Thực trạng chất lượng công trình xây dựng

Hàng năm, tổng đầu tư của xã hội cho các hoạt động xây dựng ở nước ta từ các nguồn vốn khác nhau chiếm hơn 30% GDP. Nhiều công trình xây dựng được hoàn thành, đạt chất lượng, tuy nhiên cũng còn nhiều công trình vẫn còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng, giảm thiểu sự cố, kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng là một đòi hỏi tất yếu không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể tham gia xây dựng mà của cả xã hội.

Thực trạng chất lượng công trình xây dựng

Giám định chất lượng là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động xây dựng.

Chất lượng là vàng!

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 ngành Xây dựng và Hội nghị tổng kết năm chất lượng công trình giao thông 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi tới toàn thể ngành Xây dựng thông điệp quan trọng về công tác quản lý chất lượng “Thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo an toàn thi công và giảm thiểu các sự cố”.

Trong khuôn khổ Hội nghị Mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng Việt Nam lần thứ IX, cơ quan điều hành Mạng đã quyết định tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò thí nghiệm, kiểm định, giám định và chứng nhận chất lượng trong kiểm soát chất lượng công trình xây dựng”. Nội dung Hội thảo là làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò các hoạt động này.

Việc đánh giá chất lượng các công trình xây dựng mang tính định lượng phải thông qua các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng.

Các kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là những căn cứ quan trọng nhất để quyết định nghiệm thu bộ phận công trình, công trình đưa vào sử dụng; tiến hành phá dỡ hay kéo dài thời gian sử dụng công trình, xác định nguyên nhân sự cố công trình hoặc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong các trường hợp có tranh chấp về chất lượng công trình.

Số lượng và sự phân bố

Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có gần 1.200 phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với đội ngũ cán bộ nhân viên gần 6 nghìn người. Do các quy định về công nhận các tổ chức kiểm định mới được ban hành trong thời gian không lâu nên không thể thống kê chính xác số lượng tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm định xây dựng. Không thể thống kê con số chính xác các tổ chức kiểm định, chứng nhận sự phù hợp nhưng qua kiểm tra, con số này lên tới hàng trăm. Sự phân bố của các tổ chức này là không đồng đều. Hầu hết các đơn vị này tập trung tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và một số tỉnh ở đồng bằng.

Đối với hoạt động thí nghiệm, Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản như Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/07/2008 về Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng và Tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 “Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận”. Các văn bản này đã phần nào giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động thí nghiệm. Tuy nhiên qua theo dõi trong thực tiễn cho thấy các quy định này vẫn chưa đầy đủ, chưa kiểm soát được chặt chẽ các hoạt động của các phòng thí nghiệm sau khi được công nhận, điều kiện năng lực của các phòng thí nghiệm chưa tiệm cận với thông lệ quốc tế, thiếu các thỏa thuận công nhận lẫn nhau.

Đối với hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợp. Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản như: Thông tư số 22/2009/TT-BXD quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng; Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Thông tư số 03/2011/TT-BXD hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 35/2009/TT-BXD hướng dẫn giám định tư pháp xây dựng.

Về năng lực, đa phần các phòng thí nghiệm hiện nay mới chỉ thực hiện được các phép thử thông thường đối với một số loại vật liệu phổ biến như bê tông, xi măng, vữa. Một số ít phòng thí nghiệm do các DN lớn đầu tư đã có thể thực hiện được một số phép thử phức tạp, có thể tiến hành đối với các loại vật liệu, sản phẩm xây dựng khác như kính xây dựng, gốm sứ xây dựng, vật liệu hữu cơ, thiết bị cơ điện hay thí nghiệm và quan trắc kết cấu công trình...

