Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi

Tổ chức sinh hoạt tập thể 

Sinh hoạt tập thể là một yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên, nhưng ít anh chị Phụ trách nào nắm bắt được cốt lõi của những sự việc hay phải làm gì khi tổ chức sinh hoạt tập thể. Các em đã quá mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết ở trong nhà trường rồi, nếu khi đến sinh hoạt mà gặp một anh chị Phụ trách cứ thao thao bất tuyệt hay một anh chị Phụ trách độc diễn suốt buổi sinh hoạt, chúng tôi tin rằng khó tồn tại lâu dài.

Để cho các em có thể “tiêu hóa” được những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý... chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, vở kịch hay trò chơi. Những hoạt động này không những giúp cho các em tiếp thu bài học một cách thoải mái, tự nhiên, mà còn giúp cho các em được vui chơi thư giãn.

 Nhưng làm thế nào để cho những hoạt động như: ca hát, nhảy múa, vui chơi... đạt được hiệu quả cao? Chúng tôi xin mời các bạn tham khảo các phần sau đây:

Ca hát

 Trong sinh hoạt của các phong trào thanh thiếu niên, ca hát là một hoạt động chủ lực không thể thiếu, vì nó nói lên được sức mạnh, sự đoàn kết, vui tươi và trẻ trung của đoàn thể đó.

 Ca hát là giáo dục bằng truyền cảm, là bộc lộ tâm tình của mình bằng ngôn ngữ của âm thanh và nhịp điệu. Nó biểu dương ý chí và tình đồng đội, giải tỏa những buồn chán, ức chế, làm hưng phấn tinh thần, giãi bày tâm trạng của cá nhân hay tập thể, đem lại bầu khí vui tươi trong sinh hoạt...

  ca nhạc mang tính đa diện như hùng tráng, bi thương, vui vẻ, trầm buồn, kích động... tùy theo bài hát cũng như tâm trạng người hát và người nghe. Cho nên chỉ cần nghe một cá nhân hay tập thể hát lên một vài bài hát, thì chúng ta cũng có thể đánh giá được tâm trạng và “trình độ” sinh hoạt của cá nhân hay tập thể đó. Vì vậy, muốn hát cho đúng, cho hay và cho hợp với hoàn cảnh, tuổi tác... chúng tôi xin đưa ra một số nguyên tắc cơ bản sau đây, giúp cho các bạn thành công trong việc dạy hát và học hát.

 1. Chọn bài hát:

 -         Chọn những bài thích hợp với lứa tuổi. Thiếu niên thì chọn những bài hát ngắn, vui tươi, hồn nhiên, dễ hát, dễ thuộc.... Thanh niên thì chọn những hùng ca, dân ca, những bài mang tính yêu nước, ca ngợi các chiến công tiền nhân, anh hùng dân tộc...

 -         Chọn những bài hát hợp với hoàn cảnh như: vui tươi, khích động tinh thần (khi buồn ngủ, mệt mỏi...), buồn rầu, nuối tiếc (khi chia tay...) và các hình thức sinh hoạt tập thể khác.

 -         Không chọn những bài tình cảm ủy mị, ướt át, rên rỉ... những bài hát quảng cáo, kích động bạo lực, xuyên tạc... những bài hát mang tính phi giáo dục như chế giễu người tàn tật, già nua, nghèo khổ...

 2. Sắp xếp đội hình:

 Thường thì chúng ta sinh hoạt ngoài trời, cho nên phải chọn đội hình vòng cung hay vòng tròn. Cho các đoàn sinh ngồi sát nhau để tiếng hát đỡ bị loãng. Người hướng dẫn đứng ở giữa hay ở vị trí nào mà mọi người có thể nghe và thấy mình rõ ràng.

 Sắp xếp cho những em tinh nghịch hay hiếu động ngồi xa nhau.

 3. Chuẩn bị tập hát:

 -         Nếu là bài hát dài thì nên in sẵn để phát hay cho ghi chép. Nếu ngắn thì tập thuộc lòng.

 -         Cho một băng reo hay một động tác thư giãn trước khi tập.

 -         Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao.

 4. Tập hát:

 -         Người hướng dẫn hát thử bài hát một vài lần thật đúng nhịp điệu và rõ ràng.

 -         Ngắt ra từng đoạn ngắn và tập từng câu. Mỗi câu tập 3-4 lần cho thuộc rồi mới sang câu khác.

 -         Từ câu thứ hai trở đi, mỗi khi tập xong một câu thì hát lại từ câu đầu cho bài hát được liên tục.

 -         Để ý nghe chỗ nào sai thì sửa ngay, vì khi quen rồi thì rất khó sửa, khi nào hát đúng mới sang câu khác.

 -         Khi đã tập hết bài thì phân nhịp bằng cách cho vỗ tay.

 -         Tập xong nên chia ra từng nhóm nhỏ để kiểm tra.

 -         Nhắc người học hát nên học thuộc lòng, đừng nhìn vào giấy.

 -         Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo bầu không khí.

 Sự khéo léo của người hướng dẫn

 -         Kiên nhẫn, tập kỹ từ đầu để ai cũng có thể hát được.

 -         Đừng tập quá nhanh, lướt qua những câu chưa thuộc.

 -         Luôn luôn khuyến khích mà không chế diễu người hát kém hay có chất giọng “đặc biệt”.

Ca múa tập thể

Ca múa là một trong những sinh hoạt ưa thích của thanh thiếu niên, nó vừa giải trí, vừa vận động, vừa là một phương tiện giáo dục rất hiệu quả.

 Ca múa là hình thức bộc lộ tình cảm bằng những cử chỉ và điệu bộ một cách có nghệ thuật, cho nên điệu múa phải đi đôi với lời ca, bổ túc cho nhau, làm nổi bật ý tưởng của lời ca. Phải rập ràng, linh động, uyển chuyển, nhịp nhàng theo tiết tấu nhịp điệu của bài ca.

 Ở đây, chúng tôi không đề cập tới các vũ đoàn chuyên nghiệp, các vũ công nghiệp dư, mà nói đến Ca Múa tập thể nghĩa là những điệu múa mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện được. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt, chúng ta cần giữ những nguyên tắc cơ bản sau đây:

 Nguyên tắc sáng tác các điệu múa tập thể:

 -         Biết tiết điệu của bài hát

 -         Cử điệu đơn giản, dễ dàng nhưng không đơn điệu. Tự nhiên mà không cầu kỳ hay quái dị.

 -         Động tác phải đi đôi với lời ca.

 -         Chú ý từng cử điệu của đầu cổ, mình, tay chân, bàn chân, ngón tay, ngón chân... làm sao cho nhịp nhàng.

 -         Có đi có về, tiến bao nhiêu bước thì lùi bấy nhiêu bước.

 Làm thế nào để khi kết thúc mọi người lại ở vị trí lúc bắt đầu.

 Nguyên tắc tập múa:

 -         Tập thật thuộc bài hát và hát đúng nhịp, đúng tiết điệu.

 -         Người hướng dẫn phải thuộc kỹ điệu múa, không ngập ngừng (có thể tập trước ở nhà nhiều lần).

 -         Nhắc các trại sinh những chỗ khó.

 -         Tập kỹ những động tác của từng câu, từng đoạn, sửa ngay nếu thấy sai.

 -         Như cách tập hát, sau mỗi đoạn chúng ta nên quay lại từ đầu để cho bài múa được liền lạc.

 -         Thoải mái và tự nhiên trong các động tác.

 Để cho khỏi quên, thỉnh thoảng chúng ta phải ôn lại.

 Biểu diễn

 Thường thì “Ca múa tập thể” không phải là một tiết mục biểu diễn mà chỉ để cùng nhau vui chơi sinh hoạt, nhưng nếu cần (thí dụ trong buổi lửa trại), chúng ta cũng có thể biến nó thành một tiết mục văn nghệ hấp dẫn sinh động mà không phải đầu tư nhiều (vì đã thuộc). Muốn như vậy, khi trình diễn các bạn nhớ:

 -         Gương mặt phải vui tươi, tay chân uyển chuyển, thỉnh thoảng mỉm cười đúng chỗ.

 -         Đồng bộ, rập ràng (nương theo người đầu đàn, chờ nhau), nhưng không liếc ngó trắng trợn.

 -         Đặt mình vào khung cảnh, nhập vai, lột tả được ý nghĩa của bài múa.

 -         Đặt mình vào khung cảnh, nhập vai, lột tả được ý nghĩa của bài múa.

Những bài hát và ca múa thông dụng trong sinh hoạt:

Bài hát Nhảy lửa

Vũ điệu:

Đứng vòng tròn, hai tay trên hông.

A. Bước theo nhịp và đi vào trong 7 bước (chân phải trước) tới chữ "chất" đá cao chân.

B. Bước theo nhịp lui ra (trở về vị trí cũ)

C. Như đoạn (A) tới chữ "tách" đá cao chân phải

D. Như đoạn (B)

E. Nắm tay nhau chạy sang phải (hơi rùn chân, dậm theo nhịp)

F. Nắm tay nhau chạy sang trái (hơi rùn chân, dậm theo nhịp)

G. Nắm tay đi vào giữa, tới chữ "ca hát" thì tay giơ cao

H. Lui ra, lưng khom, tay quạt vòng theo nhịp

Con voi

Vũ điệu:

A. Dùng cùi chỏ tay phải huých vào người kế bên

B. Chỉ tay phía trước mặt

C. Hai tay vẽ hình vòng tròn lớn

D. Hai bàn tay nắm lại quay vòng với nhau trước ngực

E. Hai bàn tay xòe rộng, khuỷu tay sát người

F. Tay phải gãi đầu

G. Tay trái ve vẩy sau lưng

H. Tay phải ve vẩy trước mũi

Anh em ta về

Vũ điệu:

Chia thành từng cặp sẵn.

A. Cầm tay nhau nhảy theo nhịp mạnh, ngược chiều kim đồng hồ, nếu chân phải dậm xuống thì chân trái co lên và ngược lại.

B. Nhảy theo chiều ngược lại như đoạn A

C. Buông tay ra dậm chân tại chỗ, tay đánh cao

D. Từng cặp quay mặt lại với nhau, vẫn dậm chân tại chỗ

E. Từng cặp cầm hai tay nhau và nhảy vòng tròn quanh nhau.

F. Buông tay nhau đi 5 bước vào giữa.

G. Tay trái chống nạnh, tay phải chỉ trước mặt và nhịp nhịp.

H. Cầm tay nhau vừa vung vẩy vừa bước lùi, để chữ cuối cùng ca thì vung tay cao lên.

Trên đây là những điệu bài múa tiêu biểu trong các sinh hoạt tập thể còn rất nhiều bài múa đã có sẵn từ lâu trong các tài liệu sinh hoạt, chúng tôi không thể đưa hết vào được. Các bạn cũng có thể dựa theo những bài hát để sáng tạo các điệu múa cho thêm phong phú, đa dạng.

Băng reo

Băng reo hay tiếng reo âm thanh, lời nói, tiếng hát... đồng loạt và nhịp nhàng của một tập thể, dùng để chào mừng, khen tặng, chế diễu, thán phục, giải trí... và đánh tan bầu không khí tẻ nhạt, uể oải, thụ động, kéo tất cả mọi người nhập cuộc.

 Có 4 loại băng reo:

 1. Tiếng động (vỗ tay, dậm chân...)

 2. Nói

 3. Hát

 4. Cử chỉ, điệu bộ

 Đôi khi người ta phối hợp hai, ba hay cả bốn loại trên trong một băng reo. Nhưng cho dù sử dụng loại nào thì chúng ta cũng cần có những yếu tố sau:

 -         Rập ràng, đồng bộ

 -         Giản dị dễ làm

 -         Vui tươi, dí dỏm và có ý nghĩa

 -         Có tính cộng đồng (tất cả mọi người đều có thể tham dự)

Những yêu cầu của người hướng dẫn

Để cho một băng reo đạt chất lượng, người hướng dẫn cần lưu ý:

 -         Nếu là một băng reo mới, người hướng dẫn phải giới thiệu rõ ràng cho mọi người biết cách làm hay cách hô đáp trả.

