong cuộc xâm lược lần thứ hai và thứ ba chiếm vị trí này làm bàn đạp tấn công Thăng Long. Tháng 6 năm 1285, diễn ra trận Vạn Kiếp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai. Đại vương Trần Hưng Đạo, lập vương phủ và quân doanh ở Kiếp Bạc từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất và sống ở đây cho đến khi qua đời (1300).

2/ Đặc sản truyền thống

Hải Dương nổi tiếng với nhiều đặc sản món ăn truyền thống, nổi tiếng với các loại bánh gai, bánh đậu xanh, vải thiều

Thành phố Hải Dương có bao nhiêu triệu dân?

Bánh đậu xanh

Bánh gai có truyền thống lâu năm ở Ninh Giang được truyền nghề qua nhiều đời

Bánh đậu xanh có truyền thống từ lâu đời, với các hãng nổi tiiéng Rồng vàng, Bảo Hiên, Nguyên Hương… Bánh được sản xuất phục vụ cho cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Vải Thiều được trồng từ Thanh Miện và được lai tạo nên Lục Ngạn, Bắc Giang, là loại vải ngon nhất trong cả nước./.

Thành phố Hải Dương có bao nhiêu triệu dân?

Vải Thiều

Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương

2. Các đơn vị hành chính:

Hải Dương có 1 thành phố và 11 huyện, bao gồm:

Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 2006-2010

1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11,5%/năm trở lên;

2. Giá trị SX Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4-4,5%/năm;

3. Giá trị SX Công nghiệp - Xây dựng tăng 20%/năm;

4. Giá trị SX các ngành dịch vụ tăng 13%/năm;

5. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ đến năm 2010 là: 19,0% - 48,0% - 33,0%;

6. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17 triệu đồng trở lên (giá thực tế);

7. Giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng 25%/năm;

8. Thu ngân sách nội địa tăng 10%/năm trở lên; 

9. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn 5 năm đạt trên 40 ngàn tỷ đồng.

10. Đảm bảo 90 – 95% học sinh học hết bậc THCS được học tiếp, trong đó 10-15% học ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;

11. Hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2010 xuống dưới 18%;

12. Tỷ lệ giảm sinh bình quân 0,2 – 0,3%0/năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 0,9%/năm;

13. Giảm tỷ lệ nghèo 2%/năm trở lên để đến cuối năm 2010 còn 7,5% (theo chuẩn năm 2005);

14. Năm 2010 có trên 90% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;

15. Hàng năm giải quyết tạo việc làm mới cho 3 vạn lao động trở lên. Đến năm 2010 có trên 40% số lao động qua đào tạo;

16. 100% số huyện có sân vận động trung tâm; 100% số xã, phường, thị trấn, khu dân cư có đủ thiết chế văn hoá thể thao theo quy định; 50% số làng, khu dân cư, 90% số cơ quan, đơn vị; 80% số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá;

17. Hàng năm có 80% số cơ quan, chính quyền cơ sở đạt trong sạch vững mạnh;

18. Hàng năm có 75% tổ chức cơ sở của MTTQ và đoàn thể nhân dân đạt vững mạnh.

Kinh tế của tỉnh phát triển khá, đạt mức tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9,7%/năm (cả nước tăng 6,9%/năm). Quy mô kinh tế năm 2010 lớn gấp 2,3 lần so với năm 2005. Các cân đối lớn như: vốn đầu tư, xuất khẩu, thu ngân sách được giữ ổn định và tăng khá. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm đạt 73.576 tỷ đồng, tăng bình quân 24,7%/năm; giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng 55,7%/năm; thu ngân sách nội địa tăng 16,7%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, từ 27,1% - 43,6% - 29,3% (năm 2005) sang 23,0% - 45,3% - 31,7% (năm 2010). Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất (giá CĐ) tăng bình quân 2,0%/năm. Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, giá trị sản xuất tăng bình quân 13,7%/năm. Dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,9%/năm.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục giữ vững thành tích và có bước phát triển mới. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt một số tiến bộ. Văn hoá, thể dục thể thao tiếp tục phát triển. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Công tác quốc phòng - quân sự địa phương được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hợp tác phát triển với các tỉnh trong vùng được mở rộng. 

* Tuy nhiên, còn 8 chỉ tiêu không đạt KH đề ra là:

(1)- Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP tăng bình quân 9,7%/năm (KH: 11,5%/năm).

(2)- GTSX Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 2.0%/năm (KH : 4,5%/năm).

(3)- GTSX Công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 13%/năm (KH : 20%/năm).