Hiện nay có đội ngũ nhân viên thí nghiệm có bằng chuyên nghiệp khoảng 2 nghìn người, đào tạo ngắn hạn hơn 1.300 người. Hầu hết đội ngũ thí nghiệm viên đã qua đào tạo nên đảm bảo đủ năng lực xem xét, xử lý đánh giá. Tuy nhiên, đội ngũ thí nghiệm viên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Đặc biệt thí nghiệm viên có năng lực và trình độ chuyên sâu. Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cũng chưa quản lý được năng lực kiểm định thực sự của các tổ chức tư vấn hoạt động trong lĩnh vực này. Nhu cầu thực tế đối với hoạt động kiểm định là rất lớn, nhưng số lượng của các tổ chức hoạt động có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa nhiều, chưa có chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp.

Về quy trình kỹ thuật và công tác đào tạo, đối với thí nghiệm: Hiện nay công tác đào tạo thí nghiệm viên được thực hiện thông qua hình thức đào tạo ngắn hạn và được giao cho một số đơn vị có uy tín. Bộ Xây dựng cũng thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn quản lý hoạt động Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Tuy nhiên chất lượng đào tạo của mỗi lớp, chất lượng học viên và sự nghiêm túc trong quản lý đánh giá vẫn còn là vấn đề cần được xem xét và thay đổi.

Tuy nhiên qua phân tích thực trạng hoạt động thí nghiệm, kiểm định, giám định và chứng nhận chất lượng ở nước ta, so sánh với các yêu cầu hiện tại cũng như xét tới yêu cầu phát triển xây dựng trong tương lai cho thấy hoạt động này còn bộc lộ một số bất cập.

Giải pháp

Đối với cơ chế, chính sách, cần rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu và đổi mới cơ chế chính sách điều chỉnh các hoạt động này theo hướng và tăng cường công tác quản lý của nhà nước thông qua kiểm tra và xử lý vi phạm, minh bạch hoá điều kiện năng lực các tổ chức này theo hướng tiệm cận thông lệ quốc tế; tạo cơ chế khuyến khích việc nâng cao chất lượng các hoạt động này như: thay đổi cách tính chi phí, hỗ trợ việc nội địa hoá thiết bị....

Thông qua đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cao năng lực cho đội ngũ thí nghiệm viên, kiểm định viên và chuyên gia đánh giá sự phù hợp. Cần tập trung cho các hình thức đào tạo trong nước và nước ngoài kết hợp với việc mời chuyên gia quốc tế về giảng dạy các khoá đào tạo ngắn hạn trong nước.

Đối với tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, phải rà soát, chuẩn hoá và bổ sung một cách đồng bộ và cập nhật tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực thí nghiệm, kiểm định, giám định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng.

Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ và cơ sở hạ tầng các trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng trực thuộc các Sở Xây dựng đã giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát tốt chất lượng công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. Chính phủ hỗ trợ để việc triển khai Đề án Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1843/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 được thành công.

Thực trạng chất lượng công trình xây dựng

Download full-text PDFRead full-text

Trong những năm qua, chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ngày càng được coi trọng, cơ bản đã đi vào nề nếp. Đa số, các công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước đã cơ bản tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nhiều công trình được chủ đầu tư nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo tốt về chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, công năng sử dụng, phục vụ thiết thực đời sống sinh hoạt của cộng đồng xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chất lượng công trình xây dụng ở một số dự án trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại, hạn chế, phải xử lý kỹ thuật, nguyên nhân xảy ra ở các bước sau: khảo sát, thiêt kế, thẩm định, thi công; nghiệm thu và sử dụng công trình; một số chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; một số chủ đầu tư chưa nhận thức đầy đủ và chưa quan tâm đúng mức đến công tác chất lượng công trình xây dựng; công tác quản lý chất lượng vật tư, vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn tại một số công trình chưa được quản lý chặt chẽ dẫn tới tình trạng sử dụng vật liệu xây dựng chưa đảm bảo chất lượng, không đúng chất lượng sản phẩm...; quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng chưa được tuân thủ nghiêm túc; công tác giám sát của chủ đầu tư, tư vấn giám sát chưa chặt chẽ, thiếu kinh nghiệm, chưa thường xuyên; việc lập các hồ sơ tài liệu về chất lượng, nhất là việc kiểm định, thí nghiệm còn buông lỏng; năng lực của chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng còn hạn chế, chưa quan tâm củng cố, kiện toàn; công tác báo cáo về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng của các chủ đầu tư còn hình thức, chưa kịp thời, chưa đảm bảo theo quy định