 -         Làm nháp (nếu cần)

 -         Gây sự chú ý và tập trung, yêu cầu mọi người cùng tham gia.

 -         Nếu cần sử dụng tiếng hô, phải cao giọng và đanh gọn.

 -         Tập thể cần đáp lại mạnh mẽ và rập ràng.

 -         Người hướng dẫn cần sôi động, duyên dáng và sáng tạo.

 Sau đây là một số băng reo tiêu biểu đã có từ lâu và thường dùng trong các buổi sinh hoạt tập thể.

   Băng reo tiếng động

 Trời mưa:

 1. Chia ra hai phe, người hướng dẫn chỉ tay vào phe nào thì phe đó vỗ tay một cái (như tiếng mưa nhỏ giọt). Người hướng dẫn đưa tay cao khỏi đầu và quay vòng thì tất cả đều vỗ tay liên tiếp và vỗ lớn. Hạ tay xuống càng thấp thì vỗ càng nhỏ dần. Tùy theo sự linh động của người hướng dẫn để tạo ra những âm thanh như những cơn mưa từ xa ập tới rồi đi qua, xa dần, xa dần... để lại những giọt mưa tí tách.

 2. Người hướng dẫn có thể cho làm mưa từ nhỏ đến to hoặc từ to đến nhỏ bằng cách vỗ từ 1 ngón tay, 2 ngón tay... cho đến cả bàn tay, hoặc ngược lại.

 Vỗ tay theo nhịp:

 Người hướng dẫn vỗ tay theo nhịp đếm 1-2-3 (ngưng), 1-2-3-4-5. Khi đã quen thì không cần đếm.

 Người hướng dẫn có thể sáng tạo bằng nhiều cách, nhiều nhịp khác nhau hay nhại theo tiếng trống nghi thức.

  Băng reo tiếng nói

 Cóc nhái ễnh ương cãi nhau:

 Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có tiếng kêu khác nhau

 -         Nhóm 1: chuộc, chuộc, chuộc

 -         Nhóm 2: chẳng chuộc, chẳng chuộc, chẳng chuộc

 -         Nhóm 3: dở ẹc, dở ẹc, dở ẹc

 -         Nhóm 4: tức anh ách, tức anh ách

 Tùy theo người hướng dẫn chỉ nhóm nào thì nhóm đó kêu, thỉnh thoảng quay vòng tay trên đầu thì cả 4 nhóm cùng kêu.

 Cúng đình:

 Chia làm 2 nhóm, người hướng dẫn đánh tay về nhóm nào thì nhóm đó kêu lên theo âm thanh của “trống, chiêng, mõ”.

 -         Nhóm 1: cúng chi, cúng chi

 -         Nhóm 2: cúng đình, cúng đình

 -         Nhóm 1: có chi, có chi

 -         Nhóm 2: có chè, có chè

 -         Nhóm 1: bưng!... bưng!

 -         Nhóm 2: cất!... cất!

   Băng reo bài hát và cử điệu

 Nào đoàn ta tiến:

 (Bài hát) Nào đoàn ta tiến, theo dấu bao đấng anh hùng. Liều mình xông pha, băng mình qua chốn đạn tên.

 (Băng reo) Sau khi hát xong, người hướng dẫn (NHD) vừa làm động tác phi ngựa vừa hô: “Quân ta!”, tất cả: “Xông pha!”

 -         Lần 1: NHD: “một tay” - Tất cả: “một tay”. Đưa cao một tay vừa nhịp vừa hát lại bài hát.

 -         Lần 2: NHD: “một tay” - “hai tay”. Tất cả: vừa lặp lại từng hai chữ, vừa đưa hai tay lên, hát lại bài hát.

 -         Lần 3: NHD: “một tay” - “hai tay” - “một chân”...

 -         Lần 4: NHD: “một tay” - “hai tay” - “một chân” - “hai chân”

   Trò chơi

 Trò chơi là gì ?

 -         Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người.

 -         Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em.

 -         Trò chơi là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi, giúp họ hăng hái, thư giãn, vui vẻ, trẻ tính...

 Mục đích của trò chơi

 Nhiều người trong chúng ta còn chưa đánh giá đúng mức sự ích lợi của trò chơi trong việc giáo dục thanh thiếu niên. Đôi khi họ còn cho rằng đó là một thứ công việc vô bổ, mất thời giờ... quan niệm đó hoàn toàn sai lầm.

 Với người lớn, trò chơi là giải trí, thư giãn, giúp cho đầu óc bớt căng thẳng sau những giờ làm việc mệt nhọc. Với trẻ em, ngoài sự giải trí, trò chơi còn là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển Trí, Đức, Thể và Nhân Cách con người. Đối với các phong trào thanh thiếu niên, trò chơi là một lợi khí chính yếu trong những phương pháp giáo dục, giúp trẻ em rèn luyện và phát triển toàn mỹ các giác quan chính, làm cho trẻ khéo léo hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Trò chơi còn giúp trẻ biết quan sát và phản ứng nhanh, biết tôn trọng kỷ luật, biết tự chủ, từ đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết thương yêu nhau....

 Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng. Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc gia. Nhà tâm lý học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để tái tạo lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trật tự... vì trong lúc chơi, trẻ em không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn... Khi bị khép vào luật chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỷ luật và sinh động hơn....”

 Thông qua trò chơi, các nhà giáo dục, các anh chị Phụ trách sẽ hiểu rõ hơn về tính tình của từng em như: mạnh bạo, nhút nhát, ích kỷ, vị tha, nóng nảy, điềm đạm, thông minh, đần độn, khéo léo, vụng về...

 Tóm lại: Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân được rèn luyện, giúp cho tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm...

 Ích lợi của trò chơi

 Như đã đề cập đến trong phần mục đích, bất kỳ trò chơi nào cũng mang một ích lợi trong việc giáo dục và rèn luyện nhất định:

 -         Tăng cường sức khỏe: Trò chơi thường được tổ chức ngoài thiên nhiên thoáng đãng, không khí trong lành. Có nhiều trò chơi cần đến sự vận động cơ bắp như: chạy nhảy, kéo đẩy, mang vác...

 -         Luyện giác quan: Với những trò chơi phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh mắt, thính tai, lẹ tay, quan sát, tập trung tư tưởng... (trò chơi Kim, thò thụt, cái tát bất ngờ, bịt mắt bắt dê...)

 -         Luyện ý chí và ý thức: Hăng say đua tranh để giành chiến thắng. Tự chủ, không rụt rè, sợ hãi, không bị lôi cuốn bởi nhiệt tình bồng bột. Chấp hành kỷ luật của trò chơi. Kiên nhẫn trong khi chơi. Biết sáng tạo, linh động.

 -         Luyện tính tình: Các em trở nên vui vẻ, sôi động. Rèn luyện tính đồng đội, biết đoàn kết gắn bó với nhau để giành chiến thắng, phát triển năng khiếu tốt, sự can đảm, gan dạ, lòng vị tha...

 Trò chơi còn giáo dục các em biết ý thức công dân, những em biết tự giác tôn trọng luật chơi, khi lớn lên, cũng sẽ tự giác giữ đúng pháp luật của quốc gia, luật lệ của hàng xóm... nếu các em không tự giác thì chúng ta phải uốn nắn dần dần.

 Trò chơi cũng có thể chữa trị cho những em bị trầm uất, bị căng thẳng hay suy nhược thần kinh...

 Phân loại trò chơi

 Có nhiều cách phân loại trò chơi, nhưng với đối tượng của chúng ta là thanh thiếu niên, chúng ta tạm phân loại theo ba cách sau đây:

 1. Phân loại trò chơi theo sự năng động

 -         Trò chơi động: là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắp của người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng ngại...

 -         Trò chơi tĩnh: là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người chơi ít di chuyển cũng như ít vận động cơ bắp, những trò chơi tĩnh như: bắn tên, ghi nhớ lâu...

 2. Phân loại trò chơi theo không gian

 -         Trò chơi ngoài trời: hầu như tất cả những trò chơi đều có thể chơi được ngoài trời, nhưng chúng ta phải lưu ý là sân chơi phải phù hợp với trò chơi. Thí dụ: sân đất cứng, sân gạch hay xi măng... thì không nên chơi những trò chơi mạnh bạo, có thể té ngã gây thương tích. Sân có nhiều cây cối, chướng ngại... thì không nên chơi rượt đuổi hay bịt mắt...

 -         Trò chơi trong nhà: thường áp dụng trong giờ giải lao của một buổi hội họp, học tập... hoặc vì mưa gió không thể chơi ngoài trời được. trò chơi trong nhà thường là trò chơi tĩnh, ít di chuyển...

 3. Phân loại trò chơi theo mức độ

 -         Trò chơi nhỏ: là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên sân bãi nhỏ, ứng dụng trong những sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui... và thời gian chơi cũng rất ngắn, chỉ khoảng 5-10 phút.

 -         Trò chơi lớn: là những trò chơi được dàn dựng công phu dựa theo một câu chuyện, một truyền thuyết, một lịch sử... Cũng có khi dùng trò chơi lớn như một cách ôn tập các môn đã học. Trò chơi lớn được dàn dựng ở những địa thế rộng lớn như núi rừng đồng ruộng, sông biển... Được tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, cá biệt có những trò chơi dài đến hàng tháng.

 -         Ngoài ra, người ta còn phân trò chơi theo từng thể loại như, trò chơi luyện giác quan (ai đây, bịt mắt), trò chơi khéo léo (ném bóng, thổi đèn cầy), trò chơi nhanh nhẹn (đập tay, ném bóng), trò chơi lý luận (có, không), trò chơi phản xạ (trời đất, nước, bắn súng), trò chơi vận động nhẹ (chuyền dép), trò chơi luyện trí nhớ (kim)...

 Yêu cầu trò chơi

 Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội đủ 3 yếu tố sau:

 -         xây dựng bầu khí

 -         rèn luyện kỹ năng

 -         giáo dục chiều sâu

 Thiếu một trong ba yếu tố trên, trò chơi sẽ trở thành phản tác dụng, có tai hại nhất thời hoặc sâu xa.

 Xây dựng bầu khí: Trò chơi phải góp phần xây dựng một bầu không khí vui tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia, xóa bỏ xa lạ ngại ngùng, khép kín, thụ động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười. (cần hỗ trợ một vài bài hát sinh hoạt ngắn, vui, vài băng reo hay múa tập thể đơn giản).

 Nhưng dẫu có vui thế nào, dẫu có cười đến chảy nước mắt đi nữa mà thiếu 2 yếu tố sau, thì niềm vui sẽ hời hợt chóng qua hay sượng sùng trơ trẽn.

 Rèn luyện kỹ năng: Làm sao để cho các bài tập thể dục biến thành trò chơi phản xạ nhanh, tháo vát... (con cò con bò con sò, thụt thò, dài ngắn cao thấp...). Các bài khóa huấn luyện kỹ năng khô khan, biến thành trò chơi ứng dụng thực hành hiệu quả và hấp dẫn (đua xe tam mã, tìm vàng...). Các bài toán rối trí biến thành trò chơi động não, suy luận, phân tích lý thú (em học toán)...

 Như vậy qua nhiều lần chơi với các trò chơi khác nhau, các em đã nghiễm nhiên được rèn luyện từng chút một mà không hay biết. Không cần những bài khóa dài dòng tốn công sức và thời gian.

