Thuế thu nhập bất thường 2023

Thuế thu nhập bất thường 2023
Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện nay cần phải tính toán lại, bởi biểu thuế lũy tiến quá dày, mức giảm trừ gia cảnh dù tăng nhưng vẫn chậm so với diễn biến của giá cả trên thực tế

Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu. Đây là khoản từ thuế thu nhập cá nhân với người làm công ăn lương, người kinh doanh, cá nhân đầu tư chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản...

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (nếu có)… Số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.

Bộ Tài chính cho biết đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế.

Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

[Ngành thuế cam kết xem lại việc khấu trừ thuế TNCN từ tiền thưởng Tết]

Ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

Theo Nghị quyết, điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng; cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn các mức 17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân.

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế. Số thuế phải nộp đã giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, mức giảm trừ này vẫn bị xem là lạc hậu trong bối cảnh kinh tế liên tục tăng trưởng. Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao mà vẫn chưa thể điều chỉnh được vì vướng quy định chỉ sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân khi chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20%.

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, nên thay đổi mức 20% vì mức lạm phát này cao, nếu để lâu mới điều chỉnh thì người lao động bị thiệt. Đây chính là điểm bất cập cơ bản trong sắc thuế thu nhập cá nhân, thời gian điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh lâu và dài quá.

Đợt gần nhất mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng cũng phải mất đến 7 năm. Quy định này nếu không sửa sẽ thiệt thòi cho người nộp thuế vì tỷ lệ lạm phát những năm gần đây chỉ khoảng từ 2-4%/năm nên thời gian điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sẽ từ 5-7 năm mới được thực hiện.

Chuyên gia kinh tế tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh cho rằng nên nới mức không phải đóng thuế cao hơn hiện nay, vì đời sống của người dân cao hơn thì phải đảm bảo đủ chi tiêu. Mức giảm trừ gia cảnh cũng phải nâng từ 11 triệu đồng lên mức từ 15-20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, biểu thuế lũy tiến từng phần quá dày với 7 bậc thuế, từ 5 - 35%, gần gấp đôi thuế suất thu nhập doanh nghiệp. Đây cũng là một điểm hạn chế của thuế thu nhập cá nhân hiện nay, do đó các chuyên gia cho rằng, cần giảm còn từ 3-5 bậc thuế; hạ thuế suất của các bậc nhằm giảm bớt áp lực cho người nộp thuế

Ông Nguyễn Văn Được cũng đặt ra câu hỏi, tại sao không giảm mức thuế xuất dẫn đến tình trạng người lao động né nộp thuế thu nhập cá nhân và có hiện tượng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, điều này khiến cho ngân sách nhà nước hụt thu.

Bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết để sửa được thì phải sửa luật và việc này đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình sửa đổi các luật thuế bắt đầu thực hiện ngay từ năm nay./

Tại phiên họp này, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Trung ương kế hoạch năm 2022 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Nội dung thứ hai là xem xét về phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa phân bổ.

Trước đó, ngày 11/1, tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng để chủ động trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Các gói chính sách tài khóa, tiền tệ, các chính sách khác sẽ triển khai trong 2 năm 2022-2023.

Chỉ sau 19 ngày Quốc hội thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15, ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội.

Nghị quyết đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Nhóm thứ nhất, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh.

Nhóm thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm. Cụ thể, hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.

Thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Nhóm thứ ba, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.  Trong năm 2022, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%) đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.

Cùng với đó, hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong một số ngành, lĩnh vực.

Nhóm thứ tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022 - 2025; ưu tiên hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với một số dự án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội.

Nhóm thứ năm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Trong gói phục hồi, 46.000 tỷ đồng được dành cho mua vaccine phòng Covid-19 và trang thiết bị y tế; 64.000 tỷ đồng miễn giảm, thuế; 38.400 tỷ cho tín dụng ưu đãi thông qua ngân hàng chính sách xã hội; 6.000 tỷ tiền giảm chi phí cơ hội, giãn tiến độ nộp thuế; 6.600 tỷ là tiền hỗ trợ cho người lao động thuê nhà. Ngoài ra, gói cũng dành 176.000 tỷ chi đầu tư công, trong đó có 134.000 tỷ dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, tính đến tháng này, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đạt trên 48.000 tỷ đồng.

Trong đó, các chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đạt 8.888 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất là 7.400 tỷ đồng; miễn giảm thuế VAT, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng khoảng 32.400 tỷ đồng.

Đồng thời, thực hiện cho vay tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP là 57.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai các nội dung trong gói phục hồi được đánh giá là chậm. Tại phiên họp toàn thể ngày 1/6 về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước, nằm trong chương trình kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đánh giá, sau 6 tháng Chính phủ ban hành nghị quyết triển khai chương trình phục hồi, nhiều nội dung của chương trình vẫn dừng lại ở việc “sẽ ban hành văn bản”.

Các đại biểu kiến nghị rà soát lại các dự án trong danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Việc này nhằm bảo đảm đưa vào danh mục các dự án đáp ứng các nguyên tắc tiêu chí theo đúng Nghị quyết số 43 đề ra, có điều chỉnh, thay thế bổ sung vào danh mục các dự án có đủ điều kiện có khả năng giải ngân nhanh và hấp thu ngay vào nền kinh tế.

Phiên họp ngày 29/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được kỳ vọng sẽ xem xét và tháo gỡ những vưỡng mắc liên quan tới chương trình phục hồi này.