Thế nào là dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh

Chuyên đề: dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua bài 29 OXI OZON hóa học 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 31 trang )

T

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO
TRƯỜNG THPT ===***===

TÊN SÁNG KIẾN: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA
BÀI 29: OXI- OZON HÓA HỌC 10 CƠ BẢN

MÔN: HÓA HỌC
Tác giả:

Năm học 2017 - 2018
====================
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1


1. Lý do chọn đề tài.
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói
chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Do vậy, trong mọi
thời đại, các chương trình giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực đều được áp dụng,
tuy có khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục... nhưng đều hướng tới
mục tiêu phát triển nhân cách con người. Trong đó việc hình thành phẩm chất và năng
lực con người (đức, tài) được đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học từ chỗ quan tâm tới việc học
sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để
thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương
pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách


đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực
vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với
kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất
lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Trong dự thảo phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày
05/8/2015 về đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 đã đưa ra một chương
trình tổng thể gồm ba phẩm chất và tám năng lực như sau:
Ba phẩm chất là: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.
Tám năng lực: Gồm có năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề năng lực sáng
tạo, năng lực tự quản lý, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng
lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GDDT, Sở GDĐT Ninh Bình và Ban giám hiệu
trường THPT Nho Quan A về dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng
lực của học sinh. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh
cũng như hình thành cho học sinh các kỹ năng các năng lực cần thiết mà học sinh
2


cần đạt được thông qua quá trình học tập. Vì vậy tôi xây dựng chuyên đề: Dạy học
theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua bài 29:
OXI OZON -- Hóa học 10 cơ bản. làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao
chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc
đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển
năng lực.
Vận dụng Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh
thông qua bài 29: OXI OZON -- Hóa học 10 cơ bản.
3.


Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, như tên gọi của nó, tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề lí

luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực để vận dụng vào việc dạy học một
bài học cụ thể: bài 29: OXI OZON - Hóa học 10 cơ bản. Từ đó đưa ra những cách
tiếp cận giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau.
4.

Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh lớp 10.

5.

Phương pháp nghiên cứu.
Với sáng kiến này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


Phương pháp nghiên cứu lí thuyết



Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.



Phương pháp so sánh



Phương pháp thực nghiệm khoa học.


3


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC
CỦA HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10
A. Cơ sở lí luận
I. Khái niệm phẩm chất năng lực, chương trình giáo dục định hướng phát triển
phẩm chất năng lực
1. Khái niệm phẩm chất, năng lực:
Khái niệm về phẩm chất: Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. Hay:
Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc
sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục.
Khái niệm năng lực: Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm
các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội
hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh
nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động..
2. Chương trình giáo dục định hướng phát triển phẩm chất năng lực.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển phẩm chất năng lực (nay còn gọi là
dạy học định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20
và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển
phẩm chất năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng
phát triển phẩm chất năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là
sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ
việc điều khiển đầu vào sang điều khiển đầu ra, tức là kết quả học tập của HS.


4


II. Các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực nói
chung và dạy học hóa học nói riêng.
II.1. Các phẩm chất năng lực chung
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng
cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm bồi dưỡng và phát huy cho học sinh
8 năng lực chung sau đây: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng
tạo, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực tính toán
II.2. Các năng lực chuyên biệt trong môn Hóa học
Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định
hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi
trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của
một hoạt động như : Năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn
ngữ hóa học, năng lực , năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng
kiến thức hóa học vào cuộc sống
Các năng lực chuyên biệt của môn Hóa học gồm 5 năng lực sau:
NĂNG
LỰC

Mô tả các

CHUYÊN

năng lực

Các mức độ thể hiện


BIỆT
1.Năng lực

Năng lực sử a)Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học,

sử dụng

dụng

ngôn ngữ

tượng hóa học: hiệu, hình vẽ, mô hình cấu trúc phân tử các chất, liên

hóa học

biểu danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học (Kí

Năng lực sử
dụng thuật ngữ

kết hóa học)
b) Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các

hợp chất vô cơ và hữu cơ, các dạng công thức (CTPT,
hóa học;
Năng lực sử CT CT, CT lập thể),đồng đẳng,đồng phân.
5



dụng

danh

pháp hóa học.

c) Hiểu và rút ra được các quy tắc đọc tên và đọc
đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối với các
hợp chất hữu cơ.
d) Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp
hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng.
e) Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tình huống

mới.
- Năng lực tiến - Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần thiết chuẩn
hành thí

bị cho các TN.

nghiệm, sử

- Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu được

dụng TN an

tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai

toàn;

trong cách lắp .