 Giáo dục chiều sâu: Yêu cầu này, chúng ta không nhận thấy bộc lộ một cách rõ rệt nhưng lại hết sức quan trọng. Nó góp phần vun đắp tính nhân bản một cách âm thầm, tiệm tiến nhưng hiệu quả có thể nói là thấm thía sâu xa hơn so với các bài công dân, đạo đức, trong các trường lớp. Nó giúp các em nhận thức được tinh thần đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung thực trong khi thi đấu, mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, vâng phục người lớn, tôn trọng người khác....

 Chọn lựa trò chơi

 Chúng ta thường ít quan tâm đến việc chọn lựa trò chơi cho thật phù hợp với hoàn cảnh, mà cứ nhớ trò chơi nào là “xào” trò chơi đó, cho nên đôi khi gặp nhiều trường hợp lố bịch, phản giáo dục, quá thấp hay quá cao so với trình độ người tham dự...

 Chúng ta nên chọn lựa trò chơi theo những yếu tố sau:

 -         Chọn lựa trò chơi theo độ tuổi

 -         Chọn lựa trò chơi theo giới tính

 -         Chọn lựa trò chơi theo trình độ

 -         Chọn lựa trò chơi theo số lượng người tham dự

 -         Chọn lựa trò chơi theo kỹ năng tập thể (đã từng sinh hoạt, chưa quen sinh hoạt, quen biết nhau hay còn xa lạ...)

 -         Chọn lựa trò chơi theo tình trạng sức khỏe và tinh thần (hưng phấn, vui vẻ hay mệt mỏi, buồn chán...)

 -         Chọn lựa trò chơi theo sân bãi (trò chơi trong rừng, trò chơi trên sân cứng, trên bãi cát mềm, trò chơi dưới nước...)

 -         Chọn lựa trò chơi theo thời gian (ngày, đêm)

 Ngoài ra, chúng ta cũng cần để ý đến các yếu tố thời tiết, ánh sáng, dụng cụ, khung cảnh, hoàn cảnh... Một trò chơi hay mà đưa ra không đúng lúc thì cũng tẻ nhạt, vô ích và đôi khi lố bịch, nhàm chán... Nhưng nếu đúng lúc, đúng hoàn cảnh... thì nó là một thang thuốc đại bổ.

 Điều khiển trò chơi

 Trò chơi có hấp dẫn hay không là tùy thuộc vào nghệ thuật điều khiển của người quản trò. Cần thực hiện một trò chơi theo từng giai đoạn sau đây:

 Chuẩn bị:

 1. Xác định đối tượng: Lứa tuổi, giới tính, trình độ, sức khỏe, đặc điểm tâm sinh lý.

 2. Số lượng người chơi: Chọn những trò chơi sao cho phù hợp với số lượng người chơi và cố gắng làm sao cho càng nhiều người tham gia vào trò chơi càng tốt. Đừng nên chọn một trò chơi mà từ đầu đến cuối chỉ có một hai người chơi, còn bao nhiêu thì làm khán giả.

 3. Điều kiện sân bãi (hay trong phòng): Diện tích sân chơi có thể chứa được bao nhiêu người. Trò chơi nào phù hợp với sân bãi hay phòng ốc đó (thí dụ: một sân khá rộng, có thể chứa được nhiều người, nhưng không phù hợp với những trò chơi có rượt đuổi).

 4. Dụng cụ: Nếu là trò chơi cần có dụng cụ (gậy, banh, dây, khăn, còi...) thì phải chuẩn bị sẵn.

 5. Ước lượng những tình huống có thể xảy ra: Trong khi hăng say tranh giành phần thắng về mình, các em sẽ bất chấp tất cả mưa gió, té ngã, trầy da sứt trán, rách áo quần... đôi khi dẫn đến sự trớ trêu, lố bịch, vô luân (nhất là những trò chơi mạnh, hỗn hợp nam nữ), hoặc lén lút ăn gian, qua mặt trọng tài hay người hướng dẫn để giành phần thắng... chúng ta cũng nên lưu ý đến yếu tố ánh sáng, thí dụ nếu trời tối mà người hướng dẫn ra hiệu bằng ngón tay hoặc những vật nhỏ... thì người chơi không thể nào nhìn thấy được.

 Thực hiện trò chơi

 1. Giải thích trò chơi:

 -         Yêu cầu mọi người im lặng, tập trung

 -         Chọn lối trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dí dỏm

 -         Qui định luật chơi và khung thưởng phạt

 -         Hỏi lại lần cuối xem người đã hoàn toàn hiểu chưa

 2. Phân chia lực lượng:

 Nếu là trò chơi có sự thi đua tập thể, thì chúng ta phải biết phân chia lực lượng thành từng đội, nhóm... làm sao cho đồng đều về số lượng, về thể lực, về giới tính...

 3. Phân công (nếu cần):

 Nếu trò chơi cần thêm người phụ tá trợ giúp hay cần thêm trọng tài, thì phải phân công cho thật cụ thể, để họ hiểu rõ phần trách nhiệm của mình nằm trong giới hạn nào.

 4. Làm nháp:

 Tùy theo trò chơi và đối tượng mà chúng ta có thể cho chơi thử một hoặc hai lần, rồi “xé nháp” và vào cuộc. Nhưng nếu trò chơi cũ hay dễ chơi, thì đối tượng có thể bỏ thủ tục làm nháp để trò chơi có thể hấp dẫn ngay từ đầu.

 5. Tiến hành chơi:

 -         Người hướng dẫn phải luôn di động, bao quát sân chơi.

 -         Quan sát mọi phản ứng về tâm lý, ngôn ngữ, hành động của người chơi.

 -         Khai thác khía cạnh dí dỏm của trò chơi, sáng tạo, linh hoạt với tiến độ chơi, đối tượng chơi.

 -         Đề cao tinh thần tự giác, mã thượng, thẳng thắn, kỷ luật.

 -         Phải công bằng, chính xác, dứt khoát trong việc bắt lỗi vi phạm luật chơi và bảo vệ luật chơi.

 -         Dành cho người chơi phát huy sáng kiến trong khi chơi, miễn là không vi phạm luật chơi. 

-         Thay đổi cách chơi, làm sao cho mọi người chơi đều có dịp thắng cuộc (người thì do thông minh, người thì do nhanh nhẹn, người thì do sức lực...)

 -         Biết dừng lại đúng lúc trước khi mọi người quá mỏi mệt hay trò chơi trở nên nhàm chán. 

Kết thúc trò chơi

 Nên xử phạt người thua bằng các hình thức nhẹ nhàng, tế nhị.. để người thua vui vẻ tự nguyện tiếp thu mà không bị “sốc” hay miễn cưỡng, gượng ép.

 Người hướng dẫn nhận xét, phê bình và kiểm điểm trò chơi, nêu ra những ưu khuyết điểm về không khí cuộc chơi, luật chơi...

 Tính cách người hướng dẫn:

 Người hướng dẫn không hẳn là một quản trò, cũng không phải là một hoạt náo viên mà là một nhà giáo dục. Cho nên ngoài khả năng tạo bầu không khí sinh động, vui vẻ cho tập thể, người hướng dẫn còn phải biết khai thác góc cạnh giáo dục của trò chơi. Muốn được như vậy, các bạn cần phải rèn luyện một số đức tính cũng như cần có một số điều kiện sau: 

-         Biết coi trò chơi như là một công cụ giáo dục, một việc làm đứng đắn.

 -         Thật tâm yêu mến trẻ và dễ dàng hòa nhập với họ.

 -         Bản thân phải vui vẻ, hăng hái thì mới lôi cuốn mọi người. 

-         Đã từng điều khiển trò chơi nhiều lần, có vốn liếng phong phú về trò chơi. Có sổ tay ghi chép phân loại trò chơi. 

-         Biết tường tận mọi biến thái của trò chơi và tiên liệu được mọi tình huống có thể xảy ra.

 -         Bản lĩnh vững vàng, tài năng đa dạng, ứng biến nhanh nhạy... và có thể biến tất cả các bài học thành trò chơi. 

-         Biết tự rút cho mình những bài học về những sai phạm, vấp váp hay thành công sau mỗi lần điều khiển một trò chơi.

 -         Buộc mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật chơi, nhưng cũng biết xem kết quả của trò chơi là “chơi”.

 -         Có một giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc... để giải thích và điều khiển trò chơi.

Nguồn tin: (Theo Đoàn Thanh niên)


Page 2

Tổ chức mô hình “Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường” tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quảng Ninh 

Nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng tình bạn đẹp, trong sáng của lứa tuổi học sinh, Ban Thường Vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo 100% Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh đồng loạt tổ chức mô...

Xem tiếp

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 

Ngày 13-7, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi khu vực Bắc Trung Bộ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Ban Thường vụ Hội cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày...

Xem tiếp

Thầy giáo Tổng phụ trách đa tài 

Yêu nghề dạy học, lại thêm cái duyên với hoạt động Đội, nhiều năm học liền thầy giáo Dương Đình Quân - Tổng phụ trách Đội của Hệ thống giáo dục Chu Văn An đã không ngừng rèn luyện, cống hiến sức...

Xem tiếp

Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị đối với cán bộ Đoàn 

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong Đảng ta hiện nay còn có nhiều người chỉ biết vùi đầu suốt ngày vào công tác sự vụ, không nhận thấy sự quan trọng của lý luận, cho nên còn có...

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi

Xem tiếp

Hiệu quả bước đầu từ việc triển khai mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động” 

Quảng Bình hiện có 3.273 chi đoàn, 460 cơ sở Đoàn trực thuộc, trong đó có 159 Đoàn xã, thị trấn. Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã triển khai nhiều giải pháp trên từng lĩnh vực, từng...

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi

Xem tiếp


Page 3

QUẢNG BÌNH: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 

 Xác định “Tuổi trẻ sáng tạo” là một trong ba phong trào hành động trọng tâm của Đoàn được triển khai với mục đích khơi dậy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ, phát huy vai trò “cầu...

Xem tiếp

TỈNH ĐOÀN QUẢNG BÌNH VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN 5 TỐT SAU TUYÊN DƯƠNG 

  Năm học 2020-2021, phong trào “Sinh viên 5 tốt” nhằm hướng tới việc xây dựng hình ảnh sinh viên toàn diện với các tiêu chí: “Học tập tốt”, “Đạo đức tốt”,...

Xem tiếp

TỈNH ĐOÀN QUẢNG BÌNH VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN 5 TỐT SAU TUYÊN DƯƠNG 

 Năm học 2020-2021, phong trào “Sinh viên 5 tốt” nhằm hướng tới việc xây dựng hình ảnh sinh viên toàn diện với các tiêu chí: “Học tập tốt”, “Đạo đức tốt”,...

Xem tiếp

DÂNG HƯƠNG NHÂN KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (28/01/1941 – 28/01/2021) 

 Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/01/1941 – 28/01/2021), Đoàn thanh niên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức cho cán bộ, chiến sỹ dâng hương...

Xem tiếp

Thị Đoàn Ba Đồn: Tuyên truyền biển đảo năm 2021 

 Ngày 23/3/2021, Thị Đoàn phối hợp với Lữ đoàn 83 Hải quân Đà nẵng tổ chức Hội nghị Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cho học sinh, đoàn viên thanh niên.

Xem tiếp


Page 4

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ PHAN ĐĂNG LƯU 

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Bình trân trọng giới thiệu toàn văn Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (5/5/1902 - 05/5/2022) do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành.

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi

Khu lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu ở xã Hoa Thành (Yên Thành).


I. KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ PHAN ĐĂNG LƯU

Đồng chí Phan Đăng Lưu sinh ngày 05/5/1902 trong một gia đình nhà nho, có truyền thống yêu nước ở thôn Đông, xã Tràng Thành (nay là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An - một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng. Thuở nhỏ, vốn thông minh, ham học, Phan Đăng Lưu theo học chữ Hán, sau học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.

Giai đoạn 1923 - 1924, sau khi tốt nghiệp Trường Canh nông thực hành ở Tuyên Quang, Phan Đăng Lưu được nhận làm viên chức của Sở Canh nông Bắc Kỳ và công tác tại trạm nghiên cứu tơ tằm ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Một năm sau, Phan Đăng Lưu chuyển về làm việc tại Sở Canh nông Nghệ An ở Vinh và gia nhập Hội Phục Việt - tổ chức sau đó có các tên gọi khác là Hưng Nam, Việt Nam Cách mạng Đảng, Việt Nam Cách mạng đồng chí hội, Tân Việt Cách mạng Đảng. Nghi ngờ Phan Đăng Lưu có liên quan đến các hoạt động chính trị chống Pháp, tháng 6/1927, Khâm sứ Trung Kỳ ra quyết định thải hồi. Trở về quê hương, Phan Đăng Lưu tiếp tục hoạt động cách mạng, được Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Đảng giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở tại Yên Thành, Nghệ An.

Tháng 5/1928, Phan Đăng Lưu được điều động vào Huế tham gia Ban Biên tập Quan Hải Tùng Thư và được bổ sung vào Ban Thường vụ của Tổng bộ;

Tháng 7/1928, tại Đại hội Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Đảng, được bầu làm Ủy viên phụ trách công tác tuyên huấn;

Cuối tháng 9/1928, được Tổng bộ Tân Việt cử sang Quảng Châu, Trung Quốc để bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Tháng 9/1929, được cử sang Quảng Châu lần thứ hai, nhưng khi ở Hải Phòng, do có kẻ phản bội, đồng chí Phan Đăng Lưu bị mật thám bắt đưa về giam tại Nhà lao Vinh và bị Tòa án Nam triều ở Nghệ An kết án ba năm tù khổ sai[1], đày lên Nhà tù Buôn Ma Thuột. Trong tù, Đồng chí đã trở thành đảng viên cộng sản và tham gia Ban lãnh đạo nhà tù. Giữa năm 1936, được thả và bị đưa về quê nhà quản thúc, nhưng chỉ một thời gian ngắn Đồng chí đã vào thành phố Huế tìm bắt liên lạc với tổ chức.

Đầu năm 1937, tham gia lập lại Xứ ủy Trung Kỳ, được cử vào ban lãnh đạo Xứ ủy và tham gia chỉ đạo cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ ở Trung Kỳ, trực tiếp chỉ đạo cuộc tuyển cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ;

Tháng 9/1937, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tiếp tục tham gia lãnh đạo Xứ ủy Trung Kỳ;

Tháng 9/1939, được Trung ương phân công phụ trách phong trào các tỉnh Nam Kỳ;

Từ ngày 6 đến 8/11/1939, tham dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ sáu bàn về chuyển hướng chiến lược của Đảng, tiến tới giai đoạn dân tộc giải phóng;

Tháng 7/1940, dự Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ, Đồng chí đề nghị tạm hoãn cuộc khởi nghĩa và bí mật ra Bắc chuẩn bị cho việc tái lập Ban Chấp hành Trung ương.

Tháng 11/1940, Đồng chí ra Hà Nội họp với Xứ ủy Bắc Kỳ thống nhất tổ chức Hội nghị tái lập Ban Chấp hành Trung ương;

Từ ngày 6 đến 9/11/1940, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy của Đảng diễn ra tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), được cử vào Ban Chấp hành Trung ương mới và được giao nhiệm vụ trở vào Nam truyền đạt ý kiến của Trung ương về hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ;

Ngày 22/11/1940, khi vừa về tới Sài Gòn, chưa kịp truyền đạt ý kiến của Trung ương thì bị mật thám Pháp bắt;

Ngày 3/3/1941, bị Tòa án binh của chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình; Ngày 26/8/1941, bị xử bắn tại trường bắn Ngã Ba Giồng, Bà Điểm, Hóc Môn, tỉnh Gia Định.

Với 39 năm tuổi đời, 16 năm hoạt động cách mạng liên tục, trong đó có hơn 7 năm bị giam cầm trong lao tù đế quốc, đồng chí Phan Đăng Lưu đã cống hiến và hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trở thành nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

II. NHỮNG ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CỦA ĐỒNG CHÍ PHAN ĐĂNG LƯU ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ DÂN TỘC

1. Phan Đăng Lưu - Người thanh niên yêu nước, sớm nhận thức về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, tích cực hoạt động cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Việt Nam

Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình và truyền thống yêu nước quê hương cách mạng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phan Đăng Lưu đã ấp ủ hoài bão giúp dân, giúp nước. Sau khi tốt nghiệp Trường Canh nông thực hành ở Tuyên Quang, vào làm việc ở Sở Canh nông Bắc Kỳ rồi chuyển sang Sở Canh nông Trung Kỳ và đã sớm nhận ra rằng một công chức dưới chế độ thực dân không dễ gì làm lợi cho dân, cho nước; Phan Đăng Lưu quyết định chuyển hướng tập trung vào nghiên cứu các môn khoa học chính trị - xã hội, coi đó là khởi điểm cho con đường đi mới của mình.

Thời gian này, ở Vinh hình thành Hội Phục Việt (7/1925) - tổ chức tiền thân của Tân Việt cách mạng Đảng. Được tiếp xúc với một số thanh niên yêu nước trong tổ chức Phục Việt, như Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Đức Diễn,... Phan Đăng Lưu đã đi đến quyết định gia nhập Hội Phục Việt và tích cực tham gia các hoạt động của Hội, trong đó có phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu, mở lớp dạy văn hóa cho công nhân, nông dân trong vùng... Đây cũng là cơ hội để Phan Đăng Lưu đọc và nghiên cứu nhiều sách báo tiến bộ từ nước ngoài gửi về, như báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo, báo Việt Nam hồn, cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, một số tác phẩm của Lênin… Nhờ đó, giúp Phan Đăng Lưu sáng tỏ con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Những chuyển biến trong nhận thức, đặc biệt là hoạt động cách mạng của Phan Đăng Lưu đã bị chính quyền thực dân nghi ngờ, chỉ trong mấy tháng, chúng đã chuyển Phan Đăng Lưu đi làm việc ở nhiều địa phương, như Linh Cảm (Hà Tĩnh), Phú Phong (Bình Định), Di Linh và Đà Lạt (Lâm Đồng). Ở đâu, Phan Đăng Lưu cũng tổ chức hoạt động yêu nước, chống bọn chủ sự Pháp.

Năm 1927, trở về quê hương, Phan Đăng Lưu tích cực hoạt động cách mạng, gây dựng cơ sở ngay tại địa phương theo sự phân công của Tổng bộ, tập hợp bạn bè tiến bộ vào tổ chức. Từ một công chức, Đồng chí đã trở thành nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp trong tổ chức Tân Việt, được bầu làm Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương và có nhiều cống hiến to lớn trên các mặt: tham gia hoạch định đường lối, phát triển tổ chức, đào tạo cán bộ và đặc biệt là góp phần quan trọng vào việc định hướng phát triển Tân Việt theo đường lối của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 5/1925.

Cuối năm 1928, Phan Đăng Lưu đi Quảng Châu, Trung Quốc theo sự phân công của tổ chức, để bàn việc hợp nhất Tân Việt Cách mạng Đảng với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhưng do điều kiện khách quan nên chuyến đi không thành công. Khi trở về nước, Phan Đăng Lưu vẫn đề đạt ý kiến với Tổng bộ Tân Việt, kiên trì vận động hợp nhất hai tổ chức theo hướng tiến tới thành lập Đảng Cộng sản. Điều này cho thấy Phan Đăng Lưu là một trong số ít người sớm nhận thức và tích cực đấu tranh cho sự thống nhất tổ chức và phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX.

2. Đồng chí Phan Đăng Lưu - Nhà lãnh đạo tài năng, góp phần chuyển hướng đúng đắn nhiệm vụ cách mạng qua mỗi giai đoạn lịch sử, sáng suốt trì hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, có công lớn trong việc tái lập Ban Chấp hành Trung ương

Giữa năm 1936, sau gần bảy năm bị giam cầm ở Nhà lao Vinh và Nhà tù Buôn Ma Thuột - một trong những nhà tù (nhà đày) khắc nghiệt nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương, Phan Đăng Lưu được ân xá trở về quê nhà Nghệ An một thời gian, rồi trở vào Thừa Thiên Huế hoạt động. Đồng chí nhanh chóng kết nối với các cán bộ Đảng đang hoạt động ở Huế (Nguyễn Chí Diểu, Bùi San, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều…) bước đầu củng cố, hình thành Ban lãnh đạo của Đảng ở Trung Kỳ. Sau khi liên lạc được với Trung ương Đảng, Đồng chí được Trung ương chỉ định tham gia Xứ ủy lâm thời Trung Kỳ. Đây là cống hiến đầu tiên của Đồng chí trong công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Trung Kỳ.

Trong quá trình hoạt động ở Huế, với ưu thế về vốn chữ Nho, chữ Pháp và tầm nhìn, kinh nghiệm tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức quần chúng, cùng với quan hệ rộng trong các tầng lớp xã hội, đồng chí Phan Đăng Lưu đã góp phần quan trọng cùng Xứ ủy Trung Kỳ lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng Trung Kỳ giành được nhiều thắng lợi, gây tiếng vang lớn lúc bấy giờ.

Theo sự phân công của Xứ ủy Trung Kỳ, đồng chí Phan Đăng Lưu là người chỉ đạo trực tiếp cuộc đấu tranh vào Viện Dân biểu Trung Kỳ. Đồng chí đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng: không gạt bỏ nghị trường mà lợi dụng nghị trường, không tẩy chay tuyển cử mà tham gia tuyển cử. Trong cuộc đấu tranh này, Đồng chí đã sử dụng linh hoạt diễn đàn đấu tranh công khai qua báo chí và văn học nghệ thuật. Kết quả là cuộc đấu tranh vào Viện Dân biểu Trung Kỳ thắng lợi rực rỡ đến mức tuyệt đối: Tất cả 18 ứng cử viên do Đảng đưa ra tranh cử đều trúng cử ngay từ vòng đầu và đều nắm các chức vụ quan trọng trong Viện. Đây là thắng lợi thực sự to lớn, vang dội đầu tiên ở nước ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp.

Tháng 9/1937, Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trên cương vị mới, Đồng chí đã đóng góp tích cực vào công tác lãnh đạo và chỉ đạo cuộc đấu tranh cải tổ Viện Dân biểu Trung Kỳ kết hợp với các cuộc đấu tranh của quần chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Phan Đăng Lưu, cuộc đấu tranh đã giành thắng lợi to lớn, biến Viện Dân biểu thành diễn đàn đấu tranh công khai của Đảng hướng tới các mục tiêu đòi các quyền tự do, dân chủ: tập hợp Nhân dân đấu tranh đòi giảm thuế, tăng thêm quyền cho Viện Dân biểu, đòi tự do báo chí, thả tù chính trị, tự do nghiệp đoàn, chống bọn phản động thuộc địa, vạch mặt bọn tham quan ô lại lợi dụng chức quyền bán nước, hại dân…

Cuối năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương và bọn tay sai tăng cường áp bức, bóc lột Nhân dân, đàn áp cách mạng nước ta. Tháng 9/1939, đồng chí Phan Đăng Lưu được Trung ương phân công phụ trách phong trào các tỉnh Nam Kỳ. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, Đồng chí tham gia tích cực vào việc chuyển hướng chiến lược của Đảng. Cùng với Xứ ủy Nam Kỳ, Đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng, đưa phong trào cách mạng Nam Kỳ phát triển lên một bước mới.

