Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 47 ngắn gọn

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 47 Tập 2 | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo - Tuyển chọn Soạn văn lớp 6 hay nhất, ngắn gọn sách Chân trời sáng tạo giúp bạn dễ dàng soạn văn 6....

  • Tác giả: vietjack.com

  • Ngày đăng: 26/09/2022

  • Xếp hạng: 4 ⭐ ( 52650 lượt đánh giá )

  • Xếp hạng cao nhất: 5 ⭐

  • Xếp hạng thấp nhất: 2 ⭐

  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.Góc nhìnPhải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sốngTrình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sốngÔn tập trang 58 Tập 2Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 6 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!4.5 (243)799,000đs 399,000 VNĐ 4.5 (243)799,000đ 399,000 VNĐ 4.5 (243)799,000đ 399,000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Chính sách bảo mật Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Xem chi tiết

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt trang 47, thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 47 ngắn gọn

Hy vọng tài liệu dưới đây có thể giúp ích cho các em học sinh lớp 6 trong việc chuẩn bị bài khi phải tiếp cận với một bộ sách mới.

Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 47) 

- Đọc những dòng thơ sau và chú ý các từ được in đậm:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

- Giải thích:

  • Từ “mặt trời” trong dòng “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” được dùng để chỉ em bé đã nói lên tình yêu con tha thiết của người mẹ. Con cũng giống như mặt trời tỏa sáng trong cuộc đời mẹ.
  • Từ “chảy” trong dòng thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” vốn chỉ sự vận động của chất lỏng, được Hoàng Trung Thông dùng với ánh nắng, giúp người đọc cảm nhận được ánh nắng vàng rực tràn trề trên vai hai cha con và lan tỏa khắp không gian.

1. Biện pháp tu từ

Câu 1. Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.

Hình ảnh “mây và sóng” là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra. Nhưng “mây” và “sóng” cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút.

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

  • Biện pháp tu từ: ẩn dụ
  • Tác dụng: gợi ra những thế giới đầy màu sắc, lung linh kì ảo của thiên nhiên mà mọi đứa trẻ đều bị hấp dẫn.

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn,
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào.

  • Điệp ngữ trong câu: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
  • Tác dụng: Câu thơ đã gợi ra hình ảnh con là sóng, còn mẹ là biển. Con “lăn, lăn, lăn mãi” cũng giống như làn sóng vỗ. Từ đó nhấn mạnh sự gắn bó của con và mẹ, thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng.

2. Dấu câu

Câu 4. Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

Dấu câu dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp là dấu hai chấm.

3. Đại từ

Câu 5. “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

“Bọn tớ” dùng để chỉ những người ở “trên mây”, những người ở “trong sóng”.

Câu 6. Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta”, “chúng tôi”, “bọn mình”, “chúng tớ”. Có thể dùng một từ ngữ nào trong số đó để thay thế cho “bọn tớ” trong bản dịch không. Vì sao?

  • Không thể dùng từ ngữ khác để thay thế.
  • Lý do: Việc sử dụng đại từ “bọn tớ” phù hợp với các đối tượng đang giao tiếp là em bé và những người “trên mây” và “trong sóng”; cho thấy sự gần gũi giữa các đối tượng giao tiếp.

III. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Tìm đại từ trong đoạn văn sau:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”

(Chí Phèo, Nam Cao)

Gợi ý:

Các đại từ là: hắn, ai, nó, mình

Câu 2. Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:

Lão bảo nó thế này ( )

( ) Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng ( ) Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu ( ) Liệu hồn cậu đấy ( )

(Lão Hạc, Nam Cao)

Gợi ý:

Lão bảo nó thế này:

- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.

Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 47 ngắn gọn

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 47), thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Câu 1. Trong các từ sau, đâu là từ mượn tiếng Hán, đâu là từ mượn các ngôn ngữ khác?

Nhân loại, thế giới, video, nhận thức, cộng đồng, xích lô, cô đơn, nghịch lí, mê cung, a-xít, ba-zơ.

  • Từ mượn tiếng Hán: nhân loại, thế giới, nhận thức, cộng đồng, cô đơn, mê cung.
  • Từ mượn các ngôn ngữ khác: video, xích lô, a-xít, ba-zơ.

Câu 2. Theo em, vì sao chúng ta mượn những từ như email, video, Internet ?

Trong tiếng Việt không có các từ phù hợp để biểu thị khái niệm này. Mặt khác việc mượn những từ trên cũng giúp tiếng Việt thêm phong phú.

