Thơ về người nông dân trong cách mạng

Thơ Về Người Nông Dân – Tổng Hợp Thơ Hay Về Người Nông Dân Và Nỗi Lòng Của Họ

Nguời nông dân! Cách gọi khá là quen thuộc của người dân chúng ta, hầu như ai trong chúng ta cũng đại đa số suất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó. Vì thế, nay tôi sưu tầm các bài thơ về nông dân để chia sẻ một phần những hoàn cảnh khó khăn cùng chung cảnh ngộ với tôi cũng như một số bạn đang xem.

08/09/2019 22:52 1086

0977027925

Nguời nông dân! Cách gọi khá là quen thuộc của người dân chúng ta, hầu như ai trong chúng ta cũng đại đa số suất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó. Vì thế, nay tôi sưu tầm các bài thơ về nông dân để chia sẻ một phần những hoàn cảnh khó khăn cùng chung cảnh ngộ với tôi cũng như một số bạn đang xem.

NGHỀ NÔNG

Thơ: Trọng Nghĩa Làm ruộng vất vả có ai hay Mồ hôi nắng cháy theo luống cày Nhổ cỏ bón phân bơm nước tưới Xịt thuốc thăm đồng lắm đắng cay Một năm hai vụ cứ miệt mài Đi về sớm tối vẫn hăng say Chỉ mong thuận mùa vui được giá Thỏa dạ ấm no những tháng ngày. Thơ Viết Về Nghề Nông Hay 02

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại – người nông dân kiêu hãnh

20:08 09-01-2021

Thơ về người nông dân trong cách mạng

“Ông tôi, cha tôi và tôi/ Ba đời làm lính, ba đời nông dân”. Đó có lẽ là lời tự bạch, là “ trích ngang” mộc mạc, chân thành pha chút hãnh diện của nhà thơ có trái tim người lính, tâm hồn nhà nông Nguyễn Sĩ Đại.

Nguyễn Sĩ Đại người Can Lộc ( Hà Tĩnh), là một trong những gương mặt thi ca đương đại tiêu biểu của vùng đất xứ Nghệ. Ông có nhiều bài thơ ghi dấu, nhắc nhớ trong lòng người đọc, ông còn được xem là “nhà thơ tâm giao” đặc biệt của người nông dân, dù “người nông dân” Nguyễn Sĩ Đại sống, làm việc lâu năm ở phố thị và từng giữ trọng trách trong đời sống văn nghệ Thủ đô với hai nhiệm kỳ là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

Ông có cuộc trò chuyện về nghề cùng nhà báo Phan Thanh Phong.

Thơ về người nông dân trong cách mạng

Nhà báo Phan Thanh Phong ( PTP) : Thưa ông, quá nửa đời người, nhìn lại, hai chữ nhà thơ trong ông gợi những suy ngẫm, trăn trở gì ?

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại (NSĐ ): Thú thật, tôi chưa bao giờ tự nghĩ, hay tự nhận mình là nhà thơ. Đôi khi người này, người nọ, báo này, báo nọ gọi tôi là “Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại” tôi vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng, ngượng ngùng. “Nhà thơ” đúng nghĩa là một danh hiệu quá xa vời đối với tôi và chắc chắn là tôi không đạt tới. Lịch sử văn học sẽ không nhắc tên tôi cũng như hàng trăm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khác. Tôi làm thơ như một thôi thúc của tình cảm cá nhân, một ý thức dùng thơ ca để thể hiện tư tưởng, bổ sung cho việc làm báo nhằm phát hiện, bảo vệ lẽ phải, chia sẻ những cách nghĩ mới, hướng tới những tình cảm cao đẹp, tính hướng thiện của con người.

Về những suy ngẫm, trăn trở, hay nhìn nhận lại như chị hỏi thì có thể nói như thế này:

Về cá nhân, làm thơ, làm báo thì không làm được việc khác - những việc tạo ra nhiều tiền bạc, của cải và địa vị (Đối với nhiều người, có địa vị cũng để có tiền bạc). Tôi bằng lòng với công việc, với lựa chọn của mình. Một số bài báo, bài thơ, thậm chí một vài câu thơ của tôi được người đời biết đến, làm tôi thấy hạnh phúc và cũng ngỡ ngàng, không ngờ mình – từ một đứa trẻ nhà quê đi ra giờ lại có thể làm được như vậy. Và tôi thấy để có được điều ấy, không hề dễ dàng đối với tôi, mà lúc nào cũng lao động, cũng phấn đấu vượt lên mình ngày hôm qua.

Về xã hội, tôi luôn có những trăn trở. Trăn trở vì sao hiện thực lại không giống như lý tưởng, những điều người ta làm lại khác điều người ta nói, trăn trở vì sao cách mạng thành công đến gần 80 năm rồi mà nhiều mong ước, nhiều mục tiêu giản dị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đặt ra vẫn chưa thực hiện được; nhiều căn bệnh trong Đảng, trong bộ máy nhà nước mà Bác Hồ đã cảnh báo có vẻ phổ biến và nặng nề hơn. Tôi đã không ngừng suy nghĩ, đầu óc bị chất vấn không ngừng bởi những câu hỏi “vì sao”. Có lúc, tôi thấy chậm chân, lạc lõng với xã hội nhưng cũng thấy mình vẫn đứng hoặc đi trên con đường mình đã yêu, đã chọn, không thay đổi như khi tuổi thiếu niên nghĩ mình sẽ cố học tốt để mai sau phục vụ đất nước; như khi xung phong cầm súng biết có thể hy sinh để giải phóng đất nước. Tôi tự hào đã sống, đã viết “Lòng như cờ không một nếp nhăn”; ơn Đảng, tự hào là một đảng viên của Đảng:

Đôi mắt sáng dìu ta trong từng mỗi bước đi

Không để đến cao sang, không thành quan cách mạng

Trên đất mẹ làm người con đứng thẳng

Giữa đồng bào, đồng chí rất thân yêu!

Thơ về người nông dân trong cách mạng

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại trò chuyện với nhà báo Phan Thanh Phong.

PTP: Ông từng viết những câu thơ được nhiều người nhắc, nhớ và trích dẫn : “Người vá trời lấp bể/ Kẻ đắp lũy xây thành/ Ta chỉ là chiếc lá/ Việc của mình là xanh...” . Có phải đây cũng chính là quan niệm về bổn phận thi ca và thi nhân mà ông muốn tuyên ngôn?

NSĐ: Cám ơn chị đã nhớ và nhắc đến bài thơ “Lá xanh” (viết năm 1997, sau này đổi thành “Lá”) của tôi. Đây là một bộc bạch, như chị nói, là một tuyên ngôn cũng được, về sống và viết. Người ta nên sống đúng bản chất lương thiện mà trời phú, làm cái gì mình có khả năng, làm tốt việc nhỏ còn hơn nói những điều to tát mà không làm được. Để đi tới nhận thức giản dị ấy, tôi cũng phải qua rất nhiều chiêm nghiệm, quan sát thực tế. Làm thơ không phải tài năng bẩm sinh, không phải vì danh tiếng, mà là từ lo nghĩ cho cuộc sống, có quan sát, tổng kết và đưa ra những ý kiến trách nhiệm. “Khởi thủy là Lời”. Từ Lời dẫn đến Hành động Tạo dựng.

Và có lẽ nhảy múa, âm nhạc, thơ ca là những loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất và tồn tại bền bỉ nhất cùng nhân loại, làm con người được thăng hoa nhất. Một cá nhân quan niệm về thơ ca như thế nào không mảy may ảnh hưởng đến vai trò, vị trí của thơ. Nhưng nhân loại đã coi thơ là loại hình nghệ thuật cao quý bậc nhất. Người ta coi thơ ca và nhà thơ là đại diện cho tâm hồn của cả một dân tộc, như là Puskin ở Nga, Nguyễn Du ở Việt Nam... Giả sử có người ngoài hành tinh nghiên cứu về con người ở trái đất, chắc chắn thơ ca cũng là một đối tượng.

Tình trạng thơ, quan niệm về thơ của một số không ít, thậm chí của số đông người hiện nay là: Ông (bà) ấy làm thơ nên cứ hâm hâm và chiều khác là: Ông (bà) ấy còn làm thơ tức còn là người tốt.

Như thể thơ đang chết. Tôi không tin như vậy. Con người ta có phần xác và phần hồn. Xác cần gì là việc của xác. Còn hồn thì còn thơ ca, còn cần thơ ca. Và sự phát triển của nhân loại cho thấy rằng, phần hồn trong con người càng ngày càng có vị trí cao hơn phần xác.

Tôi yêu thơ từ nhỏ. Đến bây giờ vẫn yêu thơ và gắn bó với nó. Đọc được câu thơ hay tôi lấy làm sung sướng như được tặng quà. Làm được câu thơ hay càng sướng hơn (dù chỉ tự mình thấy hay). Cách đây 50 năm, có được một bài thơ đăng báo, tôi tự cho là đã hoàn thành xuất sắc công việc của một năm, làm gì được thêm thì quý, không làm gì nữa cũng được rồi. Bây giờ, vẫn vậy. Làm được câu thơ hay, bài thơ hay tự cho phép mình được xả hơi, lười biếng những việc khác. Nhưng đấy là tâm lý. Khi làm được bài thơ hay lại thấy yêu đời, yêu người, bao dung độ lượng hơn trong cuộc sống, phấn khích làm tốt những công việc khác hơn.

PTP: Ra đi từ vùng quê nghèo xứ Nghệ , sống và làm việc tại thủ đô lâu năm nhưng hình như chất thi sĩ ngang tàng, sự lãng mạn lãng tử, hay cái nhìn nhân hậu, đằm sâu của một người nhà quê xứ Nghệ đa cảm, đa sự trong ông vẫn không phai lạt. Có lúc nào ông thấy mình đang tha hương, lạc lõng giữa hiện đại phố thị?

NSĐ: Câu hỏi này thật hay và thật khó. Có vẻ như nhà báo Phan Thanh Phong cũng đang hỏi chính mình chứ không chỉ dành cho tôi (cười) .

Lạc lõng à? Có! Có thời kỳ tôi cảm thấy lạc lõng, thậm chí “oán hận”, kỳ thị với sự lạnh lùng, xa hoa của đô thị. Ở đời, cái người ta không có, không hiểu, chưa vươn tới được thì người ta lại nhìn nó với sự ác cảm. Nhưng thời kỳ ấy ở tôi qua lâu rồi.