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ thị: 

1. Về chấp hành các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng:

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng phải xác định chất lượng công trình xây dựng là uy tín, danh dự và trách nhiệm của mình đối với nhân dân; trên cơ sở đó xác định và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được giao; triển khai đồng bộ các biện pháp, các quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng;

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước bao gồm: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/52015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015); Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP); Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình và các quy định khác có liên quan về quản lý chất lượng, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực xây dựng;

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng nhất là quản lý chất lượng đầu vào như vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị xây dựng lắp đặt vào công trình và các thiết bị khác; tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật trong quá trình thi công xây dựng công trình. Tổ chức thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng và giám sát tác giả một cách nghiêm túc, chặt chẽ, thường xuyên. Tổ chức lập đầy đủ các hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định; thực hiện báo cáo về chất lượng công trình nghiêm túc, đầy đủ, đúng thời gian;

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành xây dựng; làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể đối với những vi phạm trong quản lý chất lượng công trình xây dựng; kiên quyết xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý;

- Củng cố, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, các chủ đầu tư, các ban Quản lý dự án chuyên ngành và khu vực. Các tố chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có kế hoạch nâng cao năng lực hoạt động, nhất là đối với các tổ chức tư vấn và nhà thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cường sự giám sát của các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, cộng đồng dân cư, các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

a) Sở Xây dựng:

- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra cơ quan chuyên môn về xây dựng, các chủ đầu tư, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong hoạt động về xây dựng trên địa bàn tỉnh;

- Lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra định kỳ hằng năm, kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định đối với giai đoạn chuyển bước thi công và nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào sử dụng;

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức, chứng chỉ hành nghề của cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức xử lý những vi phạm hoặc kiến nghị xử lý vi phạm về chất lượng công trình xây dựng một cách kịp thời; thống kê, đăng tải trên trang thông tin điện tử các nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng vi phạm chất lượng công trình; thu hồi hoặc kiến nghị thu hồi có thời hạn chứng chỉ năng lực hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân có những vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm lặp đi lặp lại nhiêu lần;

b) Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, quản lý việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo chuyên ngành trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra định kỳ hằng năm, kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình theo chuyên ngành;

- Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với giai đoạn chuyển bước thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo chuyên ngành.

- Sở Giao thông vận tải chịu tách nhiệm trong việc phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát các loại xe quá khổ, quá tải; kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm chở quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường liên xã, liên huyện, tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn tỉnh để bảo vệ kết cấu, chống hư hỏng các công trình giao thông.

c) UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh:

- Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng do mình quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quản lý;

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu theo phân cấp, ủy quyền;

- Có trách nhiệm bố trí cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn phù hợp để thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

3. Các chủ đầu tư xây dựng công trình:

Tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng; lựa chọn hình thức quản lý dự án theo đúng quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ; không ngừng nâng cao năng lực, trách nhiệm trong tổ chức quản lý thực hiện dự án; lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với quy mô, loại công trình để thực hiện dự án; tăng cường công tác kiểm tra hiện trường để theo dõi, kiểm soát tiến độ, chất lượng, an toàn, vệ sinh lao động; kiên quyết xử lý những nhà thầu vi phạm về tiến độ, chất lượng, an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; giải quyết các tồn tại, vướng mắc và những kiến nghị của nhà thầu nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nhà thầu thực hiện tốt các cam kết về tiến độ, chất lượng công trình xây dựng. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng; trong đó cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Về quản lý chất lượng khảo sát xây dựng:

Nâng cao chất lượng trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát; phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát trước khi tiến hành khảo sát, tổ chức giám sát và nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng theo đúng quy định.

b) Về quản lý chất lượng thiết kế xây dựng:

- Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế phải cụ thể, đảm bảo đúng quy định, phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Tổ chức lập hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, các quy hoạch liên quan, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội tại khu vực xây dựng. Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng; bảo đảm an toàn chịu lực, mỹ quan, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng cháy chữa cháy; giải pháp thiết kế phù hợp với yêu cầu sử dụng và chi phí xây dựng hợp lý; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.

c) Về quản lý thi công xây dựng công trình:

- Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng; tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015;

- Bố trí bộ phận thường trực theo dõi thực hiện tại hiện trường, kịp thời xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định. Thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng tại hiện trường;

- Tổ chức kiểm soát và xác định rõ nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng của vật liệu, đặc biệt là chất lượng của cát xây dựng khi đưa vào sử dụng trong công trình;

- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định. Đối với các công trình quy định tại Khoản 1, Điều 32, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP sau khi khởi công và trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, có trách nhiệm báo cáo, gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng có thẩm quyền, kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; căn cứ vào kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng có thẩm quyền quy định tại Khoản 2, Điều 32, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP để tiến hành các bước tiếp theo;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình chất lượng công trình xây dựng do mình làm chủ đầu tư theo quy định.

d) Về bảo hành công trình xây dựng:

- Trong thời gian bảo hành công trình, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý khai thác, sử dụng công trình kiểm tra, phát hiện các khiếm khuyết, hư hỏng của công trình (do lỗi của nhà thầu) để yêu cầu nhà thầu thi công khắc phục, sửa chữa triệt để;

- Trước khi hết hạn thời gian bảo hành phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ công trình để xem xét cụ thể tình trạng, chất lượng công trình, nếu có khiếm khuyết, hư hỏng phải yêu cầu nhà thầu sửa chữa triệt để, mới xác nhận hoàn thành bảo hành công trình;

- Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.

4. Đối với các đơn vị tư vấn xây dựng công trình:

a) Đối với đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng:

- Khẩn trương chấn chỉnh về tổ chức và hoạt động để đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng; đảm bảo chất lượng sản phẩm và các dịch vụ tư vấn;

- Phải lập bộ phận kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nội bộ để kiểm tra chất lượng các hồ sơ trước khi trình chủ đầu tư. Phải chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hồ sơ do mình thực hiện từ giai đoạn lập dự án đầu tư đến các bước thiết kế tiếp theo;

- Trên cơ sở đề xuất của dự án, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được ban hành, nhiệm vụ khảo sát, thiết kế được duyệt, tổ chức thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chất lượng khảo sát xây dựng; đề xuất giải pháp thiết kế đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, ưu tiên lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ xây dựng tiên tiến;

- Về công tác giám sát tác giả: Đơn vị tư vấn thiết kế phải chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm thiết kế của mình; tăng cường công tác giám sát tác giả, phối hợp kịp thời với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng để giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ thiết kế và những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công; tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi chủ đầu tư yêu cầu.

b) Đối với đơn vị tư vấn giám sát:

- Nâng cao chất lượng của các tổ chức tư vấn giám sát, yêu cầu hoạt động độc lập trong giám sát chất lượng. Nghiêm cấm hành vi thông đồng giữa tư vấn giám sát, chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị nhằm trục lợi ảnh hưởng tới chất lượng công trình; chống lãng phí, tham nhũng trong hoạt động xây dựng;

- Kiểm tra, rà soát lại các bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ mời thầu, các điều khoản hợp đồng. Đề xuất với chủ đầu tư về phương án giải quyết những tồn tại hoặc điều chỉnh trong hồ sơ thiết kế cho phù hợp với thực tế và các quy định hiện hành;

- Đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực, trình độ, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn giám sát, nghiêm túc tuân thủ và thực hiện đây đủ các nội dung đã được quy định trong hợp đồng và quy định tại Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015;