Trong nửa đầu năm 1940, trước sự tăng cường đàn áp, khủng bố của kẻ thù, các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần lượt bị bắt. Ban Chấp hành Trung ương chỉ còn lại một mình đồng chí Phan Đăng Lưu chèo lái con thuyền cách mạng nước ta. Khó khăn, thử thách to lớn này đặt lên vai Đồng chí những trọng trách mới, nhất là sau khi đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ bị địch bắt. Nhiều chỉ thị của Đồng chí, nhân danh Ban Chấp hành Trung ương được thi hành trong Đảng trên toàn quốc nhằm vận dụng thời cơ, xiết chặt kỷ luật, củng cố tổ chức đi vào hoạt động bí mật và vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức đấu tranh phù hợp trên tinh thần đặt yêu cầu “dân tộc giải phóng” lên hàng đầu, đặc biệt là chuẩn bị xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu của Đảng.

Sau khi tạm trì hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Đồng chí bí mật bắt tay vào chuẩn bị mọi mặt cho Hội nghị tái lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bộ chỉ huy tối cao mới của Đảng. Đây là trọng trách lớn, có ý nghĩa sống còn của Đảng, của cách mạng. Trước khi gặp Xứ ủy Bắc Kỳ để thống nhất, công việc chuẩn bị cho Hội nghị do đồng chí Phan Đăng Lưu tự đề ra, tự chuẩn bị và tự móc nối. Tháng 11/1940, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy được tổ chức tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Hội nghị tiến hành cử Ban Chấp hành lâm thời; đồng chí Trường Chinh được cử làm Quyền Tổng Bí thư của Đảng. Nghị quyết Hội nghị tiếp tục thực hiện đường lối do Hội nghị Trung ương lần thứ sáu đã đề ra, tích cực chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng khởi nghĩa giành lại non sông đất nước khi thời cơ xuất hiện.

Thành công của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy có vai trò to lớn của đồng chí Phan Đăng Lưu. Với tầm nhìn chiến lược, Đồng chí nhận thấy thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi, nếu chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, thống nhất trên toàn quốc đã tiến hành khởi nghĩa riêng lẻ sẽ dẫn đến thất bại. Tình hình lúc đó đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thật sáng suốt, kịp thời của Bộ Chỉ huy tối cao của Đảng. Do đó, việc tái lập Ban Chấp hành Trung ương để lãnh đạo toàn quốc, chuẩn bị mọi mặt, chớp thời cơ đưa cách mạng nước ta đi tới thắng lợi là sứ mệnh lịch sử cấp bách nhất, cao nhất lúc bấy giờ đặt lên vai đồng chí Phan Đăng Lưu. Thử thách và trách nhiệm càng nặng nề hơn trong tình huống không liên lạc được với Quốc tế Cộng sản và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Có thể nói, việc thống nhất với Xứ ủy Bắc Kỳ tổ chức thành công Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ bảy là đóng góp quan trọng nhất của đồng chí Phan Đăng Lưu đối với Đảng ta và cách mạng Việt Nam.

3. Đồng chí Phan Đăng Lưu - Người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận báo chí và văn học cách mạng

Xuất thân trong gia đình ở một miền quê giàu truyền thống yêu nước, hiếu học và nhân văn, Phan Đăng Lưu sớm bộc lộ phẩm chất của một tài năng về sự nghiệp bút nghiên. Ngay từ thời tuổi trẻ học đường, Đồng chí đã sáng tác thơ ca, câu đối đả phá những cảnh chướng tai gai mắt diễn ra trong xã hội đương thời, thông cảm với Nhân dân bị đọa đày, đau khổ.

Sự nghiệp cách mạng báo chí của Phan Đăng Lưu thật sự bắt đầu, sôi nổi và phong phú khi tham gia Đảng Tân Việt. Cuối năm 1927 đầu năm 1928, để tuyên truyền tư tưởng cách mạng, Đào Duy Anh và những người lãnh đạo Đảng Tân Việt ở Huế thành lập nhà sách Quan Hải Tùng Thư. Trên cương vị là Ủy viên Thường vụ Đảng Tân Việt phụ trách tuyên truyền, đồng chí Phan Đăng Lưu đã dịch và biên soạn nhiều tư liệu quý như: A.B.C Chủ nghĩa Mác, Dân chủ mới; dịch các cuốn Xã hội luận, Lịch sử các học thuyết kinh tế… Các cuốn sách và bài viết của Đồng chí đã góp phần thiết thực thức tỉnh nhiều nhà trí thức, thanh niên, học sinh và thấm dần vào các tầng lớp Nhân dân lao động.

Trong chốn lao tù, nhận thấy lính gác ngục là người Êđê, vừa không biết tiếng Kinh, vừa bị kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ Kinh, Thượng, Đồng chí đã kết hợp với một số anh em tù chính trị bí mật ra tờ “Doãn Đê tù báo”. Tờ báo được bí mật viết tay, lưu truyền trong nội bộ nhà tù, báo ra hàng tuần, đọc xong rồi hủy đi, vừa là công cụ giác ngộ lính Êđê, vừa là công cụ tuyên truyền của Đảng. Đồng thời, Đồng chí còn viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của nhà tù gửi ra bên ngoài.

Tháng 7/1937, Đồng chí cùng nhiều nhà báo tiến bộ ở Huế triệu tập Hội nghị báo giới Trung Kỳ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nhà báo dân chủ tiến bộ, hình thành được Mặt trận báo chí dân chủ Trung Kỳ, đánh bại bọn bồi bút phản động. Hoạt động của Mặt trận báo chí Trung Kỳ tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa đi tiên phong, phất cao ngọn cờ dân chủ của giới báo chí nước ta lúc bấy giờ mà về sau báo chí Bắc Kỳ và Nam Kỳ còn tiếp bước. Lịch sử báo chí cách mạng nước ta ghi nhận công lao to lớn này của Đồng chí như một chiến sĩ tiên phong cho dòng báo chí cách mạng.

Nhận thức rõ báo chí, văn học là những công cụ đấu tranh sắc bén, đồng chí Phan Đăng Lưu vừa xây dựng, chỉ đạo các tờ báo: Sông Hương tục bản, Dân, Dân tiến, Dân muốn; vừa trực tiếp đào tạo, đoàn kết tập hợp lực lượng báo giới, đặc biệt là các trí thức trẻ. Bản thân Đồng chí cũng là cây bút chủ lực viết các bài chính luận, tiểu phẩm văn học, bình luận văn học… Trên bước đường cách mạng, Đồng chí thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ văn học - nghệ thuật cho đội ngũ trí thức trẻ, trong đó có các đồng chí Trịnh Xuân An, Trịnh Xuân Quang, Hà Thế Hanh, Tố Hữu, Thôi Hữu, Hồng Chương…

Sự nghiệp báo chí, văn học của đồng chí Phan Đăng Lưu có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần xây dựng nền móng của văn học cách mạng, khái quát những quan điểm khoa học và cách mạng về trí thức, về văn nghệ sĩ và nền văn học - nghệ thuật của những người cộng sản, mở đường cho nền văn học - nghệ thuật nước nhà phát triển.

4. Đồng chí Phan Đăng Lưu - tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng

Cuộc đời của đồng chí Phan Đăng Lưu đã để lại tấm gương đạo đức sáng ngời của một con người tận trung với nước, tận hiếu với dân, không màng danh lợi. Ở Đồng chí luôn có niềm tin tuyệt đối với Đảng, niềm tin mãnh liệt vào sự thắng lợi tất yếu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Phẩm chất đạo đức đó đã nuôi dưỡng chí khí chiến đấu, thôi thúc đồng chí Phan Đăng Lưu luôn đứng trên thế tiến công cách mạng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, từ khi còn là một thanh niên yêu nước đến khi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản trong lao tù đế quốc và đến tận những giây phút cuối cùng hy sinh anh dũng trên pháp trường dưới làn đạn của kẻ thù.

Bảo đảm cho sự trường tồn và phát triển của Đảng là mệnh lệnh mà đồng chí Phan Đăng Lưu luôn nghiêm chỉnh chấp hành, dù phải hy sinh lợi ích cá nhân. Hành động tiêu biểu cho đức hy sinh ấy là việc Đồng chí góp phần tiến cử đồng chí Trường Chinh vào chức vụ cao nhất trong Đảng mặc dù khi đó đồng chí Trường Chinh mới chỉ là Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Đó là minh chứng rõ nét cho tấm gương đạo đức cao cả hết lòng vì Đảng, vì dân, chí công vô tư của đồng chí Phan Đăng Lưu.

Ở đồng chí Phan Đăng Lưu, lòng yêu nước và tình thương yêu Nhân dân thống nhất với nhau. Lòng yêu nước xuất phát từ lòng thương yêu những con người nghèo khổ, cơ hàn và tâm niệm cứu Nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ. Khi được giác ngộ cách mạng, đồng chí Phan Đăng Lưu đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình phải gần gũi Nhân dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để từ đó mở mang trí óc cho Nhân dân, hướng dẫn họ đi theo con đường cách mạng. Khi còn ở Vinh, Đồng chí luôn tìm dịp để gần gũi, giác ngộ con đường cách mạng cho những người nông dân, công nhân, thanh niên, trí thức. Ở Nhà tù Buôn Ma Thuột, Đồng chí tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền trong các bạn tù, cảm hóa lính gác ngục người Êđê. Ở Huế, Đồng chí thường xuyên tiếp xúc, thâm nhập, tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của Nhân dân lao động.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hoạt động bí mật, công khai hay trong nhà lao đế quốc, Đồng chí luôn đặt công tác đào tạo, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ cho Đảng lên hàng đầu. Việc đào tạo cán bộ của Đồng chí rất linh hoạt, toàn diện: dạy chữ quốc ngữ, khoa học, văn học, báo chí đến lý luận Mác - Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng và phương pháp hoạt động cách mạng… tùy trình độ của mỗi lớp, mỗi người mà có chương trình, cách thức phù hợp. Trong đó, nhiều đồng chí đã trưởng thành và trở thành những cán bộ có uy tín của Đảng, như Phan Đăng Tài, Nguyễn Oanh, Nguyễn Vịnh (Nguyễn Chí Thanh), Tố Hữu, Thôi Hữu, Hồng Chương…

Đồng chí Phan Đăng Lưu cũng thường xuyên gặp gỡ các tầng lớp trí thức, thanh niên, học sinh, công chức, các nhân sĩ, các nhà khoa bảng, tu hành để thuyết phục họ đi theo con đường cách mạng của Đảng. Với học vấn sâu rộng, đức tính khiêm tốn, đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống giản dị, Phan Đăng Lưu có uy tín lớn và nhận được sự quý trọng của các bậc trí thức, nhân sĩ dân chủ khi đó, như Ngô Đạm (Quảng Nam), Đậu Văn Bính (Hà Tĩnh), Nguyễn Đan Quế (Thanh Hóa), Phan Triệu Khanh (Quảng Trị)… Họ thường trao đổi, tham khảo ý kiến của Phan Đăng Lưu mặc dù biết Đồng chí là một người cộng sản đã từng thụ án ở Buôn Ma Thuột. Nhiều nhà tư sản dân tộc, như Võ Đình Thụy, Võ Đình Dung (Quảng Ngãi)… cũng tìm đến Phan Đăng Lưu trao đổi ý kiến về thời cuộc, coi Đồng chí như “nhà cố vấn” chính trị của mình. Những cống hiến to lớn của đồng chí Phan Đăng Lưu cho Đảng, cho cách mạng là kết quả tất yếu của việc cần kiệm tích lũy vốn hiểu biết sâu rộng trên cơ sở miệt mài học tập, lao động và hoạt động cách mạng.