Tôi sống ở Hà Nội từ năm 1966. Trừ mấy năm bộ đội, cũng có thể nói là cả đời sống ở thủ đô. Tôi thuộc từng góc phố. Tôi hiểu đời sống sinh hoạt Hà Nội nhiều thời kỳ. Nhưng tôi không phải người Hà Nội, tôi vẫn là anh nhà quê và không lạc lõng cũng thấy tha hương. Sự tha hương nó lạ lắm. Ta từ đâu ra mà ở quê cũng có cảm giác tha hương? Hồi nhỏ tôi chỉ muốn đi khỏi làng để đến những chân trời mới. Càng về sau, càng nhớ làng “chẳng nhớ phồn hoa, chỉ nhớ làng”. Nhà thơ Mai Nam Thắng nói anh đã chực khóc khi đọc câu thơ ấy. Thôi Hiệu viết: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị” (Hoàng hôn nhìn lặng quê đâu nhỉ?). Ta có miền quê nơi sinh ra và miền quê mơ ước. Miền quê trong thơ Thôi Hiệu là miền mơ ước, miền hạnh phúc, khiến người ta kiếm tìm mãi mãi. Tôi hạnh phúc được sống ở nhiều miền quê, nên có nhiều yêu dấu. Hà Nội trong tôi, dù tôi đang ở Hà Nội đây mà vẫn nhớ quay quắt, như thơ Nguyễn Bính “Ở Ngự viên mà nhớ Ngự viên”. Nói chung, tình cảm con người phức tạp lắm, nói không thể hết.

Chất ngang tàng, lãng tử, lãng mạn, chất nhân hậu nhà quê... vì sao không phai lạt? Tôi không biết người khác nhìn mình thế nào. Tôi không thấy mình ngang. Nhưng tôi không thể xu phụ, không theo cái mình cho là sai. Tôi nghĩ, mình thế nào thì cứ thế ấy mà sống. Người theo cái lợi thì hay thay đổi, phải cơ hội; người có đạo nghĩa, theo đạo nghĩa thì không thay đổi. Sau này, tôi mới biết Khổng Tử nói “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”, nhưng không thấm thía bằng lời mẹ tôi dạy ngày nhỏ Thật thà là cha quỷ quái. Với người viết, cá tính và cá tính sáng tạo là tự nhiên, cần thiết.

Thơ về người nông dân trong cách mạng

PTP: Thơ ông, cuối cùng thì, những bài thơ đi cùng năm tháng lại là những bài viết về nông thôn, nông dân. Có nhiều người đã viết về nông dân nhưng hình ảnh người nông dân trong thơ ông là hình ảnh đẹp và kiêu hãnh. Bài thơ Nông dân của ông được rất nhiều bạn đọc yêu thích. Tôi có người bạn ở Hội Nông dân Việt Nam, chị ấy nói vui nhưng trong sự trân trọng, cảm động, rằng: Bài thơ Nông dân của Nguyễn Sĩ Đại là một tuyên ngôn đẹp nhất, sâu sắc, tự hào nhất về người nông dân Việt Nam. Phải bằng một sự gắn bó sâu nặng với quê hương, làng quê, một nhãn quan, tâm thế, trách nhiệm, tình cảm sâu sắc đến nhường nào ông mới viết về thân phận, hình ảnh người nông dân lay động, kiêu hãnh đến như vậy?

NSĐ: .Chị gọi được một từ mà tôi rất thích: Đó là sự kiêu hãnh. Người nông dân không cần thương cảm, không cần ai ban phát. Tôi thấy người nông dân Việt Nam rất đáng kiêu hãnh: Một là, người lao động lương thiện, hai là sống tình nghĩa, ba là chuộng nghĩa khí, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Người nông dân thầm lặng như đất đai mà sinh đẻ mùa màng, mà thể hiện một tầm văn hóa cao: Đêm con thức ngồi bên trang viết/ Mẹ thêm dầu sợ bấc đèn lu (Chế Lan Viên); khi cần đánh giặc thì “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình/ Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”( Nguyễn Đình Chiểu). Làng quê đẹp, tâm hồn người nông dân thánh thiện đã cho tôi những câu thơ đẹp, những câu thơ khiến cán bộ phải suy nghĩ: Dẫu năm khó không quên ngày giỗ chạp/ Nhớ người xưa con cháu quây quần/ Vâng, có thể nông dân nhiều hủ tục/ Không yêu nổi họ hàng, yêu chi nổi nhân dân!

PTP: Là người rời làng quê đã khá lâu, qua năm tháng, hình ảnh người nông dân và nông thôn trong ông có thay đổi nhiều không? Nói vậy thôi chứ văn hóa làng quê cũng có nhiều hủ tục, người nhà quê cũng có nhiều thói xấu, sự hạn chế cần khắc phục, thậm chí phải thay đổi. Ông nhìn nhận về người nông dân và nông thôn thế nào trong bối cảnh hiện nay và trong nhu cầu xã hội đặt ra là cần xây dựng nông thôn mới?

NSĐ: Chị nói rất đúng. Nếu người nông dân đã hoàn thiện, thì họ đã không chắt bóp nuôi con để học hành thành đạt hơn. Nếu nông thôn là một khung cảnh lý tưởng thì người ta không mơ ước, không xây dựng và không đổ dồn về đô thị nữa, không cần xây dựng nông thôn mới nữa. Để xây dựng nông thôn thật sự mới, tôi thấy các làng quê, các nhà hoạch định chính sách phải tránh chạy theo phong trào, chạy theo thành tích, cứ thi đua xây dựng, bê tông hóa. Ông Thợ Rèn ở Báo Nhân Dân từng cảm thán: “Mái bằng, mái bằng lại mái bằng/ Tôi đi như cá lạc trong đăng/ 30 năm về thăm quê cũ/ Cả làng là một cục xi măng”. Có tí đất lại xây. Không còn nhiều không gian kết nối họ hàng, xóm giềng tình nghĩa, còn rất ít sự thân thiện với thiên nhiên (mà cũng chẳng còn mấy thiên nhiên để thân thiện). Như thế là đang bỏ cái đẹp, theo cái xấu. Quy hoạch, kiến trúc đô thị của ta hiện nay cũng như vậy, một ngày nào đó cũng phải làm lại. Người ta ở nơi mà không còn trời đất, trăng sao gì nữa, chỉ chạy theo tiện nghi hiện đại thì đúng là không còn thấy trời đất, cũng như sự cao rộng của tâm hồn.

Người nông dân Việt Nam ngàn đời nay vốn sống chật chội, ù lì, nặng nhọc như cái cối xay tre trong văn của Thép Mới. Họ chỉ biết hy sinh, không biết hưởng thụ. Ngày nay, tầm nhìn của họ đã biết mở mang, biết hưởng thụ, biết xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình. Rõ ràng, nhiều cái ở quê, như không khí trong lành, thực phẩm ngon sạch, đang biến nông thôn thành nơi đáng sống.

Còn về “chất” nông dân, tôi nghĩ cần phải nghiên cứu kỹ người nông dân Việt Nam hơn nữa. Người nông dân Việt Nam, người Việt nói chung có nhiều hạn chế, nhiều điểm yếu và điểm xấu nhưng cũng rất nhiều điểm mạnh. Họ rất năng động, biết thay đổi chứ không bảo thủ, vì họ có một thước đo chuẩn: kết quả thực tế. Một thực tế rất rõ ràng là họ đang không ngừng vươn dậy để thay đổi mình, thay đổi cuộc sống. Ai từng ở nông thôn đều biết, giống gì, việc gì sinh lợi đều được học hỏi, phổ biến rất nhanh.

Tôi không đồng tình với nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng tính xấu của người Việt là do căn tính nông dân, do lối sản xuất tiểu nông mà ra. Không đồng tình với việc coi công nhân mới là giai cấp tiến bộ, giai cấp nông dân là bảo thủ.

Ở đất nước ta từ xưa có hai lực lượng chính: Đó là nông dân và tầng lớp trí thức của họ. Những người này đã làm nên lịch sử và đang là lực lượng tạo nên sự Đổi mới của đất nước.

Thế mạnh của người Việt là gì? Người Việt cũng là một tập hợp người đến từ nhiều nơi, do đó có khả năng hội nhập rất cao. Người nông dân Việt vì làm ruộng nước nên có tinh thần hợp tác rất cao, đoàn kết rất cao (phải tưới tiêu qua ruộng của nhau), khả năng làm việc nhóm tốt (Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa...), có kinh nghiệm thực tế, thực dụng (Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; gió chiều nào che chiều nấy) và lao động rất sáng tạo. Họ cũng có kinh nghiệm về sự phát triển bền vững (tích cốc phòng cơ), về tinh thần dân chủ... Nhiều chục năm nay, dưới thời cách mạng, và cho đến hiện nay, người ta vẫn tập trung phê phán người nông dân, tôi cho như vậy là không đúng, không khoa học và cả không có tình nữa.

Cần khai thác những đức tính tốt của người nông dân, thức tỉnh họ, sử dụng trí thức và lực lượng nông dân to lớn để tạo ra sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nếu công nghiệp hóa, đô thị hóa một cách cực đoan, làm mất hết tư liệu sản xuất, đẩy phần lớn con em nông dân đến tình trạng thất nghiệp sẽ có rất nhiều hậu quả khó gánh. Không chỉ sản xuất công nghiệp mới đem lại giá trị cao mà sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và cả hướng tự nhiên truyền thống cũng đang đem lại giá trị cao về kinh tế.

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại sinh năm 1955 tại Phú Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Văn. Từng tham gia quân đội trong những năm chống Mỹ, phóng viên Báo Nhân Dân. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sách đã xuất bản: Nơi em về, Trái tim người lính, Dưới sắc cờ và trời thu Hà Nội... (thơ); Một số đặc trưng của thơ tứ tuyệt đời Đường (Nghiên cứu), Khoảng trời con gái (Kịch).

PTP: Trở lại với thơ, ông có thấy trong suốt hành trình thơ dường như ông luôn trung thành lối viết trữ tình thuần hậu. Ông nghĩ gì về quan niệm đổi mới trong thi ca?

