Thường thì lấp bằng bao nhiêu đào

Chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ kỹ thuật và biện pháp thi công, theo quan điểm của tôi hai công tác trên về bản chất là như sau:

Mã AB.25000 – Đào móng công trình bằng máy đào:

Đây là đào để thi công các kết cấu móng ở một không gian hẹp (chỉ cần đào đủ điều kiện cho nhân công và thiết bị đứng thi công), độ sâu lớn (gây khó khăn cho công tác đào và hoàn thiện hố móng theo đúng yêu cầu kỹ thuật). Trong công tác đào móng, theo thuyết minh thành phần công việc thì khi thi công cần phải thực hiện như sau:

  • Thực hiện đào bằng máy đào;
  • Đổ lên bề mặt theo quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển (nếu mặt bằng cho phép xe vào gần);
  • Hoàn thiện hố móng: Hoàn thiện thành, mái taluy; hoàn thiện và vệ sinh bề mặt đáy móng sau khi đào đảm bảo đủ yêu cầu kỹ thuật để thi công các bộ phận kết cấu của công trình.

Do đó thường thi công từ cao trình mặt đất tự nhiên (mặt bằng thi công), xem hình dưới đây, mặt bằng đào khá rộng, nhưng thi công ở độ sâu phức tạp, đòi hỏi tổ chức thi công khó khăn hơn.

Thường thì lấp bằng bao nhiêu đào
Hình ảnh đào móng công trình nhà cao tầng

Mã AB.21000 – Đào san đất tạo mặt bằng bằng máy đào:

Đây là công tác được thực hiện khi san lấp tạo mặt bằng bằng tổ hợp máy đào và máy ủi. Thuyết minh thành phần công việc và biện  pháp thi công thực tế đã rõ ràng:

  • Đào san tạo mặt bằng bằng máy đào (đào cos cao để san vào cos thấp hơn cos thiết kế);
  • Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để có được mặt bằng công trình;

Do đó thường thi công ở địa hình rất rộng, chênh cao không lớn và có thể đào dưới cao trình tự nhiên hoặc trên cao trình tự nhiên (nếu địa hình đó lồi lõm cao trình thiết kế).
Xem hình dưới đây:

Thường thì lấp bằng bao nhiêu đào
Hình ảnh san lấp mặt bằng bằng máy đào kết hợp máy ủi

Như vậy:

Từ phân tích về kỹ thuật, định mức và biện pháp thi công thực tế ta hoàn toàn có thể thấy rằng công tác đào móng của công trình đòi hỏi mức độ phức tạp cao hơn là san lấp mặt bằng. Do đó, cần đưa về đúng bản chất của hai công tác trên bởi thực tế rất nhiều đơn vị thẩm tra “ép” tư vấn thiết kế chuyển đào móng sang đào san lấp mặt bằng chỉ vì “hố móng có kích thước lớn”, đó là một quan điểm hoàn toàn thiếu thuyết phục và áp đặt.

Vậy, nếu bạn áp dụng định mức 1776 để tính công tác đắp nền đường K98 thì áp dụng mã sau tùy theo thiết bị thi công:

AB.64000 ĐẮP NỀN ĐƯỜNG

-      Chuẩn bị, san đất có sẵn thành từng luống trong phạm vi 30m, đầm đất theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Hoàn thiện nền đường gọt vỗ mái taluy, nền đường theo yêu cầu kỹ thuật.

Đắp nền đường bằng máy đầm 9T

Đắp nền đường bằng máy đầm 16T

Đắp nền đường bằng máy đầm 25T

Áp dụng các mã trên ta mới có được hao phí về:

Vậy còn vật liệu "mua đất" để đắp thì câu hỏi là: cần mua bao nhiêu m3 đất để đắp được 100m3 nền đường?

Để trả lời câu hỏi này, đọc thuyết minh tại chương 2 sẽ thấy:

BẢNG HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI BÌNH QUÂN TỪ ĐẤT ĐÀO SANG ĐẤT ĐẮP


Hệ số đầm nén, dung trọng đấtHệ số                  K = 0,85; g ≤ 1,45T/m3 ¸ 1,60T/m31,07K = 0,90; g ≤ 1,75T/m31,10K = 0,95; g ≤ 1,80T/m31,13K = 0,98; g > 1,80T/m31,16

- Riêng khối lượng đá hỗn hợp cần đào và vận chuyển để đắp được tính bằng khối lượng đá hỗn hợp đo tại nơi đắp nhân với hệ số chuyển đổi 1,13.

- Căn cứ vào tính chất cơ lý của loại đất và đá hỗn hợp để đắp và yêu cầu kỹ thuật cụ thể của công trình, tổ chức tư vấn thiết kế chuẩn xác lại hệ số chuyển đổi nói trên cho phù hợp.

- Muốn đắp 100m3 đất nền đường ta cần: 100m3 x 1,16 = 116 m3 đất mua ở bãi (đất nguyên thổ tại nơi đào) vận chuyển đến tận chân công trình.

Sau khi đầm nén đạt K98 thì 116m3 đất mua về (đất nguyên thổ tại nơi đào) sẽ thành 100m3 đất nền đường hoàn thiện K98.


Thường thì lấp bằng bao nhiêu đào
Tóm lại:

- Áp mã định mức  AB.64000 với K98 trong định mức 1776 thì tính khối lượng dự toán theo m3 nền đường đã hoàn thiện. Nhưng nhớ trong định mức hao phí bổ sung thêm hao phí mua đất về tận chân công trình với mức hao phí là: 116m3 đất mua về để đắp thành 100m3 đất nền đường mong muốn - (đất mua là đất đất nguyên thổ tại nơi đào) .

- Nếu thấy hệ số 1,16 chưa phù hợp thực tế thì tư vấn chuẩn xác lại hệ số chuyển đổi nói trên cho phù hợp.

- Nếu không quan tâm đến KL đất mua nguyên thổ tại nơi đào mà chỉ cần biết "KL đất rời sau khi đào sẽ là bao nhiêu để đắp đủ 100m3 đất nên đường K98"? thì:

+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy trình thi công và nghiệm thu quy định về hệ số chuyển thể tích từ đất nguyên thổ sang đất rời - Hệ số tơi xốp của đất tại Phụ lục 3, tuỳ từng loại đất có giá trị trong khoảng 1,14 - 1,32.

==> KL đất rời (tơi xốp) sau khi đào lên cần mua để đắp 100m3 K89 nền dường sẽ là: 100m3 x 1,16 x (1,14 đến 1,32) tùy theo loại đất.

1. Trường hợp 1: Để đắp 100m3 nền đường đạt K98 cần 100m3 x 1.16 = 116m3 đất đào nguyên thổ.

2. Trường hợp 2: Để đắp 100m3 nền đường đạt K98 cần 100m3 x 1.16 x (1,14 đến 1,32) đất sau khi đào lên tại nơi đào (đã tơi xốp).

* Tùy theo từng trường hợp thực tế mà bạn dùng trường hợp 1 hoặc 2:

- Nếu nơi bán đất họ bán theo m3 đất tơi xốp sau khi đào lên tính theo KL trên thùng xe vận chuyển thì tính định mức theo trường hợp 2: ít gặp hơn và thường bán đến tận chân công trình (nơi bán lo luôn vận chuyển) có xe có tiền như bán cát vậy đó.