Thu nhập bao nhiêu là cao ở Việt Nam

Cụ thể, báo cáo cho thấy thu nhập bình quân 1 người/tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt gần 4,25 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019. Trong đó, thu nhập bình quân/người/tháng ở khu vực thành thị đạt gần 5,6 triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn với thu nhập gần 3,5 triệu đồng. Riêng nhóm hộ giàu nhất (gồm 20% dân số giàu nhất) có thu nhập bình quân năm 2020 gần 9,2 triệu đồng/người/tháng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất) với mức thu nhập đạt hơn 1,14 triệu đồng.

Thu nhập bao nhiêu là cao ở Việt Nam

Thu nhập của nhóm hộ gia đình giàu nhất Việt Nam cao hơn 8 lần nhóm hộ nghèo

Châu LÊ

Báo cáo cũng chỉ ra vùng Đông Nam bộ là nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên cả nước với hơn 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó vùng Trung du và miền núi phía bắc có thu nhập bình quân thấp nhất trên cả nước là 2,74 triệu đồng/người/tháng.

Ở chiều ngược lại, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2020 bình quân/người/tháng đạt 2,89 triệu đồng, tăng 13% so với 2018. Vùng Đông Nam bộ luôn đứng đầu cả nước với mức chi tiêu bình quân đầu người cao nhất là hơn 3,93 triệu đồng/người/tháng. Vùng Trung du và miền núi phía bắc có mức chi thấp nhất, tương đương gần 2,1 triệu đồng/người/tháng. Mức chi tiêu đời sống bình quân đầu người giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất lên tới 5,7 lần năm 2020. Cụ thể, chi tiêu của nhóm hộ gia đình giàu nhất là hơn 5,67 triệu đồng/người/tháng, trong khi chi tiêu của nhóm hộ gia đình nghèo nhất chỉ hơn 1 triệu đồng/người/tháng). Khối lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm theo kết quả khảo sát cho thấy xu hướng rõ ràng là các hộ gia đình giảm dần việc tiêu thụ tinh bột, như việc lượng gạo tiêu thụ bình quân một người một tháng giảm dần qua các năm, từ 9,7 kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 8,1 kg/người/tháng năm 2018 và chỉ còn 7,6 kg/người/tháng năm 2020. Những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm giàu nhất (9,1 so với 6,5 kg/người/tháng)...

Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 được thực hiện trên cả nước với quy mô mẫu 46.980 hộ ở 3132 xã/phường, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc khảo sát thu thập thông tin theo 4 kỳ, mỗi kỳ một quý từ quý 1 đến quý 4/2020, bằng phương pháp điều tra viên phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, các thành viên hộ và cán bộ chủ chốt của xã có địa bàn khảo sát.

Vị trí đầu tiên trong những nghề lương cao nhất Việt Nam thuộc về các CEO – đầu tàu của mọi doanh nghiệp. Giám đốc điều hành không chỉ đứng đầu trong board of directors mà còn chịu trách nhiệm thành – bại của một công ty. Do đó, trách nhiệm trên vai của CEO sẽ lớn hơn tất cả.

Với một doanh nghiệp càng thành công, mức lương của Giám đốc điều hành lại càng tăng theo cấp số nhân. Con số có thể lên đến 500, 600 triệu đồng, thậm chí hàng tỉ.

Lương của 1 nhân viên cao cấp ngành khách sạn cũng vô cùng khủng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện trong nước có khoảng 5.000 khách sạn 3-5 sao nhưng hầu hết các khách sạn đình đám nhất, nằm ở vị trí đẹp nhất đều phải thuê công ty nước ngoài quản lý.

Với 10.000-15.000 USD/tháng (tương đương 210-320 triệu đồng/tháng) là mức lương trung bình của CEO người nước ngoài của một khách sạn cao cấp tại Việt Nam.

