Thị phần internet cáp quang việt nam 2023

(HNM) - Trong năm 2021, 3/5 tuyến cáp quang biển bị sự cố ít nhất 3 lần mỗi tuyến, ảnh hưởng không nhỏ đến người dùng internet trong nước, nhất là trong điều kiện dịch bệnh khiến gia tăng các hoạt động trên môi trường mạng. Do vậy, để bảo đảm kết nối internet Việt Nam đi quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ cho rằng đã đến lúc cần phải xây dựng chiến lược phát triển cáp quang biển.

Thị phần internet cáp quang việt nam 2023

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra một tuyến cáp quang biển.

Về nguyên nhân sự cố, theo đại diện các nhà cung cấp dịch vụ, các tuyến cáp quang biển (cáp biển) đều có điểm kết nối chủ yếu đến các khu trung chuyển (Hub) chính toàn cầu là Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Pháp - cũng là khu vực có mật độ giao thương rất lớn về hàng hải nên hay bị sự cố neo tàu vướng phải. Các hoạt động hàng hải là nguyên nhân gây ra 70-80% sự cố cáp biển. Số còn lại là do tác động từ các hiện tượng tự nhiên dưới lòng đại dương…

Mặc dù cáp biển hay gặp sự cố, nhưng đến nay vẫn được coi là hạ tầng quan trọng và thiết yếu kết nối internet đi quốc tế. Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội - Viettel) Đoàn Đại Phong, trên thế giới, cáp biển chiếm tới

95-97% hạ tầng kết nối viễn thông, vì cáp biển có những ưu điểm vượt trội như: Tính độc lập, không phụ thuộc vào nước khác (sử dụng bờ biển của nước mình); có thể chủ động khai thác, nâng cấp hoặc định tuyến; có chất lượng cao hơn và chi phí bảo dưỡng thấp hơn so với cáp quang đất liền. So với vệ tinh, cáp biển vẫn vượt trội hơn về chất lượng (độ trễ ít, không bị ảnh hưởng suy hao do thời tiết như mưa bão) và chi phí. Cùng quan điểm, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hạ tầng mạng (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) Đặng Anh Sơn lý giải, các nhà mạng ít đầu tư cho cáp trên đất liền vì những rủi ro về an toàn và chi phí vận hành cao. Thêm nữa, suất đầu tư cho cáp biển chỉ khoảng 40-50 triệu USD, thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư vệ tinh (khoảng 200 triệu USD), đồng thời dung lượng kết nối cao gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, trong số 7 tuyến cáp quang biển mà các nhà mạng đầu tư, chỉ có 5 tuyến đang hoạt động (AAG, SMW3, IA, APG, AAE-1), 2 tuyến (SJC2, ADC) dự kiến khai thác trong giai đoạn 2022-2023. Đáng chú ý, trong số 5 tuyến đang hoạt động, thì tuyến SMW3 vận hành từ năm 1999, dung lượng ít và chuẩn bị thanh lý; tuyến AAG, IA vận hành từ năm 2009, có công nghệ cũ… Như vậy, để bảo đảm đủ dung lượng kết nối internet quốc tế, trong nước phục vụ nhu cầu chuyển đổi số, các nhà mạng phải có chiến lược đầu tư hạ tầng cáp quang biển, chú trọng đầu tư các tuyến cáp biển mới có quy mô lớn và công nghệ tiên tiến hơn.

Về chiến lược phát triển cáp biển trong thời gian tới, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel Đoàn Đại Phong cho biết, hiện tại Viettel và các nhà mạng đã chủ động đầu tư, khai thác các hệ thống cáp biển theo nhu cầu. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện chưa tận dụng được hết tiềm năng cửa ngõ và bờ biển dài của Việt Nam. Đặc biệt, những năm gần đây, Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á được đánh giá là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về trung tâm dữ liệu trong xu thế điện toán đám mây, chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ.

“Cáp biển và trung tâm dữ liệu luôn song hành với nhau. Đưa Việt Nam trở thành khu trung chuyển công nghệ thông tin như Singapore là giấc mơ và tầm nhìn của Viettel”, ông Đoàn Đại Phong nói. Do vậy, hạ tầng cáp biển của Việt Nam phải được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, quy trình thủ tục đầu tư cáp biển phải được quy định rõ ràng trong luật trên tinh thần coi hạ tầng cáp biển là hạ tầng viễn thông chiến lược để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông.

Về vấn đề này, cả đại diện Viettel và VNPT đề xuất, Bộ Thông tin và Truyền thông nên có định hướng, chiến lược về việc phát triển kết nối quốc tế trong 5-10 năm tới làm cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng và triển khai dự án, đáp ứng nhu cầu phát triển internet tại Việt Nam. Cùng với đó là đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành khu trung chuyển số của khu vực, từ đó giúp các nhà mạng trong nước giảm chi phí đầu tư kết nối quốc tế, giảm phụ thuộc kết nối vào các tuyến cáp quang biển thường xuyên xảy ra sự cố.

SpaceX của Elon Musk nằm trong số những công ty đang cạnh tranh để cung cấp dịch vụ Internet dự trên vệ tinh ở Đông Nam Á. Elon Musk coi đây lời giải cho tình trạng mạng chậm, kém tin cậy mà cư dân mạng ở khu vực liên tục phàn nàn.