Câu 3. Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Một cán bộ hưu trí ở phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bực bội kế lại: “Do có công việc tại Thành phố Hồ Chí Minh một tuần nên tôi đã gọi điện tới một khách sạn trong đó để đặt phòng. Trong khi tôi đang hỏi về giá cả, dịch vụ thì cô lễ tân nghe điện thoại tuôn ra một tràng: “Anh book (đặt) phòng ạ? Anh chọn single hay double room (phòng đơn hay phòng đôi). “Anh sure (chắc chắn) rồi chứ? Anh có thể fix (cố định) lịch chính xác ngày đến được không? Trong trường hợp máy bay delay (hoãn chuyến) hoặc thay đổi kế hoạch anh phải confirm (xác nhận) lại cho em. Tôi nghe mà không thể liệu cô ta đang nói gì. ”

(Bảo Linh, Sành điệu hay tự đánh mất mình? Báo An ninh thủ đô, số ra ngày 28- 4-2012)

Trong câu chuyện trên, vì sao người cán bộ hưu trí không hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói? Từ đó, em rút ra bài học gì về việc sử dụng từ mượn trong giao tiếp?

Gợi ý:

  • Trong câu chuyện trên, vì sao người cán bộ hưu trí không hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên này đã sử dụng quá nhiều từ mượn. Đồng thời, cán bộ hưu trí là người đã lớn tuổi nên sẽ không thể hiểu được những từ mượn đó.
  • Bài học: Việc sử dụng từ mượn trong giao tiếp cần phù hợp với từng đối tượng, tránh lạm dụng quá nhiều.

Câu 4. Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau:

a. Thấy con mình có tài năng thiên bẩm vệ hội hoạ , người cha đã cho cậu theo học thầy Ve-rốc-chi-ô, một họa sĩ nổi tiếng.

  • tài năng: có năng lực, giỏi giang
  • hội họa: ngành nghệ thuật trong đó con người dùng màu để vẽ, tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật
  • họa sĩ: người chuyên vẽ tranh nghệ thuật, có trình độ và đã được mọi người công nhận.

b. Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có về mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện.

  • phủ định: không đồng ý, phản đối
  • bổ sung: thêm vào cho đầy đủ
  • nhận thức: hiểu được, biết được.

c. Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

  • dân tộc: cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc.
  • nhân dân: những con người đang sống trong một quốc gia.

d. Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng dồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên hoa biết bao!

  • phát triển: biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.
  • nhân sinh: sự sống của con người.

Câu 5. Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau và giải thích nghĩa của những từ đó.

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

bình (bằng phẳng, đều nhau)

bình quân, bình đẳng, bình giá…

2

đối (đáp lại, ứng với)

đối thoại, đối xử…

3

tư (riêng, việc riêng, của riêng)

tư trang, gia tư, tư sản…

4

quan (xem)

quan sát, tham quan...

5

tuyệt (cắt đứt, hết, dứt)

tuyệt chủng, đoạn tuyệt, tuyệt giao...

Câu 6. Đặt ba câu sử dụng một số từ Hán Việt tìm được ở trên.

  • Các loài động vật quý hiếm đang dần tuyệt chủng.
  • Anh ta đã quan sát chiếc xe đỏ rất lâu.
  • Mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Câu 7. Phân biệt nghĩa của những yếu tố Hán Việt đồng âm sau đây:

a. Thiên trong thiên vị, thiên trong thiên văn, thiên trong thiên niên kỷ.

  • thiên trong thiên vị: nghiêng, lệch
  • thiên trong thiên văn: trời
  • thiên trong thiên niên kỉ: nghìn

b. Họa trong tai họa với họa trong hội họa, họa trong xướng họa.

  • họa trong tai họa: không tốt
  • họa trong hội họa: vẽ
  • họa trong xướng họa: đối đáp

c. Đạo trong lãnh đạo, đạo trong đạo tặc, đạo trong địa đạo.

  • đạo trong lãnh đạo: chỉ bảo, dẫn dắt
  • đạo trong đạo tặc: ăn trộm
  • đạo trong địa đạo: đường

* Viết ngắn:

Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích gì? Em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.

Gợi ý:

Walt Disney - ông chủ của công ty Walt Disney nổi tiếng đã từng nói rằng: “Bạn có thể hạnh phúc, hoặc bạn có thể bất hạnh. Điều đó chỉ phụ thuộc vào cách bạn nhìn mọi chuyện”. Câu nói đã gợi cho người đọc suy nghĩ về cách nhìn trong cuộc sống. Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ đem đến cho chúng ta nhiều ích lợi. Đầu tiên khi xem xét vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, con người sẽ có cái nhìn toàn diện nhất, từ đó đưa ra được những đánh giá hay quyết định đúng đắn cho vấn đề. Tiếp đến, cái nhìn đa chiều sẽ giúp con người tránh được lối suy nghĩ chủ quan , phiến diện mà dẫn đến mắc phải sai lầm. Đồng thời, chúng ta sẽ học hỏi thêm được nhiều tri thức, kĩ năng bổ ích cho hành trình đến với thành công. Không chỉ có vậy, lợi ích to lớn hơn cả là rèn luyện khả năng tư duy , sáng tạo của mỗi người. Như vậy, chúng ta cần phải nhìn tích cực rèn luyện cách nhìn nhận vấn đề một cách đa diện.

Xem thêm tại Đoạn văn về lợi ích của việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