2.Năng lực

- Năng lực

thực hành

quan sát, mô

- Tiến hành có sự hỗ trợ của giáo viên một số thí

hóa học bao

tả , giải thích

nghiệm hóa học phức tạp.

gồm:

các hiện tượng
TN và rút ra

- Tiến hành độc lập một số TN hóa học đơn giản

Biết cách quan sát, nhận ra được các hiện tượng TN

Mô tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm.

kết luận.


Giải thích một cách khoa học các hiện tượng thí

- Năng lực xử

nghiệm đã xảy ra, viết được các PTHH và rút ra

lý thông tin

những kết luận cần thiết.

liên quan đến
3. Năng lực
tính toán

TN
Tính toán theo
khối
lượng
chất tham gia
và tạo thành
sau phản ứng.
Tính toán theo
mol chất tham
gia và tạo
thành sau phản
ứng

a)Vận dụng được thành thạo phương pháp bảo toàn
( bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn
electron... trong việc tính toán giải các bài toán hóa

học.
c) Xác định mối tương quan giữa các chất hóa học
tham gia vào phản ứng với các thuật toán để giải được
với các dạng bài toán hóa học đơn giản.

6


c) Sử dụng được thành thạo phương pháp đại số trong
toán học và mối liên hệ với các kiến thức hóa học để
giải các bài toán hóa học.
d) Sử dụng hiệu quả các thuật toán để biện luận và
tính toán các dạng bài toán hóa học và áp dụng trong
các tình huống thực tiễn.
4. Năng lực
giải

quyết

vấn

đề

thông

qua

môn

hóa


học

a) Phân tích được tình
huống trong học tập
môn hóa học ; Phát hiện
và nêu được tình huống
có vấn đề trong học tập
môn hóa học
b) Xác định được và biết
tìm hiểu các thông tin
liên quan đến vấn đề
phát hiện trong các chủ
đề hóa học;

a)Phân tích được tình huống trong học tập,
trong cuộc sống;
Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề
trong học tập, trong cuộc sống.
b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liên
quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề
hóa học ;

c) Đề xuất được giải c) Đề xuất được giả thuyết khoa học khác
pháp giải quyết vấn đề nhau.
đã phát hiện.
- Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề đặt
- Lập được kế hoạch để ra trên cơ sở biết kết hợp các thao tác tư duy
giải quyết một số vấn đề
và các PP phán đoán, tự phân tích, tự giải

đơn giản
-Thực hiện được kế quyết đúng với những vấn đề mới.
hoạch đã đề ra có sự hỗ - Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc
trợ của GV
hợp tác trong nhóm.
d) Thực hiện giải pháp d) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải
giải quyết vấn đề và quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến
nhận ra sự phù hợp hay trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận
không phù hợp của giải dụng trong tình huống mới.
pháp thực hiện đó.
Đưa ra kết luận chính
xác và ngắn gọn nhất.
7


a) Có năng lực hệ a)Có năng lực hệ thống hóa kiến thức , phân
thống hóa kiến thức.

loại kiến thức hóa học , hiểu rõ đặc điểm, nội
dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó.
Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn
kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng,
tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự

nhiên và xã hội.
b) Năng lực phân b) Định hướng được các kiến thức hóa học một
tích tổng hợp các cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa
kiến thức hóa học học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học
vận dụng vào cuộc đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành
5) Năng lực

vận dụng
kiến thức
hoá học vào
cuộc sống

sống thực tiễn
nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
c) Năng lực phát hiện c) Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa
các nội dung kiến học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học,
thức hóa học được sức khỏe, KH thường thức, sản xuất công nghiệp,
ứng dụng trong các nông nghiệp và môi trường.
vấn để các lĩnh vực
khác nhau
d) Năng lực phát
hiện các vấn đề trong
thực tiễn và sử dụng
kiến thức hóa học để
giải thích.
e) Năng lực độc lập

d) Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện
tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa
học trong cuộc sống và trong các lính vực đã
nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và các
kiến thức liên môn khác.
e) Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp,

sáng tạo trong việc cách thức giải quyết vấn đề. Có năng lực hiểu
xử lý các vấn đề thực biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học
tiễn


liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu
biết tham gia NCKH để giải quyết các vấn đề
đó.

8


III. Hai vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
III.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực
hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn
với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với
hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ
giáo viên học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng
lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học
chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp.
III.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tập trung vào
các hướng sau:
Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học sang đánh
giá toàn quá trình học, đánh giá của giáo viên dạy với tự đánh giá của người học.
Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người
học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, sang đánh
giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh
giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo
Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang
việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy
học;

Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các
phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân
biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả
đánh giá.
Với những xu hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo
dục của học sinh ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phải:
9


- Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn
học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ
năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh của cấp học.
- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của
giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia
đình, cộng đồng.
- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm
phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có
khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.
B.

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1. Chương trình hóa học lớp 10.
Đối với bộ môn hóa học lớp nói chung chương trình hóa học lớp 10 nói riêng được
biên soạn theo mục tiêu đổi mới giáo dục nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản và phổ thông về hóa học gồm các kiến thức về hóa học đại cương và lý thuyết về
phản ứng hóa học và đặc điểm cấu tạo và tính chất của các nguyên tố nhóm A
Với cấu trúc và nội dung chương trình hóa học lớp 10 như vậy rất thuận lợi cho việc
dạy và học theo định hướng phát triển năng lực.

2. Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực ở các trường THPT
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung và trường THPT Nho Quan A nói riêng.
Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp thiết
phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến. Việc áp dụng
những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện, song không thường xuyên và
còn mang nặng tính hình thức vì thế tính hiệu quả khi sử dụng một số phương pháp còn
nhiều hạn chế. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc sử dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các
tình huống thực tiễn cho học sinh chưa được thực sự quan tâm. Việc ứng dụng côngnghệ

10


thông tin, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy chưa được thực hiện rộng rãi (chủ yếu
khi có giáo viên dự giờ).
3. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá ở các trường THPT nói chung và trường
THPT Nho Quan A nói riêng.
Trong những năm gần đây thực hiện các công văn hướng dẫn của bộ giáo dục và đào
tạo về đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi, đánh giá như : CV 8773/BGDĐT GDTrH về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, công văn về việc sử dụng phần mềm
Master Test Online, hoạt động kiểm tra, đánh giá ở các trường THPT nói chung và
trường THPT Nho Quan A nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn một
số hạn chế sau:
- Việc kiểm tra, đánh giá vẫn chỉ chú trọng đến đánh giá kết quả cuối kỳ học mà
chưa chú trọng đến việc đánh giá thường xuyên trong quá trình học.
- Quá trình đánh giá và kết quả đánh giá hoàn toàn là do giáo viên, chưa có sự kết
hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh.
- Câu hỏi trong các đề kiểm tra còn nặng về kiểm tra ghi nhớ, tái hiện kiến thức, học
thuộc máy móc, chưa có nhiều câu hỏi theo hướng mở, gắn với thực tế cuộc sống, các câu
hỏi đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn của học sinh.


11


CHƯƠ NG II:
THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG BÀI 29: OXI - OZON
BÀI 29: OXI - OZON
I. Mục tiêu.
1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1. Kiến thức
Học sinh biết:
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, cấu tạo phân tử oxi, ozon.
- Một số phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
- Những ứng dụng thực tế của oxi, ozon trong công nghiệp và trong cuộc sống.
Học sinh hiểu:
- Tính chất hóa học cơ bản của oxi ozon là tính oxi hóa mạnh.
- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi, ozon.
- Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Học sinh vận dụng:
- Viết một số phương trình hóa học có liên quan đến tính chất hóa học của oxi.
- Giải một số bài tập có liên quan như tính thành phần % thể tích các khí, nhận biết các
khí .
- Giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến oxi, ozon
1.2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng giải quyết vấn đề trước tập thể.
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK và các tài liệu liên quan; quan sát và trình bày 1
vấn đề.
- Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kỹ năng thực hành hóa học.