"Starlink đã được Philippines chấp thuận", Musk đã tweet ngay sau khi cơ quan quản lý viễn thông của nước này phê duyệt dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX vào ngày 27/5. Starlink dự kiến ra mắt Đông Nam Á trong vòng vài tháng tới.

Cơ hội thậm chí còn lớn hơn ở một số quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á và SpaceX đã sẵn sàng để gia nhập các thị trường này, theo Nikkei Asia Review. Công ty Mỹ có kế hoạch ra mắt dịch vụ tại Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Myanmar vào khoảng năm 2023.

Internet vệ tinh mang đến những lợi thế rất lớn cho một khu vực có nhiều đảo như Đông Nam Á. Philippines bao gồm hơn 7.100 hòn đảo, trong khi Indonesia có hơn 16.000 đảo. Nhiều hòn đảo xa xôi ở khu vực này cũng như một số khu vực bên ngoài thành phố lớn không có truy cập Internet và các vệ tinh sẽ có ưu thế đặc biệt trong việc cung cấp mạng so với đặt cáp quang dưới biển.

Hồi tháng 1, 1 vụ phun trào núi lửa đã cắt đứt liên lạc giữa đảo quốc Tonga xa xôi ở Thái Bình Dương với phần còn lại của thế giới. Nếu dịch vụ Internet vệ tinh được cung cấp, nó có thể đã giữ cho quốc gia này được kết nối liên tục.

Thị phần internet cáp quang việt nam 2023

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX được phóng lên, mang theo các vệ tinh Starlink.

Vệ tinh cũng có thể cải thiện trải nghiệm sử dụng Internet. Starlink cung cấp tốc độ tải xuống từ 100 đến 200 megabit/giây, theo cơ quan quản lý Intenet của Philippines, nhanh hơn nhiều so với dịch vụ Internet thông thường trong khu vực. Tốc độ dao động tùy vào độ cao/thấp của vệ tinh Starlink (khoảng 500-2.000 km).

Về tốc độ tải xuống qua thiết bị di động tính đến tháng 4/2022, Indonesia đứng thứ 100 với tốc độ 17,96 Mbps, Philippines đứng thứ 95 với tốc độ 19,45 Mbps trong số 142 quốc gia và khu vực, theo Speedtest.

Người dân Đông Nam Á dành rất nhiều thời gian cho việc online. Trung bình, người Philippines dành hơn 10 giờ mỗi ngày để truy cập Internet, Indonesia là khoảng 8,5 giờ. Trong khi đó, mức trung bình của thế giới là khoảng 7 giờ, theo nghiên cứu của We Are Social.

Philippines đang rất tích cực lôi kéo các nhà cung cấp Intenet dựa trên vệ tinh, thậm chí sửa đổi luật để giúp các công ty nước ngoài tham gia thị trường dễ dàng hơn.

Ramon Lopez, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippines cho biết sự ra mắt của Starlink tại quốc gia này sẽ tăng cường cũng như bổ sung năng lực cho băng thông hiện có, trợ giúp cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học trực tuyến, thương mại điện tử và fintech.

Những công ty khác tất nhiên cũng không ngồi yên. Tập đoàn viễn thông khổng lồ PLDT của Philippines cho biết đã thử nghiệm thành công kết nối băng thông rộng tốc độ cao bằng vệ tinh Telesat của Canada hồi tháng 2. Vệ tinh này quay quanh Trái Đất ở độ cao thấp, giống Starlink.

Đối thủ địa phương là Globe Telecom đã ký một biên bản ghi nhớ với nhà điều hành vệ tinh AST SpaceMobile của Mỹ về việc cung cấp dịch vụ tại Philippines.

Tập đoàn Sky Perfect JSAT của Nhật Bản cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet dựa trên vệ tinh ở Philippines, với dịch vụ giám sát từ xa các tuabin gió ở miền bắc nước này. Công ty khởi nghiệp Kacific có trụ sở tại Singapore cũng ký thỏa thuận vay 50 triệu USD với Ngân hàng Phát triển châu Á cho một dự án kết nối vệ tinh.

Một trong những trở ngại chính để phát triển Internet vệ tinh tại khu vực chính là chi phí. Starlink cung cấp các gói Internet có giá 110 USD hoặc 500 USD/tháng. Tuy nhiên, một số Internet di động ở Philippines có giá 300 peso (5,67 USD) hoặc thấp hơn cho 24 GB dữ liệu trong 30 ngày.

Do đó, ban đầu Internet vệ tinh dự kiến chỉ được sử dụng bởi các công ty ở các địa điểm xa xôi, các cơ quan chính phủ, quân đội, đơn vị truyền thông như một phương tiện dự phòng khẩn cấp. Dịch vụ này có thể sẽ lan rộng đến người dùng phổ thông khi có thêm nhiều nhà cung cấp tham gia vào thị trường, tạo ra cạnh tranh về giá.

https://cafef.vn/dich-vu-internet-tu-tren-troi-cua-elon-musk-da-den-dong-nam-a-du-kien-ve-viet-nam-nam-2023-cai-gi-cung-tot-chi-co-mot-tro-ngai-lon-nhat-20220611151037698.chn