NSĐ: Thơ là người. Như chị nói, tôi làng quê thì thơ tôi làng quê. Mỗi người góp một sắc màu thì bức tranh văn học nước ta thêm đẹp. Mỗi người một hình thức, một cách thể hiện. Tôi chọn lối viết giản dị, dễ hiểu, hiểu ngay, dùng tình cảm để tác động vào người đọc, nhưng cũng có những điều đáng suy ngẫm. Đổi mới thơ ca có nhiều cách. Nhưng cách nào, theo tôi nghĩ cũng phải sáng tạo nên những con người có tâm hồn đẹp; trước hết tâm hồn của nhà thơ phải đẹp. Giản dị, thuần hậu là một cái đẹp, bên cạnh những vẻ đẹp rực rỡ khác. Chạy theo hình thức, danh vọng, thời thượng, nhất định đó không phải là cái mà tôi hướng tới!

PTP: Tôi nhớ trong một diễn đàn bàn về sự phát triển của văn chương trong thời đại toàn cầu hóa, một nhà thơ có tiếng cảnh báo sự toàn cầu hóa là kẻ giết chết cái đẹp độc đáo của văn hóa bản địa, vùng miền, trong đó có văn chương của dân tộc này với dân tộc khác. Ông nghĩ sao về điều này?

NSĐ: Trong sự phát triển sẽ có nhiều thay đổi, nhiều cái sinh ra và nhiều cái mất đi. Hạ tầng như thế nào, thì thượng tầng sẽ như vậy. Không nên lo lắng vì điều gì. Hãy sẵn sàng chấp nhận những cái mới. Tôi tin rằng, thế giới đang chuyển động với một gia tốc rất lớn, sẽ có những thay đổi lớn. Nhiều thực thể, nhiều khái niệm từng tồn tại lâu dài sẽ có những nội dung mới. Cả khái niệm về dân tộc, tổ quốc...

PTP: Trong những năm gần đây địa vị của thơ ca trong lòng công chúng có vẻ giảm sút nhiều. Là một người từng giữ trọng trách trong công tác Hội Nhà văn Thủ đô, ông có kiến giải nào không về thực tế này?

Cái này mỗi nhà thơ phải tự hỏi chính mình. Nhà thơ đã thực thi bổn phận của mình với đời sống xã hội, tác phẩm của mình đã thực thi sứ mệnh với bạn đọc, với cuộc sống chưa. Còn bản chất thi ca sẽ không bao giờ thay đổi. Thơ ca mãi mãi sẽ tồn tại, mãi mãi là ngọc quý, là sự cứu rỗi trong đời sống con người.

PTP: Ông nghĩ gì về những áp lực đời thường mà ông phải đối diện trong cuộc sống và trong sáng tác?

NSĐ: Ai cũng có áp lực. Và dường như áp lực ngày càng lớn. Nhưng đó cũng là do “con người thông thái” (homo sapiens) hay suy nghĩ mà ra. Hãy thuần hậu, hồn nhiên như lũ trẻ sẽ ít bị áp lực hơn. Hoặc suy nghĩ thì suy nghĩ để giảm áp lực. Tôi mong rằng, đời người chỉ sống một lần, ai cũng được sống thoải mái, tươi vui.

Bác Hồ từng nói: Ai làm việc gì cũng muốn có danh, có lợi. Điều đó tự nhiên. Quan trọng là danh lợi cho ai, để làm gì. Nếu danh lợi vì cái chung, thì đó là hạnh phúc. Làm việc, làm thơ, đối với tôi là để hoàn thiện việc làm người của mình trước hết, bảo đảm cho cuộc sống của mình và phần nào là lao động cống hiến. Như thế, làm thơ cũng là hạnh phúc, không có áp lực gì. Làm thơ đâu phải nghĩ để hay hơn người khác, đâu để được giải này, giải nọ. Ông Nguyễn Du có được giải gì đâu, thậm chí, Truyện Kiều còn không dám phổ biến rộng. Tôi tin cái gì hay sẽ sống.

PTP: Trân trọng cám ơn sự chia sẻ của ông!

Thơ về người nông dân trong cách mạng

Thơ về người nông dân trong cách mạng

Ngày xuất bản: 9-1-2021

Tổ chức thực hiện: HỒNG MINH

Nội dung: PHAN THANH PHONG

Trình bày:ĐỨC DUY

Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Hình ảnh nguời lính nông dân hiện lên chân thực trong bài thơ Đồng Chí của chính hữu. háy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.1 KB, 3 trang )

MB : người lính nông dân đi vào thơ ca mang tất cả vẻ đẹp có thật của họ làm cảm động lòng người mà ta
tưng gặp trong ngôi " dều thiêng " " văn tế nghĩa sỉ cần giuộc " của nguyễn đình chiểu , trong " nhớ " của
hồng Nguyên ..... Nhưng còn có bài thơ khác đã khắc họa hết sức sống động nét mộc mạc chân thật, đáng
yêu và giau lòng yêu nước của người lính nông dân đó là " đồng chí " của nhà thơ Chính Hữu
TB : Cuộc kháng chiến chống pháp điểm gặp gỡ của bao người dân yêu nước . Chính họ mới đây thôi đã
" rù bùn đứng dậy sáng lòa " Bằng cuộc cách mạng tháng 8 . Giờ đây hjọ lại sát cánh bên nhau thề quyết
tử cho tổ quốc , quyến sinh . Hòan cảnh lịch sử mới đã khai sinh một tình cảnh mới . mội quan hệ mới mà
trước đo họ chưa hề được biết " tình đồng chí " Chính Hữu đã ghi lại tình cảm cao quý và mới mẻ ấy b
ằng những dòng thơ mộc mạc chân thành . Bài thơ mở ra bằng những câu thơ mang vẻ tâm tình
" quê hương anh nước mặn đồng chua
làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
anh với tôi đôi người xa lạ
tựa phương trời chẳng hẹn quen nhau
Đúng vạy nếu không có cuộc chiến tranh này nhữung người lính làm gì có thể gặp dược nhau . Mỗi người
mỗi cảnh mỗi vùng quê khác nhau họ là nhưng người xa lạ . Ấy thế mà dẫu chẳng hẹn nhưng họ lại gặp
nhau cùng một đội ngũ , cùng một chiến hào . Họ đến với nhau bằng những lời giơiứ thiệu về quê hương
minh . Đối với người việt kiểu thăm hỏi giới thiệu này giúp ta tự nhiên hơn gần gũi nhau hơn . tác giả tuy
giới thiệu rõ địa danh nơi cư ngụ của tunừg ngu ười nhưng hình ảnh " nước mặt đồng chua " gọi đến một
vùng đất ven biển ngập rừng quanh năm ., còn lòng tôi" đất cày lên sỏi đá " là vùng trung dung khô cằn
đất đai thiếu màu mỡ . Tuy nhiên dù là miền xuôi hay miên ngu ược thì những người nông dân mặc áo
linh náy đe èu có chung 1 cái nghèo . Chính vì cũng nghèo cùng cơ cực mà họ dễ cảm thông mà chia sẻ
buồn vui cho nhau song việc họ có mật đòan vệ quốc dân không phải do cái nghèo mà do tình yêu nước
sâu sắc . Ông cha ta đã mang trong mình dòng máu yêu nước đến lượt họ . Tổ quốc có xâm lăng tình thần
yêu nước lại nồng nàn mạnh mẽ hơn bao giờ hết .Khiến học đến bên nhau ghép thành một sức mạnh nhấn
chìm bọn cưới nước và bán nước . Hòan cảnh sinh hoạt và chiến đấu đã làm cho tình bản của họ nảy sinh
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chi!
Hình ảnh đêm rét chung chăn làm ta nhớ đến motọ bài ca dao vui về người chính sĩ trong những ngày đấu
chống pháp . " 3 thằng 1 cái chăn bông ... " " đêm Việt Bắc thì quá rét mà chăn bông thì quá nhỏ nên 3
chàng cứ loay hoay mà mà chã đủ ấm . Đắp được chân thì hơ đầu đặp được bên này thì hở bên kìa . Cuối


cùng " cái khó ló cái không " " 3 thằng quặt chặt gió lùa vào đầu " chính trong những nàgy thiếu thốn khó
khăn ấy , từ " xa lạ " họ đa trỏ thành chiến hữ của nhau . Tri kỹ thật tự nhiên thật cảm đồng . Từ trong tâm
cảm của hộ bỗng bật thôts lên 2 từ " đồng chí " . Ai mà chã biết đồng chí là cùng chung chi hướng cùng
mục đích . CÙng lí tưởng nhưng tình cảm ấy một khi có được thì cái cốt lõi là tình " tri kỷ " lại được thử
thách . được rèn luyện trong khó khăn thì mới thật sự bền vững . Phía sau những câu thơ nói về gió , về
rét , lặng lẽ chảy một ngọn lửa ấm nóng của tình đồng chí đồng đội . Nói rộng ra 2 tiếng " đồng chí " còn
có ý nghĩa của 1 tiếng liên thàm vi trong tận cùng gian khổ ý nghĩa đích thức của tình cảm này mới được
bộc lộ một cách đầy đủ nhất . Có thể liệu từ " đồng chí " đứng tác ra như 1 khổ thơ riêng . Nó là sự kết
tinh của cảm xúc dâng trào của những câu thơ thước và khởi đầu cho những câu thơ tiếp theo
Ruộng đồng nương tôi gửi bạn thân cày
Gian nhà riêng mặt kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người đi lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sót run người vầng tráng ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miền cười buồn giá
Thân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
ĐỌc bài thơ là sự sống đôi của hình tượng " anh và tôi " cái tình tri kỷ cái hứoi âm đồng chí được bắt qua
sự sống đôi có ý nghĩa bổ sung ấy . Từ những câu thơ nói về gia cảnh về cảnh ngộ đến đây ta lại bắt gặp
motọ sự thay đổi lớn lao trong quan niệm của người chiên sĩ . Họ để lại sau lưng mảnh đời quê hương với
những băn khoăn trăn chở để cùng " ra lính " " ruộng nương " đã tạm gởi cho bạn thân cày " gian nhà
không " tài sản nghèo đơn sơ ấy để mặc cho " gió lung lay " siêu vẹo . Lên đuờng đi chiến đấu , người
lính chấp nhận sự hi sinh , tam gác sang 1 bên những tính toán riêng tư là đứa con của quê hương , thời