- Bố trí đầy đủ nhân sự, trang thiết bị cho công tác tư vấn giám sát đáp ứng điêu kiện năng lực theo quy định và phù hợp với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Phải tổ chức văn phòng tư vấn giám sát ngay tại hiện trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của từng dự án; thực hiện quản lý chặt chẽ những yếu tố về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dụng đáp ứng yêu cầu thi công, phù hợp với hồ sơ dự thầu; ghi chép cụ thể về số lượng, chất lượng (số lượng nhân công, máy móc thiết bị; chứng nhận của nhà sản xuất, chứng chỉ kiểm định thiết bị, máy thi công); kiểm tra bố trí mặt bằng công trường, tổ chức công trường thi công, tập kết vật tư, vật liệu;

- Thường xuyên kiểm tra các phòng thí nghiệm hiện trường của nhà thầu thi công xây dựng theo quy định trong hồ sơ mời thầu, chứng chỉ năng lực chuyên môn của kỹ sư, thí nghiệm viên;

- Lập biên bản, yêu cầu đưa ra khỏi công trường đối với những vật tư, vật liệu, thiết bị, máy thi công không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; báo cáo chủ đầu tư, các cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng nếu nhà thầu thi công xây dựng cố tình vi phạm;

- Giám sát chặt chẽ việc lấy mẫu thí nghiệm, lưu giữ các mẫu đối chứng của nhà thầu; giám sát quá trình thí nghiệm, giám định kết quả thí nghiệm và xác nhận vào phiếu thí nghiệm;

- Kiểm tra, đề xuất chủ đầu tư chấp thuận bố trí tổng mặt bằng công trường, biện pháp thi công của nhà thầu; tổ chức giám sát thường xuyên và có hệ thống quá trình thi công xây dụng của nhà thầu trên cơ sở các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

- Thực hiện kiểm tra, nghiệm thu kết quả thi công của từng phần việc, từng hạng mục công trình và công trình theo quy định. Kiên quyết từ chối nghiệm thu những công việc, hạng mục được thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không tuân thủ trình tự, quy trình kỹ thuật thi công xây dựng công trình.

5. Đối với nhà thầu thi công xây dụng công trình:

- Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình; hệ thống quản lý chất lượng công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất công trình, nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình;

- Tuân thủ hợp đồng thi công xây lắp, hồ sơ dự thầu, hồ sơ thiết kế xây dựng và các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; chủ động rà soát, tiền kiểm để phát hiện xử lý, tránh phải xử lý sau khi đã hoàn thành công trình. Trình chủ đầu tư chấp thuận về các nội dung: Hệ thống quản lý chất lượng; kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật; biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình; biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình; kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

- Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng, hồ sơ trúng thầu và quy định của pháp luật có liên quan;

- Thực hiện công tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị trước và trong khi thi công xây dựng; thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình đảm bảo tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế;

- Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng; hồ sơ quản lý chất lượng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thi công thực tế tại công trường. Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có); thực hiện kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

6. Đối với các chủ sử dụng công trình:

- Chịu trách nhiệm về chất lượng sử dụng của công trình trước cấp có thẩm quyền nếu không thực hiện bảo trì, không thực hiện đầy đủ những chỉ dẫn trong quy trình bảo trì, làm công trình xuống cấp, hư hỏng trước thời hạn.

- Khi được giao nhiệm vụ chủ sử dụng công trình, phải yêu cầu và thực hiện tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hoàn công xây dựng công trình;

- Trên cơ sở quy trình bảo trì đã được phê duyệt (kèm theo hồ sơ hoàn công), tổ chức nghiên cứu hoặc thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ bảo trì công trình theo quy định (kiểm tra hiện trạng công trình, đối chiếu với các chỉ dẫn trong quy trình bảo trì, tổ chức lập dự toán bảo trì, đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí vốn và tổ chức thực hiện bảo trì).

7. Tổ chức thục hiện:

UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các nội dung Chỉ thị này.

Giao Sở Xây dựng và các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo các quy định hiện hành và nội dung của Chỉ thị này./.

Cổng TTĐT tỉnh BR-VT
(Nguồn: Chỉ thị 23/CT-UBND)