(4)- Cơ cấu kinh tế : 23,0% - 45,3% - 31,7% (KH: 19% - 48% - 33%).

(5)- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được học tiếp đạt 85,6% (KH: 90 – 95%).

(6)- Năm 2010 có 88% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (KH: trên 90%).

(7)- Tỷ lệ cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 87% (KH: 90%), số thôn, khu dân cư có nhà văn hoá đạt tỷ lệ 83% (KH: 100%).

(8)- Tỷ lệ giảm sinh bình quân đạt 0,16%0/năm (KH: 0,2%0/năm), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,97%/năm (KH: dưới 0,9%/năm)

Đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2006 – 2010 ước đạt 73.576 tỷ đồng (KH: 40.550 tỷ đồng), tăng bình quân 23,7%/năm; tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP tăng từ 46,9% năm 2005 lên 61,4% năm 2010 (cả nước 41%). 

Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch tích cực theo hướng nâng dần tỷ trọng vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, phản ánh khả năng huy động đa dạng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tỷ trọng vốn nhà nước – ngoài nhà nước - vốn nước ngoài chuyển dịch từ 31,1% - 45,7% - 23,2% (năm 2005) sang 21,6% - 57,2% - 21,2% (năm 2010).

Công tác quản lý nhà nước về đầu tư có bước chuyển biến tích cực từ việc xác định chủ trương đầu tư đến việc giám sát tổ chức thực hiện. Tập trung thanh quyết toán các khối lượng đã hoàn thành và các công trình chuyển tiếp, chỉ khởi công xây dựng mới những công trình trọng điểm, thiết yếu, do đó tình trạng đầu tư tràn lan, không theo quy hoạch được khắc phục rõ rệt.

Đến cuối năm 2010 đã thanh toán hết cho các công trình đầu tư từ nguồn vốn XDCB tập trung cấp tỉnh đã có quyết toán được phê duyệt.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng khá. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 12,5%/năm, trong đó thu nội địa tăng 16,7%/năm (tăng từ 1.727,9 tỷ đồng năm 2005 lên 3.742 tỷ đồng năm 2010), vượt mục tiêu đề ra (MT: 10%/năm).

Chi ngân sách địa phương luôn đảm bảo hoạt động của Đảng, bộ máy chính quyền, các đoàn thể, chi cho sự nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và đầu tư phát triển. Tốc độ tăng chi ngân sách bình quân đạt 16,4%/năm. Đã ưu tiên chi cho nhiệm vụ bảo đảm xã hội, chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế, KHCN, quân sự, công an. Đảm bảo các khoản chi đột xuất phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

*  Những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2006-2010

1. Kinh tế tăng trưởng chưa cao, khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế thấp. Quy mô của các ngành kinh tế còn nhỏ, chưa có nhiều mô hình, dự án lớn để tạo sự đột phá về quy mô, chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế chung, cũng như cơ cấu nội bộ các khu vực chuyển dịch còn chậm, chưa rõ nét. Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu và thiếu, nhất là ở khu vực nông thôn.

2. Hiệu quả khai thác, sử dụng vốn đầu tư chưa cao. Tiến độ thực hiện của nhiều dự án, kể cả các dự án trọng điểm còn chậm dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực còn dàn trải, lãng phí. Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá, thể thao, bảo vệ môi trường,…còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước còn nhiều hạn chế. Việc cấp giấy chứng nhận QSD đất sau chuyển đổi ruộng còn chậm. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề xã hội cấp bách nhưng việc giải quyết chưa có chuyển biến căn bản. Hoạt động KHCN chưa phát huy vai trò là khâu đột phá, thiếu những chương trình, dự án KHCN trọng điểm để giải quyết những yêu cầu bức bách của sản xuất, đời sống và xã hội đặt ra. Kết quả nghiên cứu một số đề tài khoa học chưa được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống.

4. Chất lượng giáo dục, dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực; cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Một số chỉ tiêu về xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đội ngũ bác sĩ công tác tại trạm y tế chưa đạt; tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng và mất cân bằng giới tính ở mức cao. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở một số nơi còn khó khăn, sự phân hoá giàu nghèo tiếp tục gia tăng. Công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, khoa học chuyển biến chậm.

5. Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính chuyển biến còn chậm; quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn biểu hiện những hạn chế, thiếu sót. Chất lượng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu; còn biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà trong thực thi công vụ. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị chưa được đề cao, phát huy. Công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý còn chậm./.