bình các anh cầm cuốc cầm cày xây dựng cuộc sống , còn thời chiến thì cầm súng để bảo vệ tuổi quốc quê
hương . Hay theo mùa xuân nho nhỏ của tố hữu thì đó chính là lộc của họ . CHo nên không phải ngẫu
nhiên mà " giếng nước gốc đa nhớ người ra lính " Làng xóm quê hương hậu phưuơng nhứo các anh là


truyền thêm sức mạnh để các anh " chân cứng đã mềm " Đây là câu thơ liền nổi bật 2 chiếu " tiền tuyến
nhớ hậu phương . hậu phương phó tiền tuyến " Như vậy tình đồng chsi đã được tiếp thêm sức mạnh với
tình yêu đất nước . CÒn trong hiên tại đang có chung kry niệm còn sốt rét nơu rừng sâu . Cùng chịu
chung sự thiếu thốn " áo anh rác vai " " quần tôi có vài mảnh vá " " chân không giày .. " Tất cả những
khso khăn gian khổ được tái hiện bằng nhữung chi tiết hết sức chân thật không một chút tô vẻ . Ngày đầu
của cuộc kháng chiến quân đội cụ hộ mới được thành lập nên còn thiếu thôn trăm bề . Hìn hảnh người
lính của chính hữ trong một bài thơ khác " ngày về " làm ta chao lòng
" Rach ta tới rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trưởng dinh phai bạc áo hào hoa
Tẩm lăng kề mãi đến khi già
Phơi gió vui với muôn ngàn cơ hội
Có thời có người đã cho những người coi như câu trên là ủy mị nhưng thực ra nó mang vẻ đẹp lãng mạn
chân thật về những người lính dám xả thân vì nghĩa lớn Thế nhưng nó lại không có sức lay động người
đọc bằng cái thật trog baì đồng chí . Cùng hướng về 1 lí tưởng cùng nếm sự khắc nghiệt của chiến tranh ,
người lính chia sẻ cho nhau tình thưonưg yêu ở mức tột cùng " thương nhau tay nắm lấy bàn tay " những
bàn tay đã tìm đến nhau truyền thêm sức mạnh vào niềm tin cho nhau đã làm rạng rỡ lên nụ cười lạc quan
dẫu rằng gió buốt lạng . Nhà thơ đã phát hiện rất tinh tế các nội lực tinh thần ấy trên cơ sở cảm thông và
thấu hiểu sâu sắc lẫn nhau để tạo nên chiều sâu và sự bền vững của thứ tình cảm thầm lặng nhưng rất dỗi
thiêng liêng này
Những câu thơ cuối bài đã hoàn chỉnh 1 cách xuất sắc bức chân dung người chiến sĩ mộc mạc giản dị mà
khỏe khoắn , can trường
" đêm nay rừng hoàng sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Đó là những câu thơ có giá trị tạo hình rất cao vẫn là " rừng hoang sương muối cái gió rét cứ đeo đủôi
người chiên sĩ nhunưg không cản dược họ đứng cạnh bên nhau . Tư thế chờ giặc tới " là tư thế hòan tòan
chủ động . Trong khung cảnh ấy đột nhiên một từ thơ lạ độc đáo hiện lên " đầu súng trăng treo " trong bài
thơ xưa đã từng có cảnh trăng treo đầu nuối
" Non kỳ quanh quê trăng treo
Bến phì gío thổi đìu hiu mấy gò "


( chinh phụ ngâm )
Trăng đầy núi đầy nhưng sao mà thê lương ảm đảm đén mức " quạnh quê " " đìu hiu " Thơ chính hữu
hòan toàn khác Biểu tượng " đầu súng trăng treo " là một biểu tượng đậm chất lãng mạn và khỏe khoắn .
Cái ảo và cái thực hòa ghép với nhau tạo nên một liên tưởng bất ngờ kỳ thú . Câu thơ kiểu 4 chữ nhưng
hết sức lay động . Cây súng trong tay người chiến sĩ tượng trung cho hòa bình ngừơi lính cầm súng là bảo
vệ cho quê hương " cho giếng nước gốc đa " của tổ quốc và cho cả vầng trăng thơ mộng kia nữa. Từ 2
hình ảnh " trăng " và " súng" tưởng như đối lập nhau nhưng qua cái ảo để ở bên nhau 1 cách hợp lí không
hề viễn tưởng . Vẻ đẹp của tình thana chiến đất , chất thơ của chính hữu hội tù hài hòa trong 1 biểu tượng
thật đẹp đẽ . có lẽ đó là lý do mà nhà thơ đã đặt tên cho nhân đề tập thơ đầu tiên của mình là " Đầu súng
trăng treo "
KB : Đồng chí mang vẻ đẹp riêng của người lính nông dân đó là vẻ đẹp mộc mạc giản dị nhưng hết sức
thiêng liêng gắn bó sâu sắc giữa số phận cá nhân với số phận chung của dân tộc . Bài thơ hòa thêm với
dàn đồng ca vang đời của văn học thơi kỳ là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng .Bài thơ cũng đã
góp phần tô điểm thêm vườn thơ Việt Nam thêm 1 đóa hoa mộc mạc mà cao đẹp quá
Nhớ
" lũ chúng tôi
bọn người tứ xứ
gặp nhau hồi chưa biết chữ
quen nhau từ buổi 1 2
Hồng Thương
Lấy ý chí thắng thiên nhiên
Gập đâu ôm chẳng thuốc men cũng xòang
Tố hữu


Đêm mưa rình giặc ta thao thức
Mùa lạnh mùa rét nhức xương
Nguyễn Đình Thi
Người đi đâu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy


Cảm nghĩ về đoạn 1 của bài đồng chí
Đoạn thở mở đầu giới thiệu làng quê của 2 người lính xuất thân từ nông dân khiến em bồi hồi xúc động
Trước hết đó là sự xúc động trước cảnh nghèo khó của những mảnh đời cơ cực không phải chỉ riêng 2
người lính mà còn là cuộc đời chung của bao nhiêu dân cày Nông dân chúng ta phải 1 nắng 2 sương nên
những cảnh động ngập mặn . Phải đổ mồ hôi vì đất cày sỏi đã không màu mỡ thiếu phì phiêu Thế nhưng
cuộc sống cơ cực không làm nghèo đi tình yêu nước Từ những phương trời xa lạ họ đã có chung 1 lí
tưởng chiến đấu và nhất là có tình đồng chí sưởi ấm những đêm rét mướt nơi chiến trường Những ngày
chiến đấu gian khổ đối mặt với quân thù Dòng thơ gồm 2 từ " Đồng chí ! " đựợc dùng làm điểm nhân
trong bài thơ đã vang lên trong tâm hồn em tình cảm thương yêu thắm thiết đối với những người bồ đội
cụ hồ trong những năm đầu kháng chiến chống pháp
Cảm nghĩ về đoạn 2
Đoạn thơ thứ 2 khiến em suy nghĩ nhiều về những người bảo vệ tổ quốc trong giao đoạn 9 năm kháng
chiến chông pháo . Ai cũng có 1 quê hương với hình ảnh ruộng đồng thân thương với gian nhà tổ ấm của
gia đình với giếng nước gốc đa đã từng in sâu bao kỉ niệm . Những người lính trong bài " Đồng chí " cũng
yêu làng quê biết bao . Thế nhưng mà họ để lại tất cả ở quê nhà mà lên đường giết giặc . Tình cảm yêu
nước thiết tha khiên em vô cùng kính phục và tự hào vì tổ quỗc đã có những nguời con bình thường giản
dị biết đặt quyền lợ tổ quốc lên trên tình cảm riêng tư. Cuộc sống mới chiến trường phải đối mặt với
quana thù lại còn chống chọi với từng cơn sốt rét . Với sự thiếu thốn quan quân trang quân dụng " áo rách
vài , quần có vài mảnh vá , chân không giày " Hiếm khi đọc lại những dòng thơ này ai trong chúng ta
cũng dâng trài xúc động . Không còn hình ảnh nào tôn vinh và ca ngợi hơn
Cảm nghĩ về đoạn 3
Càng về cuối bài thơ tình cảm cua tác giả dành cho người chiến sĩ được dâng lên 1 cách trọn vẹn đầy đủ
nhất " Đêm nay rừng hoang sương muối " Có thể hiểu rằng không phải chi đêm nay mà từng đêm biết bao
nhiêu đêm người lính phải chịu đựng rét buốt với áo vải mong manh . Họ đứng sát cạnh nhau không rời
bỏ vị vui chiến đấu . Vì ai mà họ phải vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ ? phải thực hiện nhiệm vụ
chờ giặc đến . Đó là vì quê hương dân tộc Em thất sự xúc động trước hình ảnh kết thúc bài thơ . Hơn nữa
hình ảnh " Đầu súng trăng treo " lại gợi cho em cảm xúc dẹp đầy chất lãng mạng bay bổng của người
lính . Chính Hữu là 1 cây bút tài năng đã để lại cho văn học việt nam 1 b ài thơ xúc động tình người và 1
hình tượng đẹp tồn tại trong thơ ca đó là hình tượng "đầu súng trăng treo"




Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của nam cao trước cách mạng tháng tám 1945.

