Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2022 2022

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

19/09/2020 10:43

Trong buổi làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sáng ngày 18/9, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã nghe báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2022 2022

Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Báo cáo tại buổi làm việc,Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, nhận được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ của các Bộ, ngành, địa phương, sự quan tâm của toàn xã hội; sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực, có nhiều tiến bộ so với 5 năm 2011-2015; đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá mà Bộ đã đề ra trong Chương trình công tác hằng năm.

Nhiều đột phá trong triển khai thực hiện nhiệm vụ

Hệ thống chính sách pháp luật về lao động, người có công và xã hội không ngừng được hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế... Trong đó, Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với nhiều điểm mới và thay đổi nhằm bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành hầu hết đều đạt kế hoạch ở mức cao nhất (trừ một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch 5 năm do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19).

Trong đó đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục nghề nghiệp với nhiều giải pháp đột phá, tăng cường hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; gắn kết công tác đào tạo nghề với thị trường lao động, giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phát triển nhanh; đời sống người có công, đối tượng chính sách xã hội được cải thiện và từng bước được nâng lên; giảm nghèo đi vào thực chất hơn với các hoạt động thiết thực, đảm bảo “không để ai bị bỏ lại phía sau”; thành tích giảm nghèo của Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; công tác người cao tuổi; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được quan tâm chỉ đạo... góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội.

Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng chỉ rõ giai đoạn 2016-2019, thị trường lao động Việt Nam có sự chuyển biến tích cực; lực lượng lao động cả nước tăng từ 53,9 triệu người lên 56,12 triệu người (2,22 triệu người); tỷ lệ tham gia lực lượng lao động luôn duy trì trên 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có sự tăng trưởng khá cao. Số lao động có việc làm vẫn có xu hướng tăng lên hàng năm; xu hướng việc làm có nhiều chuyển biến rõ rệt, lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng lên (từ 39,3% năm 2015 lên 48,35% năm 2019); cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực theo cơ cấu kinh tế (tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 44% năm 2015 xuống còn 33,79% năm 2019); tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi khu vực thành thị luôn duy trì dưới 4%. Kết quả, ước 5 năm cả nước giải quyết việc làm khoảng 7,854 nghìn người, đạt mục tiêu đề ra.

Bộ cũng thực hiện các giải pháp đột phá, phát triển giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kết quả, ước giai đoạn 2016 - 2020, cả nước tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp các cấp trình độ khoảng 11.077 nghìn người, đạt 103%. Ước tốt nghiệp theo các trình độ đào tạo là 10.212 nghìn người.

Các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tiền lương, quan hệ lao động, an toàn, vệ sinh lao động cũng được Triển khai đồng bộ.

Chế độ ưu đãi người có công đã được xây dựng và thực hiện tương đối toàn diện, ngoài trợ cấp còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; chế độ ưu đãi đối với con của người có công đang theo học ở nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Ước đến cuối năm 2020 có 99,7% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; 99,5% xã/phường/thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công; phấn đấu đến hết năm 2020 cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và không còn hộ người có công thuộc diện hộ nghèo.

Công tác giảm nghèo được đẩy mạnh, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng, đời sống được nâng lên. Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 3%; giảm bình quân trên 1,4%/năm (đạt chỉ tiêu Quốc hội giao); riêng các huyện nghèo giảm còn dưới 24%, giảm bình quân trên 5,6%/năm (vượt chỉ tiêu Quốc hội giao); bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3 - 4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm. Thu nhập bình quân hộ nghèo đến cuối năm 2018 tăng khoảng 1,4 lần so với cuối năm 2015, dự kiến đến cuối năm 2020 thu nhập hộ nghèo tăng 1,6 lần, vượt chỉ tiêu đề ra là 1,5 lần.

