Tiếng Việt có dấu tiếng Anh là gì

Các anh chị em,

Tiếng Việt có dấu tiếng Anh là gì

Mình viết thư này nhằm nêu lênmột đề xuất nhỏ: tất cả mọi người kể cả chúng ta viết các tên địa danh Việt Nam theo cách các nơi này được viết bằng tiếng Việt. Không phải là Danang hay Dalat, hay Cantho, hay Banmethuot nữa mà các tên địa danh này nên được viết một cách chính xác: Da Nang, Da Lat, Can Tho và Ban Me Thuot .

Đồng nghiệp của mình Ted Engelmann nêu lên vấn đề này năm ngoái,và mình hoàn toàn ủng hộ anh ấy. Mình cũng đề nghị các bạn ủng hộ, đặt biệt là chuyển lời đến các những người bạn quen biết trong mọi lĩnh vực, từ phương tiện truyền thông đến giáo dục, từ chính trị đến tôn giáo, từ giải trí đến công việc, hay đơn giản là đến những người xui gia khó chịu của bạn

Mình thấy sự thay đổi này là một cách nhỏ (và mang tính biểu tượng) để lấy lại những giá trị di sản của chúng ta.

Hà Nội, đoàn kết và hòa bình

Vũ Đức Vượng
Resident Director, Viet Nam
SCHOOL YEAR ABROAD
www.sya.org

Dưới đây là một giải thích vắn tắt của Ted để các bạn tiện theo dõi (các nhấn mạnh là do mình làm) .

OAH Newsletter 37 (May 2009).
Copyright (c), Organization of American Historians.

Cách viết và chính tả: Một nhận thức mới về Việt Nam

Trong Bản Tin OAH tháng 2/ 2009, tôi lưu ý rằng bài E Rằng Chúng Ta Quên của tôi đã được biên tập phù hợp với chuẩn mực chính tả hiện nay phần lớn, viết chữ Viet Nam thành Vietnam. Về khía cạnh cách viết, xin hãy suy nghĩ về bài Cha Ông Chúng Ta Là Ai của tôi, trang 163, Tập San Lịch Sử Mỹ tháng 6/2007, trong đó tôi đã lý giải các lý do cho chính tả từ ghép của Việt Nam.

Tôi đề nghị quay lại với chính tả nguyên gốc của Việt Nam nhằm giúp người đọc, chủ yếu là người Mỹ, nhận ra rằng Việt Nam là một quốc gia chứ không phải là một cuộc chiến. Ảnh hưởng của cuộc chiến ở Việt Nam để lại dấu ấn rất mạnh trong tâm và trí của nhiều người Mỹ, đặc biệt là thế hệ của tôi. Tôi có thể cung cấp nước kiến thức, nhưng chúng ta biết rằng chúng ta không thể bắt ai uống được cả. Là các nhà nghiên cứu và học giả, các bạn biết tầm quan trọng của từ ngữ. Các bạn biết trọng lượng rất lớn của cách viết trong việc nhận thức.

Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng đối với nhiều người Mỹ, nhìn chung cái chính tả cô đọng này gắn với, ít nhất là trong tiềm thức, những tình cảm nặng nề về cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử của chúng ta (1964-1975) nhằm chống lại một quốc gia xa xôi và nhỏ bé. Viết chính tả các tên gọi như người Việt Nam làm (nhưng không có các dấu âm) sẽ phát triển một tiến trình không chỉ trong suy nghĩ mà cả trong cảm xúc về những con người khác, một điều mà chiến tranh lấy mất.

Ngay từ khởi thủy của mình khoảng 2.000 năm trước, Việt Nam (hay Nam Việt) đến nay đã luôn được viết từ hai từ trong nền văn hóa đơn âm này. Cái tên này bắt nguồn từ các từ: Việt, nghĩa là người và Nam, nghĩa là phương nam. Điều này nhằm phân biệt người Việt (người phương nam) với người phương bắc, người Trung Quốc.

Sau này, Philip Jones Griffiths, một tác giả và phóng viên ảnh nổi tiếng, giải thích rằng tên Việt Nam đã được tờ The New York Times đổi thành Vietnam vào những năm 1940 và 1950 do sự gọt giũa các câu chuyện gửi qua telex của các phóng viên. Tương tự như điện báo, hệ thống telex tính phí trên mỗi từ và viết một câu chuyện về Điện Biên Phủ, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng và Việt Nam khá đắt đỏ. Vào thời điểm đó, việc cô đọng các từ thành một từ tạo nên hiệu quả kinh tế nhất định.

Nhiều sách về văn phong Mỹ vào các năm 1970 đặt ra các quy luật về cách viết thường ít để ý hay hiểu biết về văn hóa Châu Á. Các quyển từ điển thì chỉ ghi nhận lại một cách đơn giản cách sử dụng đương thời của một từ. Ngày nay, truyền thông điện tử ít bị ràng buộc bởi những giới hạn về khía cạnh thương mại: một hay hai khoảng trắng chẳng gây tốn kém gì thêm. Việc thay đổi các quy luật về cách viết cho trường hợp đặt biệt này là hợp lý. Các bạn có thể hỏi là tại sao người Việt Nam không chỉnh sửa vấn đề này. Có thể là họ cảm thấy không lịch sự khi sửa lưng người khác. Có thể là họ không muốn thay đổi một hiện trạng. Nếu các bạn thấy từ Vietnam viết trên các sản phẩm thương mại, tôi chắc chắn với các bạn rằng sản phẩm này chỉ để xuất khẩu. Nó có ý nghĩa kinh tế khi đáp ứng sự mong đợi của khách hàng.