Ở đồng chí Phan Đăng Lưu, tấm gương đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư luôn thống nhất và là sự biểu hiện toàn diện, cụ thể của tấm gương đạo đức tận trung với nước, tận hiếu với dân. Những ngày cuối đời trong xà lim án chém, đồng chí Phan Đăng Lưu vẫn linh hoạt, sáng tạo, tổ chức trao đổi, đúc rút kinh nghiệm về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ với các đồng chí trong tù; vẫn hết lòng chăm sóc, thương yêu những đồng chí bị kẻ thù tra tấn dã man, tàn bạo; vẫn truyền và khơi dậy ý chí bất khuất, kiên cường với niềm lạc quan tin tưởng vào ngày toàn thắng của cách mạng cho những đồng chí còn ở lại.

Cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt của đồng chí Phan Đăng Lưu tuy ngắn ngủi nhưng những đóng góp của Đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc rất quan trọng và to lớn. Nhắc đến Phan Đăng Lưu là nhắc đến người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, một nhà lãnh đạo cách mạng có tầm nhìn xa trông rộng, đầy mưu lược, khôn khéo, dũng cảm, kiên cường; một nhà báo, nhà văn, nhà lý luận tiên phong xuất sắc, tiêu biểu của Đảng và cách mạng nước ta. Những cống hiến to lớn và tấm gương cộng sản sáng ngời của đồng chí Phan Đăng Lưu được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ mai sau đời đời trân trọng, ghi nhớ, biết ơn sâu sắc.

***

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu (05/5/1902 - 05/5/2022) là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời, tấm gương chiến đấu, hy sinh và những cống hiến to lớn của Đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; đồng thời, qua đó tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của các cán bộ tiền bối tiêu biểu để các thế hệ hôm nay học tập, noi theo. Tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc những cống hiến to lớn của đồng chí Phan Đăng Lưu, chúng ta nguyện noi gương Đồng chí và các nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, phát huy tinh thần yêu nước, ra sức học tập, lao động, công tác và chiến đấu, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, góp phần sớm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.

(Theo Ban Tuyên giáo Trung ương)


Page 5

Quảng Bình: Ngày hội đọc sách năm 2021 

Thiết thực chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhằm tôn vinh văn hóa đọc, xây dựng một xã hội học tập, chiều 6/11, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Ngày hội...

Xem tiếp

Hãy bắt đầu năm học mới một cách hoàn hảo 

 Để có được tinh thần học tập tốt nhất, bạn hãy biến những thứ mới mẻ đó trở nên thân thuộc. Hãy học cách làm quen với tất cả những điều đó bằng những tips dưới đây nhé.

Xem tiếp

Các kỹ năng sống mà mỗi sinh viên cần phải có 

Đối với sinh viên, trình độ của tri thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Không những thế, sinh viên cần phải phát triển kỹ năng sống (kỹ năng mềm) của mình. Đây là điều kiện cực kỳ quan trọng nhưng...

Xem tiếp

Quậy phá, phá phách để được cha mẹ quan tâm 

Hiện nay có rất nhiều học sinh cố tình quậy phá vi phạm nội quy nhà trường để được… gặp cha mẹ. Câu chuyện lạ như vậy lại xảy ra khá phổ biến ở nhiều trường phổ thông hiện nay. 

Xem tiếp

Rối loạn tâm lý ở học sinh, sinh viên khi vào mùa thi 

 Bước vào cao điểm mùa thi, chịu áp lực căng thẳng, nhiều học sinh, sinh viên dễ bị rối loạn tâm lý. Để các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tâm lý con em mình, chuyên gia tâm lý chúng tôi có lời...

Xem tiếp


Page 6

Hơn 22 vạn học sinh, sinh viên đến trường khai giảng năm học mới 

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi

Sáng nay (5-9), cùng với cả nước, hơn 22 vạn học sinh, sinh viên tỉnh ta đã náo nức đến trường khai giảng năm học mới 2016-2017.
 

Xem tiếp


Page 7

Tỉnh Đoàn Quảng Bình tổ chức Hội nghị Sơ kết Kết luận số 07-KL/TWĐTN-BTC, Kết luận số 08-KL/TWĐTN-BTC của Trung ương Đoàn 

Ngày 19/11/2021, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Kết luận số 07-KL/TWĐTN-BTC ngày 14/02/2019 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ Đoàn và Kết luận...

Xem tiếp

Tỉnh đoàn Quảng Bình triển khai 04 tiêu chí “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Quảng Bình thời kỳ mới” năm 2021 

Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên với những tiêu chí, giá trị cốt lõi là mục tiêu để đoàn viên thanh niên hướng đến và làm theo, góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng...

Xem tiếp

Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2020 

 Ngày 26/9/2020, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng năm 2020. Đồng chí Thượng tá Bùi...

Xem tiếp

CÁN BỘ ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH CẤP TỈNH HỌC TẬP NÂNG CAO LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 

Căn cứ Kế hoạch số 60-KH/TĐTN-TCKT ngày 13/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về thực hiện Đoàn về chế độ học tập lý luận chính trị đối với cán bộ Đoàn giai đoạn 2018 - 2022; căn cứ Quy định số...

Xem tiếp

Quảng Trạch: tập huấn cán bộ Đoàn - Hội và báo cáo viên năm 2020 

Từ ngày 19-20/7/2020, tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, Ban Thường vụ huyện Đoàn đã tổ chức lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị cho cán bộ Đoàn –Hội và báo cáo viên cơ sở năm 2020 cho hơn...

Xem tiếp


Page 8

Tuyên Hóa: Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn 2021 

 Từ ngày 07 - 08/10/2021, để trang bị những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên, Ban Thường vụ Huyện Đoàn tổ chức lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công...

Xem tiếp

Thành Đoàn Đồng Hới tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay ủy thác 

Vừa qua, Thành đoàn Đồng Hới và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay ủy thác cho các đồng chí phụ trách vay vốn ủy thác của các...

Xem tiếp

VÌ SAO LẤY NGÀY 9/11 HÀNG NĂM LÀ NGÀY PHÁP LUẬT? 

 Trong quá trình xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã quyết định đưa vào Luật PBGDPL và chọn ngày 9-11 hàng năm là Ngày Pháp luật. Lý...

Xem tiếp

Chương I: Đoàn viên 

Xem tiếp


Page 9

Tổ chức Diễn đàn “Đảng với thanh niên - Thanh niên với Đảng” và Tuyên dương TNTT làm theo lời Bác năm 2016 

Thiết thực kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, tối ngày 17/8/2016, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi khu vực Bắc Trung Bộ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Diễn đàn “Đảng...

Xem tiếp

Mục đích công tác phát triển đoàn viên mới và số liệu tổ chức đoàn, đoàn viên, cán bộ Đoàn: (tính đến cuối năm 2010) 

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị, xã hội theo lứa tuổi, do đó kết nạp đoàn viên mới là một quy luật tất yếu trong công tác xây dựng Đoàn

Xem tiếp


Page 10

Quảng Trạch: Tổ chức hành trình về nguồn cho thiếu nhi tiêu biểu 

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi

 Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện Đoàn - Hội Đồng Đội huyện đã tổ chức Hành trình về nguồn cho các em thiếu nhi xuất sắc tại các Liên đội trên địa bàn huyện Quảng Trạch.

Xem tiếp


Page 11

GIỚI THIỆU CHUNG 

 THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tỉnh Đoàn Quảng Bình Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình gồm có 6 ban, bộ phận: Ban Tổ chức - Kiểm tra; Ban Tuyên giáo; Ban Thanh, thiếu nhi trường học; Ban Thanh niên nông thôn, Công nhân & Đô thị; Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên và Văn phòng; có 14 huyện, thị, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc và 04 đơn vị trực thuộc.

Tổng số cán bộ của Tỉnh Đoàn Quảng Bình

Tổng số cán bộ Cơ quan chuyên trách Tỉnh Đoàn đến thời điểm hiện tại là 34 đồng chí. - Nam: 14 đồng chí- Nữ: 20 đồng chí. - Biên chế: 31 đồng chí (24 công chức, 04 viên chức, 03 đồng chí hợp đồng theo Nghị định 68 NĐ/CP của Chính phủ). - Hợp đồng ngắn hạn: 03 đồng chí.

Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ

- Trung cấp: 0 đồng chí. - Cao đẳng: 0 đồng chí. - Đại học: 27 đồng chí. - Thạc sỹ: 07 đồng chí.

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ

- Chưa qua đào tạo: 0 đồng chí. - Sơ cấp: 28 đồng chí. - Trung cấp: 0 đồng chí. - Cao cấp, cử nhân: 06 đồng chí

Tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ: 31,1 tuổi.


THÔNG TIN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐOÀN
Tình hình thanh niên: Hiện nay, thanh niên Quảng Bình có 195.112 người, số thanh niên được tập hợp vào sinh hoạt trong các tổ chức Đoàn, Hội là 135.602 người. Trước bối cảnh Đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khởi nghiệp sáng tạo là xu thế lớn đang mang đến cả thời cơ và thách thức đối với thanh niên. Thanh niên ngày càng có điều kiện, cơ hội học tập, tiếp cận với khoa học công nghệ. Trong cuộc sống, học tập, lao động của thanh niên Quảng Bình hiện nay, đại bộ phận thanh niên có ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, thể hiện rõ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lối sống vì cộng đồng. Tuy nhiên một bộ phận thanh niên còn dao động, giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng, xã rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; sống thực dụng, lười học tập, lao động, tình trạng thất nghiệp, thiếu cơ hội phát triển đặt ra yêu cầu, thách thức quan trọng hàng đầu trong giải quyết nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Tình hình vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Bối cảnh đó đòi hỏi tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong toàn tỉnh phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ.

Thông tin về hệ thống tổ chức Đoàn, Hội và số liệu đoàn viên thanh niên được tập hợp.

- Tỉnh Đoàn Quảng Bình có 14 huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc: + Số đơn vị Đoàn cấp huyện: 08 đơn vị. + Số đơn vị tương đương cấp huyện: 06 đơn vị. + Số đơn vị Đoàn xã, phường, thị trấn: 159 đơn vị. + Số đơn vị tương đương Đoàn xã, phường, thị trấn: 306 đơn vị. + Tổng số chi đoàn: 3.267 chi đoàn. - Số lượng đoàn viên thanh niên toàn tỉnh:

+ Tổng số thanh niên trong độ tuổi: 195.112 thanh niên, trong đó có 135.602 thanh niên được tập hợp sinh hoạt trong tổ chức, đạt tỷ lệ 69,5%, số đoàn viên tập hợp được trong tổ chức: 51.570 đoàn viên.


Page 12

Trang chủGiới thiệu Lịch sử


Page 13

Truyền thống Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Bình 

Cùng với phong trào thi đua cả nước, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh niên trong tình hình mới, ngày 03/02/1993 Ủy ban lâm thời Hội LHTN Việt Nam tỉnh được Trung ương Hội công nhận. Đại hội lần thứ nhất được tổ chức năm 1994 đã hiệp thương bầu anh Trần Công Thuật làm Chủ tịch. Tại Đại hội lần thứ II, tháng 12/1999 đã hiệp thương bầu anh Nguyễn Lương Bình làm Chủ tịch Hội. Đến tháng 12 năm 2004, Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Bình lần thứ III được tổ chức, Đại hội đã nhất trí bầu anh Hồ An Phong làm Chủ tịch Hội. Tháng 1 năm 2010, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Đại hội lần thứ IV. Đại hội đã bầu anh Hồ An Phong làm Chủ tịch nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Trong những năm qua, Hội đã cùng với Đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi đạt kết quả cao được xã hội, các tổ chức và nhân dân ghi nhận đánh giá cao qua các chương trình, các cuộc vận động do Trung ương Hội phát động cũng như UB Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức. Với những nỗ lực, cố gắng của tất cả hội viên thanh niên, liên tục nhiều năm Hội LHTN Việt Nam tỉnh được Trung ương Hội LHTN Việt Nam công nhận đơn vị xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh niên.

