Thế nào là người có việc làm


việc thanh toán kết hợp cả giá trị và hiện vật. Quan hệ thuê mướn dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu, vừa kết hợp làm thuê, vừa theo thời vụ. Lao động
thủ công cơ bắp là chính. Một số nơi do chưa phát triển ngành nghề, dẫn đến dư thừa lao động, nhất là thời vụ nông nhàn, người lao động phải đi làm thuê vùng
khác, xã khác hoặc ra đơ thị tìm kiếm việc làm.

1.1.2. Khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm


- Việc làm Giải quyết việc làm cho lao động xã hội là một trong những nội dung cơ bản
của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được toàn thế giới cam kết trong tuyên bố về chương trình hành động tồn cầu.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm việc làm: Việc làm đã được ILO quan tâm ngay từ khi nó được thành lập năm 1919.
Theo ILO Việc làm là những hoạt động được trả công bằng tiền và hiện vật[12] Quan điểm xem xét việc làm như một tế bào, một đơn vị nhỏ nhất phân chia
từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho rằng: Việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, hoặc những phương
tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Những năm gần đây, tiếp thu có chọn lọc các khái niệm của Tổ chức Lao
động quốc tế ILO và một số nước lân cận, nước ta đã có những thay đổi trong quan niệm về việc làm. Bộ luật Lao động ghi rõ: Mọi hoạt động lao động tạo ra
nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm [5, điều 13].
Ngồi những khái niệm trên còn có rất nhiều khái niệm về việc làm được các nhà nghiên cứu đưa ra như:
Tác giả Đặng Xuân Thao trong cuốn sách Mối quan hệ giữa dân số và việc làm đã định nghĩa việc làm như sau: Việc làm là hoạt động có ích, khơng bị pháp
luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người thân, gia đình hoặc cộng đồng. [12,11]
11
Liên quan chặt chẽ với khái niệm việc làm, hai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung trong cuốn sách Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam
đã đưa ra khái niệm về người có việc làm như sau: Người có việc làm là người đang làm việc trong những lĩnh vực ngành nghề, dạng hoạt động có ích, khơng bị
pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để ni sống bản thân và gia đình. [8,9] Tác giả TS Chu Tiến Quang và cộng sự trong cuốn Việc làm ở nông thôn
đã đưa ra khái niệm như sau: Việc làm có thể được hiểu ở hai trạng thái tĩnh và động. Ở trạng thái tĩnh việc làm chỉ nhu cầu sử dụng sức lao động và các
yếu tố vật chất kỹ thuật khác nhằm mục đích tạo ra thu nhập hoặc kết quả có ích cho cá nhân, cộng đồng Ở nghĩa động thì việc làm là hoạt động của dân cư
nhằm tạo ra thu nhập có lợi cho cá nhân hoặc cộng đồng trong khuôn khổ pháp luật cho phép. [18,10]
Như vậy từ các khái niệm trên việc làm có thể được hiểu như sau: Việc làm là hoạt động có ích, khơng bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho
bản thân, gia đình người lao động hoặc cho một cộng đồng nào đó. Với cách hiểu trên, nội dung của khái niệm việc làm được mở rộng và tạo ra
khả năng to lớn giải phóng sức lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết để tạo việc làm và tự do thuê
mướn lao động theo luật pháp của nhà nước để tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường.
- Việc làm tự tạo: Đây là khái niệm mới được đưa ra từ TS Lê Xuân Bá và các cộng sự trong
đề tài Các yếu tố tác động đến q trình chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thôn Việt Nam Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học do Viện nghiên cứu quản
lý kinh tế trung ương thực hiện 2006 Theo nhóm tác giả này thì các hoạt động được xem là việc làm tự tạo liên
quan đến sự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ những người có xưởng sản xuất, cửa hàng, cửa hiệuchỉ có trách nhiệm với chính
12
bản thân họ. Báo cáo đề tài này cũng nói rõ thêm: ở các nước đang phát triển, sự phân chia giữa lao động làm công ăn lương và việc làm tự tạo nhiều khi khơng rõ.
Có một khoảng trùng lặp giữa lao động được trả và lao động tự trả công mà ở đó các hoạt động này có thể được xem là lao động được thuê vừa có thể là lao động tự
thuê. Với ý nghĩa của khái niệm này, liên hệ với nơng nghiệp, nơng thơn có thể
thấy việc làm tự tạo trong nông nghiệp, nông thôn là rất lớn và rất quan trọng. Tuyệt đại bộ phận nông dân làm việc trên đồng ruộng đều là những lao động tự trả
cơng hay nói một cách khác là người nơng dân là những người tự tạo ra việc làm. Đây là điều rất có ý nghĩa trong nghiên cứu tìm giải pháp giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn. - Việc làm ổn định:
Có thể nói, đến nay chưa có khái niệm về việc làm ổn định. Tuy nhiên trong thực tế tại nhiều văn bản, báo cáo của chính phủ, các bộ, ngành thì cụm từ việc làm
ổn định đã được đề cập đến rất nhiều. Chúng ta vẫn thường nói: cần phải tạo việc làm ổn định cho người lao động. Nhưng thế nào là việc làm ổn định? Tiêu chí nào
để xác định đó là việc làm ổn định? Qua sự phân tích ở trên và qua thực tế, tác giả đưa ra khái niệm về việc làm
ổn định đó là những cơng việc mà người lao động có thể làm việc trong một thời gian dài, có mức thu nhập tiền cơng đảm bảo cho cuộc sống người lao động và
cho con cái họ và có tích lũy. Trong nơng nghiệp, nơng thơn, đó là việc làm quanh năm với thu nhập cao.
Từ các khái niệm về việc làm trên đây có thể đưa ra khái niệm giải quyết việc làm như sau:
Giải quyết việc làm là q trình tạo ra điều kiện và mơi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động có cơ hội làm việc với chất lượng việc làm ngày
càng cao.
13
Như vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo ra việc làm cho người lao động để họ có thể ni sống
bản thân, gia đình và góp phần xây dựng q hương đất nước.

1.1.3. Khái niệm thất nghiệp và thiếu việc làm