  • pdf
  • 160 trang

CÁI BI TRONG NHỮNG SÁNG TÁC VIẾT
VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN CỦA NAM CAO
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. HỒ THỊ XUÂN QUỲNH

Cần Thơ, năm 2011

1

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG
TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM – 1945
1.1. Mấy nét về cuộc đời của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao (1917 – 1951)
1.1.1. Tiểu sử
1.1.2. Quan niệm sáng tác
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
1.2.1. Thời kì trước cách mạng tháng Tám
1.2.2. Thời kì sau cách mạng tháng Tám
1.3. Đề tài người nông dân là một trong những đề tài lớn trong sự nghiệp sáng tác
của Nam Cao

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN
NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM – 1945
LUÔN SỐNG TRONG CÁI BI
2.1. Giới thuyết về cái bi
2.1.1. Khái niệm về cái bi
2.1.2. Cái bi trong nghệ thuật
2.1.3. Các dạng bi khác nhau

2

2.2. Biểu hiện của cái bi trong truyện ngắn viết về nhân vật nông dân của Nam
Cao
2.2.1. Các nhân vật nông dân Việt Nam trong truyện ngắn của Nam Cao trước
cách mạng tháng Tám – 1945 là những con người có nhiều nhu cầu, khát vọng
chân chính
2.2.2. Những nhu cầu, những khát vọng chân chính của các nhân vật nông dân
Việt Nam trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám – 1945 đều
không thể thực hiện được dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khuynh hướng hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã có những đóng
góp tích cực trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tên tuổi của những nhà
văn hiện thực vẫn còn sống mãi trong lòng độc giả qua bao thế hệ như Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Hiển, Nam
Cao… Và một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc được nhiều người biết đến
là Nam Cao. Như chúng ta đã biết bối cảnh xã hội giai đoạn 1930 – 1945 vô cùng
tăm tối, cả dân tộc bị đắm chìm trong đêm trường nô lệ. Cuộc sống của nhân dân
Việt Nam vô cùng khốn khổ, lầm than. Bằng cảm quan hiện thực nhạy bén và trái
tim nhân đạo cao cả, Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình vào tận những ngõ
nghách, những góc khuất để phản ánh cuộc sống bần cùng, tối tăm của xã hội lúc
bấy giờ. Vì thế khi nói đến sáng tác của Nam Cao là nói đến sự phong phú và đa
dạng của một ngòi bút đầy tài năng. Hai đề tài chính trong sự nghiệp sáng tác của
Nam Cao là viết về đề tài trí thức tiểu tư sản và đề tài viết về cuộc sống đói khổ,
bần cùng của những người nông dân, những con người “thấp cổ bé họng” trong xã
hội. Khi nhắc đến Nam Cao, người ta thường liên tưởng đến nhân vật Hộ trong tác
phẩm Đời thừa với những giằng co, mâu thuẫn trong tâm hồn. Hay về người nông
dân, chúng ta thường nghĩ ngay đến Chí Phèo là một người nông dân bị bần cùng
hóa, bị lưu manh hóa và tiếng kêu đau đớn của Chí Phèo muốn làm người lương
thiện (Chí Phèo). Sức sống mãnh liệt của những nhân vật đó đã làm nên tên tuổi
của Nam Cao sống mãi trong lòng bao thế hệ độc giả.
Khi người viết chọn đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông
dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” xuất phát từ lòng yêu mến,
cảm phục tài năng và quan điểm vì nghệ thuật của Nam Cao. Nhà văn với thái độ
dám nhìn vào sự thật nên đã có những trang viết thật độc đáo và sâu sắc về cuộc

4

sống của những con người sống trong xã hội đen tối giai đoạn 1930 – 1945. Nam
Cao suốt đời chiến đấu với cái ác cái xấu để bảo vệ những cái tốt đẹp và bảo vệ
tuyên ngôn nghệ thuật mà ông đã đặt ra cho cuộc đời mình: “Nó ca tụng lòng
thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa).
Nam Cao đã góp phần đáng kể vào việc hình thành nhân cách của những người
cầm bút chân chính. Bên cạnh sự yêu thích muốn tìm hiểu về tác gia Nam Cao,
người viết chọn đề tài này cho thấy được sự mới mẻ, độc đáo cũng như sự chân
thành của ngòi bút hiện thực Nam Cao khi viết về người nông dân. So với các nhà
văn hiện thực cùng thời đều viết về cái khổ về mặt vật chất nhưng Nam Cao có
phần tiến bộ hơn khi ông tìm hiểu những cái khổ về mặt tinh thần. Người nông
dân sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến không những thiếu thốn về mặt vật
chất mà thiếu thốn cả về mặt tinh thần. Cái khổ về vật chất có thể nguôi ngoai
được nhưng cái khổ về mặt tinh thần thì nó lại càng đáng sợ hơn. Người viết hi
vọng qua việc thực hiện đề tài này cũng là dịp để người viết có điều kiện tiếp xúc,
đánh giá tác phẩm và hiểu sâu sắc hơn về những tác phẩm viết về người nông dân
của Nam Cao, một nhà văn hiện thực xuất sắc và là một tác gia lớn của dân tộc
Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Khi viết về tác gia Nam Cao đã có rất nhiều nhà nghiên cứu với những trang
viết hay, sâu sắc và độc đáo. Những trang viết ấy chan chứa tình cảm chân thành
xuất phát từ lòng yêu thương, kính phục của các nhà nghiên cứu đối với tác gia
Nam Cao. Những bài nghiên cứu đó thường xoáy sâu vào cả nội dung và hình thức
nghệ thuật trong những sáng tác của Nam Cao. Hai mảng đề tài khơi nguồn bất tận
cho biết bao thế hệ độc giả muốn tìm tòi, nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao là
đề tài trí thức tiểu tư sản và đề tài người nông dân. Mỗi nhà nghiên cứu đều có một
cách nhìn, cách cảm riêng khi nghiên cứu về những “đứa con tinh thần” của Nam
Cao. Đặc biệt ở đây người viết muốn tìm hiểu những bài nghiên cứu về đề tài
người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao để lấy đó làm tư liệu quý báu cho

5

quá trình nghiên cứu về đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông
dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945”.
Đầu tiên xin được tìm hiểu những bài nghiên cứu về đề tài người nông dân ở
phương diện nội dung. Trong quyển Nam Cao đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học,
năm 1997 của Hà Minh Đức, tác giả nghiên cứu những sáng tác viết về người
nông dân của Nam Cao với những cuộc đời, những số phận bi thảm, đáng thương
của những con người “thấp cổ bé họng” trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Hà
Minh Đức đã đi vào phân tích, đánh giá, đưa ra những dẫn chứng chi tiết để làm
bật nổi lên số phận bi thảm của người nông dân: “Bằng cách thể hiện chân thật
những cảnh đời tủi cực, nghèo khổ nơi xóm thôn, Nam Cao đã đề cập được quá
trình bần cùng hóa. Kết quả khốc hại của chế độ bóc lột người, của một bộ máy
thống trị vô cùng hà khắc” [3; tr. 52]. Nội dung thể hiện chủ yếu trong bài viết của
là nói về nỗi khổ, nỗi đau cùng cực của người nông dân mà nguyên nhân sâu xa là
do chế độ xã hội gây ra. Và làng Vũ Đại như là một hoàn cảnh điển hình trong
những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao. Vì làng Vũ Đại là nơi bộc lộ
những ung nhọt và những cảnh tượng đáng thương của những kiếp người sống
trong xã hội Việt Nam giai đoạn tiền cách mạng. Hay trong quyển Nam Cao – một
đời người, một đời văn, Nxb Giáo dục năm 1997, Nguyễn Văn Hạnh cho rằng
“Tấm lòng của Nam Cao, nỗi đau đời của Nam Cao, khát khao khôn nguôi của
Nam Cao về một cuộc đời tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn đối với con người, sự hiểu
biết và lòng chân thành của Nam Cao đối với những điều ông viết ra luôn luôn lay
động mạnh mẽ con người, khiến con người phải nhìn kĩ hơn vào chính mình và
cuộc sống xung quanh để sống nhân ái hơn, có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn”
[8; tr. 42]. Hoàng Ngọc Hiến khi nghiên cứu những tác phẩm viết về người nông
dân của Nam Cao, ông cũng có bà viết “Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của
truyện Chí Phèo” trong quyển Văn học và học văn, Nxb Văn học – H năm 1997.
Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét “Trong “Chí Phèo” qua cuộc sống của làng Vũ
Đại, tác giả đã làm nổi bật một số nét cơ bản trong hoàn cảnh lớn của nông dân
Việt Nam thời bấy giờ. Bọn thống trị cũng như người lao động bị tha hóa, những
6

chất độc ở ngay trong sự sống thấm vào máu từng người, vùi dập những gì tốt đẹp
và kích thích những gì nhỏ nhen, xấu xa trong con người” [11; tr.196]. Hay trong
quyển Nam Cao – Đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học năm 1998, Nguyễn Văn
Hạnh khi nghiên cứu về đời sống của người nông dân thông qua những sáng tác
của Nam Cao thì ông có nhận định sau: “Họ thuộc thế giới của những người cùng
khổ ở “dưới đáy” của xã hội, những con người bị tha hóa, bị què quặt, cả về thể
xác lẫn tinh thần, bị áp bức, bị hành hạ vì tối tăm mặt mũi lo chạy ăn từng bữa, vì
sự bế tắc mục ruỗng của xã hội, vì sự hèn nhát, sợ hãi của chính mỗi người” [10;
tr. 179]. Cũng nói về vấn đề nhân cách của người nông dân khi phải đối mặt với
cái đói cái nghèo thì Lê Đình Kỵ đã viết: “Nam Cao đã diễn tả với một sức mạnh
lạ thường quá trình lưu manh hóa của một số quần chúng cơ bản trong hoàn cảnh
bị đè nén, áp bức, bốc lột của xã hội cũ” [33; tr.108]. Đau xót và thương cảm
trước nỗi đau bị tước đoạt nhân phẩm của người nông dân, Vũ Dương Quỹ đã đi
vào nghiên cứu về những quá trình đi tìm lại nhân cách bị đánh mất: “Miêu tả số
phận người nông dân chính là quá trình đi tìm nhân cách của họ” [33; tr.185]. Tác
giả đã định nghĩa con đường tìm nhân cách mà nhà văn Nam Cao hướng nhân vật
của mình vươn tới: “Chí Phèo – Con đường tìm nhân cách của người thanh niên
Chí Phèo là đi tìm lại cuộc đời” [33; tr.185] hay “Con đường thứ hai đi tìm nhân
cách là con đường của Lão Hạc (trong truyện ngắn Lão Hạc) xin tạm gọi là con
đường của tình thương và danh dự” [33; tr. 186 – 187]. Từ nguyên nhân nghèo
khổ, bị xã hội áp bức, người nông dân đã không giữ được nhân phẩm của mình
trước hoàn cảnh nên họ bị biến chất, bị tha hóa và lâm vào bi kịch của những con
người bị bần cùng hóa, bị lưu manh hóa. Lê Đình Kỵ đã xót xa, thương cảm đối
với quá trình con người bị tha hóa biến chất và ông đã cảm thông sâu sắc với nỗi
đau của họ: “Quần chúng nghèo khổ dù hiện ra dưới màu sắc sáng sủa hay u ám,
ý nghĩa khách quan của truyện ngắn Nam Cao vẫn là một: phải cứu lấy cuộc
sống, phải bảo vệ con người” [33; tr.110]. Cũng nói về cái khổ của người nông
dân, trong quyển Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Hội nhà văn
năm 2003 của tác giả Trần Mạnh Thường, ông có nhận xét “Nam Cao tài năng đã
7