Nhìn lại chặng đường đó qua của Hội LHTN Việt Nam, mỗi thanh niên Việt Nam có quyền tự hào: Trong mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Toàn tỉnh hiện có 193.866 thanh niên trong độ tuổi, trong đó có 132.873 thanh niên được tập hợp sinh hoạt trong tổ chức, đạt tỷ lệ 68,52%.

Trong năm 2010, các cấp bộ Hội đã xây dụng nhiều mô hình hoạt động cụ thể nhằm thu hút đông đảo hội viên, thanh niên vào tổ chức thông qua các mô hình như: chi hội trên địa bàn dân cư, đội TNTN, CLB, tổ, nhóm ... với các mô hình hoạt động phù hợp với nguyện vọng, sở thích của thanh niên. Qua đó đã làm cho tổ chức Hội ngày càng ngần gũi với thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên được cống hiến và trưởng thành.

Tiếp tục duy trì hoạt động của các CLB Thanh niên, các tổ chức, mô hình giúp nhau làm kinh tế giỏi, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác đoàn kêt tập hợp thanh niên vào các tổ chức đã có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2009. Số lượng thanh niên tham gia sinh hoạt trong tổ chức Hội tăng lên, đặc biệt là tập hợp thanh niên vùng tôn giáo, vùng dân tộc thiểu số, cồn bãi...

Xây dựng, kiện toàn các mô hình hoạt động nhằm thu hút thanh niên vào tổ chức được chú trọng. Toàn tỉnh đã thành lập 1882 chi hội, CLB, đội, nhóm; kết nạp mới 11.063 hội viên; phát triển Đoàn trong tổ chức Hội là 8.641 đoàn viên.

Trên cơ sở xây dựng củng cố tổ chức, các chương trình hoạt động, các cuộc vận động của Hội LHTN từng bước đi vào đời sống của thanh niên. hoạt động tham gia phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở của thanh niên đã góp phần nâng cao dân trí cho thanh niên nông thôn, miền núi; cổ vũ phong trào học tập rèn luyện của thanh niên, học sinh, sinh viên mà tiêu biểu cho ý chí và nghị lực của thanh niên Quảng Bình là Trần Đức Long - Huy chương đồng môn sinh vật quốc tế năm 1998, Lê Vũ Hoàng - vô địch cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" năm 2005, Lưu Anh Tiến - vô địch Robocon Châu Á Thái Bình Dương năm 2006.

 Hưởng ứng phong trào "thanh niên lập nghiệp" đến cuộc vận động "thanh niên làm kinh tế giỏi, tham gia xoá đói giảm nghèo", Hội đã tích cực hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế. nhiều mô hình phát triển có hiệu quả được khẳng định như: "Trang trại trẻ", "Tiết kiệm, tích luỹ", các đội hình "Thanh niên tình nguyện", "Phần việc thanh niên", "Công trình thanh niên", "Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh" .... Đã có những thương hiệu, sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp trẻ tỉnh nhà và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường; tiêu biểu là giải thưởng Sao vàng đất việt của Công ty xây dựng tổng hợp Trường Thịnh, Công ty tư vấn xây dựng Trường Sơn. Cuộc vận động "Vì thanh thiếu nhi nghèo vượt khó" đã giúp đỡ, hỗ trợ hàng trăm suất học bổng, xây dựng nhà tình nghĩa cho thanh thiếu nhi nghèo, tạo điều kiện cho hội viên, thanh niên vươn lên hoà nhập tốt với cộng đồng. Cuộc vận động "Thanh niên sống đẹp, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng" là kết quả đúc kết từ các phong trào thanh niên tình nguyện, chiến dịch "Hè tình nguyện". Thông qua các cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu", "Vì cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn" được xã hội ghi nhận, đánh giá cao về cả hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế xã hội. Từ các diễn đàn "mãi mãi tuổi 20", "Tuổi trẻ nói không với ma tuý", "Duyên dáng Quảng Bình " ... đã động viên, tôn vinh phát hiện những tấm  gương sống đẹp, sống có ích, những hành động hy sinh, nhường cơm xẻ áo vì cộng đồng. hôm nay.

Trong những năm qua, Hội LHTN tỉnh phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, phổ cập nghề và dạy các nghề đáp ứng bước đầu cho thị trường lao động, nâng cao tay nghề và rèn luyện kỹ năng lao động, kỷ luật lao động cho thanh niên. Riêng trong năm 2010 đã tổ chức 68 đợt tuyên truyền về các nội dung trong Đề án 103 về hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015, khai trương sàn giao dịch việc làm, tổ chức ngày hội việc làm, tư vấn học nghề, tạo việc làm cho 2.000 ĐVTN học sinh THPT; tư vấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho 5.700 đoàn viên thanh niên các xã, phường; 1.800 TN có việc làm ổn định trong và ngoài tỉnh; 600 thanh niên xuất khẩu lao động sang các nước.

Ủy ban Hội các cấp phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức tư vấn cho HVTN cách làm hồ sơ vay vốn để học tập, sản xuất, tranh thủ mọi nguồn vốn phù hợp để hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp. Tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả mô hình “góp vốn xoay vòng”, “tiết kiệm tích lũy”… để giúp HVTN có vốn sản xuất tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống. Đến nay, toàn tỉnh có 134 tổ tiết kiệm vay vốn với 5.662 hộ, ĐVTN được vay vốn hơn 71,8 tỷ đồng.

Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI , Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, trước những cơ hội và thách thức của đất nước trong việc hội nhập tổ chức thương mại thế giới, Quảng Bình trong thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới đang tạo ra cho thanh niên và Hội LHTN tỉnh những thời cơ và vận hội mới, cũng như những yêu cầu ngày càng cao hơn của phong trào, và những đòi hỏi, nhu cầu phát triển cao hơn của thanh niên. Phát huy truyền thống vẻ vang của hội, trong những năm tới Hội LHTN các cấp tăng cường tính chủ động, sáng tạo hướng mạnh về cơ sở; tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đổi mới một cách mạnh mẽ theo hướng mọi phong trào đều phải được đúc kết, đều phải xuất phát từ nhiệm vụ thiết thực của môĩ địa phương, đơn vị; đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên. Chỉ khi ấy, thanh niên mới tự giác hoạt động hưởng ứng các phong trào của Đoàn, Hội. Ngược lại nếu áp đặt phong trào, chỉ đạo mang tính chất hành chính của tổ chức thì hiệu quả thấp. Chỉ khi nào thanh niên hành động bằng chính trái tim của họ thì lúc đó thực sự phong trào mới có lực. Tiếp tục nhân rộng các mô hình, xây dựng các loại hình tập hợp theo đội, nhóm sở thích, nghề nghiệp, câu lạc bộ y bác sĩ trẻ, câu lạc bộ trí thức trẻ... thông qua đó mà mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, đem trí tuệ và sức trẻ góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới quê hương. Thực hiện chương trình công tác Hội và phong trào Thanh niên năm 2011, tuổi trẻ Quảng Bình phát huy tinh thần nhiệt huyết của thanh niên để hoàn thành tốt các chương trình, các cuộc vận động đề ra, đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.

Năm 2011 được chọn là năm thanh niên, khởi động Năm Thanh niên thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Quảng Bình nói riêng hướng tới các mục tiêu: tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, thực hiện công trình, phần việc thanh niên đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng; thúc đẩy sự chăm lo, quan tâm của các cấp chính quyền, xã hội chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ; phát triển mạnh mẽ tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt nhằm tăng cường đoàn kết và tập hợp thanh niên rộng rãi.

Hướng đến kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam, đây là sự kiện chính trị quan trọng nhằm tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, thanh niên những cống hiến của tầng lớp thanh niên và tổ chức Hội; của mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tự hào về truyền thống vẻ vang của Hội, mỗi cán bộ, hội viên, thanh niên thi đua thực hiện hiệu quả 3 cuộc vận động và 2 chương trình lớn của Hội trong nhiệm kỳ VI; đẩy mạnh việc xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Hội; tập trung góp sức vào giải quyết các vấn đề của đất nước như : Đào tạo nghề, khởi sự doanh nghiệp lập nghiệp, An toàn giao thông, ứng phó với Biến đổi khí hậu. Hăng hái thi đua, tình nguyện thực hiện Nghị quyết Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Nhìn lại chặng đường 55 năm qua của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, mỗi thanh niên Việt Nam có quyền tự hào: Trong mỗi chặng đường của lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng với vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh - Vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.


Page 14


Page 15


Page 16

TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI GIỮA DOANH NHÂN TRẺ VỚI THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC 

Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ Đoàn các cấp và thanh niên về kiến thức về khởi nghiệp, sáng ngày 11/11/2021, Tỉnh Đoàn Quảng Bình tổ chức chương trình Đối thoại giữa Cơ quan quản lý nhà nước,...

Xem tiếp

Tập huấn trực tuyến chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật hỗ trợ đoàn viên, hội viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp năm... 

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh niên năm 2021, trong 2 ngày 13 và 14/9/2021. Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học...

Xem tiếp

Quảng Bình: Tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệp Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên và starups trẻ 

Nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các startups trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới...

Xem tiếp

Cộng đồng Khởi nghiệp tỉnh: Tổ chức Hội nghị Ban điều hành Cộng đồng Khởi nghiệp Quảng Bình tổ chức hội nghị Ban điều hành Cộng... 

Ngày 3/1/2020, tại trụ sở Tỉnh Đoàn Quảng Bình, Thành phố Đồng Hới, Ban điều hành Cộng đồng Khởi nghiệp Quảng Bình tổ chức hội nghị Ban điều hành Cộng đồng Khởi nghiệp tỉnh lần thứ 4, Khoá I, nhiệm...

Xem tiếp

Hội thảo rèn luyện kỹ năng sáng tạo cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 

 Nhằm phát huy tinh thần xung kích sáng tạo của đoàn viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh. Ngày 23/12/2020, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề rèn luyện...

Xem tiếp


Page 17

Khởi công xây dựng công trình "Sân chơi cho em" tại xã Dân Hóa huyện Minh Hóa 

Trong chuỗi các hoạt động chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2021 của tuổi trẻ thành phố Đồng Hới, ngày 17//7/2021, Ban Thường vụ Thành Đoàn phối hợp với Đoàn cơ sở Công an thành phố, Đoàn...

Xem tiếp

Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 và Ngày truyền... 

Tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2019, nhân kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 02/9 và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân, ngày 22/8/2019, Đoàn Thanh niên...

Xem tiếp

Tuổi trẻ Đồng Hới: Dấu ấn Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 

Với chủ đề “Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng”, thực hiện chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2019, Tuổi trẻ Đồng Hới đã tích cực triển khai nhiều hoạt động tình nguyện ý nghĩa,...

Xem tiếp

Đoàn Khối Doanh nghiệp tổ chức Chương trình tình nguyện Kỳ nghỉ hồng năm 2019 

Thực hiện chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2019, ngày 20-7, Đoàn Khối Doanh nghiệp đã tổ chức chương trình “Kỳ nghỉ hồng” năm 2019 tại xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa.  