CEO ngân hàng (trên 100 triệu)

Nếu nói lương của nhân viên ngân hàng cao thì có phần hơi khập khiễng nhưng nếu nói lương của sếp ngân hàng cao thì không sai 1 chút nào. Đã có một khảo sát về tình hình lương của các CEO ngân hàng, trong đó “khủng” nhất là lương của một CEO ngân hàng thương mại cổ phần nằm trong top 10 tới 1 triệu USD/năm, tức hơn 20 tỷ đồng. Một số CEO ở các ngân hàng lớn hưởng lương từ 4,8 – 7 tỷ đồng/năm, còn các CEO khác cũng thu nhập trên dưới 2 tỷ đồng mỗi năm.Và có Tổng giám đốc ngân hàng lương 6 – 7 tỷ đồng/năm là chia sẻ của một sếp ngân hàng ở TP HCM khi cổ đông chất vấn về mức thù lao của Hội đồng quản trị tại ĐHCĐ thường niên 2014 của ngân hàng này tổ chức.

Phi công (80 – 120 triệu đồng/tháng)

Phi công là một nghề có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt bởi tính chất nghề nghiệp có độ rủi ro rất cao. Bạn cần có sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, số giờ bay nhất định, v.v, để có thể làm phi công.

Mức lương của phi công dân sự rất đáng mơ ước, và tuỳ vào mỗi hãng bay mà tổng thu nhập và phụ cấp của phi công sẽ có sự khác biệt.

Ví dụ như phi công hãng Vietnam Airlines có mức lương khoảng 133 – 300 triệu đồng/tháng, còn lương phi công Bamboo Airways được dự tính tầm 200 – 300 triệu đồng/tháng. 

Bác sĩ phẫu thuật (34 – 100 triệu đồng/tháng)

Vấn đề sức khỏe ngày càng được chú trọng cũng là khi ngành y tế ngày càng giữ vai trò quan trọng với người dân. Khi hỏi làm nghề gì lương cao trong ngành Y, bác sĩ phẫu thuật chắc chắn đứng đầu.

Lý do là bởi họ có công việc quyết định sinh mạng của con người, rất rủi ro, và đòi hỏi bàn tay cẩn thận, kỹ năng chuyên môn tuyệt đối. Quá trình đào tạo các bác sĩ phẫu thuật cũng không hề dễ dàng và thường chỉ những người thật sự xuất sắc và tận tâm với nghề mới có đủ tiêu chuẩn làm một bác sĩ thực thụ.

Lương của bác sĩ phẫu thuật còn phụ thuộc vào cấp bậc, trình độ chuyên môn, và hệ số và thang bảng lương pháp luật quy định. 

Quản lý nhân sự (30 – 96 triệu đồng/tháng)

Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 đến 3.000 USD/tháng.

Thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam. Điều này cho thấy, nghề nhân sự đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Kinh doanh bất động sản (16,2 – 70 triệu đồng/tháng)

Nói đến những nghề lương cao nhất Việt Nam thì không thể không kể đến bất động sản. Lương của mỗi nhân viên bất động sản cũng gồm lương cứng và hoa hồng, trong đó phần thu nhập cao nhất thường đến từ % hoa hồng sau mỗi giao dịch thành công.

Ngoài ra, mức chiết khấu sẽ dao động từ 2,5 – 3%. Càng thu hút được nhiều mối khách hàng thì tỉ lệ thu nhập càng cao.

Để đạt được mục tiêu này, người làm bất động sản cần có tài giao tiếp khéo léo và kỹ năng bán hàng tinh tế.

Luật sư (23 – 66 triệu đồng/tháng)

Lương luật sư Việt Nam được tính dựa vào lương cứng và phần trăm doanh thu. Mức lương cứng dựa vào số năm kinh nghiệm dao động từ 6 triệu đồng cho đến 40 triệu đồng, khi bạn đã đạt đến mức trưởng phòng.

Và một điều nên nhớ là thu nhập nghề luật còn dựa vào môi trường bạn làm việc, chẳng hạn như công ty luật tư nhân hay nhà nước.