dựng nên được bức tranh hiện thực về nông thôn Việt Nam bị bần cùng thê thảm
vào những năm 1940 – 1945 và vì vậy ông được coi là nhà văn của nông dân” [34,
tr.530]. Nghiên cứu về đề tài người nông dân thì đa số những bài nghiên cứu đều
xoáy sâu vào hai nội dung chính đó là cuộc sống nghèo khổ và vấn đề về nhân
phẩm của họ. Về vấn đề nhân phẩm của người nông dân trong quá trình đấu tranh
với cái nghèo, cái đói cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu.
Viết về miếng ăn và cái đói thì Nguyễn Đăng Mạnh trong quyển Nhà văn Việt
Nam hiện đại: Chân dung và phong cách, Nxb Văn học năm 2006 đã nêu lên nhận
định ở cuối bài viết: “Tác phẩm của Nam Cao là tiếng kêu cứu lấy nhân phẩm,
nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm tiêu mòn đi, thui chột đi,
hủy diệt đi” [23; tr. 247 – tr. 248]. Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định chính
miếng ăn và cái đói là hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến người
nông dân. Cũng chính vì miếng ăn và sự nghèo đói đã khiến họ lâm vào tình trạng
bế tắc không lối thoát và dẫn đến những bi kịch. Hậu quả nghiêm trọng nhất là về
vấn đề nhân phẩm, đạo đức của họ bị đe dọa, bị tước đoạt và bị hủy diệt.
Tiếp theo người viết đi vào tìm hiểu những ý kiến và những công trình
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về phương diện nghệ thuật trong ngững truyện
ngắn viết về người nông dân trước cách mạng tháng tám 1945 của Nam Cao.
Trong quyển Văn học Việt Nam hành trình của thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội năm 1997, Phong Lê cũng tìm tòi và nghiên cứu về giá trị tố cáo xã hội
qua những tác phẩm của Nam Cao. Phong Lê không đi vào hai mảng đề tài chính
trong sáng tác của Nam Cao là viết về đề tài người nông dân và trí thức tiểu tư sản,
ở đây Phong Lê đi sâu vào nghiên cứu những cái nghịch dị trong những sang tác
của Nam Cao. Ông đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm Chí Phèo và Sống mòn. Qua
việc tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người nông dân của
Nam Cao thì Phong Lê đã phát hiện được những nét mới trong những sáng tác của
Nam Cao là ông đã đi sâu với những cái vặt vãnh của cuộc sống đời thường: “Nam
Cao và Sê Khôp đều tìm về một chủ nghĩa hiện thực của đời thường, soi chiếu các
giá tri phổ quát của đời sống vào “những chuyện không muốn viết”, vào những
8

điều tưởng như chi li vặt vãnh” [21; tr.252]. Tuy nhiên, từ những chi tiết vụn vặt,
đời thường mang những nét rất riêng đã có một ý nghĩa khái quát thật sâu sắc: “Vũ
Đại- không chỉ gợi một đơn vị làng với những ao chuôm, những lũy tre, những
vườn chuối, giàn trầu quen thuộc mà còn là sự biểu hiện chung cho sự phong bế,
trì trệ, nhếch nhác của bất cứ một quần thể dân cư nào đó, cả nông thôn và thành
thị” [21; tr.255]. Từ những hình ảnh của những người nông dân trong những sáng
tác của Nam Cao, chúng ta như thấy được cả một xã hội đang ngột ngạt đen tối và
đang quằn quại trong đêm trường nô lệ dưới sự thống trị của thực dân nửa phong
kiến. Cuộc sống của những người nông dân vô cùng nghèo đói, khổ cực và tủi
nhục. Nhà văn Nam Cao đã thấy được cảnh nghèo túng, bần cùng của họ và ông
có một cái nhìn rất trân trọng và cảm thông đối với những người nông dân. Hay
trong quyển Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục năm 1997, Phan Cự
Đệ đã có nhận xét về ngòi bút hiện thực của Nam Cao “Những tác phẩm của Nam
Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân
phong kiến, và thể hiện sinh động than phận khổ đau, bế tắc của những người tiểu
tư sản nghèo và nông dân những năm 1940 - 1945” [2; tr.471] và Nam Cao là
“Người thư kí trung thành của thời đại, với một bút pháp riêng đầy sáng tạo, Nam
Cao đã đặt ra trước người người đọc hàng loạt vấn đề: những cảnh đời éo le,
chua chat, những bi kịch đau đớn, vật vã. Thông qua những sáng tác của mình,
Nam Cao đã phản ánh cái khung cảnh ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam
trước cách mạng tháng Tám” [2; tr.475]. Một nhận định cũng không kém phần
quan trọng của Trần Đăng Suyền trong “Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc,
nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn” – Tạp chí Văn học số 6 năm 1998, ông viết “Nam
Cao là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt nam.
Sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng
thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông để
lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp
nghệ thuật điêu luyện, độc đáo” [31; tr.63]. Và trong quyển Chủ nghĩa hiện thực
Nam Cao, Nxb Khoa học xã hội năm 2008 của Trần Đăng Suyền, ông đi vào khám
9

phá thế giới nghệ thuật trong những sáng tác của Nam Cao “Những nhân vật của
Nam Cao là những “con người nhỏ bé”, những con người bình thường trong cuộc
sống hằng ngày. Nhà văn, với một sự cảm thông lớn lao đã chăm chú quan sát
cuộc sống hằng ngày của nhân vật. Cái đói, sự nghèo khổ, bệnh tật, tất cả những
cái đó cứ đeo đuổi, cứ bám riết trên con đường đời của họ. Trong những hoàn
cảnh như vậy, với một sức mạnh nghệ thuật đặc biệt, Nam Cao đã làm sống dậy
thật cụ thể, sinh động, đầy ám ảnh những cuộc đời và số phận, những nét tâm lí và
tính cách của nhân vật. Chủ nghĩa tâm lí của sự trần thuật đã chi phối mạnh mẽ
và sâu sắc đến toàn bộ tổ chức của tác phẩm, từ cốt truyện, kết cấu, xung đột đến
không gia và thời gain nghệ thuật” [32; tr.41 – tr.42]. Nhìn chung, các bài nghiên
cứu trên của các tác giả thì đều có điểm chung là: đều nói về cái khổ về cuộc sống
vật chất và cái khổ về cuộc sống tinh thần của người nông dân trong những sáng
tác của Nam Cao. Các tác giả đưa ra hàng loạt những cái khổ của người nông dân
khi sống trong chế độ thực dân phong kiến. Và những tác động ghê gớm của cơ
chế xã hội đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của những người nông dân và
ảnh hưởng đến cả một bộ mặt xã hội nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Nó đã đẩy
đời sống của người dân rơi vào cảnh bần cùng, ngõ cụt và không có lối thoát.
Đồng thời các tác giả còn làm bật nổi lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của
nhà văn Nam Cao trong những sáng tác viết về đề tài người nông dân.
Vì có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về đề tài người nông dân trong những
sáng tác của Nam Cao đã tạo cho người viết có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu,
học hỏi, đối chiếu và so sánh. Từ việc kế thừa những ý kiến của các tác giả trên
đồng thời người viết đã tham khảo rất nhiều tài liệu viết về Nam Cao, người viết
xin được dựa vào những tư liệu quý giá đó để làm cơ sở khách quan cho bài
nghiên cứu của mình. Tiến trình thực hiện bài nghiên cứu đề tài: “Cái bi trong
những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám
1945”. Bước đầu người viết đi vào tìm hiểu đề tài người nông dân trong những
sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đây vốn là một đề tài
quen thuộc của các nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán giai
10

đoạn 1930 – 1945. Và người viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu về tìm hiểu khái niệm,
những phạm trù mĩ học của cái bi và những biểu hiện của cái bi trong những sáng
tác của Nam Cao khi viết về người nông dân. Khi đi vào tìm hiểu người nông dân
dưới chế độ thực dân nửa phong kiến ta sẽ thấy được những bi kịch đau khổ của
những con người đáng thương trong xã hội. Tiêu biểu trong sáng tác của Nam Cao
được dựa trên hai bình diện: tốt và xấu, thiện và ác, tìm ra bản chất lương thiện
của những con người “thấp cổ bé họng” trong xã hội. Đồng thời cũng đi sâu vào
tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp làm cho người nông dân bị tha hóa, bị
bần cùng hóa và những bi kịch về những kiếp người sống dưới đáy của xã hội. Đi
sâu vào những bi kịch về vật chất cũng như bi kịch về tinh thần của người nông
dân sẽ thấy được một tấm lòng nhân đạo của Nam Cao khi viết về họ. Thông qua
đó người viết nhằm tìm kiếm những nét mới mẻ, những tư tưởng hiện thực của
Nam Cao khi viết về những số phận của người nông dân với những bi kịch về số
phận và cuộc đời. Người viết hi vọng sẽ gặt hái nhiều thành công khi chọn nghiên
cứu đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao
trước Cách mạng tháng Tám 1945”.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám là một đề tài quen
thuộc trong những sáng tác của những nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện
thực phê phán. Hình ảnh người nông dân được các nhà văn khắc họa một cách
chân thật, sinh động qua ngòi bút hiện thực đầy sáng tạo và độc đáo. Mỗi nhà văn
có cái nhìn riêng về người nông dân. Các nhà văn hiện thực phê phán tuy cùng
cảm quan hiện thực nhạy bén nhưng việc thành công của những trang viết còn phụ
thuộc rất nhiều vào tài năng, tấm lòng và sự nhiệt huyết của từng ngòi bút. Đặc
biệt Nam Cao có những trang viết về người nông dân rất đa dạng, phong phú và
chiếm số lượng lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông. Khi viết về người nông dân
thì Nam Cao thường viết về những cái khổ, những bi kịch về số phận của những
người nông dân sống trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Người nông dân bị
đàn áp, bị xô đẩy vào những sự cùng cực và rơi vào bi kịch của số phận những
11

người nghèo khổ bất hạnh. Vì thế nhà văn Nam Cao được xem là một trong những
nhà văn hiện thực có nhiều sáng tác hay và độc đáo khi viết về mảng đề tài người
nông dân. Đặc biệt là viết về những cái khổ, cái tủi nhục và những kết cục bi thảm
của những số phận bất hạnh của người nông dân. Khi nghiên cứu đề tài: “Cái bi
trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng
tháng Tám 1945”, người viết dựa trên bình diện so sánh, đối chiếu với những sáng
tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi
Hiển… cũng như những tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn khi viết về đề
tài người nông dân như: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo… để
thấy được những điểm khác biệt giữa các nhà văn khi viết về người nông dân.
Đồng thời, người viết vận dụng cái bi – một phạm trù mĩ học vào việc luận giải cái
bi của những cuộc đời các nhân vật nông dân mà Nam Cao đã miêu tả trong những
truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám – 1945. Từ đó, giúp người viết nhận rõ
cái bi của các nhân vật nông dân Việt Nam dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến
được nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao khắc họa trong những sáng tác của ông.
Từ đó thấy được giá trị hiện thực đặc biệt là giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện
ngắn viết về đề tài nông dân trước cách mạng tháng Tám của nhà văn Nam Cao.
Và việc nghiên cứu về đề tài này, người viết nhằm mục đích là để lại tư liệu quý
giá cho bản thân trong quá trình công tác sau này.