Quan tâm chăm lo, trợ giúp các đối tượng yếu thế, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chính sách trợ giúp xã hội đã tạo thành lưới an toàn xã hội rộng khắp, đan xen, có khả năng bao phủ nhiều đối tượng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Các chương trình, chính sách trợ giúp xã hội được triển khai hiệu quả, bảo đảm các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp kịp thời, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn. Đến nay, 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 90% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc trợ giúp xã hội phù hợp; tỷ lệ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng đạt 85%.

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2022 2022

Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng báo cáo tại buổi làm việc

Cùng với đó, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được tăng cường, xây dựng môi trường sống an toàn để thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em. Bình đẳng giới ngày càng đi vào thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ nữ được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Công tác cai nghiện ma túy, phòng, chống mại dâm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

Xác định mục tiêu phát triển thị trường lao động, hệ thống an sinh xã hội toàn diện thời kỳ “hậu Covid”

Tuy nhiên, các chính sách phát triển thị trường lao động thiếu đồng bộ, chưa thống nhất giữa các chính sách tăng trưởng kinh tế và việc làm, thị trường lao động; chưa kịp thời có những giải pháp ứng phó với những thay đổi trên thị trường lao động (khủng hoảng kinh tế, tình trạng thiếu hụt lao động phổ thông cho các khu công nghiệp, giải quyết tranh chấp lao động và đình công, quản lý lao động nước ngoài, dịch bệnh,…); hệ thống thông tin về lao động và việc làm của Việt Nam còn kém phát triển; kết nối cung – cầu lao động, điều tiết thị trường lao động còn hạn chế. Bộ phận lao động không có giao kết hợp đồng chính thức trong thị trường lao động Việt Nam lớn.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 6 tháng đầu năm sụt giảm so với cuối năm 2019 do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19; nhiều nơi tỷ lệ giải quyết BHXH một lần cao, ảnh hưởng tới khả năng nhận lương hưu của người lao động khi về già, tạo gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn chồng chéo, phân tán, trùng lắp ngành, nghề đào tạo; chưa có cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau sắp xếp ở các địa phương.

Đời sống đối tượng bảo trợ xã hội còn khó khăn; mức trợ cấp xã hội thấp. Giảm nghèo chưa thực sự bền vững; chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Công tác chỉ đạo về bảo vệ trẻ em, đặc biệt phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tại một số địa phương, trường học chưa được quan tâm đúng mức; cung cấp, kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em vẫn còn lúng túng, chưa kịp thời. Còn nhiều trẻ em bị tai nạn, thương tích, nhất là đuối nước thương tâm. Số lượng vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em nghiêm trọng giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao, tính chất vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Tệ nạn nghiện hút ma túy còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận. Công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai tại gia đình, cộng đồng hiệu quả chưa cao. Tình hình tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp và hoạt động tinh vi, số người bị mua bán tiếp tục gia tăng.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng, những tồn tại, hạn chế nêu trên có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, có thể kể đến như: Năng lực của bộ máy quản lý nhà nước ở nhiều địa phương còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong tham mưu, đề xuất thực hiện các nhiệm vụ của ngành trên địa bàn; chất lượng công tác dự báo, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch của ngành còn hạn chế; nguồn lực nhà nước dành cho lĩnh vực an sinh xã hội tăng dần qua các năm song vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu; nhiều địa phương thực hiện phân bổ, sử dụng kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, các đề án chưa đảm bảo hiệu quả, đúng mục tiêu; chế độ thông tin, báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành ở địa phương, đơn vị chưa tốt, ảnh hưởng đến việc nắm thông tin để kịp thời tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách cũng như những giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh.

Trên cơ sở phân tích tình hình trên, Bộ đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn tới. Theo đó, mục tiêu tổng quát giai đoạn 2021 - 2025: Phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, hiệu quả với chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng phát triển nhanh, bền vững và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân, đáp ứng nhu cầu về cơ bản và cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân; góp phần đảm bảo công bằng xã hội và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Mục tiêu tổng quát năm 2021 được xác định là bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt và thích ứng nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ “hậu Covid”; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới mục tiêu bao phủ toàn dân; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống người có công, người nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững./.

Bảo Yến