Tôi thấy rằng, sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tâm hồn dân tộc Mỹ gánh chịu một loại hiện tượng Lẩn Tránh Căng Thẳng Sau Chấn Thương. Theo tôi, một phần di chứng của cuộc chiến đó đến nay còn đang giữ nước Mỹ ở một thời kỳ mà sự phát triển trí tuệ, tình cảm và tinh thần dân tộc của chúng ta bị điều gì đó kìm hãm. Trong tương lai, khi viết các bài viết của mình và giúp đỡ sinh viên viết bài, tôi tin rằng cách viết này sẽ mở rộng tầm nhìn, khuyến khích thêm sự tôn trọng, và kích thích sự quan tâm đến Việt Nam và các nền văn hóa khác. Đơn giản bằng cách viết Viet Nam tôi tin rằng tâm hồn dân tộc của chúng ta có thể bắt đầu được hàn gắn.

Tháng 10/2010, thủ đô Việt Nam, Hà Nội, sẽ kỷ niệm 1,000 năm là một thành phố. Do đó, đây ắt là lúc phù hợp để nước Mỹ nhìn nhận sự kiện lịch sử này với các từ ngữ của sự tôn trọng, thay vì các từ ngữ mang những cảm xúc của quá khứ.

Ted Engelmann
Giảng viên cao cấp OAH 2008
Hà Nội, Việt Nam

Bản tin OAH, tuân theo The Chicago Manual of Style về hướng dẫn biên tập và Tự điển Webter, phiên bản quốc tế số 3, về chính tả từ.

(Ngô Quỳnh Linh chuyển ngữ)

Brothers and sisters,

Im writing to make a simple proposal: get everyone ourselves included to write Vietnamese location names the way theyre written inVietnamese. No more Danang, or Dalat, or Cantho, or Banmethuot. instead, they should be written correctly: Da Nang, Da Lat, Can Tho and Ban Me Thuot.

My colleague Ted Engelmann raised the issue last year, and I wholeheartedly support him. I also ask you to do likewise, and especially spread the word to your own circles in every field, from media to education, politics to religion, entertainment to business, or simply to your obstinate in-laws.

I see this change as a small (and symbolic) way to take back our own heritage.

From Ha Noi, in solidarity and hoa binh,

Vu Duc Vuong
Resident Director, Viet Nam
SCHOOL YEAR ABROAD
www.sya.org

Heres Tedsshort explanation, for your convenience. (emphasis is mine)

OAH Newsletter 37 (May 2009).
Copyright (c), Organization of American Historians.

Semantics and Spelling: A New Perception of Viet Nam

In the February 2009 OAH Newsletter, I noticed that my article, Lest We Forget, was edited to comply with current standards of spellingmainly, spelling Viet Nam as Vietnam. To give a sense of this semantic issue, consider my article, Who Are Our Fathers, on page 163 in the June 2007 Journal of American History, in which I explained the reasoning for the two-word spelling of Viet Nam.

I suggest a return to the original spelling of Viet Nam to help readers, mainly Americans, realize that Viet Nam is a country, not a war. The effects of the war in Viet Nam remain very strong in the hearts and minds of many Americans, especially of my generation. I can offer the water of knowledge, but we know we cannot make anyone drink. As academics and scholars, you know the importance of words. You know the great weight of semantics on perception.

It is my experience that for many Americans the condensed spelling is generally associated with, at least subconsciously, the charged emotions of the longest war in our history (1964-1975) against a small, far-away country. Spelling names as the Vietnamese do (without diacritical tonal marks) would develop a process not only of thinking, but feeling for other humans; something a war strips away.

Since its inception about 2,000 years ago, Viet Nam (or Nam Viet) has always been spelled as two words in this mono-syllabic culture. The name derives from the words: Viet, meaning people, and Nam, meaning south. This was to differentiate the Viets (the people of the south), from the people of the north, the Chinese.

The late Philip Jones Griffiths, noted photojournalist and author, explained that the name Viet Nam was changed by The New York Times to Vietnam in the 1940s and 1950s as a result of reporters filing stories by telex. Similar to a telegraph, the telex system charged money for each word, making a story about Dien Bien Phu, Ha Noi, Sai Gon, Da Nang, and Viet Nam fairly expensive. At that time it made economic sense to condense the words into one.

Many American style manuals created in the 1970s set the rules of the written road often with little appreciation or understanding of Asian culture. Dictionaries simply report the current usage of a word. Today, electronic communication is far less bound by commercial restraints: a space or two costs nothing. It makes sense to change the rules of the written road for this special case.

You might ask why the Vietnamese do not correct this issue. Perhaps they feel it is impolite to correct the mistakes of others. Perhaps they are unwilling to change the status quo. When you see Vietnam written on commercial products, I assure you, it is for export only. It makes economic sense to meet the expectations of your customers.

It is my opinion that, as a result of the war in Viet Nam, the national psyche of America suffers a type of Post Traumatic Stress Denial. From my perspective, part of the legacy of that war has kept America in a time-warp that has somewhat stunted our intellectual, emotional, and spiritual growth as a nation. In the future, when writing your own papers and helping your students with theirs, I believe offering this option of spelling will broaden perspective, encourage further respect, and stimulate interest in Viet Nam and other cultures. Simply by spelling Viet Nam, I believe our national psyche might begin to heal.

In October 2010, the capital of Viet Nam, Ha Noi, will celebrate 1,000 years as a city. Accordingly, it would be appropriate for America to recognize this historical event with words of respect, instead of past emotions.

Ted Engelmann
2008 OAH Distinguished Lecturer
Ha Noi, Viet Nam

The OAH Newsletter follows The Chicago Manual of Style for editorial guidance and Websters Third New International Dictionary for the spelling of words. eds.

Share this: