Tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện và độ tuổi của người ứng cử là phụ nữ được quy định như sau:

Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Quốc hội chuyên trách

Ngoài những tiêu chuẩn chung, người ứng cử còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện như trình độ đào tạo đại học trở lên; ứng cử làm đại biểu chuyên trách của các cơ quan Quốc hội thì phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ từ vụ trưởng và tương đương, chức vụ giám đốc sở và tương đương trở lên…

Riêng về độ tuổi, cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử phải đủ tuổi tham gia 2 khóa Quốc hội trở lên hoặc ít nhất trọn một khóa. Trong đó, nam sinh từ tháng 2/1966, nữ sinh từ tháng 1/1971 trở lại đây.

Với ĐBQH chuyên trách tái cử (trừ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính đến tháng 5/2021. Trong đó nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trợ lại.

ĐBQH là cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Kết luận của Bộ Chính trị (Công văn số 12278-CV/VPTW về cán bộ nữ nghỉ hưu ở tuổi 60); và Nghị định của Chính phủ (Nghị định 53/2015/NĐ-CP về bổ sung đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với cán bộ nữ) được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đâu sinh từ tháng 1/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại.

Tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Cử tri vùng đồng bào dân tộc thiểu số đi bỏ phiếu bầu đại biểu QH và HĐND các cấp

Về tiêu chuẩn và điều kiện của đại biểu HĐND chuyên trách

Ngoài các tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Có trình độ đào tạo đại học trở lên (với cấp tỉnh và cấp huyện).

- Về độ tuổi, cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu HĐND chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 2 nhiệm kỳ HĐND trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 2/1966, nữ sinh từ tháng 1/1971 trợ lại đây. Nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi cong tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.

Cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Nghị định của Chính phủ được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 1/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định.

Bên cạnh đó, văn bản Hướng dẫn này nêu rõ việc bố trí trưởng đoàn, phó trưởng đoàn ĐBQH và nhân sự lãnh đạo HĐND, UBND các cấp và vấn đề phát huy dân chủ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu nhân sự ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp.

* Toàn văn Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW của Ban Tổ chức TƯ về Công tác nhân sự ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. 

Tiêu chuẩn chung của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp

- Người ứng cử ĐBQH phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội; Người ứng cử đại biểu HĐND phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể như: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Hiến pháp. Có phẩm chất đạo đức tốt; bản lĩnh chính trị vững vàng; có trình độ văn hóa, chuyên môn; liên hệ chặc chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân…

- Người ứng cử ĐBQH và HĐND đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ…

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn hỏi đại biểu trong Hội đồng nhân dân cấp xã có bắt buộc phải là người có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương hay không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

– Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Mặt khác, căn cứ Điều 52 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:

Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất và điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

Xem thêm: Tiêu chuẩn, độ tuổi và hướng dẫn chi tiết công tác quy hoạch cán bộ

– Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

– Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

Tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

– Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

– Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố do Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn;

– Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

Xem thêm: Chức vụ, chức danh và số lượng của cán bộ, công chức cấp xã

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

Ban công tác Mặt trận chuyển biên bản hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Như vậy, đối với đại hiểu Hội đồng nhân dân các cấp, không có quy định liên quan đến việc đại biểu phải có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương. Do đó đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp không nhất thiết phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương.

1. Điều kiện bầu cử, ứng cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định thế nào về điều kiện và tiêu chuẩn để bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Mọi Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân có những tiêu chuẩn sau đây:

Xem thêm: Độ tuổi lao động tại Việt Nam? Độ tuổi được phép đi làm?

– Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;

– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liệu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;

– Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;

– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;

– Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Về số lượng:

– Tổng số đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không quá bốn trăm năm mươi người.

– Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương;

Xem thêm: Mã ngạch, hệ số lương và cách tính lương nhân viên văn thư lưu trữ

–  Số đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương;

Số đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp được ấn định như sau:

+ Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn:

+ Xã, thị trấn miền xuôi có từ bốn nghìn người trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên bốn nghìn người thì cứ thêm hai nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

+ Xã, thị trấn miền núi và hải đảo có từ ba nghìn người trở xuống đến hai nghìn người được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên ba nghìn người thì cứ thêm một nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu; xã, thị trấn có dưới hai nghìn người trở xuống đến một nghìn người được bầu mười chín đại biểu; xã, thị trấn có dưới một nghìn người được bầu mười lăm đại biểu;

+ Phường có từ tám nghìn người trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên tám nghìn người thì cứ thêm bốn nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

+ Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

+ Huyện miền xuôi và quận có từ tám mươi nghìn người trở xuống được bầu ba mươi đại biểu, có trên tám mươi nghìn người thì cứ thêm mười nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

Xem thêm: Lương cơ bản, hệ số lương cơ bản cập nhật mới nhất năm 2022

+ Huyện miền núi và hải đảo có từ bốn mươi nghìn người trở xuống được bầu ba mươi đại biểu, có trên bốn mươi nghìn người thì cứ thêm năm nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

+ Thị xã có từ bảy mươi nghìn người trở xuống được bầu ba mươi đại biểu, có trên bảy mươi nghìn người thì cứ thêm mười nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

+ Thành phố thuộc tỉnh có từ một trăm nghìn người trở xuống được bầu ba mươi đại biểu, có trên một trăm nghìn người thì cứ thêm mười nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

+ Đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này nếu có từ ba mươi đơn vị hành chính trực thuộc trở lên được bầu trên bốn mươi đại biểu; số lượng cụ thể do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Tỉnh miền xuôi và thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu người trở xuống được bầu năm mươi đại biểu, có trên một triệu người thì cứ thêm năm mươi nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;

+ Tỉnh miền núi có từ năm trăm nghìn người trở xuống được bầu năm mươi đại biểu, có trên năm trăm nghìn người thì cứ thêm ba mươi nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;

+ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác có trên ba triệu người được bầu không quá chín mươi lăm đại biểu.