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường.
- Liên hệ thực tế về các vấn đề cấp thiết trong xã hội: Ô nhiễm môi trường đặc biệt là
môi trường không khí, tầng ozon bị phá hủy, ý thức của con người trước biến đổi khí
hậu.
1.3. Thái độ
- Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế xã hội, môi
trường của nước ta.
- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách
nhiệm bản thân trong việc học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
12


-Tích cực, chủ động; giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Yêu thích môn Hóa học cũng như các môn khoa học khác
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống
II. Phương pháp
1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp đóng
vai,phương pháp công não, phương pháp góc học tập, hoạt động nhóm, phương pháp
bản đồ tư duy, dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng và năng lực hoạt động của học sinh.
- Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của thực
tiễn.

- Đánh giá kết quả học tập theo ba công đoạn cơ bản: thu thập thông tin; phân tích
và xử lí thông tin; xác nhận kết quả học tập để điểu chỉnh hoạt động học.
- Giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên.
Dụng cụ thí nghiệm: Bình cầu, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, môi sắt, kẹp
sắt, chậu nước, phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu
Hóa chất: KMnO4, than gỗ, bột lưu huỳnh, cồn, dây magie, dung dich hố tinh bột,
dung dịch KI.
Giáo án word, powerpoint
2. Học sinh.
- Ôn lại các kiến thức về oxi không khí - ozon.
- Tư liệu về ô nhiễm môi trường, vở kịch ai quan trọng hơn
13


IV. Chuỗi các hoạt động học:
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động.
Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu
kiến thức mới của học sinh
Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về vai trò của một số nguyên tố thường gặp trong đời
sống hằng ngày của con người.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
GV tổ chức cho HS theo dõi vở kịch Ai quan trọng hơn do nhóm 1 thực hiện
KỊCH : Ai Quan Trọng Hơn
Có một hôm thế giới vật chất xung quanh chúng ta tranh luận về tầm quan trọng của
mình đối với cuộc sống.
Au: đi ra sân khấu, vừa đi vừa hát chưa có bao giờ đẹp như hôm nay, non nước
mây trời làm ta mê say.

Ta là một kim loại quý hiếm làm giàu cho đất nước, có ta thì mới có tiền, có đô la
Đã bao giờ nghe câu: Tiền là tiên là phật
Là sức bật của lò xo
Là thước đo của lòng người
Là nụ cười của tuổi trẻ
Là sức khoẻ của tuổi già
Ta có thể làm điên đảo cuộc sống xã hội, vì ta mà con người có thể bán rẻ lương tâm,
tan nát cuộc sống gia đình. Điều này chứng tỏ ta quý giá nhất, ta là số 1.
Đúng lúc đó Ag từ đâu đi tới: Đẹp dịu dàng mà không chói loá chính là họ Ag nhà ta
Vừa nhìn thấy Au, Ag nói giọng mỉa mai:
Đứng xa thì ngỡ Thuý Kiều
Lại gần mới biết người yêu chí phèo
Au: Ối giời, tự tin quá nhề, người ta thường nói lấp lánh như vàng, sang như bạc
Nhà ngươi có khoe mẽ thế nào cũng chỉ xếp sau ta thôi.
Ag: Ngươi đừng tự kiêu thế nhé, thế nhà ngươi không biết àh
Được Ag thì sang, được Au thì xui
Au: Thế ngươi hỏi các bạn học sinh ở đây xem, thấy ta trên đường thì có nhặt
14


không?
C: Vênh váo: haha Au, Ag thì đã là gì ta là kim cương còn quý hơn các ngươi nhá.
Au, Ag đồng thanh nói: À thì ra là họ nhà C, có gì mà khoe, khiếp một màu đen xì xì,
xấu chứ có gì mà đẹp từ Quảng Ninh ra ah?
C: Các ngươi coi thường ta quá, ta là kim cương quý giá, rắn chắc. Nhiều quý cô xinh
đẹp lộng lẫy là nhờ có ta. Ta còn là nguyên liệu khí đốt, thế các ngươi có dùng năng
lượng khí đốt không?
Au, Ag: Dùng tiền mua được hết
C: Ối giời, thế mà cũng nói, không có lấy đâu ra mà mua.
Oxi đi vào: Ú.tin khẩn cấp. Theo dự báo tầng ozon sắp bị thủng, không khí bị ô

nhiễm nghiêm trọng, khí CO2 tăng làm cho trái đất đang nóng dần lên, sóng thần, lũ lụt
xảy ra liên tục. Cứ thử hỏi loài người đeo đầy Ag, Au kim cương mà không có ta thì có
sống được không? Cuộc sống này có được là do ta đây này(vỗ ngực).
Au, Ag, C: nói một thôi một hồi cũng vậy thôi, bây giờ người ta chỉ quan trọng vẻ bè
ngoài thôi.
O2: Ôi dào tốt mã dẻ cùi ta có thể oxi hoá các ngươi bất cứ lúc nào,các ngươi nghe
đây này: Đất thiếu oxi đất ngừng ngừng hơi thở.
H2O: Cây thiếu nước cây sống sống làm sao.
Các bác cứ tranh cãi nhau làm gì cho tốn nước bọt rồi lại cần đến tôi đây.
Các bác biết rồi đấy: nhịn đói 3 ngày chưa chết, nhưng nhịn nước 3 ngày là chết rồi
đấy.., rồi nhất nước nhì phân.
O2 xen vào: Nhưng thành phần cấu tạo nên ngươi lại có ta, tóm lại ta quang trọng nhất.
Au, Ag, C đồng thanh: ta quan trọng nhất, ta quan trọng nhất.ta..
Bỗng bầu trời đổi sắc, bụt hiện ra:
Tất cả các con đều do trời sinh ra, mỗi con đều có tầm quan trong riêng để làm giàu đẹp
cho cuộc sống. Các con có quan hệ chặt chẽ với nhau để trái đất ngày càng tươi đẹp
hơn.
Tất cả cùng đồng thanh: Chúng con hiểu rồi ạ.
GV giới thiệu: Nguyên tố oxi chiếm 49% khối lượng trái đất, trong tự nhiên oxi tồn tại
dưới dạng đơn chất O2 và O3. Vây oxi, ozon có CTCT như thế nào? Chúng có tính chất
15


và có ứng dụng, vai trò gì đối với sự sống trên trái đất? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu Bài 29: OXI- OZON HÓA HỌC LỚP 10- BAN CƠ BẢN
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Chia lớp thành 4 nhóm.
Các nhóm làm việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh hoạt động.


16


Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Vị trí và cấu tạo
Mục tiêu: Biết vị trí của oxi trong BTH, cấu tạo của phân tử oxi

GV:Giới thiệu lịch sử tìm ra nguyên tố oxi và chiếu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học
HS: Quan sát, theo dõi, hoạt
độngĐẤT
nhóm
hoàn thành
TRÁI
NÓNG
DẦNphiếu
LÊNhọc tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Cấu hình electron của nguyên tử oxi: .
Câu 2. Xác định vị trí của oxi trong BTH?............................................................
............................................................................................................................
..
Câu 3. Cho biết số electron lớp ngoài cùng của oxi:
Câu 4. Viết công thức e, công thức cấu tạo của oxi: Nhận xét loại liên kết trong phân
17

tử oxi..
..



Hoạt động 6:Tính chất của ozon
Mục tiêu: Biết tính chất vật lí của ozon, tính oxi hoá của ozon mạnh hơn oxi
*Ozon là dạng thù hình của oxi.
B. OZON. (O3)
- Cho biết công thức của ozon?