Xem tiếp

Tuổi trẻ khối các cơ quan tỉnh ra quân đội hình tình nguyện Kỳ nghỉ hồng 

Ngày 15/6, hưởng ứng Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2019, đoàn viên, thanh niên khối các cơ quan tỉnh tổ chức chương trình "Kỳ nghỉ hồng" năm 2019 tại bản Còi, xã Ngân Thủy, huyện...

Xem tiếp


Page 18

TUỔI TRẺ ĐỒNG HỚI TỔ CHỨC NHIỀU HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA CHÀO MỪNG 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/2022) 

 

Tháng Thanh niên năm 2022 không chỉ là dịp kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2022) mà còn là tháng để tuổi trẻ Đồng Hới thi đua lập thành tích chào mừng...

Xem tiếp

Đoàn Thanh niên BCH Quân sự tỉnh: Khởi công xây dựng “Ngôi nhà 100 đồng” 

 Trong không khí sôi nổi của tuổi trẻ lực lượng vũ trang tỉnh hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2018 và ra sức thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCS...

Xem tiếp

Sức trẻ Tháng Thanh niên 

Tháng Thanh niên, tháng của sự nhiệt huyết, của những trái tim đam mê cháy bỏng và khát khao được cống hiến. Phát huy tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, với...

Xem tiếp

Ấm tình Tháng ba biên giới 

 Hưởng ứng Tháng thanh niên 2017, chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 (1931-2017); 58 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng 3/3 (1959-2017), 28 năm ngày Biên phòng toàn...

Xem tiếp

Đoàn Khối Doanh nghiệp sôi nổi các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống công đồng, vì an sinh xã hội 

Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối Doanh nghiệp tỉnh lần thứ IV, Đại hội Đoàn toàn tỉnh...

Xem tiếp


Page 19

Thành đoàn Đồng Hới tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/01/1941 - 28/01/2021) 

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi, sáng ngày 25/01/2021, Thành đoàn tổ chức...

Xem tiếp

Quảng Bình: Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2020 

Ngày 5/6/2020, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi khu vực Bắc Trung Bộ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2020.

Xem tiếp

Bác Hồ với công tác giáo dục Thanh niên 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí đặc biệt của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, tương lai của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người...

Xem tiếp

Giao lưu giữa Anh hùng LLVT, Anh hùng lao động với thế hệ trẻ và Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2013 

Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc - Ngày truyền thống thi đua yêu nước; h¬ướng tới kỷ niệm 56 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình, tối 08/6/2013, Tỉnh Đoàn...

Xem tiếp


Page 20

HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO CHỐNG RÁC THẢI NHỰA: CÁC ĐỘI HÌNH THANH NIÊN TÍCH CỰC THAM GIA THU GOM RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ 

Thời gian qua, phong trào chống rác thải nhựa luôn được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn quan tâm, chỉ đạo các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc triển khai thường xuyên nhằm hạn chế, giảm thiểu số...

Xem tiếp

Quảng Bình – Tổ chức phun hóa chất khử khuẩn, xử lý môi trường tại các trường học trên địa bàn toàn tỉnh sau lũ. 

Hưởng ứng Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2020, Xuân tình nguyện năm 2021, Ngày 14/11/2020, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh đã phát động các cấp bộ Đoàn, Hội toàn tỉnh phối...

Xem tiếp

Quảng Bình tổ chức Ngày Chủ nhật xanh 26/7 trong quý III năm 2020 

 Hưởng ứng Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2020 và kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, ngày 26/7/2020, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đồng loạt...

Xem tiếp

Đoàn trường THPT Tuyên Hóa tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường 

Hưởng ứng chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2020, thực hiện “Ngày chủ nhật xanh”, Đoàn trường THPT Tuyên Hóa phối hợp với Đoàn thị trấn Đồng Lê tổ chức cho ĐVTN, học sinh tham gia...

Xem tiếp

Xung kích bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Bức thông điệp màu xanh 

 Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường (BVMT), những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực, nhiều phong trào,...

Xem tiếp


Page 21

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, AN NINH BIÊN GIỚI... 

 Biên giới quốc gia là “phên dậu” của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế và đối ngoại. Quản lý, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia...

Xem tiếp

Đoàn khối CCQ tỉnh tuyên truyền chủ quyền biển đảo cho đoàn viên thanh niên 

Tích cực tuyên truyền tới cán bộ, đoàn viên thanh niên trong khối về chủ quyền thiêng liêng cũng như bác bỏ những thông tin phản động, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với chủ quyền biển đảo...

Xem tiếp

Giao lưu kết nghĩa nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 

 Nằm trong chuỗi các hoạt động tháng Thanh niên và chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021), ngày 25/3/2021, tại Trung đoàn 996 BCH Quân sự tỉnh, ĐTN...

Xem tiếp

Đồng Hới : ký cam kết xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới 

Ngày 16/9, Ban Thường vụ Thành Đoàn chỉ đạo Đoàn trường THPT Đào Duy Từ tổ chức Ký cam kết "Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới". 

Xem tiếp

Đại học Quảng Bình: đồng loạt tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đoàn viên, sinh viên 

 Thực hiện sự chỉ đạo của BTV Tỉnh đoàn, vừa qua, Ban Thường vụ Đoàn trường đã chỉ đạo các Liên chi đoàn tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng cho đoàn viên, sinh viên.

Xem tiếp


Page 22

TUỔI TRẺ QUẢNG NINH: TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐOÀN, ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG THÁNG THANH NIÊN 

 

Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp bộ Đoàn trong việc chủ động bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng viên cho Đảng; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Đoàn...

Xem tiếp

Quảng Bình: Triển khai bảng tin tuyên truyền về Đại tướng Võ Nguyên Giáp 

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2021), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chỉ đạo100% Đoàn cấp huyện và tương đương đều có Bảng tin tuyên truyền. Bảng tin tuyên...

Xem tiếp

Tỉnh Đoàn Quảng Bình: Ứng dụng phần mềm trong quản lý đoàn viên 

Từ đầu năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã tích cực chỉ đạo các cấp bộ Đoàn đồng loạt ứng dụng phần mềm Quản lý đoàn viên. Phần mềm với nhiều chức năng mới, cho phép người sử dụng có thể truy cập...

Xem tiếp

Đoàn trường Đại học Quảng Bình Sinh hoạt câu lạc bộ lý luận trẻ năm 2021 theo hình thức trực tuyến 

 Sáng ngày 22/9/2021, Câu lạc bộ Lý luận trẻ tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Lý luận trẻ năm 2021 với một số nội dung như: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, công tác...

Xem tiếp

Huyện Đoàn Minh Hóa: Tổ chức sinh hoạt CLB năm 2021 với chuyên đề “đấu tranh, phản biện các luận điệu sai trái trên không gian... 

 Ngày 30/10/2021, Nhằm tăng cường lý luận cho các thành viên CLB Lý luận trẻ, nhất là phát huy vai trò của tuổi trẻ trong bảo vệ nền tảng lý luận của Đảng, Câu lạc bộ lý luận trẻ Huyện Đoàn...

Xem tiếp


Page 23

Tỉnh Đoàn 

TỈNH ĐOÀN

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi

Trụ sở: Tỉnh đoàn Quảng Bình

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi
 Liên lạc:

- Địa chỉ: Số 01B - Trần Hưng Đạo - TP. Đồng Hới - Quảng Bình

- Điện thoại: (0232) 3822550

- Fax: (0232) 3825407

- Email:

- Website: tinhdoan.quangbinh.gov.vn

               I. THƯỜNG TRỰC TỈNH ĐOÀN:

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi
 Bí thư: Đặng Đại Bàng

- Điện thoại/Fax: (0232) 3825407

- Email:

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi
 Phó Bí thư: Lê Thị Ngọc Hà

- Điện thoại: 

- Email:

Thế nào là bài hát sinh hoạt vui chơi
 Phó Bí thư: Trần Khánh Cường

- Điện thoại: 

- Email:

II. CÁC PHÒNG, BAN TRỰC THUỘC:

1. Văn phòng:
          - Điện thoại: (0232) 3822550

2. Ban Tổ chức - Kiểm tra:
          - Điện thoại: (0232) 6250517

3. Ban Tuyên giáo:
          - Điện thoại: (0232) 6250518

4. Ban Phong trào thanh niên:
          - Điện thoại: (0232) 6250519

5. Ban Thanh Thiếu nhi Trường học:
          - Điện thoại: (0232) 3827248

6. Văn phòng Hội Liên hiệp thanh niên:
          - Điện thoại: (0232) 3829529

III. CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:

1. Nhà Thiếu nhi Quảng Bình:

- Địa chỉ: Số 01 - Hùng Vương - TP. Đồng Hới

- Điện thoại/Fax: (0232) 3822431

2. Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh Quảng Bình:

- Địa chỉ: Số 42-Trần Quang Khải-TP.Đồng Hới-QB

- Điện thoại/Fax: (052) 3827712/ (052) 3829515

3. Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi khu vực Bắc Trung Bộ:

- Địa chỉ: Đường Trương Pháp - TP. Đồng Hới

- Điện thoại/Fax: (0232) 3810510/ (0232) 3810511

4. Tổng Đội Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế tỉnh Quảng Bình:

- Địa chỉ: Số 46 - Hai Bà Trưng - TP. Đồng Hới

- Điện thoại/Fax: (0232) 3600000/ (0232) 3851257


Page 24


Page 25

Phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 

 Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là động lực cho sự phát triển trong giai đoạn...

Xem tiếp

Phòng và chống sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa hơn nửa thế kỷ, nhưng di sản Người để lại không chỉ là tài sản tinh thần to lớn của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta mà còn luôn tiếp tục đồng hành, soi đường...

Xem tiếp

Bác Hồ - một tấm gương mẫu mực về ứng cử và bầu cử 

 Tại cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử tại Thủ đô Hà Nội. Với sự trân trọng và lòng thành kính dành cho Bác, 118 vị là Chủ tịch Ủy ban hành chính...

Xem tiếp

Bác sống như trời đất của ta 

 Tháng năm tím màu hoa bằng lăng, đỏ trời hoa phượng. Ta lại nhớ ngày sinh nhật Bác, lại nhớ câu thơ “Bác sống như trời đất của ta” khi Tố Hữu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Trời...

Xem tiếp

Khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo tư tưởng Hồ Chí Minh 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá...

Xem tiếp


Page 26

Phát huy vai trò của Chi đoàn Đoàn Trường Chính trị tỉnh trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 

Đảng ta ngay từ khi mới thành lập và trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn quan tâm đến việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch chống phá...

Xem tiếp

Bố Trạch: Hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Thanh niên 

 Sáng ngày 07/11/2021, Ban Thường vụ Huyện đoàn tổ chức Hội nghị triển khai Luật Thanh niên (sửa đổi) năm 2020 cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện.
Tại Hội nghị, cán bộ, ĐVTN...

Xem tiếp

Huyện Đoàn Tuyên Hóa: Bàn giao công trình thắp sáng đường quê và Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho ĐVTN 

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2021, Huyện Đoàn Tuyên Hóa tổ chức bàn giao công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” tại thôn Xuân Phú, xã Sơn...

Xem tiếp

Tuyên truyền phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo, TT ATGT tại Minh Hóa 

Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 9/11, ngày 9-11-2021, Huyện đoàn Minh Hóa phối hợp với Đoàn cơ sở Công an huyện Minh Hóa, Đoàn trường THPT Minh Hóa tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến...

Xem tiếp

Phát động xây dựng mô hình "Trường học không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội" 

 Ngày 18/3/2021, Thị Đoàn Ba Đồn phối hợp với Công an thị xã Ba Đồn chỉ đạo Đoàn trường THPT Lê Hồng Phong, Đoàn cơ sở Công an thị xã, Công an xã Quảng Hòa tổ chức lễ phát động Mô hình "Trường...

Xem tiếp