4. Phạm vi nghiên cứu
Từ một nhà văn chân chất, hiền lành và rồi trở thành một người lính anh
hùng đã chiến đấu và đã hi sinh vì quê hương Tổ Quốc . Nam Cao đã để lại cho
đời những tác phẩm có giá trị vừa mang tính tính nhân văn về quyền sống của con
người, đặc biệt là người nông dân (Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Nghèo, Dì
Hảo…) và vừa mang tính tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật (Đời thừa, Giăng
sáng, Sống mòn…). Nam Cao đã viết nhiều về hai đề tài về nông dân và trí thức
tiểu tư sản đã tạo nên nét riêng trong phong cách sáng tác của Nam Cao. Những
sáng tác của Nam Cao thuộc khuynh hướng hiện thực phê phán luôn thu hút nhiều
người thích nghiên cứu, tìm tòi và khám phá. Những công trình nghiên cứu về tác
12

gia Nam Cao của những nhà nghiên cứu sẽ góp phần làm cho những thế hệ hôm
nay và mai sau sẽ hiểu sâu sắc, đúng đắn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và những
tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao. Với tư cách là một người nghiên cứu,
người viết chọn nghiên cứu về nhà văn Nam Cao, một phần là muốn đóng góp một
ít sự hiểu biết mới mẻ của bản thân về nội dung “cái bi” được thể hiện trong
những sáng tác viết về người nông dân. Đồng thời người viết nghiên cứu về Nam
Cao vì muốn tri ân về những đóng góp to lớn và rất có ý nghĩa của nhà văn đối với
văn học và cuộc đời. Và phạm vi nghiên cứu của người viết là những truyện ngắn
viết về người nông dân của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám - 1945: Chí
Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Đòn chồng, Mua danh, Một bữa no, Một đám cưới, Tư
cách mỏ, Trẻ con không biết đói, Lang Rận, Nửa đêm,… Từ nội dung của những
tác phẩm đó, người viết đi sâu vào tìm hiểu những bi kịch trong số phận của người
nông dân sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Qua đó ta sẽ thấy được giá
trị phản ánh hiện thực một cách chân thật và rất cụ thể của Nam Cao. Cũng thông
qua đó ta thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo và những
bài học triết lí mà nhà văn gởi gắm vào trong tác phẩm. Do có rất nhiều tài liệu
tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu nhưng người viết cũng gặp nhiều khó
khăn trong quá trình nghiên cứu. Vì có nhiều người viết về tác gia Nam Cao, viết
về những tác phẩm của ông và có nhiều bài viết hay về nhà văn nên người viết e
rằng đôi khi có sự lặp ý hoặc lặp lại những điều mà người khác đã nói trong những
bài nghiên cứu của họ. Nhưng thay vào đó là những cố gắng cũng như lòng yêu
quý chân thành đối với tác gia Nam Cao thì người viết hi vọng sẽ đạt được nhiều
thành công trong đề tài nghiên cứu này và có thể hoàn thành sớm học phần luận
văn của mình.

5. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi công trình nghiên cứu thì các tác giả đều lựa chọn cho mình một phương
pháp nghiên cứu cụ thể. Vì thế khi người viết chọn nghiên cứu về đề tài: “Cái bi
trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng
tháng Tám 1945” thì người viết đã chọn cho mình những phương pháp nghiên cứu
13

phù hợp với đề tài. Vì phương pháp là vũ khí, là công cụ để vạch ra hướng đi,
đường lối đúng đắn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Và trong lĩnh vực khoa học
cũng vậy, muốn đạt được hiệu quả cao cho những công trình nghiên cứu thì phải
vạch ra những phương pháp đúng đắn cho cả quá trình nghiên cứu. Phương pháp
và mục đích chính là điều kiện đầu tiên và quan trọng trong mọi hoạt động. Trong
lĩnh vực nghiên cứu khoa học thì phương pháp được xem là yếu tố quyết định
trong việc đánh giá nhìn nhận vấn đề vì nhờ phương pháp mà chúng ta có thể thấy
được những quá trình tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo của họ trong những công
trình nghiên cứu đó. Trong đề tài nghiên cứu về “Cái bi trong những sáng tác viết
về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” thì người
viết đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học để truyền tải nội dung
mà người viết muốn trình bày về công trình nghiên cứu của mình. Cụ thể những
phương pháp nghiên cứu tiêu biểu và có hiệu quả mà người viết đã sử dụng trong
bài nghiên cứu gồm có những phương pháp sau: Đầu tiên người viết đọc kĩ những
truyện ngắn viết về đề tài người nông dân của Nam Cao, đặc biệt là những truyện
ngắn thể hiện được “cái bi” trong đó để nắm được nội dung chính và giá trị của
từng tác phẩm cụ thể; thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài để hiểu rõ hơn về
“cái bi” và nhất là những “biểu hiện của cái bi” trong tác phẩm viết về đề tài
người nông dân của Nam Cao. Từ đó, người viết tập trung vào phân tích từng loại
bi kịch qua số phận của người nông dân sống trong xã hội thực dân nửa phong
kiến. Đồng thời người viết còn ghi nhận những đóng góp, những nhận định có tính
chất khách quan chính xác của những nhà nghiên cứu trước đó để làm cơ sở, nền
tảng cho việc đưa ra những dẫn luận chung về “cái bi” và những “biểu hiện của
cái bi” trong sáng tác văn học. Để từ đó người viết đi vào lí giải vấn đề cái bi
thông qua từng tác phẩm cụ thể viết về người nông dân. Do đó, ở đề tài này người
viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp cùng với những thao tác
chứng minh, phân tích, giải thích, bình luận. Đồng thời người viết còn vận dụng
phương pháp so sánh, đối chiếu để làm bật nổi vấn đề mà người viết muốn đề cập
đến và để làm sáng tỏ những luận điểm mà người viết đã nêu. Người viết cũng đưa
14

ra những dẫn chứng và bằng lí lẽ, kiến thức, kinh nghiệm sống để chứng minh, lập
luận những vấn đề tiêu biểu mà người viết trình bày.

15

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG
TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM - 1945
1.1. Mấy nét về cuộc đời của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao
(1917 – 1951)
1.1.1. Tiểu sử
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1917. Nam Cao quê ở
làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam). Nam Cao sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình trung nông lúc
trước có kết hợp việc buôn bán ít nhiều nhưng về sau bị phá sản. Ông thân sinh
Nam Cao có mở một hiệu đồ gỗ ở phố hàng Tiện – Nam Định, sau vì thua lỗ nên
cửa hàng vỡ, lại trở về nghề làm ruộng. Gia đình Nam Cao sống khá chật vật,
đông anh em và chỉ có một mình Nam Cao được đi học.
Làng Đại Hoàng ở vào một vùng xa phủ, huyện nên đây là nơi tập hợp
nhiều phe cánh, phân chia ngôi thứ, cũng là nơi xảy ra nhiều tệ nạn rượu chè, bài
bạc, người nông dân sống trong cảnh đói nghèo, tủi nhục. Chính quê hương và
hoàn cảnh gia đình đã nuôi dưỡng tâm hồn Nam Cao. Nam Cao luôn bị bệnh tật
giày vò thuộc tạng người “nay ốm mai đau”. Từ nhỏ Nam Cao đã được lên Nam
Định học. Năm 1934, Nam Cao thi trượt Thành chung. Đầu năm 1935, Nam Cao
trở về quê để chữa bệnh. Cũng như đa số thanh niên thời bấy giờ, Nam Cao cưới
vợ khi anh mười tám tuổi. Và đó là ngày 2/10/1935 Nam Cao lập gia đình với bà
Trần Thị Sen. Vợ ông kém hơn ông một tuổi. Hai gia đình ở cùng xã đều sống
bằng nghề nông nghiệp nhưng so về kinh tế thì gia đình bên vợ của Nam Cao có
phần khá giả hơn. Vợ của Nam Cao là một người vợ hết mực yêu chồng và lo lắng
cho chồng nhưng lắm khi cũng khổ vì chồng. Khi vừa cưới vợ xong được một
tháng thì Nam Cao lên Nam Định đi tàu vào Sài Gòn sống và làm việc cho một
16