I. TÍNH CHẤT

- GV: Cho HS quan sát hình ảnh bầu trời 1. Tính chất vật lí
trong xanh đồng thời dựa vào SGK hãy cho - O3 là chất khí, mùi đặc trưng, màu
biết những tính chất vật lí của ozon?

xanh nhạt;
- Hóa lỏng -1120C.
- Tan trong nước nhiều hơn O2
- Phân tử O3 kém bền hơn.
- Ozon cũng có thể phân hủy tạo thành
oxi theo phản ứng:O3 O2 + O

Bầu trời trong xanh
- HS trả lời
Khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng
Tan trong nước nhiều hơn O2.( 100ml H2O ở
00C hòa tan 49 ml khí ozon)
- GV cho học sinh hoạt động nhóm:

2. Tính chất hóa học:

- Từ đặc điểm cấu tạo của ozon hãy dự doán - Ozon có tính oxi hóa rất mạnh.

tính chất hóa học của ozon.

- O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.

- So sánh tính chất hóa học của ozon với *Tác dụng với kim loại (trừ Au và Pt):
oxi?

Ở nhiệt độ thường

- Hãy nêu các ví dụ tính chất của ozon? Viết Ag + O2 Không phản ứng.
2Ag + O3 Ag2O + O2

phương trình phản ứng minh họa.

18


Hs: Làm thí nghiệm nhận biết khí ozon: Sục O2 +KI +H2O không pư
khí O3 vào dung dịch KI có hòa tan hồ tinh O3 +2KI +H2O 2KOH + O2 + I2 (Làm
bột.

hồ tinh bột chuyển thành màu xanh-

HS quan sát hiện tượng giải thích, viết Nhận biết ozon)
phương trình phản ứng từ đó rút ra phương
pháp nhận biết khí O3
Hoạt động 7: Ozon trong tự nhiên- Ứng dụng của ozon
Mục tiêu: Biết ozon trong tự nhiên được sinh ra như thế nào, từ đâu; ozon ứng dụng
làm gì, vai trò đối với đời sống
II. OZON TRONG TỰ NHIÊN.

- Ozon được tạo thành từ oxi do ảnh hưởng của tia cực tím hoặc sự phóng điện trong
cơn giông.
UV
3 O2 2 O3

- Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí bảo vệ con người và các
sinh vật trên trái đất tránh được tác hại của tia này.
-GV: Cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng III. ỨNG DỤNG CỦA OZON
của ozon

- Làm sạch không khí, khử trùng y

HS:

tế.Tẩy trắng trong công nghiệp và ngăn
tia tử ngoại để bảo vệ trái đất.

Vận dụng liên môn: Đời sống hằng ngày, ngành y tế, công nghiệp
-Làm sạch không khí, khử trùng y tế.
-Tẩy trắng trong công nghiệp.
-Bảo vệ trái đất, ngăn tia tử ngoại
-GV: Tại sao vào các đồi thông thấy không khí trong lành hơn?
Gv bổ sung: không khí tại các đồi thông rất trong lành đó là do lá thông có khả năng
sản sinh ra O3, là chất diệt khuẩn mạnh.
Hoạt động củng cố bài học:
Yêu cầu 4 nhóm học sinh tổng kết bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy bài oxi ozon
19


C. Luyện tập và mở rộng

1. Hoạt động Luyện tập
- Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và
chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị
trước). Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1.
Câu 1: Người ta thường dùng hóa chất nào để phân biệt oxi và ozon?
Câu 2: Ozon chiếm lượng nhiều nhất ở tầng nào của khí quyển?
Câu 3: Tại sao cá sống dưới nước, nhưng sau một khoảng thời gian nhất định lại ngoi
lên khỏi mặt nước?
Câu 4: Vì sao cuốc, xẻng và các dụng cụ bằng sắt để lâu ngày trong không khí sẽ thấy
xuất hiện màu nâu trên bề mặt vật?
Câu 5: Oxi được ứng dụng nhiều trong những lĩnh vực nào của đời sống và sản xuất?
- Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi
để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ
những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết
quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận
chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng
20


và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Có thể thu được Oxi từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây?
A. CaCO3.
B. KMnO4.
C. (NH4)2SO4.
D. NaHCO3
Câu 2: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hoá mạnh là do
A. Oxi có độ âm điện lớn .