Xem thêm: Quy định về Hội đồng nhân dân thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh

2. Tiêu chuẩn để ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi các quy định về việc ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân. Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

Khoản 2 Điều 3 Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 quy định:

Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Xem thêm: Quy định về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự mới nhất 2022

Điều 2 Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 quy định về Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử:

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy, người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biếu Hội đồng Nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015. Độ tuổi để được ứng cử vào Hội đồng Nhân dân các cấp là đủ 21 tuổi trở lên.

Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Từ các quy định trên, ngoài việc đáp ứng điều kiện về tuổi ứng cử, người ứng cử vào Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp cần tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng Nhân dân như trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ văn hóa, chuyên môn, liên hệ chặt chẽ với nhân dân…

3. Rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi  có vấn đề muốn hỏi như sau:

Tôi công tác ở một xã khó khăn của tỉnh miền núi phía bắc, nay được cử tri giới thiệu trong danh sách ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Nay tôi muốn xin rút khỏi danh sách ứng cử thì cần thực hiện các thủ tục gì?

Xin cảm ơn luật  sư!

Luật sư tư vấn:

Trước hết, không có quy định nào quy định rằng cho phép người trong danh sách ứng cử rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, cũng không có quy định nào của pháp luật cấm việc đối với việc người trong danh sách giới thiệu rút khỏi việc ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân. Do đó, việc bạn muốn rút khỏi danh sách bầu cử là hợp pháp.

Do không có quy định nào về việc rút khỏi danh sách bầu cử hội đồng nhân cấp xã nên cũng không có quy định nào về thủ tục để rút khỏi danh sách bầu cử. Tuy nhiên, trên thực tế, khi muốn rút khỏi  danh sách ứng cử thì người đó sẽ làm đơn xin rút khỏi danh sách. Đơn này sẽ được gửi lên ban bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã nơi bạn được giới thiệu.

4. Các quy định về tự ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân

Tóm tắt câu hỏi:

Ở địa phương tôi quy định về việc ứng cử hội đồng nhân dân như sau: đảng viên, phó bí thư chi bộ kiêm nhiệm trưởng thôn hay trên 35 tuổi thì không được ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân xã. Ủy ban mặt trận tổ quốc gửi 3 ứng cử viên người địa phương bao gồm 1 phó chủ tịch xã, 1 công chức văn hóa xã và 1 phó công an xã. Vậy quy định trên theo quy định pháp luật cụ thể như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.”

Tuy nhiên, đảng viên ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn tham gia đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định viện dẫn ở trên thì còn tuân thủ quy định tại Khoản 2 điều 7 HƯỚNG DẪN 03-HD/UBKTTW Hướng dẫn thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm:

2. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép thì không được:

a) Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử người khác vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội (mà những chức danh này theo quy định phải do tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu).

b) Tập hợp lực lượng, tổ chức phe nhóm, dòng họ, cục bộ địa phương để vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội.

Do đó, một trong những điều cấm đối với đảng viên là không được tự ứng cử vào các chức danh của tổ chức nhà nước mà phải được tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép.

Trường hợp về độ tuổi được ứng cử, theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân chỉ quy định:

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định.

Đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ (nam sinh từ tháng 5/1961, nữ sinh từ tháng 5/1966 trở lại đây) theo Hướng dẫn 38-HD/BTCTW công tác nhân sự đại biểu quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Theo đó, ngoài các tiêu chuẩn chung về độ tuổi nêu trên:

+ Người lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ; nếu tái cử thì thực hiện theo Chỉ thị số 36-CT/TW và Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW, ngày 18/8/2014 của Ban Tổ chức Trung ương (nam sinh từ tháng 9/1958, nữ sinh từ tháng 9/1963 trở lại đây).

+ Cán bộ nữ thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ thì tuổi tái cử đại biểu Hội đồng nhân dân nếu sinh từ tháng 5/1961 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ Luật Lao động.

+ Người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ở những huyện, quận, phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ, một số trường hợp đặc biệt có thể áp dụng tương tự đối với đại biểu hội đồng nhân dân chuyên trách tái cử.

Tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Theo Hướng dẫn 38-HD/BTCTW, thì ở cấp xã, Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phải là ủy viên ban thường vụ Đảng ủy xã; đối với những nơi chưa có điều kiện có thể xem xét, giới thiệu đồng chí ủy viên ban chấp hành Đảng bộ xã. Căn cứ tình hình cụ thể, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; phấn đấu lựa chọn cán bộ trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và khả năng phát triển.