Thế nào là linh kiện tích cực

Với những ai học ngành điện tử viễn thông, chắc hẳn các bạn đã nghe tới thuật ngữ "linh kiện điện tự thụ động, hay tích cực".
Thực chất, những linh kiện thụ động là những linh kiện điện tử chỉ có khả năng xử lý và tiêu thụ năng lượng điện, ví dụ như điện trở, tụ điện, cuộn cảm, bộ biến áp. Chúng hoạt động không cần nguồn cấp.
Còn linh kiện gọi là tích cực bởi vì chúng có khả năng biến đổi, hay thậm trí tạo ra tín hiệu. Ví dụ như: Transistor, Diode hầm, bộ phát tín hiệu đa hài, bóng bán dẫn. Những linh kiện này cần phải có nguồn cấp để có thể hoạt động được.
Khi nói đến tuyến tính, ta hiểu nôm na là sự thay đổi tín hiệu đầu ra tỉ lệ thuận với sự thay đổi tín hiệu đầu vào. Ví dụ như một điện trở có giá trị xác định, dòng điện chạy qua nó càng lớn thì độ sụt áp (hiệu điện thế 2 đầu điện trở) càng lớn.
Trong một mạch điện, linh kiện tuyến tính là linh kiện có quan hệ tuyến tính giữa dòng điện và hiệu điện thế, giá trị các thông số của nó là ổn định và không phụ thuộc vào dòng điện hay hiệu điện thế đặt vào nó. Ví dụ như: điện trở (R), tụ điện (C), cuộn cảm (L) hay biến áp...
Ngược lại, các linh kiện phi tuyến tính là các linh kiện có quan hệ không tuyến tính giữa tín hiệu đầu vào và đầu ra. Ví dụ như với một diode, dòng điện là một hàm không tuyến tính với hiệu điện thế. Hầu hết các các thiết bị bán dẫn đều có đặc tính phi tuyến.