B. Oxi tồn tại dạng phân tử.
C. Oxi có nhiều trong tự nhiên.
D. Oxi là chất khí.
Câu 3: Khi điều chế oxi trong PTN, người ta thường thu khí oxi bằng cách
A. đẩy không khí.
B. đẩy nước.
C. chưng cất.
D. chiết.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi?
A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
B. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại.
C. O2 tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp.
D. Những phản ứng mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 5: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 (có số
mol bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ
A. KMnO4.
C. KClO3.
B. NaNO3.
D. H2O2.
Câu 6: Ozon có nhiều trên thượng tầng khí quyển, vai trò của ozon là
A. hấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím).
B. làm cho trái đất ấm hơn.
C. ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất.
D. phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian để tạo khí.
Câu 7: Chọn câu sai khi nói về ứng dụng của ozon?
A. Một lượng nhỏ ozon (10-6 % về thể tích) trong không khí làm cho không khí trong
lành hơn.
B. Không khí chứa lượng lớn ozon có lợi cho sức khoẻ.
C. Dùng ozon để tẩy trắng các loại bột, dầu ăn và nhiều chất khác.
D. Dùng ozon để tẩy trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng.

Câu 8: Không khí sau cơn mưa giông thường trong lành, ngoài việc mưa làm sạch bụi
thì mưa giông còn tạo ra một lượng nhỏ khí nào sau đây?
A. O3
B. O2
C. N2
D. He
Câu 9: Sau khi chuyển 1 thể tích khí oxi thành ozon thì thấy thể tích giảm đi 5ml (biết
các thể tích đo ở cùng điều kiện). Tính thể tích oxi đã tham gia phản ứng?
A.14ml
B.16ml
C.17ml
D.15ml
Câu 10: Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây, xác định vai trò các chất tham
gia phản ứng?
1) Mg + O2
3) S + O2

2) P + O2
4) C2H5OH + O2
21


5) Ag + O3
6) KI + O3 + H2O
Câu 11: Dẫn 2,24 lít khí gồm oxi và ozon (đktc) qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam
chất rắn màu đen tím. Tính phần trăm theo thể tích của oxi trong hỗn hợp ban đầu?
Câu 12: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng hết với 16,98 gam
hỗn hợp B gồm magiê và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của 2 kim
loại. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A? Thành
phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B?

2. Hoạt động Vận dụng và tìm tòi mở rộng
- Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu và giải quyết các câu hỏi/tình huống sau
1. Em hãy tìm hiểu thêm các ứng dụng của ozon trong thực tế?
2. Ở Việt Nam, phần lớn du khách chọn Đà Lạt để phục vụ cho mục đích nghỉ dưỡng.
Em hãy lí giải sự lựa chọn này.
3. Lỗ hổng tầng ozon tại Nam Cực được hình thành vào tháng 9 và tháng 10, nở rộng
vào ngày 22 tháng 10 (21 triệu km vuông). Vào năm 2000, lỗ hổng đã nở rộng nhất,
với diện tích lên đến 29,8 triệu km vuông. Nhưng cho tới gần đây, có một sự đáng
mừng cho trái đất thân yêu là lỗ thủng tầng ozon đó đang dần hồi phục. Em hãy nêu
những hiểu biết của mình về vấn đề trên.
- GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,để giải quyết
các công việc được giao.
(Địa chỉ link https://youtu.be/GaCJj2iQt5k)
Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân
hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.
V. KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ :
V.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá:
Đánh giá tính khả thi của dự án.
Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề của
học sinh.
V.2. Chuẩn bị
22


Xác định trình độ học sinh
Lựa chọn đối tượng kiểm tra
Chuẩn bị phương tiện kĩ thuật
Chuẩn bị đề kiểm tra kiến thức vận dụng liên quan đến bài Oxi- Ozon trong thời

gian 15 phút.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Tìm phát biểu sai trong các các phát biểu sau:
A. Trong các phản ứng, O2 đều thể hiện tính oxi hóa mạnh.
B. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
C. O2 tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp.
D. O2 có tính oxi hóa mạnh hơn O3.
Câu 2: Có thể điều chế O2 trong phòng thí nghiệm từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau
đây?

A. CaCO3.

B. KMnO4.

C.(NH4)2SO4.