Quản lý ngân hàng (21,7 – 62,3 triệu đồng/tháng)

Các vị trí quản trị trong ngân hàng cũng mang về mức thu nhập không nhỏ. Phụ trách hàng trăm triệu quỹ, các khoản đầu tư với nhiều rủi ro liên quan khiến việc quản lý ngân hàng cực kỳ xứng đáng với mức lương cao.

Đó là còn chưa kể cuối năm, mỗi nhân viên ngân hàng còn có thể nhận từ 3 tháng lương tiền thưởng trở lên. Có thể nói các nghề trong lĩnh vực ngân hàng có mức lương rất đáng ghen tỵ, nhưng đổi lại là áp lực lớn mà không phải ai cũng có thể gánh được.

Lập trình viên (13 – 62 triệu đồng/tháng)

Không chỉ nằm trong các nghề hot nhất hiện nay, lập trình viên còn có triển vọng phát triển cực cao trong tương lai. Dù công nghệ trí tuệ nhân tạo ngày càng có các bước nhảy vọt khó tin, nghề lập trình vẫn luôn được nhận định là sẽ không bao giờ lỗi thời và không thể bị thay thế bởi robot.

Các developer sẽ cần học về ngôn ngữ lập trình, các kiến thức chuyên sâu về khoa học – kỹ thuật máy tính, và phát triển tư duy lập trình để có thể làm tốt trong lĩnh vực của mình. Với công sức khổ luyện và vai trò quan trọng trong từng tổ chức, không có gì bất ngờ khi developer lọt top những nghề lương cao nhất ở Việt Nam và thế giới.

Mức lương trung bình trên còn chưa bao gồm thu nhập từ các nghề tay trái mà một lập trình viên có thể nhận làm ngoài giờ. Tổng thu chính thức có thể ngất ngưởng hơn vậy nhiều.

Giảng viên đại học (16,3 – 46 triệu đồng/tháng)

Giảng viên cũng được coi là một trong những nghề lương cao và được coi trọng nhất hiện nay. Những ai có trình độ cao mới có thể chịu trách nhiệm giảng dạy trong môi trường học thuật như các trường đại học. Theo khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Giáo dục đại học năm 2018:

“Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ.”

Có thể nói, mức lương của các giáo sư, tiến sĩ khi làm giảng viên là hoàn toàn xứng đáng vì đây là một nghề cần trí tuệ, trình độ học vấn sâu rộng và đạo đức nhà giáo, chứ không hề “dễ xơi” như một phần nhận định. 

Tiếp viên hàng không (18 – 25 triệu đồng/tháng)

Làm tiếp viên hàng không là một trong các nghề nghiệp lương cao ở Việt Nam. Nhắc đến tiếp viên hàng không là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những cô gái, chàng trai với vẻ ngoài sáng sủa và cách ứng xử lịch thiệp với khách hàng.

Thật vậy, với công việc đòi hỏi phải di chuyển liên tục và khi nào cũng phải nở nụ cười trên môi, cũng không ngoa khi họ có mức lương khá đáng mơ ước. Tiếp viên của mỗi hãng hàng không sẽ có mức thu nhập khác nhau.

Quản lý khách sạn – du lịch (18 – 20 triệu đồng/tháng)

Sau Đại dịch Covid -19, du lịch Việt Nam đang lấy lại phong độ và dần thu hút nhiều du khách hơn. Ngành du lịch cũng nằm trong các ngành dễ xin việc nhất trong thời gian tới, và một trong các nghề có thu nhập cao nhất thuộc về các vị trí quản lý khách sạn.

Nếu cấp nhân viên bắt đầu với mức tối đa 8 triệu đồng/tháng, thì cấp quản lý sẽ có khoảng thu nhập 20 triệu đồng. Đây là mức lương trung bình và số thu nhập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân và quy mô nơi làm việc.