người cậu là ông Ba Lễ, chủ một cơ sở may đồ Tây cho Pháp. Nam Cao là một cậu
học trò hiền lành nhút nhát nhưng cũng có nhiều điều mơ mộng nên Nam Cao
quyết định theo người cậu vào Sài Gòn sinh sống ấp ủ bao nhiêu ước mơ muốn
theo đuổi nghiệp học tập của mình với hi vọng sẽ được sang Tây du học nhằm để
mở rộng tầm hiểu biết và để học hỏi “Y sẽ vào Đại học đường, y sẽ sang Tây, y sẽ
thành vĩ nhân đem những đổi thay lớn lao đến xứ sở mình” (Sống mòn). Và trong
những năm sống ở Sài Gòn, Nam Cao phải lăn lộn vất vả để kiếm sống, ngoài việc
làm chính thì Nam Cao còn làm rất nhiều nghề khác như chích thuốc ở nhà
thương, sống chung với phu phen, thợ thuyền. Chính những năm tháng lao động
đầy cực khổ này đã giúp cho Nam Cao nhìn thấy và hiểu hết được đời sống khổ
cực bị đọa đày cả về vật chất lẫn tinh thần của những người lao động mà đặc biệt
là tầng lớp tiểu tư sản và tầng lớp nông dân lao động nghèo. Nhưng bao hoài bão
bao ước mơ khát vọng của Nam Cao chưa thực hiện được thì bệnh tật lại đến và
hành hạ thân xác Nam Cao. Nam Cao quay về làng cũ và lúc này thì hoàn cảnh gia
đình lâm vào tình trạng túng quẫn: “Lũ em lúc nhúc rất đông không được học,
không được mặc, thường thường không đến cả ăn, gầy guộc, rách rưới, bẩn thỉu”
(Sống mòn), và một ông bố nát rượu. Tất cả mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình
đều đè nặng lên đôi vai của người mẹ dẩm đang, chịu khó và giàu lòng hi sinh vì
chồng, vì con. Tình trạng xã hội lúc đó không chỉ có gia đình Nam Cao mà hầu
như tất cả những người nông dân quê ông đều lâm vào hoàn cảnh đói khổ, bần
cùng và cơ cực. Bên cạnh sự khốn khổ, bần cùng của người dân là sự nghênh
ngang và nhẫn tâm bóc lột tận xương tủy những người lao động khốn cùng của
bọn địa chủ, cường hào, ác bá trong làng “Đàn em bị bóc lột đến không còn cái
khố để đeo” (Chí Phèo). Đến năm 1938, Nam Cao bị ốm nặng do bệnh tim và tê
thấp nên ông từ Sài Gòn lại trở ra Bắc. Đứng trước bao chông gai và trở ngại của
cuộc sống nhưng bằng sự kiên cường và lòng quyết tâm đã tiếp thêm sức mạnh
cho Nam Cao mạnh dạn ôn lại vốn học cũ và đi thi đậu bằng Thành chung. Sau đó,
Nam Cao xin làm công chức nhưng vì sức khỏe yếu nên không được nhận vào
làm. Và lúc này ông xin vào làm dạy học trong trường tư thục Công Thanh. Chính
17

môi trường dạy học nhiều vất vả của một thầy giáo trường tư nên Nam Cao đã
phần nào hiểu rõ hơn về thân phận của những người trí thức tiểu tư sản nghèo dưới
chế độ thực dân nửa phong kiến. Năm 1940, khi phát xít Nhật xâm lược Đông
Dương thì lúc này Trường Công Thanh bị chúng lấy để làm chuồng ngựa. Lúc này
Nam Cao đành lui về sống một cuộc sống đói khổ, cơ cực và tủi nhục cùng với
những người nông dân lao động nghèo ở làng Đại Hoàng. Để trang trải cuộc sống
và để phần nào giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình Nam Cao phải viết văn để kiếm
sống. Đồng thời qua tác phẩm đó Nam Cao cũng muốn gửi gắm những tâm tư,
tình cảm và cái nhìn của mình đối với thực tại của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Năm 1943, Nam Cao tiếp thu được đường lối đúng đắn của Đảng cộng sản
Đông Dương qua Đề cương văn hóa 1943 và sự giới thiệu của Tô Hoài, Nam Cao
tham gia vào nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật cùng với Tô Hoài, Nguyên Hồng,
Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi… Và từ đó, Nam Cao đã xác định được
quan điểm và lập trường tư tưởng của mình trong sáng tácgắn liền với “nghệ thuật
vị nhân sinh”. Khi cơ sở Văn hóa cứu quốc và Phong trào Cách mạng thanh niên
bị giặc khủng bố, Nam Cao trở về quê và tham gia phong trào Việt minh ở địa
phương. Khi cả nước bước vào cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đầy cam go và
ác liệt, Nam Cao cũng tham gia vào phong trào cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân
và Nam Cao được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó, Nam Cao được lên Hà Nội và công
tác ở Hội Văn hóa cứu quốc. Có thời kì Nam Cao được làm thư kí tòa soạn Tạp
chí Tiên phong. Đây là cơ quan ngôn luận của Hội cứu quốc. Cuộc Cách mạng
tháng Tám thành công rực rỡ, cả dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ chuyển sang
thân phận làm chủ đất nước. Nhưng niềm vui thống nhất đất nước không được
trọn vẹn vì bọn thực dân Pháp đã điên cuồng quay đầu lại xâm lược đất nước ta
một lần nữa. Vào ngày 19/12/1946, theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhân dân cả nước cùng đứng lên chiến đấu chống lại thực dân Pháp và kháng
chiến chống Pháp toàn quốc bùng nổ. Nam Cao theo tiếng gọi của quê hương theo
đoàn Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ. Năm 1947, ông lên Việt Bắc, những năm
kháng chiến chống pháp đầy gian khổ chính là lúc Nam Cao sống và chiến đấu hết
18

mình vì quê hương và tổ quốc. Nam Cao đã tham gia cuộc chiến, va chạm cuộc
sống thực tế của cuộc chiến để có những tác phẩm mang giá trị hiện thực và phản
ánh đúng bản chất của cuộc chiến mà cả dân tộc Việt Nam đang đấu tranh chống
thực dân Pháp. Nam Cao vừa làm biên tập cho báo Cứu quốc Việt Bắc, báo Cứu
quốc Trung Ương, vừa là cộng tác viên tuyên truyền thông tin: viết tin, viết tài liệu
giải thích các chính sách, làm ca dao tuyên truyền, viết truyền đơn địch vận,…
Năm 1948, Nam Cao vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Đông
Dương. Đây là niềm vinh dự và niềm vui lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của người chiến sĩ cộng sản Nam Cao.
Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu Ba,
Nam Cao bị một toán địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan, Ninh Bình.
Nam Cao ngã xuống giữa lúc ông đang ấp ủ cuốn tiểu thuyết lớn về quê hương.
Chuyến đi đó nhà văn lấy tư liệu để hoàn chỉnh tác phẩm Làng nhưng ông đã
không kịp thực hiện được hoài bão và khát vọng của cuộc đời mình.
Về con người của nhà văn, Nam Cao là một con người hiền lành, trầm mặt,
nhút nhát đến vụng về, có vẻ như lạnh lùng khó gần. Nam Cao rất khổ tâm về cái
tật “hãi người” và “cái mặt không chơi được” (tên một truyện ngắn) của Nam
Cao. Con người “mảnh khảnh thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi rụt rè, mỗi lúc lại
đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt”. Trước Cách
mạng tháng Tám Nam Cao luôn sống trong tâm trạng đau khổ, u uất, bất đắc chí.
Phần vì ốm yếu, thất nghiệp nên Nam Cao sống lay lắt qua ngày bằng nghề viết
văn và dạy học - là hai nghề bạt bẽo khi đó. Nam Cao viết văn rất sớm và khá
nhiều, tài năng trưởng thành rất nhanh. Nhưng gần mười năm viết văn trước Cách
mạng, Nam Cao hầu như không có vị trí trên văn đàn đương thời. Hầu hết những
truyện dài của Nam Cao đều phải bán bản quyền để rồi vứt đi vào một xó nào đó
cho đến khi bản thảo bị thất lạc.
Nam Cao luôn chất chứa trong lòng tâm sự của người nghệ sĩ “Tài cao
phận thấp chí khí uất” (Tản Ðà) mà đó cũng là tâm trạng “phản kháng mãnh liệt”
của người trí thức tiến bộ với cái xã hội bóp nghẹt cuộc sống con người. Nam Cao
19

không như kẻ khác do bất mãn cá nhân mà hằn học, thù ghét “cả giống người”.
Con người bề ngoài có thể lạnh lùng đó bên trong là một tâm hồn chứa chan yêu
thương đồng loại. Sự gắn bó cảm động đối với bà con dân quê là một tình cảm nổi
bật trong con người Nam Cao. Nhà văn lớn lên trong sự đùm bọc của những người
nông dân nghèo khổ ruột thịt. Ðó là bà ngoại góa chồng năm 22 tuổi, suốt cuộc đời
vất vả và hi sinh vì con vì cháu. Ðó là người mẹ hiền lành lam lũ. Ðó là người vợ
chịu thương chịu khó. Ðó là người dì nuôi đã bế ẵm nhà văn khi còn tấm bé. Hình
ảnh những con người đó được lặp đi lặp lại trong nhiều trang viết đầy tình cảm của
Nam Cao. Các tác phẩm của Nam Cao thường xuất hiện cái làng Ðại Hoàng thân
thiết và gần gũi suốt cuộc đời của nhà văn. Hình ảnh quê hương đã nâng đỡ và chở
che cho nhà văn lúc bi quan, bế tắc và tuyệt vọng. Là một thanh niên tiểu tư sản,
lại sống giữa xã hội đầy xấu xa, Nam Cao không phải không bị ảnh hưởng bởi
nhiều mặt tiêu cực, nhưng điều đáng quý ở Nam Cao là quá trình tự đấu tranh
nghiêm khắc với bản thân mình để vươn lên, vượt ra khỏi cuộc sống tầm thường,
nhỏ nhen của cuộc sống. Từ đó nhà văn dần vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái cao
thượng trong cuộc sống đời thường của xã hội đương thời.

1.1.2. Quan niệm sáng tác
Về quan niệm sáng tác của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao, Nam
Cao ước mơ sáng tác từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông đã có thơ, truyện
cười, truyện ngắn, kịch vui... đăng báo từ năm 1938. Là một người cùng thời với
sự phát triển của văn học lãng mạn ở Việt Nam nên Nam Cao ít nhiều chịu ảnh
hưởng của văn học lãng mạn thoát ly. Thơ của Nam Cao nặng về nỗi buồn vu vơ.
Nhưng truyện ngắn Nam Cao lại hướng vào việc đề cập đến cảnh ngộ đau khổ
trong xã hội của những kiếp lầm than trong xã hội như: Một cô đào hát chết gục
trên sân khấu (Cảnh cuối cùng). Một diễn viên xiếc nghèo bị tình phụ đã giết chết
người tình rồi tự sát khi biểu diễn (Hai xác chết). Hai chú bé thổi kèn Si-ca-gô và
nhào lộn trên đường phố (Hai đứa trẻ). Thời kỳ này khuynh hướng phê phán xã
hội cũng đã rõ nét ở Nam Cao như trong truyện ngắn Nghèo, Ðui mù, Một bà hào

20

Tải về bản full