D. NaHCO3.

Câu 3: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà Lao Cai, cam Hà Giang đã được
bảo quản tốt hơn, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau
đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày?
A. Ozon là một khí độc.
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.
D. Ozon có tính tẩy màu.
Câu 4: O2 có vai trò quyết định đối với sự sống của con người và động vật. Mỗi người
mỗi ngày cần khoảng 25m3 không khí để thở. Nếu coi không khí có chứa khoảng 20%
thể tích là O2 thì thể tích O2 cần dùng cho mỗi người trong một ngày là
A. 5000 lít.


B. 125000 lít.

C. 500 lít.

D. 1250 lít.

Câu 5: Sục khí O3 vào dung dịch KI có sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát
được:
A. Dung dịch có màu vàng nhạt.
B. Dung dịch có màu xanh.
C. Dung dịch trong suốt.
D. Dung dịch có mầu tím .
Câu 6: Sự hình thành tần ozon ở phía trên tần đối lưu và phía dưới tần bình lưu của khí
quyển là do quá trình nào sau đây?
A. Sự chuyển hóa của các phân tử oxi thành ozon nhờ tia tử ngoại của mặt trời.
B. Sự oxi hóa của một số hợp chất hữu cơ.
C. Sự phóng điện (tia chớp, sét) trong khí quyển.
D. Cả A và C đều đúng.

23


Câu 7: Tầng ozon có tác dụng như một tấm lá chắn ngăn tia tử ngoại, bảo vệ cho sự
sống tên Trái Đất. Nguyên nhân làm suy giảm (gây thủng) tầng ozon là:
A. Con người sử dụng chất CFC (cloflocacbon) như CCl 2F2, CCl3F... trong công nghiệp
làm lạnh, giặt tẩy, sơn...
B. Con người đốt nhiêu liệu hóa thạch, sử dụng phân bón có chứa gốc nitơ... sinh ra khí N2O.
C. Con người xả khói bụi và các chất hóa học (SO2, CO, CO2 ..) vào bầu khí quyển.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 8: Cho hỗn hợp khí X gồm O 2 và O3 thực hiện phản ứng ozon hóa hoàn toàn thu

được một chất khí duy nhất có thể tích của hỗn hợp giảm thêm 20% so với ban đầu. %
khối lượng của O3 trong hỗn hợp X là:
A. 50%.
B. 35%.
C. 75%.
D. 20%.
Câu 9: Hằng ngày con người và động vật cần rất nhiều oxi cho nhu cầu hô hấp nhưng
lượng oxi trong không khí gần như không đổi là nhờ phản ứng nào sau dây?
UV
A. 2O3
3O2.
dienphan
2H2 + O2.
B. 2H2O
axit
anhsang
C. 6nCO2 + 5nH2O
(C6H10O5)n + 6nO2.
diepluc
0

t
2KCl + 3O2.
D. 2KClO3
MnO
Câu 10: Thêm 3,0 gam MnO2 vào 200 gam hỗn hợp gồm KCl và KClO3 được hỗn hợp
2

X . Đun nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn nặng
145,4 gam. % khối lượng KClO3 trong hỗn hợp X là

A. 26,5%.

B. 73,5%.

C. 62,75%.

D. 37,25%.

V.3. Tổ chức kiểm tra:
Đối tượng: Học sinh trường THPT Nho Quan A được học bài Oxi- Ozon
Địa điểm: Tại trường THPT Nho Quan A- Nho Quan Ninh Bình.
Cách tiến hành: Sau tiết dạy chúng tôi sẽ phát đề kiểm tra 15 phút cho HS.

24




CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM
1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của
đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học bộ môn Hóa học ở nhà trường phổ thông.
2. Nhiệm vụ của thực nghiệm
Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, tôi tập trung nhằm
giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển
năng lực vào một bài học cụ thể: Bài 29: OXI - OZON Hóa học 10 cơ bản
- Sau bài học, tiến hành bài kiểm tra ngắn 15 theo định hướng phát triển năng lực. Rút

ra các kết luận và đánh giá tính khả thi của đề tài.
II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
1. Chọn đối tượng thực nghiệm
25